Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội
Trang 1CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 4
PHẦN A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài 5
PHẦN B: Nội dung của khóa luận 7
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 7
1.1 Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại 7
1.1.1 Quan niệm về phố cổ 7
1.1.2 Giá trị khu phố cổ 9
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính 13
1.2.1 Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La: 13
1.2.2 Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ 15
1.2.3 Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh 18
1.2.4 Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn thế kỷ XIX 19
CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC - LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH 22
2.1 Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội 22
2.1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường 22
Trang 22.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ
Hà Nội 24
2.1.2.1 Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV 24
2.1.2.2 Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX 25
2.1.2.3 Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay 26
2.1.3 Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội 27
2.1.3.1 Giá trị lịch sử văn hóa 27
2.1.3.2 Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc 28
2.1.3.3 Giá trị của một trung tâm kinh tế 30
2.2 Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ Hà Nội 31
2.2.1 Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ 31
2.2.2 Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế 34
2.2.2.1 Tiềm năng các công trình di tích 35
2.2.2.1.1 Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng) 36
2.2.2.1.2 Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng 38
2.2.2.1.3 Di tích của ô 47
2.2.2.1.4 Kiến trúc công trình văn hoá công cộng 48
2.2.2.1.5 Kiến trúc thương nghiệp 49
2.2.2.1.6 Di tích cách mạng kháng chiến 49
2.2.2.2 Tiềm năng làng nghề, phố nghề 54
2.2.2.2.1 Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch 54
2.2.2.2.2 Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường nghề và phố nghề thủ công truyền thống 55
2.2.2.3 Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội 57
2.2.2.4 Tham quan Phố Cổ Hà Nội 62
2.2.2.3.1 Lộ trình số 1 - Khu vực phía Đông phố cổ 63
Trang 32.2.2.3.2 Lộ trình số 2 - khu vực phía Tây Phố Cổ 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 77
3.1 Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội 77
3.1.1 Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội 78
3.1.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc 82
3.2 Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội 84
3.3 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch 88
3.4 Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao 90
3.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch 91
3.6 Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ 92
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 4LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt bốn năm học qua, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy côgiáo trong trường Đại Học Dân lập Đông Đô Hà Nội, em đã tiếp thu đượcchút ít những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để hôm nay trở thành mộtngười tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống
Luận văn tốt nghiệp của em tuy chưa phải là tổng kết tất cả những kiếnthức đã được trong suốt bốn năm đại học, nhưng nó là kết quả của một sự nỗlực cố gắng của chính bản thân mình Bên cạnh đó, nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợcủa bố mẹ, của nhà trường cùng các thầy cô và các cô chú, anh chị trong BanQuản Lý Phố Cổ Hà Nội - nhất là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo -Trần Đức Thanh em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này
Con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người thân mến nhất đã khôngquản những khó khăn, vất vả của cuộc sống để nuôi dưỡng con trưởng thànhđến ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy côgiáo
Chân thành cảm ơn và chúc thành công với tất cả các bạn sinh viên lớp
VH9
Trang 51000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô đang có những bướcchuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực để xứng đáng là trung tâm văn hóa,kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước.
Đóng góp vào sự phát triển chung đó là khu phố cổ Hà Nội với sức hấpdẫn lan tỏa mạnh mẽ, với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắcdân tộc Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004, phố cổ Hà Nội được côngnhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm xứngđáng của các ban ngành có liên quan Đây là một bằng chứng của lịch sử về
sự sức sáng tạo trong lao động, sự hài hòa về con người trong môi trườngcuộc sống của cư dân thành Thăng Long còn tồn tại đến ngày nay mà khôngphải thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được Với tư cách là một tàinguyên du lịch đầy tiềm năng, đã và đang được khai thác có hiệu quả chongành du lịch, phố cổ Hà Nội mang đến cho du khách những cảm xúc khó tả
và những kỷ niệm khó quên Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch, emnhận thấy đây là một đề tài khoá luận phù hợp với khả năng và niềm yêu thíchcủa mình Với mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra những ý kiến đónggóp nhỏ bé nhưng không kém phần thiết thực cho việc phát triển du lịch của
Trang 6khu phố cổ Hà Nội trong bối cản phát triển du lịch của thủ đô, em đã cố gắngthực hiện khóa luận này trong khả năng của mình.
2 Mục đích giới hạn của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu khu phố cổ Hà Nội để từ đóđưa ra những ý kiến đóng góp cho sự phát triển du lịch của khu phố cổ HàNội nhằm phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội
Giới hạn của đề tài là không gian khu phố cổ và các đối tượng tham gia
du lịch chính trong khu phố cổ Hà Nội
3 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra thực địa (điền dã)
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
4 Bố cục khóa luận:
Phần A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài.
Phần B: Nội dung của khóa luận chia làm ba chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành của khu phố cổ Hà Nội.
Chương 2: Khu phố cổ Hà Nội với hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội Chương 3: Một số biện pháp khai thác tài nguyên du lịch của khu phố
cổ để phát triển du lịch Hà Nội
Kết luận.
Trang 7Cho đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã bước vào thiên niên kỷ thứ
ba và liền kề với ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, thếnhưng chưa có nhà khoa học chuyên ngành; liên ngành nào; dù bằng nhữngbằng chứng xác thực, những tư liệu lịch sử và lý luận thuyết phục; có thể đưa
ra khái niệm hoặc một định nghĩa cụ thể nào về phố cổ Hà Nội là một di sảnvăn hóa cấp quốc gia vào cuối năm 2004 (quyết định số 14/2004/QĐ -BVHTT) thì những quan niệm về phố cổ được đánh giá theo khía cạnh là một
di sản văn hóa Các di sản văn hóa và di tích lịch sử là sản phẩm lao động củanhiều thế hệ trước và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của ngành du lịch.Các di tích lịch sử văn hóa không chỉ là di sản văn hóa quý giá của mỗiđịa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước hay thậm chí là của nhân loại Đó còn
là bằng chứng trung thành, xác thực nhất và cụ thể nhất về thời điểm hay thời
kỳ văn hóa Nó mang trong mình những giá trị truyền thống, kiến trúc, thuầnphong mỹ tục để đóng góp tích cực vào việc phát triển về mọi mặt đời sốngvật chất cũng như đời sống tinh thần của con người
Di sản văn hóa cũng được coi là bức thông điệp giữa hiện tại và tươnglai Nó chính là một dây truyền thống nối liền hiện tại và tương lai Thông quanhững di tích lịch sử văn hóa đó mà mỗi thế hệ lớn lên lại có thể soi mình vàocuộc sống của cha ông và hiểu rõ nguồn cội của thế hệ mình
Trang 8Di tích lịch sử còn là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn Là một disản văn hóa cấp quốc gia, phố cổ được tạo dựng bởi con người Chính nhữngcon người bản địa và nhập cư trải qua hàng thế kỷ ở vùng đất "địa linh nhânkiệt" này bằng quá trình sống, cách ứng xử và cả nếp sinh hoạt hàng ngày đãtại nên một khu phố cổ - cái cốt lõi, tinh tuý, trái tim của Hà Nội từ lúc nàokhông hay.
