trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ
Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người dù ở mọi thành phần kinh tế, chính trị, tôn giáo, không phân biệt màu da, lứa tuổi… Bởi vì đi du lịch chính là một yêu cầu cần thiết để tái tạo sức lao động của con người, tạo ra động lực để con người có thể tìm hiểu, khám phá ra nguồn tri thức, văn hoá vô tận ở khắp nơi trên thế giới. Nắm bắt được nhu cầu đó mà các nhà kinh doanh du lịch đã ạo ra các chương trình du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu đi chơi, giải trí và khám phá cuộc sống. Các chương
trình du lịch hiện nay rất đa dạng và phong phú, có thể kể ra rất nhiều các loại tour được thiết kế dành riêng cho các loại đối tượng du khách khác nhau.
Đối với khu vực phố cổ Hà Nội thì chương trình du lịch phù hợp nhất là loại hình city tour - chương trình du lịch trong nội thành Hà Nội trong khoảng thời gian ngắn từ một đến hai ngày, phù hợp với những chuyến du lịch ngắn ngày giữa thời gian làm việc triền miên vất vả của du khách.
Tour du lịch một ngày có thể được thiết lập như sau:
Sáng: 7h30 bắt đầu hành trình đến phố cổ, tham quan Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. Sau đó tham quan kiến trúc nhà ở truyền thống (Mã Mây - Hàng Bạc - Hàng Buồm), hoặc tham quan nà cổ 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào…
Trưa: Nghỉ ngơi, ăn chưa ở phố cổ.
Chiều: 2h đi tham quan các phố nghề cũ, mới (Hàng Ngang - Hàng Đường - Hàng Bạc - Hàng Mã - Hàng Đồng…). Đi xem và mua bán ở các dãy phố cổ, chợ Hàng Bè, chợ Đồng Xuân.
Tối: Du khách có thể nghi ngơi, tự mình khám phá phố cổ hoặc xem múa rối tại nhà hát múa rối Thăng Long.
Ngoài ra còn có thể thiết lập các tour khác kết hợp để tham quan Hồ Tây, văn Miếu Quốc Tử Giám và khu phố cổ Hà Nội.
* Một vài ý kiến đề xuất và kiến nghị
Khu phố cổ Hà Nội là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần liên kết với nhau. Trong đó bao gồm con người, các hoạt động sinh hoạt, những giá trị truyền thống, các công sở, nhà cửa, quầy hàng, xưởng sản xuất… Đối với nhiều người, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể ít quan trọng hơn của hồn của nó, hay là những cái tiếp nối liên tục của các giá trị truyền thống. Song chúng ta cũng phải thừa nhận chính cái cơ sở vật chất đó làm nền tảng cho cái hồn, cái tinh tuý về văn hoá được bộc lộ, đồng thời cũng làm cho chúng ta nhận biết được tính cách cá nhân và văn hoá của mình.
Nếu đem so sánh với những khu đô thị cổ khác ở trong một số thành phố ở nước ta như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng… thì Hà Nội của chúng ta với Khu 36 phố phường đều đứng lên trên tất cả về mọi tiêu chí của nó như: sự phong phú, quy mô, diện tích, và bề dày lịch sử. Đó quả là một niềm tự hào đối với mỗi người Hà Nội chúng ta nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Mang theo mình những yêu thế tuyệt vời như vậy, khu phố cổ Hà Nội dĩ nhiên là đã chiếm được một vị trí quan trọng trong việc quy hoặch phát triển du lịch ở Thu đô. Điều này được ghi nhận trong một tạp chí kiến trúc:
“Dưới con mắt người nước ngoài, nhất là với các nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản văn hoá khu phố cổ Hà Nội là một hiện tượng hiếm có một hình ảnh tưởng là chỉ còn tồn tại trong kí ức lại là một thực thể đang lưu tồn trên hành tinh chúng ta trong những năm cuối thế kỷ 20. Nhiều người nhận xét hà Nội mà mất đi khu phố cổ là hết hấp dẫn, Hà Nội sẽ như mọi thành phố khác”. Vì vậy công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội là một nhiệm vụ rất bức xúc và quan trọng.
