Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 57 - 63)

Trước đây, những phố nghề tập trung tại khu vực 36 phố phường với những nghề thủ công nổi tiếng gắn liền với tên phố như Hàng Hòm sản xuất hòm, Hàng Bạc chế tác vàng bạc, phố Lò Rèn sản xuất kim khí. Đa số người dân làm nghề thủ công sinh sống trên các tuyến phố nghề của khu vực nội thành Hà Nội đều có gốc từ các làng nghề nổi tiếng của khu vực ngoại thành Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Ví dụ như phố Lò Rèn là do người dẫn từ xã

Xuân Phương (Từ Liêm) ra sinh sống, sản xuất; phố may da Hà Trung do người từ làng Ninh Hiệp (Gia Lâm) chuyển ra sinh sống.

Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, và quá trình "công tư hợp doanh" trên địa bàn Hà Nội nhiều phố đã không còn sản xuất các sản phẩm nghề thủ công truyền thống. Càng ngày số lượng nghề trong khu vực nội thành càng giảm, và đặc biệt các phố nghề chuyên sản xuất gần như đã mất hẳn từ khi chuyển sang cơ chế thị trường.

Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường đến nay hầu hết các phố nghề truyền thống đã chịu tác động của cơ chế này. Ngày nay, hầu như Hà Nội không còn phố nghề với tư cách vừa là nơi bán hàng vừa là nơi sản xuất. Ta có thể thấy trên năm mươi phố (ngõ) có tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng" hiện chỉ còn tồn tại 6 phố (trong 13 phố) còn đúng nghề (theo số liệu điều tra của Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội - tháng 6 năm 2004); nghĩa là còn có các hoạt động sản xuất mặt hàng truyền thống. Đó là các phố Hàng Thiếc, Lò Rèn, Hàng Hòm, Hàng Bạc, Tố Tịch (Hàng Tiện), Lãn Ông. Ngoài ra còn 3 phố chuyên doanh buôn bán các mặt hàng truyền thống đúng với tên phố: phố Hàng Mã, Hàng Đồng, Hàng Mành nhưng sản phẩm sản xuất tại chỗ chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu là nhập hàng từ nơi khác mang đến.

Bên cạnh đó một số phố đã không còn bán các sản phẩm truyền thống mà thay vào đó là những mặt hàng mới song chủ yếu vẫn là buôn bán chứ không sản xuất. Đó là các phố: Hàng Gai buôn bán hàng thêu, lụa tơ tằm; Hàng Dầu, Hàng Bè bán giầy dép; Hàng Khoai buôn bán đồ sứ,...

- Về cơ chế, chính sách phát triển nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội:

Mặc dù đã được Nhà nước và Thành phố quan tâm nhưng đối với việc duy trì và phát triển nghề, phố nghề truyền thống trong khu phố Phố Cổ Hà Nội vẫn chưa có một cơ chế chính sách nào cụ thể.

- UBND quận Hoàn Kiếm có chủ trương chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài khu phố cổ Hà Nội như nghề rèn, nghề làm đồng. Chủ yếu chủ trương để phát triển các phố chuyên doanh.

Hiện nay UBND quận Hoàn Kiếm cũng chưa có chính sách cụ thể cho việc duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn khu Phố Cổ Hà Nội.

- Về vấn đề đào tạo nghề truyền thống ở Hà Nội:

Vấn đề đào tạo nghề truyền thống nói chung chủ yếu là cha truyền con nối đối với gia đình có nhiều đời làm nghề, bên cạnh đó còn có các lớp đào tạo nghề và lớp nâng cao tay nghề của thành phố, của UBND quận Hoàn Kiếm, chủ yếu là các nghề dệt tơ tằm, nghề giầy da, tác chế kim hoàn, vẽ tranh dân gian, ẩm thực. Chưa có đào tạo về marketing sản phẩm.

Năm 2003, Thành Phố Hà Nội đã tổ chức được hơn 10 khoá học nghề chủ yếu là ở các làng nghề.

Vấn đề đào tạo nghề từ các nghệ nhân có "bàn tay vàng" đang gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế để khuyến khích các nghệ nhân mở lớp dạy nghề.

Liên minh các Hợp tác xã Thành phố Hà Nội hàng năm cũng tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các cơ sở nghề truyền thống ở làng nghề. Chủ yếu các nghề: chạm khắc gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ. Bên cạnh đó, có các lớp nâng cao trình độ mỹ thuật cho lớp nghệ nhân giỏi.