Chính vì đặc trưng về sự đa dạng như đã nêu trên mà di tích lịch sử vănhóa có rất nhiều định nghĩa, điển hình như:
- Theo đạo luật số 117 về bảo vệ bảo vật của Ai Cập (08/06/1983) thì:
"Di tích lịch sử văn hóa được coi là cổ vật bất động sản được làm ra từ cácnền văn minh khác nhau, hoặc là một sự sáng tạo nghệ thuật, khoa học, vănhóa hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời kỳ tiếp nhau của lịch sử
và ngược trở lên 100 năm khi tài nguyên đó có một giá trị quan trọng về khảo
cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đấtnước Ai Cập và những quan niệm lịch sử cũng đều được coi là cổ vật, kế cảcác di hài người và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy"
- Theo đạo luật số 16 về di sản lịch sử của Tây Ban Nha (25/06/1985)thì: "Di sản lịch sử Tây Ban Nha bao gồm các bất động sản và các động sản
có lợi ích nghệ thuật, cổ sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa họchoặc kỹ thuật Cũng cả di sản tư liệu và thư mục, các lớp mỏ, các khu vựckhảo cổ cũng như các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giátrị nghệ thuật, lịch sử hay nhân chủng học"
- Theo quy định trong Hiến chương Venice của Italia năm 1964, kháiniệm di tích lịch sử văn hóa bao gồm những chương trình xây dựng lẻ loi,những di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của nền văn minh riêngbiệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố về lịch sử
- Theo pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh của Việt Nam (04/04/1984) thì: "Di tích lịch sử - văn hóa là những
Trang 9công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch
sử khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác liên quan đến cá sựkiện lịch sử và quá trình phát triển văn hóa xã hội Di tích lịch sử - văn hóa lànhững không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trịđiển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo tatrong lịch sử để lại
Cho dù nhìn nhận dưới góc độ, quan điểm, khía cạnh hay khái niệm nào
đi chăng nữa thì giá trị của khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn được ghi nhận và trântrọng, gìn giữ suốt bao thế hệ người Hà Nội - Việt Nam
1.1.2 Giá trị khu phố cổ
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một đô thị lớn hình thành lâu đờinhất ở Việt Nam Từ giữa thế kỷ VI, nơi đây là trung tâm đầu tiên của nướcVạn Xuân với toà thành cổ đầu tiên mà sử sách còn ghi ở cửa sông Tô Lịch.Trải qua mấy trăm năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ VII đến thế
kỷ X là trung tâm An Nam đô hộ phủ đời Đường Từ thế kỷ XI nơi đây đãthực sự trở thành trung tâm đầu não - kinh đô của quốc gia Đại Việt với têngọi là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội định hình và phát triển rực rỡ về mọimặt Từ Lý, Trần, Lê trải qua các triều đại nơi đây luôn giữ một vị trí xứngđáng, quan trọng đối với đất nước Đến thế kỷ XIX tuy không còn là kinh đônhưng Thăng Long vẫn là một đô thị bậc nhất ở Việt Nam: dân cư đông đúc,buôn bán sầm uất, phố phường nhộn nhịp Ca dao cổ Việt Nam có câu:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Trang 10Hàng Bồ, Hàng Bạ, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay…"
mà không một đô thị cổ nào có thể so sánh
Lịch sử của khu phố cổ Hà Nội đã bắt đầu hình thành khi vua Lý Thái
Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010 Trải qua bao thăng trầm với biếtbao biến cố lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thời kỳ nội chiến kéodài, phố cổ Hà Nội đã không còn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu củamình Tuy thế nó vẫn luôn gợi lại quá khứ và lịch sử của một đô thị cổ hìnhthành sớm nhất của Việt Nam Dựa vào các di tích tồn hiện, các tài liệu vănhọc dân gian cổ, sách sử ký, sách vở về khu phố cổ mà các nhà nghiên cứuchuyên ngành - liên ngành có những phát hiện khoa học có tính chất vô cùng
Trang 11quan trọng Đối với nhà nghiên cứu này thì khu phố cổ chính là một "bảo tàngsống", một "trang lịch sử bằng đá".
Trải dài trong tiến trình lịch sử phát triển của mình, Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội, trong đó khu phố cổ là cái nôi văn hóa đã sản sinh và nuôidưỡng nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian, ca dao như Rồng vàng baylên, Rùa vàng đòi kiếm quý, vua chúa gặp tiền Mảnh đất "địa linh, nhânkiệt" này sinh ra va thu hút không biết bao nhiêu nhân tài của đất nước trongmọi lĩnh vực: văn học, nghệ thuật cho đến chính trị, quân sự nhiều khôngsao kể hết Bên cạnh đó, giá trị văn hóa - nghệ thuật của khu phố cổ còn đượcthể hiện qua các hội thi tài giữa các ngành nghề, các lễ hội dân gian truyềnthống, các sản phẩm thủ công bày bán trên phố, qua các món ăn dân dã manghồn quê hay thậm chí là qua nếp sống hồn hậu, thanh lịch của người dân nơinày
Về mặt kiến trúc, chỉ còn một số đình chùa còn mang kiến trúc thời Lê,còn hầu hết những ngôi nhà cổ trong khu phố cổ hiện nay được xây vào cuốithế kỷ 19 Điểm nổi bật của kiến trúc này là nhà hình ống Chúng cũng cònđược gọi là "nhà ở hàng phố" Phần lớn các kiểu nhà truyền thống mà ngàynay chúng ta vẫn có thể thấy trong khu vực phố cổ được xây từ cuối thế kỷXIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX Cấu trúc dài, hẹp của kiểu nhà này
là kết quả của tình trạng thiếu không gian trong thành phố và do khoản thuếcủa triều đình đối với chiều rộng mặt tiền cửa hàng Nhà hình ống quay ra mặtphố, chiều rộng trung bình của mặt tiền từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài
có thể từ 20m tới 60m và có một số trường hợp lên tới 150m Nhà có nhiềulớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân trong thông thoáng để lấy ánhsáng tự nhiên Sân trong còn là nơi diễn ra các hoạt động đa năng của nhà.Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây còn có các mảnh vườn nhỏ.Ngoài ra còn có những công trình công cộng đặc trưng cho khu phố cổ,trong đó có đền và đình của nhiều dòng họ khác nhau từ nông thôn chuyển
Trang 12đến, hay các ngôi đền được xây để tưởng nhớ ông tổ nghề Thế kỷ XX cũng
để lại phong cách đặc trưng của nó, từ phong cách hiện đại Xô - Viết đếnnhững mặt tiền cầu kỳ kiểu pháp thời kỳ đầu đổi mới, cho đến những cái cóthể gọi là "kiến trúc mới" của thập kỷ 1990 với đá rửa và các mảng kính lớn.Khu phố cổ Hà Nội là một tổng thể kiến trúc độc đáo, một cảnh quan đô thịvừa hiện đại vừa mang dáng dấp phương Đông mà không nơi nào khác trênthế giới có được
Tại khu phố cổ Hà Nội, yếu tố "thị" nổi lên cũng không kém yếu tố
"thành" Khu vực phố cổ là nơi diễn ra hoạt động buôn bán sầm uất nổi tiếngvới các khu chợ: Đồng Xuân (Chợ lớn nhất Hà Nội, nằm ở trung tâm khu phốcổ), Hàng Bè, Hàng Da
Bản thân khu vực phố cổ cũng được coi là trung tâm buôn bán của toànthành phố Người dân có thể tìm mua được tất cả những gì cần thiết cho sinhhoạt hàng ngày cũng như những vật dụng đặc biệt, độc đáo không đâu có.Không những thế, khu phố cổ Hà Nội còn là tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhấttrong các tour du lịch nội thành Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước
Do đó nó có giá trị kinh tế rất lớn đối với sự phát triển của du lịch Đây có thểcoi là thế mạnh tuyệt đối của khu phố cổ Hà Nội nếu được khai thác cụ thể vàhợp lý
Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và kinh
tế nêu trên, cùng với việc được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia(2004) phố cổ Hà Nội chính là một “kho báu” quý giá của ngành du lịch ViệtNam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng
Trang 131.2 Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính
1.2.1 Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La:
Hà Nội vốn là địa danh lâu đời được hình thành trên hai bên bờ sôngHồng, giữa một đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ khi mới hình thành.Hội tụ đủ những yếu tố thuận lợi, tính ưu việt của vị trí địa lý (tụ thủy),nơi tập trung đông dân cư (tụ nhân), Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có cơ
sở để được khẳng định là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học,
xã hội … quan trọng bậc nhất nước ta
Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, độ cao trung bình ở khoảng
5-20 m so với mặt biển, giới hạn địa lý được xác định từ 5-20053 đến 21033 vĩ độBắc và 105044 đến 10602 kinh độ Đông, tọa lạc ngay giữa vùng châu thổ sôngHồng (sông Nhị Hà) Đây là chỗ khúc sông đang chuyển dồng từ hướng TâyBắc - Đông Nam sang hướng Bắc Nam với độ dài khoảng 30 km Đặc điểmnơi đây được chuyển hóa thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.Chính tại nơi đây đã hình thành nên đô thị cổ nhất nước ta, theo truyền thuyết:
“Hà Nội có nguồn cội từ một làng ven sông Tô, trung tâm là núi Nùng màphát triển lên, làng ấy có tên là Long Đỗ”
Ngược dòng lịch sử, từ xa xưa người Việt cổ đã cư trú, sinh sống tại đây
từ thời đại đồng thau, thời đại của nền Văn minh lúa nước vùng châu thổ sôngHồng với quốc gia Văn Lang của các đời vua Hùng trong buổi lập nước bìnhminh của lịch sử Cơ sở cho việc lập luận trên là trong báo cáo của nhà Hà
Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Ngành khảo cổ học đã cho biết, ngay tại nội thành cũng có rìu đá mái, có mũi giáo và trồng đồng Các di vật đó khoảng vài ba nghìn tuổi Tại ngoại thành dấu vết cư dân cổ còn dầy hơn Khắp năm huyện đều có đồ đá mới, đồ đồng Điều này cho thấy vùng đất Hà Nội
có người làm ăn sinh sống từ các thiên niên kỷ thứ ba, thứ hai trước Công
Trang 14nguyên Thuở đó làng dựng trên những dải đất cao ven sống và đầm, hồ lớn nhỏ”.
