Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịc hở khu Phố Cổ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 31)

2.2.1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ

Khu phố cổ Hà Nội - hay còn gọi là khu 36 phố phường là một sản phẩm đặc biệt phong phú, quý giá của lịch sử. Thông qua đấy sẽ thấy được cả một quá trình phát triển lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật... mà đô thị này đã trải qua trên suốt quãng đường kéo ngót 10 thế kỷ.

Đối chiếu với bản đồ Hà Nội hiện nay chúng ta thấy ranh giới của khu phố cổ về cơ bản đã nằm trọn trong địa bàn của Quận Hoàn Kiếm, một quận có diện tích nhỏ nhất trong các quận nội thành ở thủ đô (chỉ có 4,5 km2).

Toàn bộ khu phố cổ bao gồm 10 phường và 76 tuyến phố. Trong đó có hai phường có thêm một phần diện tích đất ở bên ngoài và ranh giới khu phố cổ là phường Hàng Bông và phường Lý Thái Tổ. Đó là phường Hàng Bạc, phường Hàng Mã, phường Hàng Đào, phường Đồng Xuân, phường Hàng Bồ, phường Hàng Gai, phường Hàng Bông, phường Hàng Buồm, phường Cửa Đông và phường Lý Thái Tổ.

Các tuyến phố trong phạm vi phố cổ Hà Nội

(Theo quyết định số 45/1999/QĐ - UB ngày 04/06/1999 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Số TT Tên Phố Số TT Tên Phố

1 Bát Đàn 20 Đồng Xuân

2 Chả Cá 21 Đường Thành

3 Cao Thắng 22 Gầm Cầu

4 Cầu Đông 23 Gia Ngư

5 Cầu Gỗ 24 Bát Sứ

6 Chợ Gạo 25 Hàng Đậu

7 Cửa Đông 26 Hàng Điếu

8 Đào Duy Từ 27 Hàng Cá

9 Đinh Liệt 28 Hàng Cân

10 Hàng Đồng 29 Hàng Chai 11 Hàng Đường 30 Hàng Chĩnh 12 Hàng Gai 31 Hàng Chiếu 13 Hàng Gà 32 Hàng Cót 14 Hàng Giấy 33 Hàng Da 15 Hàng Giầy 34 Hàng Đậu 16 Hàng Hòm 35 Hàng Mành 17 Hàng Khoai 36 Hàng Mã 18 Hàng Lược 37 Hàng Mắm

19 Đông Thái 38 Hàng Muối

Số TT Tên Phố Số TT Tên Phố

39 Hàng Ngang 58 Lương Ngọc Quyến

40 Hàng Nón 59 Mã Mây

41 Hàng Phèn 60 Ngõ Gạch

42 Hàng Quạt 61 Ngõ Trạm

43 Hàng Rươi 62 Nhà Hảo

Số TT Tên Phố Số TT Tên Phố

45 Hàng Thùng 64 Nguyễn Quang Bích

46 Hàng Tre 65 Nguyễn Siêu

47 Lãn Ông 66 Nguyễn Thiệp

48 Hàng Vải 67 Nguyễn Văn Tố

49 Hà Trung 68 Nguyễn Thiện Thuật

50 Hàng Bạc 69 Ô Quang Chưởng 51 Hàng Bè 70 Phùng Hưng 52 Hàng Bông 71 Trần Nhật Duật 53 Hàng Bồ 72 Thanh Hà 54 Hàng Buồm 73 Tạ Hiền 55 Hàng Bút 74 Thuốc Bắc 56 Lò Rèn 75 Tô Tịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57 Lương Văn Can 76 Yên Thái

2.2.2. Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế

Giá trị của quần thể kiến trúc độc đáo gắn liền với các làng nghề thủ công truyền thống trong khu phố cổ được xem là một tiềm năng kinh tế nếu đặt đúng vào vị trí kinh doanh của ngành "Công nghiệp không khói" - ngành du lịch.

Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Thăng Long Hà Nội, sản phẩm hàng hóa thủ công nghiệp đã được xuất khẩu sang các nước ngay từ những thế kỷ đầu hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long và hiện nay, với nền kinh tế hàng hóa phát triển, càng có điều kiện để các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển và xuất khẩu hàng hóa .

Ngày nay, nhu cầu văn hóa, giao lưu quốc tế đã thúc đẩy công nghiệp du lịch phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Song bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển đều phải có những nguyên liệu cần thiết cho nó. Ví dụ: muốn

phát triển công nghiệp dầu khí phải có mỏ dầu, muốn phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phải có mỏ kim loại...Công nghiệp du lịch cũng vậy, muốn phát triển phải dựa trên các nguồn nguyên liệu chính là di sản văn hóa.