Về cơ sở hạ tầng: đây là vấn đề tối quan trọng cho sự sống còn của khu phố cổ. Vì vậy cần phải tập trung vào cải tạo tất cả các bọ phận của nó. Trong quá trình thực hiện chương trình này cần thần trọng, không được làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan đô thị truyền thống, cũng như những công trình văn hoá - lịch sử ở đây.
Có một kế hoặch quản lý giao thông toàn diện được thực hiện, nhằm giảm mức độ giao lưu qua lại của các phương tiện cơ giới ở mức độ cho phép. Hạn chế tối đa sự ô nhiễm không khi và tiếng ồn, tạo ra một môi trường phố xá an toàn, thuận tiện và dễ chịu. Những phố cho phép các loại phương tiện cơ giới ra vào nói trên nhắm mục đích chủ yếu là đưa khách du lịch đi thăm quan qua những phố chính, rồi từ đấy du khách sẽ tự động toả ra các phố nhỏ xung quanh. Ngoài ra nó cũng tạo điều kiện cho các xe trở các loại phương
tiện sinh hoạt cũng như các chất thải ra vào nơi đây, phục vụ cuộc sống của người dân thêm thuận lợi.
Bên cạnh việc hạn chế các phương tiện giao thông cơ giới không được đi lại trong khu phố cổ, chúng ta chú ý tới kế hoặch tỏ chức những bãi đỗ, trông xe cơ giới cho người dân ở đây cũng như cho người dân nơi khác và các du khách đến đây.
Lên một kế hoạch đồng bộ, cụ thể trong việc sửa chữa, nâng cấp mạng lưới điện - nước, phục vụ cho cuộc sống người dân ở đây một cách có hữu hiệu. Tốt nhất là tiến hành xây dựng thành một hệ thống chạy ngầm dưới lòng đường.
Tiếp đến để tránh một tình trạng tập trung mật độ dân cư quá cao dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng, chính quyền có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong việc tổ chức bớt số dân ở đây sang các khu khác mới hơn nhưng bảo đảm được môi trường làm ăn truyền thống của họ từ trước. Vì như vậy kế hoặch mới có tính khả thi. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm làm giảm mật độ dân số trong khu phố cổ, vốn đã rất cao từ trước.
“Theo tiết lộ của TS Tô Thị Hoàn - Phó trưởng ban Quản lý khu phố Hà nội, thì khu đô thị mới Gia Lâm có thể là địa chỉ hấp dẫn thu hút người dân trong phố Cổ di dời khỏi địa bàn sinh sống cố hữu".
Về văn hoá: dùng vốn ngân sách để duy trì, phát triển một không gian sinh hoạt truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong khu phố cổ, nhằm tạo được một cảnh quan có lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô hướng nó đi vào quỹ đạo của văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc.
Cần thiết xây dựng được tiêu chí phân loại nghề đặc thù cho nghề truyền thống của khu phố Cổ Hà Nội. Từ đó đưa ra những chính và biện pháp cụ thể đối với từng loại nghề.
Một số cơ chế, chính sách cần được ban hành tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc duy trì và phát triển nghề, phố nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư thông qua biện pháp tài chính đối với một số nghề và phố nghề.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ vúc tiến thương mại khuyến khích cải tiến mẫu mã sản phẩm. đăng ký thương hiệu.
- Xây dựng chính sách đất đai để làm xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu buôn bán, giới thiệu sản phẩm nghề, phố nghề.
- Xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề, phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội.
- Xây dựng chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, giới thiệu sản phẩm truyền thống cho khác du lịch đặc biệt đối với những nghề đã hoàn toàn bị mai một.
Tất cả những chương trình này đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp lý của một bộ luật hoàn chỉnh với những điều khoản cụ thể, nhằm vừa bảo đảm được tính khả thi của nó, tạo ra ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong toàn dân. Vấn đề này nên có sự hỗ trợ của chương trình giáo dục cộng đồng, nhất là việc nâng cao dân trí cho người dân ở đây. Có như thế thì mới giải quyết được vấn đề cơ bản những mâu thuẫn hiện tại mà khu phố Cổ đang phải gánh chịu.