Từ những đặc điểm địa lý, tự nhiên trên, Hà Nội xưa là nơi cư trú lâu đờicủa cư dân bản địa Tại nơi đây xóm làng quần tụ trên những gò đất cao vensông Tô, sông Nhuệ, sông Đuống… Về sau, nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đàthôn tính kéo theo sự phân hóa của nền văn minh bản địa Người Việt cổ bướcvào giai đoạn đen tốt nhất trong lịch sử kéo dài gần nghìn năm Bắc thuộc.Suốt thời kỳ Bắc thuộc bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lượcnước ta đều đóng căn cứ địa ở những nơi bên tả ngạn sông Hồng, như thànhLong Biên Đây là nơi đồn trú của quân xâm lược, nơi xưởng thủ công, phục
vụ cho quan lại, binh lính của bộ máy cai trị Đó chính là những yếu tố tiền đềquan trọng trong việc hình thành nên một đô thị lớn sau này Giữa thế kỷ VI,cuộc khởi nghĩa của Lý Bí - Lý Nam Đế thắng lợi Cùng với sự ra đời của nhànước Vạn Xuân năm 544, Lý Nam đế cho xây dựng một thành luỹ bằng tre gỗđất dựng ở cửa sông Tô Lịch Đây là thành lớn đầu tiên được xây dựng ởvùng đất này và được sử sách ghi lại Không lâu sau đó đầu thế kỷ VII nhàTùy (Trung Quốc) đem quân sang xâm chiếm, đặt thủ phủ của chính quyền đô
hộ gọi là An Nam đô hộ phủ ngay tại huyện Tống Bình - vùng đất cổ có thànhlũy của Lý Nam Đế tức Hà Nội ngày nay Say nhà Tùy đến nhà Đường(Trung Quốc) xây dựng La Thành được Tiết Độ Sứ Cao Biền mở rộng vàcủng cố trở thành Đại La Thành năm 866 Trải qua những cuộc khởi nghĩacủa người dân tộc nước Nam như cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại VươngPhùng Hưng giành lại độc lập (776 - 791) hay Dương Thanh (819 - 820) đềuchiếm thành Đại La làm căn cứ Đầu thế kỷ X đánh dấu sự tan rã của chế độphong kiến nhà Đường (Trung Quốc) cùng sự kiện hào trưởng Khúc Thừa Dụnổi dậy chiếm thành Đại La trở thành thủ phủ của dân tộc ta trong ba đời nhà
họ Khúc - Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ Năm 930 nhà NamHán (Trung Quốc) đem quân sang đánh chiếm nước ta bắt được Khúc Thừa
Mỹ và chiếm thành Đại La Thành 3 năm 931 Dương Đình Nghệ phát quân
Trang 15đánh đuổi Thứ sử Giao Châu và đánh tan quân tiếp viện của Nam Hán ngayphía ngoài thành Đại La Tháng 4 năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều CôngTiễn giết chết để tranh giành quyền lực
Năm 938 Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hántrên sông Bạch Đằng, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa - kinh thành cũ của
An Dương Vương Năm 944 Ngô Quyền mất, loạn lạc nổi lên, từ đó gây ranạn cát cứ của 12 sứ quân Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lênngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (968 - 1009) đặt tênnước là Đại Cồ Việt
1.2.2 Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ
Trong quá trình liên tục đấu tranh để bảo vệ và củng cố nền độc lập dântộc, người Việt tiến ra đóng đô ở giữa đồng bằng thể hiện ý chí kiên cườngcủa dân tộc Sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn - Lý Thái
Tổ vào mùa thu năm Canh Tuất 1010 được xem là một bước tiến quan trọngtrong lịch sử dân tộc, mở đầu giai đoạn xây dựng đất nước trên quy mô lớn,phục hồi dân tộc và phục hưng văn hóa dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc
và chống Bắc thuộc Trong chiếu thiên đô của vua Lý Thái Tổ đã ghi: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước Ở nơi đó dịa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu tốt tươi Xem khắp nước Việt ta, chổ
ấy là nơi hơn cả, thực là chổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời!” và “đóng nơi trung tâm mưu toan việc lớn, tính
kế lâu dài cho con cháu đời sau” Với tầm nhìn chiến lược vua Lý Thái Tổ
đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh đô với vận mệnh của đất nước
và vương triều Miền đất được chọn để xây thành Thăng Long vốn là nơi tậptrung đông đúc, buôn bán phát triển thịnh vượng, ruộng đồng phì nhiêu trùphú…
Trang 16Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đó là thành thị ngã ba sông, đô thịsông, đô thị trên bờ phải sông Cái với hai sông nhánh là Tô Lịch, Kim Ngưu,tất cả cùng bọc lấy và luôn giới hạn trong không gian đô thị", thì kinh thànhThăng Long - Hà Nội cổ được bao bọc bởi ba con sông chính và được dângian cảm khái là:
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này.
Kim ngưu chảy viền phía Nam Kinh thành, qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa,
Ô Cầu Dền đến đường Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay)
Tô Lịch chảy viền phía Tây Kinh Thành, tả ngạn sông Tô từ nam HồTây đến Ô Cầu Giấy
Phía Đông Kinh thành là hữu ngạn sông Hồng (sông Nhị Hà) từ BếnNứa đến Ô Đống Mác
Thành Thăng Long với lối kiến trúc ba vòng thành bao bọc vào nhau vàkết cấu trong thành ngoài thị đã sớm được hình thành ngay từ ban đầu, trong
đó bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành Đó là ba nhân tốquan trọng trong tổng thể đô thị đương đại của các nước phương Đông Bathành phố này được sắp xếp theo hệ thống sau:
+ Kinh thành là nơi ở của thường dân và quan lại cấp nhỏ, bao bọc rabên ngoài cùng
+ Hoàng thành là nơi vua ở, đồng thời là nơi làm việc của các quan lạitrong triều
+ Bên trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu nhỏ hơn được gọi là TửCấm thành, có tường xây kiên cố, quân lính canh gác nghiêm ngặt ngày đêm.Đây là nơi dành cho vua ở và sinh hoạt hàng ngày Tất cả các cung tần, mỹ
nữ, cùng hoàng hậu và các con vua cũng sống ở đây
Trang 17Trong đó Tử Cấm thành là trung tâm hành chính - chính trị tối cao của
cả nước Di tích còn sót lại là một lầu cửa Đoan Môn, một nền điện KínhThiên và một kỳ đài Phía Đông Hoàng thành cho tới bờ sông Nhị Hà là cảmột bãi dải phù sa mà trên đó là cả một hệ thống các làng thủ công, một hệthống bến, chợ của Kinh Thành Dân cư ngày càng an cư lập nghiệp, phố xãcũng theo đó mà phát triển để rồi dần dần hình thành nên một khu đô thị đóngvai trò trung tâm của cả nước Các nhà làm nghề nông, những phường buônbán, những làng nghề thủ công thường tập trung theo lối phường hội để hỗ trợ
nhau trong sản xuất và buôn bán, bởi vì: " buôn có bạn, bán có phường" Bên
cạnh đó bốn cổng thành là bốn khu chợ lớn
- Đông Bạch Mã, sau này người Pháp chuyển lên chợ Đồng Xuân ngàynay
- Tây Hoàng Hoa nay là chợ Ngọc Hà
- Bắc Yên Quang nay là chợ Châu Long
- Cửa Nam nay vẫn còn đó những tên quen thuộc như Đình Ngang, CấmChỉ
Đây là những nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi trực tiếp của
"thành" và "thị" Phố phường chợ bến trên bến dưới thuyền tạo nên mộtquang cảnh buôn bán sầm uất Dân cư nơi đây sinh sống làm nghề thủ côngtruyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm nghề thủcông truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm gốm
sứ, làm giấy, đồ trang sức mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, làm mộc … Bên cạnh
đó là những xưởng thợ thủ công tập trung của Nhà nước phong kiến nhưxưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe điệu, võng lọng của vua qua…Chính những tổ chức phường hội này là tiền tố cơ bản hình thành nên 36 phốphường và sau này là khu phố cổ Trong khoảng 100 năm, sau khi trở thànhkinh đô, Thăng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị - kinh tế
- văn hóa - lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước Thành luỹ, đê điều, các loại
Trang 18kiến trúc cung điện, dân gian, văn hóa, tôn giáo … Tất cả hòa quyện với nhautạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành.
