Trong khu phố cổ Hà Nội duy nhất còn lại một cửa ô của thành Thăng Long xưa đó là Ô Quan Chưởng.
Lịch sử: Ô Quan Chưởng hiện nay thuộc phường Đồng Xuân - Hàng Buồm đây là một ô cửa mở qua tường thành phía Đông của toà thành đất, vòng giữa bao bọc khu đông dân của kinh thành Thăng Long xưa.
Của Ô được xây dựng : mặt chính diện nhìn ra đê sông Hồng. Trước đây luồng chính của nước sông Hồng chảy về phía bên Hà Nội, chứ không vát về phía Gi Lâm như ngày nay. Do vậy trước Cửa Ô và dọc đường Trần Nhật Duật trước kia là một cảng sông nhộn nhịp, nơi tụ hội của các thuyền bè và tàu thuỷ để bốc dỡ vào kinh thành để buôn bán. Của Ô Quan Chưởng thời đó là kiểm sát thu thuế của các quan lại thời phong kiến. Hiện nay trên bức tường cổng chính của cửa ô còn gắn một tấm bia có niên hiệu Tự Đức, thứ 34 (1882). Trong dấu ấn khắc nổi của triều đình, ghi lệnh cấm người gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại. Tên gọi của Cửa Ô Quan Chưởng cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhiều nguồn tư liệu ghi nhận, sách đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá cho viết tên gọi của Ô Quan Chưởng có nhiều cách giải thích:
1) Vào cuối đời Lê có một viên quan chưởng ẩn về hưu lập dinh cơ ở cạnh ô do đó mà thành tên.
2) Vào đời Nguyễn có một chức quan Chưởng Cơ kiểm soát cửa ô này, phàm thuyền bè ghé vào quanh đây đều phải trình giấy tờ ở viên quan ấy vì vậy thành tên.
3) Hồi giặc Pháp hạ thành lần thứ nhất (1873) có một viên quan họ Chưởng Vệ đã hi sinh ở đây để tưởng nhớ nhân dân quen gọi cửa ô này là cửa Ô Quan Chưởng. Gần đây Đào Trọng Tấn cũng có bài viết giải thích tên gọi này.
Các cách giải thích trên đều làm truyền thuyết, có lẽ chỉ có hàng chữ Hán khắc trên vòm cửa chính "Đông Hà Môn" - "cửa Đông Hà" là tên gọi chính xác nhất của cửa Ô này. Gọi như vậy vì, vào thời mà Thăng Long chỉ chia ra 36 phường thì đây là thuộc phường Đông Hà, phường này đã đi vào chính sử từ thế kỷ 16.
Kiến trúc: Cửa Ô Quan Chưởng được xây dựng theo lối kiến trúc "Vọng lâu" mang cấu trúc đặc trưng của thời kỳ nhà Nguyễn nhưng vật liệu xây dựng thời kỳ Lê Trung Hưng. Chất liệu chủ yếu để xây dựng Cửa Ô Quan Chưởng là gạch với các kích cỡ khác nhau.
Về niên đại: Trong sách cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện có ghi: "Cửa Ô Đông Hà là một trong 21 cửa ô tại thành ngoại vi Thăng Long cũ xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), năm Cảnh Hưng 46 (1785) và đến năm Gia Long thứ 3 (1804) xây dựng lại kiểu cách hiện còn ngày nay".
Hiện nay Cửa Ô còn nguyên vẹn cửa chính và 2 cửa phụ. Năm 1995 di tích được tu sửa phần Vọng Lâu.