Khu phố cổ Hà Nội chính là nơi hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về một cảnh quan kiến trúc đô thị độc đáo, những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, những di tích cách mạng, những lễ hội truyền thống, những nghệ nhân và thủ công tạo các sản phẩm thủ công cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian .. là nguồn nguyên liệu vô tận để có thể phát triển công nghiệp du lịch. Và chính từ đó công tác bảo tồn di sản văn hóa được gắn liền với các hoạt động văn hóa - du lịch và đó cũng là cách tốt nhất làm sống lại những di tích là sự hỗ trợ quan trọng cho công tác bảo tồn.

Việc đưa di sản văn hóa vào khai thác trong ngành du lịch là biện pháp quan trọng để có thể cứu sống khỏi sự tàn phá của thời gian tạo điều kiện để di sản hoà nhập với đời sống kinh tế xã hội, một biện pháp quan trọng để "lấy di sản nuôi di sản.

Bên cạnh, thông qua các dịch vụ về du lịch, các di sản văn hóa, lối sống, văn hóa ẩm thực .. còn góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và các quan hệ kinh tế với nhau giữa các nước, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ chính các di sản đó sau là góp phần vào sự giao lưu văn hóa, hình thành tinh thần hữu nghị và ý thức hòa bình, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

2.2.2.1. Tiềm năng các công trình di tích.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu quốc tế, thì khu Phố Cổ là một trong những khu vực cuối cùng của Châu Á còn giữ được cố kết và dấu vết lịch sử trong sự phát triển. Các nhà "hình ống" còn lại, tuy không còn được san sát như ngày nào "Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu" nữa, nhưng đường phố ngang dọc bàn cờ vẫn đó, hệ thống các di tích vẫn tồn tại, vẫn là những

vật chứng cho lịch sử ngày nay, các tên phố hầu như không thay đổi. Và trong không gian đô thị vẫn bảo tồn được phương thức cư trú và cách xử lý xã hội trong không gian. Và khu phố cổ Hà nội, được kiến nghị xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc đô thị cấp quốc gia.

Toàn bộ khu phố cổ này là một bộ sưu tầm minh họa các mẫu kiến trúc của các thể loại công trình từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Nằm ở quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ tập trung được các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa cùng các ngôi nhà khác có đóng góp vào đặc trưng khu vực, phản ánh sự phát triển về văn hóa, xã hội của thành phố. Các địa điểm độc đáo đặc trưng cho khu phố cổ này cần được duy trì. Bảo tồn và nâng cao.

Bảng tổng hợp tình hình di tích trong khu phố cổ - 2001

Số Tên Phường Mức độ quản lý Loại hình di tích

Tổng số Đã xếp hạng Chưa Xếp hạng Đình Đền Chùa Miếu - Am DT cách mạng 1. Cửa Đông 9 2 7 2 1 1 0 5 2. Đồng Xuân 15 2 13 6 3 1 1 4 3. Hàng Bạc 15 0 15 7 4 0 0 4 4. Hàng Bông 10 0 10 4 3 0 0 3 5. Hàng Bồ 4 2 5 4 1 1 1 0 6. Hàng Buồm 19 1 18 9 6 0 4 0 7. Hàng Đào 14 3 11 7 3 1 1 2 8. Hàng Gai 15 1 14 10 2 0 1 2 9. Hàng Mã 10 1 9 3 2 2 0 3 10. Lý Thái Tổ 16 3 13 6 5 1 0 4

Khu phố cổ Hà Nội hiện nay được khoang vùng được bảo vệ theo Quyết định số 70 BXĐ/KT-QH, ngày 30/03/1995 của Bộ Xây Dựng, gồm các phường: Đồng Xuân, Cửa Đông, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã và một phần đất của phường Lý Thái Tổ.

Một số loại hình di tích kiến trúc vốn nổi tiếng trong lịch sử như chợ, cầu đá, trường học, cổng phố ... hiện không còn nữa. Các di tích này hiện chỉ được bảo tồn trên các nguồn tư liệu ảnh, bản vẽ và ghi chép, miêu tả của người đương thời để lại, xin không trình bày ở luận văn.

2.2.2.1.1. Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng)

Tham gia đóng góp vào không gian phố cổ Hà Nội phải nói đến kiến trúc nhà ở được hình thành ở dọc 2 bên phố. Nhà ở phố cổ thật muôn hình muôn vẻ, thể hiện ở sự khác nhau về bình đồ nhà, về tổ chức các không gian trong nhà về kết cấu, về xử lý nghệ thuật mặt tiền. Trong sự muôn vẻ đó nổi lên những đặc trưng chung:

- Về bình đồ có dạng nhà ống là chiếm đa số. Mặt tiền nhà rộng từ 2m - 4m - 5m sâu từ 10m - 20m - 30m; cá biệt có nhà sâu 50m - 60m; nhà thông 2 phố. Nhà hình ống thường sâu nông mà có từ 1 đến vài ba sân trong để ánh sáng cho thông thoáng. Cấu trúc không gian là theo kiểu "kín - hở' và "đặc rỗng", là đặc trưng của nhà cổ trong các đô thị cổ ở Việt Nam và cũng thấy có sự tương đồng trong nhiều đô thị cổ ở vùng Đông Nam Á, nhưng kiến trúc cổ của họ đã bị mất dần do đô thị hóa, còn ở Hà Nội, Hội An của ta vẫn còn giữ lại được khá nhiều công trình còn nguyên vẹn.