Năm 1226 nhà Trần nối ngôi nhà Lý, nền văn minh Đại Việt tiếp tụcphồn thịnh Nhà Trần củng cố lại Hoàng thành, xây thêm cung điện Kinhthành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn Khu vực này còn tiếp nhiềukhách nước ngoài đến làm ăn sinh sống Kinh tế công thương nghiệp thành thịsinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, thậm chí đã có sinh hoạt giải tríban đêm
Sau một thời gian hưng thịnh, cơ đồ nhà Trần bị rơi vào tay Hồ Quý Ly,nhà Hồ được thành lập trong thời gian vô cùng ngắn ngủi (1400 - 1407) HồQuý Ly xây dựng đô thành Tây Đô ở Thanh Hóa, thành Thăng Long đổi raĐông Đô Năm 1406 nhà Minh (Trung Quốc) đem 80 vạn quân sang xâmlược Đại Việt Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, Đông Đô bị đổi tênthành Đông Quan trở thành sào huyệt của địch Chúng phá huỷ không biếtbao nhiêu là di sản văn hóa của Kinh thành Thăng Long
1.2.3 Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh
Năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ dưới tài cầm quân tài bacủa Lê Lợi Cuộc kháng chiến 10 năm thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi lên ngôihoàng đế ở Đông Đô, năm 1430 đổi ra Đông Kinh, năm, 1466 đổi gọi là PhủTrung Đô Thành cũ được mở ra thêm ở hướng Đông Khu dân cư được chiathành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường Số người
đổ về Đông Kinh làm ăn buôn bán ngày càng nhiều, nhưng với tư tưởng Nhogiáo chủ trương "ức thương" nên nhà Lê không muốn phát triển thành phầnkinh tế - dân cư, chỉ duy trì số dân và quan hệ hàng hoá, tiền tệ của kinh đôtrong giới hạn
Thế kỷ XVI triều Lê sụp đổ, năm 1527 triều mạc lên thay, trong thờigian đầu đã tạo được tình trạng xã hội ổn định, công thương nghiệp năngđộng Phật giáo và Đạo giáo được phục hưng Đông Kinh trở lại tên gọi là
Trang 19Thăng Lon, vẫn là kinh đô Được đáp thêm ban lần lũy đất bảo vệ thành NhàTrịnh lấy danh nghĩa "phò Lê" đánh bại nhà Mạc năm 1592, xây Phủ chúaTrịnh bên cạnh Hoàng thành Hồ Gươm lúc này rất rộng gồm hai phần Tảvọng (là phần hồ hiện nay), và Hữu Vọng, Hồ rộng đến mức có thể thao diễnthủy chiến nên gọi là hồ Thủy quân Nhiều công trình được xây quanh hồ vàtrên hồ, tiêu biểu là cung Khánh Thuỵ (đền Ngọc Sơn ngày nay) Thăng Longvẫn có bộ mặt phồn vinh và phát triển Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
và sự mở rộng quan hệ ngoại thương nên thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạnhưng thịnh của các thành thị trên quy mô cả nước, đứng đầu vẫn là ThăngLong Về phương diện kinh tế, Thăng Long là một phức hợp kinh tế gồmnông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, trong đó thương nghiệp đóngvai trò chi phối Bên cạnh đó Thăng Long còn là một trung tâm văn hóa lớnvới các danh nhân, với nếp sống thanh lịch và các công trình nghệ thuật vàkiến trúc đồ sộ
1.2.4 Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn thế kỷ XIX
Trải qua thời kỳ nội chiến kéo dài hơn 200 năm, năm 1786 người anhhùng áo vải Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổchúa Trịnh và trao chính quyền lại cho vua Lê Nguyễn Huệ về Nam, LêChiêu Thống không điều hành nổi việc nước, các cánh quân nổi lên giànhquyền binh Quân Tây Sơn hai lần ra Bắc dẹp loạn Năm 1788 Lê ChiêuThống trốn khỏi Thăng Long sang Trung Quốc cầu cứu nhà Mãn Thanh, sau
đó "cõng rắn cắn gà nhà" trở về Đại Việt cùng với 29 vạn quân xâm lược nhàThanh Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long chờ lệnh Nguyễn Huệ Ngày22/12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung rồi lập tức lênđường ra Bắc đuổi giặc Năm 1789 Quang Trung tiến vào Thăng Long đánhđồn Ngọc Hà và đồn Đống Đa, đại thắng quân Thanh Quang Trung đóng đô
ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay)
Trang 20Năm 1802 Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Ánh lên thayđóng đô ở Phú Xuân (Huế) Thăng Long được gọi là bắc thành tổng trấn,quản 11 trấn Năm 1831 Minh Mạng cải cách hành chính bỏ các trấn chia cảnước thành 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội bao gồm Thăng Long, huyện TừLiêm của trấn Sơn Tây và ba phủ ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấnSơn Nam Thăng Long trở thành tỉnh lỵ Hà Nội Năm 1848 vua Tự Đức cho
dỡ các cung điện cũ trong thành và các công trình kiến trúc quan trọng nhưVăn Miếu Quốc Tử Giám di dời vào kinh đô Huế So với trước đây sự pháttriển kinh tế của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX không được đều
Các phường thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn hóa, chuyên
về nghề nông và có kết hợp thủ công Bộ mặt đô thị của Hà Nội dồn phíaĐông và Đông Nam Ở đây phố phường ngang dọc như bàn cờ nhà cửa kềnhau Khu Phủ chúa Trịnh (bị Lê Chiêu Thống cho phá năm 1787) và vùng
Hồ Gươm nhanh chóng trở thành khu dân cư, buôn bán và làm nghề thủ công.Thời kỳ này các công trình văn hóa có nhiều biến đổi Năm 1865 văn hàoNguyễn Văn Siêu tổ chức xây dựng lại khu đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm, xâytrấn Ba Đình, dựng ở cửa đền Tháp Bút, Đài Nghiên Năm 1842 NguyễnĐăng Giai cho xây dựng chùa Báo Ân trên nền cũ của lầu Ngũ Long bền bờ
Hồ Gươm Phường Hòe Nhai Phố Hàng Giấy trở thành nơi vui chơi giải trí,đàn ca Một số cửa ô được xây dựng lại, trong đó có ô Quan Chưởng (1817).Năm 1858 giặc Pháp nã súng từ cửa biển Đà Nẵng vào đất liền báo hiệu
sự xâm nhập của chế độ thực dân Năm 1873 Pháp đem quân ra Hà Nội đánhthành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng để giữ thành nhưng
do lực lượng mỏng vì triều đình nhà Nguyễn chủ hòa không phòng thủ, quânPháp vẫn chiếm được thành Năm 1884 Tự Đức ký hiệp ước công nhận sự đô
hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Hà Nội nằm trong quy chế "Xứbảo hộ" thuộc Bắc Kỳ của chính quyền thực dân Quy mô và bộ mặt của đôthị cổ Hà Nội dần biến đổi Giữa một không gian kiến trúc truyền thống đã
Trang 21xuất hiện đan xen một kiểu đô thị mới theo kiến trúc đô thị phương Tây Nhàxây thời kỳ này chủ yếu bằng gạch và lợp ngói Chính quyền thực dân cho lắpsông Tô Lịch, bỏ đoạn nối sông Hồng và Hồ Hoàn Kiếm, cải tạo lại khu 36phố phường của Hà Nội Trong sinh hoạt và sản xuất có sự thay đổi từ hìnhthức phong kiến sang hình thức tư sản một cách chậm chạp và thậm chí cònsong song tồn tại cả hai hình thức trong xã hội Những ngôi nhà hàng phố mộttầng, mái ngói ta, kết cấu truyền thống cũng giảm dần theo năm tháng Thayvào đó là những ngôi nhà hình ống, dài và hẹp Nhưng các đặc điểm truyềnthống của phố vẫn còn nguyên vẹn, các gia đình vẫn tiếp tục buôn bán cácmặt hàng truyền thống dù sự chuyển đổi giữa các ngành hàng Những giá trịvăn hóa được kết tinh từ lâu đời vẫn tỏa sáng và sống động trong cách sống
và quan niệm của người dân phố cổ Chính nhờ đó mà Hà Nội vẫn giữ đượckhu 36 phố phường với những giá trị to lớn của một thời Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội cho đến bây giờ và sẽ còn mãi về sau
Trang 22CHƯƠNG 2:
NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC - LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1 Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội
2.1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thànhĐại La và đổi tên là Thăng Long, khi ấy vùng đất này “ Ở trung tâm bờ cõiđất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông TâyNam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước Ở nơi đó dịa thế rộng mà bằngphẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đềuphong nhiêu tốt tươi Xem khắp nước Việt ta, chổ ấy là nơi hơn cả, thực làchổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời ”.Thăng Long - Hà Nội nằm trong toạ độ địa lý: 105 độ 34 phút - 21 độ 12phút vĩ độ Bắc, ở trung tâm đồng bằng hình tam giác thuộc lĩnh vực của sôngCái (sông Hồng) do phù sa sông Hồng và các phụ lưu của nó bồi đắp thành.Trung tâm Thăng Long - Hà Nội ở phần trung tâm của tam giác này, cómối giao thông thuận lợi với các vùng trong khu vực và lan toả các miềntrong cả nước
Với khí hậu phân chia bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông và những tậphợp yếu tố địa lý - lịch sử đó là của Thăng Long - Hà Nội đã để lại cho hômnay không ít những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất mà chúng ta phải cótrách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
Theo các nhà nghiên cứu thì khu vực Phố cổ hiện nay được hình thành từrất sớm, có bề dày gần 1000 năm và phát triển cùng lịch sử Hà Nội Theo sử
cũ, khu vực Phố Cổ Hà Nội ra đời bên cạnh thành cổ Đây là khu "thị" - khuchợ buôn bán hàng hóa khá sầm uất phục vụ trực tiếp cho quan lại, công
Trang 23chức, binh lính trong thành Ban đầu khu phố này chỉ có vài chục phốphường, sau phát triển lên 61 phố phường Khu "thị" của Hà Nội thế kỷ XIXrộng hơn khu vực Phố Cổ hiện nay về phía Bắc và phía Đông Nam Tài liệucủa Hoàng Đạo Thuý đã chỉ ra rõ vấn đề này Trong một cuốn sách khác, cácnhà nghiên cứu đường phố Hà Nội đã cho chúng ta thấy những con số khákhác nhau Riêng những con phố mang tên "Hàng" như Hàng Ngang, HàngBạc, Hàng Đào, Hàng Mã cũng đã có tới 50 tên phố.