Trên đây là một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ được đưa ra để tham khảo thêm cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố Cổ Hà Nội - một khu phố với cuộc sống thật sôi động đang từng ngày từng giờ đòi hỏi những biến động
của hình hài và không gian, mà không chấn chỉnh sẽ là mối đe doạ không cưỡng nổi đối với một di sản kiến trúc của thành phố. Muốn bảo tồn được một đô thị tầm cỡ và quy mô như khu phố Cổ Hà Nội cần phải có ba điều kiện sau: khả năng kinh tế hùng mạnh; phương pháp làm việc hữu hiệu; hệ thống quyền lực đảm bảo. Tất nhiên công việc bảo tồn không phải là giữ gìn một cách máy móc tát cả những gì trong đó như nhiều người đã nghĩ, vì như vậy là phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của thế hệ đương thời. Bản chất của nó vốn đã là một đô thị, vậy thì hãy để cho nó được phát triển tự nhiên đúng với quy luật và khuôn khổ của nó.
Đành rằng trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một thành phần vật chất nào có sẵn hoặc do con người tạo ra cũng như là sản xuất chúng ra để cùng sử dụng và quản lý, thì đều là hàng hoá và có giá trị của riêng nó. Trong những cái đó thì những công trình văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc của các di tích lịch sử của các làng nghề truyền thống đã từng tồn tại hàng bao nhiêu năm nay luôn là một tài nguyên vô giá. Khi biết khai thác đúng lúc, đúng mức và đúng mục đích một cách hợp lý thì chúng sẽ đem lại một nguồn lợi ích vô vùng, cả về vật chất lẫn văn hoá.
KẾT LUẬN
Với những tiềm năng sẵn có đó, Hà Nội nói chung và khu phố Cổ nói riêng, trong quá trình phát triển với tư cách là thủ đô của một quốc gia có thể hãy đi lên từ du lịch, nhất là du lịch văn hoá.
Khu phố Cổ Hà Nội, khu 36 Phố phường một thời nổi tiếng rực rỡ trong lịch sử dân tộc, từng trải bao nhiêu biến động của năm tháng trên con đường đi lên của mình, đến nay tuy không còn giữ được một vị trí độc tôn như vậy ở trong quá khứ, nhưng vẫn còn hội gần như đầy đủ những bước đi của lịch sử qua những dấu ấn để lại. trong công cuộc “Đổi mới” của Đảng và nhà nước hiện nay, với mục đích để khai thác cho việc phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô các tiềm năng trong khu phố Cổ cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy một cách có hiệu quả nhất để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trên mọi miền đất nước.
Bản luận văn này chủ yếu là nghiên cứu, phân tích những tiềm năng trong khu phố Cổ nhằm mục đích tham khảo, cùng nhau đưa ra những giải pháp triển du lịch Thủ Đô. Nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc, rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Việt Nam tập I - Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1971 2. Phố Cổ Hà Nội - Nhà xuất bản thế giới năm 2003
3. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội - Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo
4. Di tích lịch sử - Văn hoá trong khu phố Cổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm - Nhà xuất bản Hà Nội - 2002
5. Diệp Đình Hoa (1985) “Di tích lịch sử văn hoá cuốn sử sinh động về Thủ Đô Hà Nội”
6. Nguyễn Vinh Phúc (1994), “Khu phố Cổ Hà Nội”, Hà Nội di tích và văn vật Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội
7. Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá (1979), Đường phố Hà Nội, nhà xuất bản KHXH - Hà Nội
8. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Hồ sơ danh sách xếp hạng các di tích lịch sử Văn Hoá ở Hà Nội, Tư liệu Ban quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội
9. Hà Nội ngàn xưa - Nhà xuất bản Hà Nội - 2004
10. Làng nghề truyền thống Việt Nam - Nhà xuất bản văn hoá dân tộc - 2004
11. Bộ xây dựng (1998), bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội - Nhà xuất bản xây dựng
12. Vũ Khiêu (2002), “Di sản Văn Hoá Thăng Long Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, toàn cầu hoá”, Xưa và nay.
13. Ăng - đơ-rê-mát-son (2001 ), “Khu phố buôn bán”, Xưa và nay. 14. Một số địa chỉ qua mạng Internet.