- Kết cấu chính nhà cổ bằng gỗ, kết hợp gạch xây. Bộ vì kèo gỗ được làm theo kiểu nhà dân gian truyền thống lợp mái ngói vẩy cá; nhà có gác, hoặc gác lửng bằng gỗ. Nhà làm đầu thế kỷ XX có sàn vữa bằng gạch trên dầm gỗ lim; mái gói Tây có trần.

- Mặt tiền trong nhà là một trong các cơ sở để nhận dạng ra các loại nhà được xây dựng ở các thời điểm khác nhau. Trên dãy phố cổ hiện tại ta còn nhận ra các dạng nhà sau:

+ Nhà xây cuối thế kỷ XIX (trước năm 1890) nhà có mặt tiền là loại một tầng có gác xép. Nét đặc trưng là mặt tiền được giới hạn bởi hai tường hội giật cấp (2-3 cấp) theo dốc mái; hai đầu đỉnh ái có đấu trục gạch. Phần tường gác xép xây đặc, hoặc có cửa sổ nhỏ được trang trí bằng gạch men hình hoa, hoặc chấn song gỗ hình con tiện chạy suốt mặt tiền. Khi phần cửa ở dưới đóng toàn bộ; thì phần cửa thoáng ở trên chính là để lấy ánh sáng và thông thoáng cho nhà. Nhiều nhà vì lý do chống trộm và để an toàn, phần cửa thoáng này sau cũng đã được bịt kín.

+ Nhà xây đầu thế kỷ XX. Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, cùng với việc uốn nắn sửa đường, làm hè các gian nhà trông ra hè phố được làm lại bằng gạch; phần lớn xây 2-3 tầng. Tầng 1 làm cửa tầng, tầng trên để ở; mặt tiền nhà xây gạch chịu ảnh hưởng của kiến trúc châu Âu thông qua các kiểu biệt thự đã xây ở các khu vực khác.

+ Nhà có ban công mặt tiền từ 2 ban công trở lên thường phân thành 3 khoảng cảm giác như 3 gian theo các đố trụ gạch. Khoảng giữa có cửa đi ra ban công; hai hông bên là cửa sổ trang trí hoa sắt bảo vệ. Trụ tường với các thể loại thức cột cổ điển châu Âu, các mi cửa sổ, cửa đi được trang trí gờ chỉ, hoa lá. Mặt tường nhà thường là các ban lan can và tường hoa chắn những không gian truyền thống trong lòng không gian hiện đại...

Theo thống kê tháng 8 năm 2002 của ban quản lý phố cổ Hà Nội thì khu phố cổ Hà Nội hiện còn 306 ngôi nhà cổ mà các nhà kiến trúc trực tiếp quản lý và khảo sát gọi là "Nhà truyền thống". Cụm từ "nhà truyền thống" xuất hiện bởi hầu hết các kiến trúc này. Phố có nhiều nhà cổ nhất Hà Nội là phố Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Đường... song các ngôi nhà cổ này hiện chỉ còn đơn lẻ giữa kiến trúc của phương Tây đầu thế kỷ 20 hoặc những ngôi nhà mới được xây dựng cải tạo theo lối kiến trúc hiện đại. Thỉnh thoảng mới có 2-3 nhà cổ san sát nhau. Trong số 306 ngôi nhà cổ, thì chỉ có khoảng 10% ở trong tình trạng bảo quản tốt; số còn lại hoặc là xuống cấp nghiêm trọng hoặc ít nhiều bị biến thể.

2.2.2.1.2. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.

Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu phố cổ rất phong phú, đó là: đền, đình, chùa theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt. Ngoài ra còn có nhà thờ đạo Hồi (quen gọi là chùa Tây Đen). Nhà thờ Tin Lành (cạnh chợ Hàng Da), các hội quán người Hoa. Các thể loại công trình kiến trúc này có những đặc trưng của riêng mình.

Số lượng các tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ Hà Nội. Số TT Loại hình di tích Số lượng Tỷ lệ % 1 Đình 52 53,6 2 Đền 29 29,9 3 Chùa 06 6,2 4 Quán 02 2,06 5 Nhà thờ họ 06 6,2 6 Hội quán 02 2,06 7 Miếu 02 2,06 Tổng cộng 99 100% * Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về số lượng và phân bố của đình: theo tư liệu kiểm kê của ban Quản Lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết, trong khu Phố Cổ 52 đình phân bố trên 37 phố. Phố có nhiều đình nhất là phố Hàng Bông (5 đình), Hàng Bạc (4 đình), Hàng Đào (2 đình), số còn lại 4 phố có 2 đình, 29 phố có 1 đình.