Theo đánh giá, miêu tả của một số thương nhân nước ngoài Thăng Longvào thế kỷ 19 thì hạt nhân của khu dân cư Hà Nội là khu buôn bán - thủ côngnằm giữa tỉnh thành và bờ sông Hồng Khu này là một hình tam giác có đỉnh
là góc thành Đông Nam (chỗ phố Cửa Nam ngày nay) và dáy là bờ sôngHồng dài độ 3 km Hai cạnh bên, mỗi cạnh dài khoảng 2,5 km, một cạnh làchính bức tường phía Đông của Thành, còn cạnh kia đi sát phía Bắc HồGươm ra đến sông Hồng Nói tóm lại, nó ở trên mảnh đất mà bây giờ tathường quen gọi là "khu phố cổ" Các phố phường chợ búa tập trung chủ yếu
ở khu vực này
Khu "tam giác trên", theo quy hoạch hiện nay là bao gồm toàn bộ khuvực Phố Cổ, tuy không đầy đủ các phố phường như trước đây, một phần vìkhu vực phía Bắc và phía Đông Nam Khu Phố Cổ có hiện tượng biến dạngnhiều, một phần vì lý do quản lý, nên các nhà lãnh đạo thành phố đã quyhoạch định ranh giới phố cổ hiện nay thuộc hoàn toàn địa bàn quận HoànKiếm, thiếu phần tam giác phía Bắc (thuộc quận Ba Đình)
Khu phố Cổ hiện tại là những khu phố nhỏ, chật hẹp Các kiến trúc này
là dạng kiến trúc chợ phố nên các nhà thường sâu, thấp, tối Hè phố nhỏ,hẹp, không có cây xanh Lượng người cư trú buôn bán trong các phố cổ nàythường đông nên môi trường sinh sống Qua thời gian, do sự phát triển về dân
số và nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên mỗi số nhà ngày một tăng nhan khẩu
và hộ khẩu Có những nhà có tới 3 thế hệ cùng ở và 5-6 gia đình sinh sống
Trang 24Cũng chính vì vậy, việc cơi nới là không thể tránh khỏi Giao thông trênThành Phố có nhiều phức tạp Các nhà bên trong lấn ra hè chiếm dụng đểbuôn bán Đường phố hẹp, lưu lượng người đông làm cho môi trường ở đâyngày càng đáng quan tâm Hà Nội có riêng một Ban quản lý khu phố này Hyvọng rằng hoạt động của nó sẽ giúp cho Phố Cổ Hà Nội được bảo tồn và pháttriển.
2.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội
2.1.2.1 Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Năm 1010, trung tâm Hà Nội cổ được Lý Thái Tổ gọi là " Cao Vương cố
đô Đại La Thành " Trước khu vực này là khu làng cổ đầu tiên của Hà Nội cótên gọi theo truyền thuyết là Long Đỗ, sau phát triển thành huyện, rồi đượcđổi thành quận - mang tên gọi là Tống Bình, là trung tâm, dinh luỹ chủ yếucủa chính quyền đô hộ phương Bắc Khi vùng đất này được Lý Thái Tổ chọn,cũng là thời điểm bắt đầu phát triển của đô thị cổ Hà Nội
Song thời Trần, từ năm 1225 đến hết thế kỷ XIV, kinh thành với quy mô
và cấu trúc không đổi, mà chỉ sữa chữa, mở mang và phát triển thêm khu vựckinh tế dân cư Năm 1230 vua Trần tu sửa thành Đại La Năm 1243 đắp lạithành Cấm thành, tạo khu Long Phượng thành, xây kiên cố các cửa LongPhượng thành và Hoàng thành Thăng Long lúc này có đủ tài liệu để chứngminh
Cũng như các thành thị ở phương Đông khác, khu công thương nghiệp ởphía Đông có mối liên hệ chặt chẽ với khu nông nghiệp ở phía Tây Hoàngthành, những nghề thủ công tập trung nhiều ở phía Đông và phía Tây Gầnđây, kết qua khai quật khảo cổ học trong khu vực thành cô Hà Nội đã chứngminh về trung tâm thành cổ
Trang 252.1.2.2 Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Khi nhà Hồ thay thế nhà Trần, Thăng Long không còn giữ vai trò Quốc
đô nữa mà có tên gọi là Đông Đô để phân biệt với thành Tây đô ở Thanh Hóa.Năm 1406, khi nhà Minh chiếm Đông Đô, thì lại đổi tên gọi là Đông Quancho đến khi chiến thắng quân xâm lược, lấy lại Thăng Long - Đông Đô, sửdung lại làm Quốc đô và đổi tên thành Đông Kinh Trong giai đoạn này, triều
Lê tiến hành tu bổ xây dựng lại Đông Kinh theo mô hình Nho Giáo Khu vựcCấm thành và Hoàng thành được kiểm soát chặt chẽ, khu hành chính quanliêu được lan rộng ra Hoàng Thành Năm 1477 xây dựng lại vòng thành Đại
La ở ngoài cùng Các năm 1477, 1500, 1516 đã tôn tạo và mở rộng HoàngThành
Năm 1435, Nguyễn Trãi viết Thăng Long có "một phủ lộ, hai thuộchuyện, 36 phường", mỗi huyện có 18 phường Lúc ấy ở vùng này thì đất vàng,mềm, ruộng thì vào loại hạng trung Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồđài mâm, võng, gấm, và du lọng Phường Yên Thái làm giấy, Phường ThụyChương và phường Nghi Tàm dệt vải lụa Thăng Long 36 phường được gọi
từ đó
Trong thế kỷ XVI, XVII và XVIII, sau cải cách của Lê Thánh Tông, nềnkinh tế của đất nước đã ổn định và phát triển Vị thế thuận lợi của ThăngLong đã khiến chốn Kinh Kỳ trở thành trung tâm hấp dẫn đối với địa phươngxung quanh, đặc biệt là làng thủ công nghiệp và các vùng phụ cận, đã dẫn mộtluồng chuyển dịch lớn về hàng hóa, kéo theo nhiều đợt di động xã hội đếnThăng Long Theo Marini, vào thế kỷ XVII người ta đếm được ở đây có 72phường mỗi phường rộng bằng một thành phố trung bình của nước Ý 72phường này đầy thợ thủ công và thương nhân." Những ghi chép như vậytrong Đại Nam Nhất Thống Chí của Trương Vĩnh Ký đều cho biết vào thế
kỷ XIX Thăng Long đều có rất nhiều mặt hàng riêng ở các phố vẫn khôngthay đổi như hồi đầu thế kỷ
Trang 26Sự bùng nổ về dân cư và sự phát triển mạnh mễ các nghề thủ côngtruyền thống như trên đã tác động nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hóa ở ThăngLong Số lượng nhà tăng vọt Sự hình thành các nhóm thợ thủ công cùng làngnghề nghiệp, chung làng quê và chuyên mặt hàng là yếu tố tác động đến kiếntrúc đô thị ở khu phố cổ Hà Nội Bên cạnh đó, lối sống thị dân hình thành vàdần dần được khẳng định, nay trở thành nếp sống thanh lịch, tao nhã đặctrưng của người dân Hà Nội.
2.1.2.3 Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay
Đầu thế kỷ XIX, Hoàng thành nhà Lê bị nhà Nguyễn phá vỡ Vòng thànhngoài Hà Nội lúc này thu hẹp lại, gạt một phần rộng lớn ở phía Tây và mộtphần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở rộng lớn ở phía Tây và mộtphần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở cửa 12 cửa ô Đô thị lúc này
bị nông thôn hóa một bộ phận, nhưng phần "thị" của đô thị vẫn được duy trì
và phát triển: "mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi cho rằng nó vẫn làthành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, thương nghiệp, sự giàu có, sốdân đông đúc, sự lịch thiệp và học vấn Phải nói rằng, trong tất cả các vươngquốc không có những ngành kỹ nghệ nào khác ngoài kẻ chợ, và tất cả các xứBắc, xứ Nam không nơi nào vượt qua được nơi này Chính ở đó đã tụ tập từcác nơi về những văn nhân, thợ giỏi, nhà buôn lớn, chính ở đó đã sản xuất ramặt hàng thiết yếu và những mỹ nghệ xa xỉ, tóm lại đó chính là trái tim củađất nước "
Trong thời gian kháng chiến toàn quốc, khu vực phố cổ trở thành mộttrong ba trận địa liên khu của quân và dân Hà Nội chiến đấu chống thù Nhiều
di tích bị phá hay bị hư hỏng nặng như chùa Thái Cam, quán HuyềnThiên Sau ngày hoà bình năm 1954 khu Phố Cổ cùng toàn dân Hà Nội bắttay vào xây dựng lại thủ đô Phong trào hợp tác xã phát triển kéo theo một sốđịa chỉ di tích trở thành trụ sở làm việc, thậm chí còn cải tạo cho "phù hợp"như chùa Cầu Đông
Trang 27Di tích lại một lần nữa bị xâm hại Đây cũng chính là một trong những lý
do khiến cho các di tích trong trên địa bàn quận trở thành phế tích Bên cạnh
đó đến nay tình trạng chiếm dụng di tích để ở, bán hàng lên đến tới 98%, mộtcon số báo động và nguy cơ có thêm di tích biến dạng là điều đáng lưu tâm
Từ năm 1998 trở lại đây, nhiều di tích được các cấp các ngành đặc biệtquan tâm, giải tỏa vi phạm cũng như chống tu bổ xuống cấp Một số phố nghềvẫn sản xuất và kinh doanh Do nhu cầu của cuộc sống và do thời gian tồn tại,nhiều di tích kiến trúc dân dụng đã được sửa chữa làm thay đổi kết cấu kiếntrúc ban đầu, tuy nhiên nó đều được xây dựng trên mặt bằng nguyên thuỷ của
nó Khu phố cổ hiện nay vẫn là một trung tâm thương mại sầm uất nhất thủ
đô, có lưu lượng khách đông nhất trên địa bàn thành phố Đây là những hạtnhân quan trọng tạo nên "linh hồn" của khu phố cổ Hà Nội Nơi đây có mật
độ di tích phân bố dày đặc nhất thủ đô Mặc dù, như đã nói ở trên, hệ thống ditích này trải qua thời gian ít nhiều bị thiên nhiên,chiến tranh, thiên tai và sự
vô thức của con người phá hoại Nhưng những di tích hiện vẫn còn và những
di vật còn sót lại đều có lịch sử gắn liền với sự phát triển của đô thị cổ HàNội Và cũng vì những lý do trên, nên các di tích còn có niên đại thế kỷ XIX
2.1.3 Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội
2.1.3.1 Giá trị lịch sử văn hóa
Khu "36 phố phường" Hà Nội ra đời cùng với Thành cổ Hà Nội từ thế kỷ
XI đời Lý Khu thị dân cổ này nằm ở phía Đông và Đông Bắc Thành Cổ tronggần 10 thế kỷ đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong
sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà Khu phố cổ này,cùng với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho Thành Cổ trong thờichiến, là khu vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, làgương mặt của đất nước trong quan hệ đối ngoại
Khu "36 phố phường" có thể nói là nơi mật độ công trình di tích thuộcloại cao Nhiều công trình có niên đại khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt
Trang 28móng xây dựng thành Thăng Long Các công trình di tích này là không giantâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không giantâm linh riêng của từng ngôi nhà trong khu vực Các không gian văn hóa tâmlinh này vẫn đang tồn tại, góp phần tạo hồn cho khu phố cổ.
Khu "36 phố phường" xưa, nay đếm được 76 phố, ngõ, có tới trên 50phố được đặt tên phố bắt đầu bằng chữ Hàng như: Hàng Đường, Hàng Mã Tên phố là tên phường nghề, tên của các sản phẩm bày bán cảnh sống sinhhoạt từ xưa đã nổi tiếng khắp nước là nơi "ngàn năm văn vật", là nơi .Dậpdìu tài tử giai nhân - Ngựa xe như nước, áo quần như nem ("Truyện Kiều"của Nguyễn Du) Nơi đây không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn
là trung tâm văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều cửa hàng ăn uống nổitiếng, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của các đoàn Quảng Lạc, ChuôngVàng .hoạt động sôi nổi trong các rạp chiếu phim Nơi đây có các trụ sở làmviệc của các toà soạn báo trong thời kỳ cận đại như: Trung Bắc tân văn, HàThành Ngọ báo và đặc biệt là di tích lịch sử Cách mạng ở 48 Hàng Ngang,nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết tuyên ngôn Độc lập Trên cơ sở khoa học vàthực tiễn khu Phố Cổ đã được xếp hạng là "di tích văn hóa lịch sử khu phốcổ".)
2.1.3.2 Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc
Trước hết phải nói lại rằng khu "36 phố phường" là thành phần khu thịdân trong tổng thể kinh thành Thăng Long, được hình thành theo quan điểmcủa thuyết phong thủy Thăng Long là một đô thị sông nước; sông Nhị Hàviền quanh từ Bắc sang Đông; phía tây, nam có hồ lớn: Tây Hồ, Bảy Mẫu, cósông Tô Lịch, Kim Ngưu chảy quanh
Khu "36 phố phường" nằm ở phía Đông thành Thăng Long, xưa làphường Giang Khẩu; nơi có nhiệm vụ trấn phía Đông kinh thành với đềnBạch Mã, xưa đặt ở phố Hàng Buồm sau chuyển lên địa điểm chợ Đồng Xuânngày nay Khu chợ Đông Bạch Mã này gắn kết với sông Nhị Hà là nơi "trên
Trang 29bến, dưới thuyền", buôn bán sầm uất là một thương cảng cổ - xuất phát từ lịch
sử văn hóa truyền thống đó, kết hợp với thực tại hiện hữu về di sản nhà cửa ởnơi đây, các nhà nghiên cứu đã đề xuất khu vực mà giới hạn ở phía Bắc là phốHàng Chiếu, phía Đông là đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, phíaNam là phố Hàng Bạc, phía Tây là Hàng Đường, Hàng Ngang, là khu vực bảotồn số một; phần còn lại được gọi là khu hai
Cả hai khu vực 1 và 2 của khu phố cổ Hà Nội hiện nay, mặc dầu đã đượccải tạo nhiều từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, song đến nay vẫn còn phảnánh được một cấu trúc đô thị Á Đông với đường phố, ngõ nhỏ hẹp, nhiềuđoạn đường gãy khúc hoặc uốn cong từ thời xa xưa để lại (nhất là ở khu vực1) Hai bên phố là các loại nhà đa phong cách, các nhà chia lô nhỏ bé, chiềucao 2-3 tầng phù hợp với không gian đường phố Nhà lợp ngói, mái ngói lô xôcao thấp khác nhau; cùng các hoạ tiết trang trí mặt tiền nói lên sự giao lưu,công sinh văn hóa giữa văn hóa Việt với văn hóa Hoa, Pháp và có cả văn hóa
Ấn Độ trong quá trình hình thành, phát triển khu dân cư, buôn bán, thủ côngnghiệp phố cổ
Có lẻ bất cứ ai trong khách du lịch, khi đặt chân vào những dãy phố nàyđều có thể thốt lên, thán phục về một tổng thể kiến trúc đẹp đẽ, độc đáo vớikhối không gian nhỏ bé, các hình thức kiến trúc mặt đứng các tuyến phố, cácngôi nhà đặc biệt với lớp mái ngói "lô xô" cùng các hoạ tiết trang trí truyềnthống của Việt Nam tạo nên một tổng thể cản quan kiến trúc của một đô thị cổtiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, là cáinôi văn hóa của người Việt Đây cũng là đặc trưng cho một di sản đô thị cổChâu Á