Bảng phân bố đình trong khu Phố Cổ

Số TT

Tên đình Địa chỉ Các vị thần được thờ

Phố Phường

1 Yên Nội 33 Hà Trung Cửa Đông Thành Hoàng Và Từ Đạo Hạnh

2 Vũ Du 42 Hàng Da Cửa Đông Lê Công Hành 3 Hàng Giấy 83 Hàng Giấy Đồng Xuân Bạch Mã 4 Nghĩa Lập 32 Hàng Đậu Đồng Xuân Đức Thánh Trần 5 Nguyễn Khiết 56 Trần Nhật Duật Đồng Xuân Bản Cảnh Thánh Hoàng 6 Phúc Lâm 2 Gầm Cầu Đồng Xuân Thánh Mẫu 7 Phương Trung 18 Đồng Xuân Đồng Xuân Uy Phủ Đại Dương

Bà Chúa Chợ 8 Thanh Hà 10 Ngõ Gạch Đồng Xuân Trần Lựu 9 Dũng Hãn 45 Hàng Bạc Hàng Bạc Linh Lang 10 Đại Lợi 50 Gia Ngư Hàng Bạc Cao Sơn; Bạch Mã;

Số TT

Tên đình Địa chỉ Các vị thần được thờ

Phố Phường

Linh Lang 11 Kim Ngân 42 Hàng Bạc Hàng Bạc Tổ Nghề Vàng Bạc;

Linh Lang

12 Nhiễm Hạ 1 Hàng Bạc Hàng Bạc Thành Hoàng (Thờ Vọng) 13 Trung Yên 10 Trung Yên Hàng Bạc Vị Quan Thời Mạc 14 Trương Thị 50 Hàng Bạc Hàng Bạc Tổ Nghề Vàng Bạc;

Linh Lang 15 Đông Thành 7 Hàng Vải Hàng Bồ Huyền Thiên Trấn Võ 16 Lò Rèn 1 Lò Rèn Hàng Bồ Tổ Nghề Rèn 17 Nhân Nội 33 Bát Đàn Hàng Bồ Bạch Mã 18 Tân Khai 44 Hàng Vải Hàng Bồ Thiết Lâm, Bạch Mã;

Tô Lịch 19 Đông Mỹ 127 Hàng Bông Hàng Bông Thái Uý Quốc Công 20 Kim Hội 95 Hàng Bông Hàng Bông Trần Hưng Đạo 21 Lương Ngọc 65A Hàng Bông Hàng Bông Thành Hoàng Làng

Lương Ngọc - Hưng Yên 22 Đình Thái Úy 120 Hàng Bông Hàng Bông Lý Thường Kiệt 23 Đông Thái 6 Đông Thái Hàng Buồm Bạch Anh Phu Nhân 24 Hương Bài 90 Trần Nhật Duật Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 25 Phất Lộc 46 Ngõ Phất Lộc Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 26 Phúc Lộc 6 Lương Ngọc Quyến Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 27 Phương Đình 20 Nguyễn Xiêu Hàng Buồm Nguyễn Văn Siêu 28 Hàng Giầy 16 Ngõ Hà Tượng Hàng Buồm

Tổ Nghề Giầy Phan Đức Chính; Phạm Sỹ Bảo; Phạm

Thuần Chính 29 Quan Đế 28 Hàng Buồm Hàng Buồm Quan Công 30 Ưu Nghĩa 2A Nguyễn Hữu Huân Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 31 Tử Dương 8 Hàng Buồm Hàng Buồm Các Phúc Thuần 32 Duyên Hưng 5 Hàng Ngang Hàng Đào Không Rõ 33 Đông Môn 8 Hàng Cân Hàng Đào Mộu Thoải 34 Đồng Thuận 27 Hàng Cá Hàng Đào Lý Tiến 35 Đức Môn 38 Hàng Đường Hàng Đào Ngô Văn Long 36 Hoa Lộc 90A Hàng Đào Hàng Đào Triệu Quang Phục Và Ông

Tổ Nghề Nhuộm 37 Hàng Đào 47 - 49 Hàng Đào Hàng Đào Bạch Mã; Triệu Việt Vương

Số TT

Tên đình Địa chỉ Các vị thần được thờ

Phố Phường

38 Đồng Lạc 38 Hàng Đào Hàng Đào Bạch Mã; Cao Sơn; Linh Lang 39 Vĩnh Hạnh 19B Hàng Đường Hàng Đào Không Rõ

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 31)