Giá trị di sản của tổng thể kiến trúc đó là ý tưởng khởi nguyên cho việcxây dựng hình thành Thăng Long cùng với Hoàng Thành, khu Phố Cổ đã giữvai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị đặc thù của kinh đôThăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay
Trang 30Tổng thể khu Phố Cổ Hà Nội là một khu phố thị dân gian, là trung tâmsinh hoạt cộng đồng của thủ đô Hà Nội Đặc điểm dân gian thể hiện trong các
tổ chức xây dựng phường, phố và công trình kiến trúc, trong đó có sự hoà trộnđồng thời của những yếu tố, chức năng kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡngtạo nên những giá trị riêng biệt, độc đáo của cấu trúc hình thái không gian đôthị sống động Đó là một dạng cấu trúc đô thị truyền thống Việt Nam điểnhình
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu Phố Cổ Hà Nội luôn có một sức sốngriêng để tồn tại, thích nghi và phát triển vừa bảo lưu được những nét riêng độcđáo Đó là mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách chia nhỏmặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiếntrúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ gây cho con ngườimột cảm giác vừa sôi động vừa như náo nhiệt của trung tâm thương mạikhổng lồ, vừa như sa vào không gian tĩnh lặng cổ kính được thể hiện quanhững đầu đao, mái ngói được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ20
2.1.3.3 Giá trị của một trung tâm kinh tế
Do ở vị trí đầu mối giao thông thuận tiện cho việc trao đối sản phẩm màdẫn đến đô thị ngày càng phát triển, nhất là vào cuối triều Lê đầu triềuNguyễn Số dân cư không ngừng tăng lên, để phát triển mau chóng thành khutrung tâm kinh tế của cả Kinh thành Trong phạm vi Phố Cổ, phần lớn mọihoạt động là buôn bán và còn lại là sản xuất Một số bến bên ven sông Nhị Hà(sông Hồng) như An Hoa, Cơ Xá là nơi tập trung tấp nập của các thuyềnbuôn trong và ngoài nước Ngoài ra, hoạt động thương mại mạnh mẽ nhất củakhu phố cổ còn có mạng lưới chợ: chợ Bạch Mã (Hàng Buồn), chợ Cầu Đông(Hàng Đường) các thương nhân Anh, Pháp, Trung Quốc cũng đến đâybuôn bán và lập các thương điểm
Trang 31Từ những giá trị kể trên có thể nói rằng khu "36 phố phường" xưa là tàisản có giá trị kinh tế và văn hóa của Hà Nội, của đất nước Nó xứng đáng trởthành di sản văn hóa của đất nước và có khả năng đệ trình để trình UNESCOcông nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Giữ gìn Khu Phố Cổ Hà Nội là giữ gìn một dấu ấn bản sắc cho đô thị HàNội; làm cho Hà Nội trong tương lai có được những không gian hiện đại Khu Phố Cổ Hà Nội đang được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền thànhphố rất quan tâm trong việc bảo tồn, cải tạo, phát triển là những khu vực hấpdẫn khách du lịch đến tham quan, tạo đà phát triển kinh tế du lịch Hà Nội vàcho đất nước Thăm khu Phố Cổ Hà Nội, khách tham quan hiểu được sinhhoạt và truyền thống "ngàn năm văn hiến"góp phần thúc đẩy sự giao lưu vănhoá, trong quá trình hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc
2.2 Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ Hà Nội 2.2.1 Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ
Khu phố cổ Hà Nội - hay còn gọi là khu 36 phố phường là một sản phẩmđặc biệt phong phú, quý giá của lịch sử Thông qua đấy sẽ thấy được cả mộtquá trình phát triển lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệthuật mà đô thị này đã trải qua trên suốt quãng đường kéo ngót 10 thế kỷ.Đối chiếu với bản đồ Hà Nội hiện nay chúng ta thấy ranh giới của khuphố cổ về cơ bản đã nằm trọn trong địa bàn của Quận Hoàn Kiếm, một quận
có diện tích nhỏ nhất trong các quận nội thành ở thủ đô (chỉ có 4,5 km2)
Toàn bộ khu phố cổ bao gồm 10 phường và 76 tuyến phố Trong đó cóhai phường có thêm một phần diện tích đất ở bên ngoài và ranh giới khu phố
cổ là phường Hàng Bông và phường Lý Thái Tổ Đó là phường Hàng Bạc,phường Hàng Mã, phường Hàng Đào, phường Đồng Xuân, phường Hàng Bồ,phường Hàng Gai, phường Hàng Bông, phường Hàng Buồm, phường CửaĐông và phường Lý Thái Tổ
Trang 32Các tuyến phố trong phạm vi phố cổ Hà Nội (Theo quyết định số 45/1999/QĐ - UB ngày 04/06/1999 của
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Trang 33Số TT Tên Phố Số TT Tên Phố
2.2.2 Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế
Giá trị của quần thể kiến trúc độc đáo gắn liền với các làng nghề thủcông truyền thống trong khu phố cổ được xem là một tiềm năng kinh tế nếuđặt đúng vào vị trí kinh doanh của ngành "Công nghiệp không khói" - ngành
du lịch
Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Thăng Long Hà Nội, sảnphẩm hàng hóa thủ công nghiệp đã được xuất khẩu sang các nước ngay từnhững thế kỷ đầu hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long và hiệnnay, với nền kinh tế hàng hóa phát triển, càng có điều kiện để các ngành nghềthủ công truyền thống phát triển và xuất khẩu hàng hóa
Ngày nay, nhu cầu văn hóa, giao lưu quốc tế đã thúc đẩy công nghiệp dulịch phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Song bất cứ một nền kinh tế nàomuốn phát triển đều phải có những nguyên liệu cần thiết cho nó Ví dụ: muốn
Trang 34phát triển công nghiệp dầu khí phải có mỏ dầu, muốn phát triển công nghiệp
cơ khí chế tạo phải có mỏ kim loại Công nghiệp du lịch cũng vậy, muốnphát triển phải dựa trên các nguồn nguyên liệu chính là di sản văn hóa
Khu phố cổ Hà Nội chính là nơi hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về một cảnhquan kiến trúc đô thị độc đáo, những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng,những di tích cách mạng, những lễ hội truyền thống, những nghệ nhân và thủcông tạo các sản phẩm thủ công cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc,những hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian là nguồn nguyên liệu vô tận
để có thể phát triển công nghiệp du lịch Và chính từ đó công tác bảo tồn disản văn hóa được gắn liền với các hoạt động văn hóa - du lịch và đó cũng làcách tốt nhất làm sống lại những di tích là sự hỗ trợ quan trọng cho công tácbảo tồn
Việc đưa di sản văn hóa vào khai thác trong ngành du lịch là biện phápquan trọng để có thể cứu sống khỏi sự tàn phá của thời gian tạo điều kiện để
di sản hoà nhập với đời sống kinh tế xã hội, một biện pháp quan trọng để " lấy
di sản nuôi di sản.
Bên cạnh, thông qua các dịch vụ về du lịch, các di sản văn hóa, lối sống,văn hóa ẩm thực còn góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và các quan hệkinh tế với nhau giữa các nước, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết
là bảo vệ chính các di sản đó sau là góp phần vào sự giao lưu văn hóa, hìnhthành tinh thần hữu nghị và ý thức hòa bình, tạo điều kiện cho sự phát triểncủa mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
2.2.2.1 Tiềm năng các công trình di tích.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu quốc tế, thì khu Phố Cổ là mộttrong những khu vực cuối cùng của Châu Á còn giữ được cố kết và dấu vếtlịch sử trong sự phát triển Các nhà "hình ống" còn lại, tuy không còn đượcsan sát như ngày nào "Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu" nữa, nhưng đườngphố ngang dọc bàn cờ vẫn đó, hệ thống các di tích vẫn tồn tại, vẫn là những
Trang 35vật chứng cho lịch sử ngày nay, các tên phố hầu như không thay đổi Và trongkhông gian đô thị vẫn bảo tồn được phương thức cư trú và cách xử lý xã hộitrong không gian Và khu phố cổ Hà nội, được kiến nghị xếp hạng là Di tíchlịch sử - kiến trúc đô thị cấp quốc gia.
Toàn bộ khu phố cổ này là một bộ sưu tầm minh họa các mẫu kiến trúccủa các thể loại công trình từ cuối thế kỷ 19 đến nay Nằm ở quận HoànKiếm, khu phố cổ tập trung được các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóacùng các ngôi nhà khác có đóng góp vào đặc trưng khu vực, phản ánh sự pháttriển về văn hóa, xã hội của thành phố Các địa điểm độc đáo đặc trưng chokhu phố cổ này cần được duy trì Bảo tồn và nâng cao
Trang 36Bảng tổng hợp tình hình di tích trong khu phố cổ - 2001
Số
TT Tên Phường
Mức độ quản lý Loại hình di tích Tổn
g số
Đã xếp hạng
Chưa Xếp hạng
Đình Đền Chùa Miếu
- Am
DT cách mạng
Một số loại hình di tích kiến trúc vốn nổi tiếng trong lịch sử như chợ,cầu đá, trường học, cổng phố hiện không còn nữa Các di tích này hiện chỉđược bảo tồn trên các nguồn tư liệu ảnh, bản vẽ và ghi chép, miêu tả củangười đương thời để lại, xin không trình bày ở luận văn
2.2.2.1.1 Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng)
Tham gia đóng góp vào không gian phố cổ Hà Nội phải nói đến kiến trúcnhà ở được hình thành ở dọc 2 bên phố Nhà ở phố cổ thật muôn hình muôn
vẻ, thể hiện ở sự khác nhau về bình đồ nhà, về tổ chức các không gian trongnhà về kết cấu, về xử lý nghệ thuật mặt tiền Trong sự muôn vẻ đó nổi lênnhững đặc trưng chung:
Trang 37Về bình đồ có dạng nhà ống là chiếm đa số Mặt tiền nhà rộng từ 2m 4m - 5m sâu từ 10m - 20m - 30m; cá biệt có nhà sâu 50m - 60m; nhà thông 2phố Nhà hình ống thường sâu nông mà có từ 1 đến vài ba sân trong để ánhsáng cho thông thoáng Cấu trúc không gian là theo kiểu "kín - hở' và "đặcrỗng", là đặc trưng của nhà cổ trong các đô thị cổ ở Việt Nam và cũng thấy có
-sự tương đồng trong nhiều đô thị cổ ở vùng Đông Nam Á, nhưng kiến trúc cổcủa họ đã bị mất dần do đô thị hóa, còn ở Hà Nội, Hội An của ta vẫn còn giữlại được khá nhiều công trình còn nguyên vẹn
- Kết cấu chính nhà cổ bằng gỗ, kết hợp gạch xây Bộ vì kèo gỗ đượclàm theo kiểu nhà dân gian truyền thống lợp mái ngói vẩy cá; nhà có gác,hoặc gác lửng bằng gỗ Nhà làm đầu thế kỷ XX có sàn vữa bằng gạch trêndầm gỗ lim; mái gói Tây có trần
- Mặt tiền trong nhà là một trong các cơ sở để nhận dạng ra các loại nhàđược xây dựng ở các thời điểm khác nhau Trên dãy phố cổ hiện tại ta cònnhận ra các dạng nhà sau:
+ Nhà xây cuối thế kỷ XIX (trước năm 1890) nhà có mặt tiền là loại mộttầng có gác xép Nét đặc trưng là mặt tiền được giới hạn bởi hai tường hộigiật cấp (2-3 cấp) theo dốc mái; hai đầu đỉnh ái có đấu trục gạch Phần tườnggác xép xây đặc, hoặc có cửa sổ nhỏ được trang trí bằng gạch men hình hoa,hoặc chấn song gỗ hình con tiện chạy suốt mặt tiền Khi phần cửa ở dướiđóng toàn bộ; thì phần cửa thoáng ở trên chính là để lấy ánh sáng và thôngthoáng cho nhà Nhiều nhà vì lý do chống trộm và để an toàn, phần cửathoáng này sau cũng đã được bịt kín
+ Nhà xây đầu thế kỷ XX Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, cùng vớiviệc uốn nắn sửa đường, làm hè các gian nhà trông ra hè phố được làm lạibằng gạch; phần lớn xây 2-3 tầng Tầng 1 làm cửa tầng, tầng trên để ở; mặttiền nhà xây gạch chịu ảnh hưởng của kiến trúc châu Âu thông qua các kiểubiệt thự đã xây ở các khu vực khác
Trang 38+ Nhà có ban công mặt tiền từ 2 ban công trở lên thường phân thành 3khoảng cảm giác như 3 gian theo các đố trụ gạch Khoảng giữa có cửa đi raban công; hai hông bên là cửa sổ trang trí hoa sắt bảo vệ Trụ tường với cácthể loại thức cột cổ điển châu Âu, các mi cửa sổ, cửa đi được trang trí gờ chỉ,hoa lá Mặt tường nhà thường là các ban lan can và tường hoa chắn nhữngkhông gian truyền thống trong lòng không gian hiện đại
Theo thống kê tháng 8 năm 2002 của ban quản lý phố cổ Hà Nội thì khuphố cổ Hà Nội hiện còn 306 ngôi nhà cổ mà các nhà kiến trúc trực tiếp quản
lý và khảo sát gọi là "Nhà truyền thống" Cụm từ "nhà truyền thống" xuấthiện bởi hầu hết các kiến trúc này Phố có nhiều nhà cổ nhất Hà Nội là phốHàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Đường song các ngôi nhà cổ này hiện chỉ cònđơn lẻ giữa kiến trúc của phương Tây đầu thế kỷ 20 hoặc những ngôi nhà mớiđược xây dựng cải tạo theo lối kiến trúc hiện đại Thỉnh thoảng mới có 2-3nhà cổ san sát nhau Trong số 306 ngôi nhà cổ, thì chỉ có khoảng 10% ở trongtình trạng bảo quản tốt; số còn lại hoặc là xuống cấp nghiêm trọng hoặc ítnhiều bị biến thể
2.2.2.1.2 Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.
Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu phố cổ rất phong phú, đó là:đền, đình, chùa theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt Ngoài ra còn
có nhà thờ đạo Hồi (quen gọi là chùa Tây Đen) Nhà thờ Tin Lành (cạnh chợHàng Da), các hội quán người Hoa Các thể loại công trình kiến trúc này cónhững đặc trưng của riêng mình
Trang 39Số lượng các tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ Hà Nội.
Về số lượng và phân bố của đình: theo tư liệu kiểm kê của ban Quản Lý
di tích và danh thắng Hà Nội cho biết, trong khu Phố Cổ 52 đình phân bố trên
37 phố Phố có nhiều đình nhất là phố Hàng Bông (5 đình), Hàng Bạc (4đình), Hàng Đào (2 đình), số còn lại 4 phố có 2 đình, 29 phố có 1 đình
Bảng phân bố đình trong khu Phố Cổ
2 Vũ Du 42 Hàng Da Cửa Đông Lê Công Hành
3 Hàng Giấy 83 Hàng Giấy Đồng Xuân Bạch Mã
4 Nghĩa Lập 32 Hàng Đậu Đồng Xuân Đức Thánh Trần
5 Nguyễn Khiết 56 Trần Nhật Duật Đồng Xuân Bản Cảnh Thánh Hoàng
6 Phúc Lâm 2 Gầm Cầu Đồng Xuân Thánh Mẫu
7 Phương Trung 18 Đồng Xuân Đồng Xuân Uy Phủ Đại Dương
Trang 4019 Đông Mỹ 127 Hàng Bông Hàng Bông Thái Uý Quốc Công
20 Kim Hội 95 Hàng Bông Hàng Bông Trần Hưng Đạo
21 Lương Ngọc 65A Hàng Bông Hàng Bông Thành Hoàng Làng
Lương Ngọc - Hưng Yên
22 Đình Thái Úy 120 Hàng Bông Hàng Bông Lý Thường Kiệt
23 Đông Thái 6 Đông Thái Hàng Buồm Bạch Anh Phu Nhân
24 Hương Bài 90 Trần Nhật Duật Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn
25 Phất Lộc 46 Ngõ Phất Lộc Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn
26 Phúc Lộc 6 Lương Ngọc Quyến Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn
27 Phương Đình 20 Nguyễn Xiêu Hàng Buồm Nguyễn Văn Siêu
28 Hàng Giầy 16 Ngõ Hà Tượng Hàng Buồm
Tổ Nghề Giầy Phan Đức Chính; Phạm Sỹ Bảo; Phạm Thuần Chính
29 Quan Đế 28 Hàng Buồm Hàng Buồm Quan Công
30 Ưu Nghĩa 2A Nguyễn Hữu Huân Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn
31 Tử Dương 8 Hàng Buồm Hàng Buồm Các Phúc Thuần
32 Duyên Hưng 5 Hàng Ngang Hàng Đào Không Rõ
33 Đông Môn 8 Hàng Cân Hàng Đào Mộu Thoải
34 Đồng Thuận 27 Hàng Cá Hàng Đào Lý Tiến
35 Đức Môn 38 Hàng Đường Hàng Đào Ngô Văn Long
36 Hoa Lộc 90A Hàng Đào Hàng Đào Triệu Quang Phục Và Ông
Tổ Nghề Nhuộm
37 Hàng Đào 47 - 49 Hàng Đào Hàng Đào Bạch Mã; Triệu Việt Vương