Đối với những nghề truyền thống đặc thù trong khu Phố Cổ Hà Nội: hiện nay mới có lớp đào tạo nghề chạm vàng, bạc của Hội kim hoàn Trung Ương: nhằm đào tạo cho các đối tượng là người nghèo và thương binh. Các lớp đào tạo nghề của Hội kim hoàn Hà Nội mở tại các Trung tâm xúc tiến việc làm. Tuy nhiên quy mô đào tạo của các lớp dạy nghề này còn nhỏ và chất lượng đào tạo chưa tốt, hời hợt.

- Điểm qua một số Phố nghề đặc trưng:

- Nghề đúc bạc, đổi bạc (phố Hàng Bạc) gốc ở làng Châu Khê (huyện Bình Giang, Hải Dương). Nghề Kim Ngân (cũng ở Hàng Bạc) gốc làng Đồng Sâm (Đông Quan, Thái Bình) và làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội).

- Nghề làm mành (phố Hàng Mành) gốc ở Tam Tảo (Từ Sơn, Bắc Ninh). - Nghề nhuộm điều (Hàng Đào) gốc thợ Đan Loan (Cẩm Bình, Hải Dương).

- Nghề in mộc bản (phố Hàng Gai, Lý Quốc Sư) gốc ở làng Liễu Chàng Gia Lộc, Hải Dương).

- Nghề quạt (phố Hàng Quạt) gốc ở làng Đào Xá, Thiện Phiến (Ân Thi, Hưng Yên).

Bảng tổng hợp các ngành nghề thủ công truyền thống trong khu phố cổ hiện nay

TT Tên phố TCTTNghề Dịch vụ Nghề mới Tổng số Nghề tiêu biểu

1 Hàng Nón 19 19 42 80 Gỗ dán

2 Hàng Quạt 68 5 12 85 Đồ thờ cúng

3 Hàng Rươi 4 16 4 24 Đồ thờ cúng

4 Hàng Thiếc 32 5 21 58 Gương kính, tôn thiếc

5 Hàng Thùng 6 17 7 30 Ẩm thực

6 Hàng Tre 2 29 20 51 Ẩm thực

7 Hàng Vải 13 5 3 21 Thuốc gia truyền, hàng khô

8 Lãn Ông 53 9 23 85 Thuốc dân tộc

9 Lương Văn Can 33 14 46 93 Nhà may (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Lương Ngọc Quyến 2 24 14 40 Ẩm thực 11 Mã Mây 16 49 32 97 Nhà may, ẩm thực 12 Ngõ Gạch 5 23 19 47 Mây tre, ẩm thực 13 Ngõ Trạm 3 22 11 36 Nhà may, ẩm thực 14 Hàng Da 15 74 8 97 Mây tre 15 Hà Trung 35 51 14 100 Da bạt 16 Hàng Đồng 23 15 1 39 Sắt đồng

17 Hàng Bông 59 190 131 380 In thêu, thủ công mỹ nghệ

18 Đường Thành 8 56 17 81 May

19 Cầu Gỗ 15 84 1 100 Kim hoàn

21 Hàng Bạc 79 34 6 119 Kim hoàn, T.công mỹ nghệ 22 Hàng Bồ 8 44 4 56 Phụ liệu may 23 Hàng Đường 12 84 4 100 Mứt ô mai 24 Đào Duy Từ 8 43 4 55 Ẩm thực 25 Hàng Cá 11 30 2 43 Hàng sắt 26 Chợ Gạo 5 10 3 18 Ẩm thực 27 Chả Cá 1 57 3 61 Ẩm thực 28 Hàng Buồm 3 130 2 135 Bánh mứt kẹo

29 Hàng Chiếu 74 58 3 135 Chiếu sợi đay

30 Đinh Liệt 12 65 1 78 Phụ liệu len

31 Hàng Đào 3 122 1 126 Vàng bạc, T.công mỹ nghệ

32 Cửa Ông 4 36 17 40 May

33 Hàng Chĩnh 2 6 0 8 May

34 Cao Thắng 1 44 3 48

35 Hàng Đậu 3 54 3 60 May

36 Hàng Cân 13 55 3 71 Bìa giấy

37 Hàng Điếu 20 53 0 73 Mứt ô mai

38 Hàng Gà 9 76 4 89 Ẩm thực

39 Hàng Cót 7 60 13 80 May

40 Đồng Xuân 6 61 6 73 Thờ cúng, gốm sứ

41 Bát Đàn 6 32 4 42 May

42 Hàng Gai 65 42 6 113 Lụa tơ tằm, mỹ nghệ

43 Hàng Giấy 11 61 3 75 Sành sứ

44 Hàng Hòm 14 37 1 52 Mỹ nghệ sơn mài

45 Hàng Khoai 5 94 0 99 Sứ, thuỷ tinh

46 Hàng Lược 6 59 3 68 Gốm sứ 47 Hàng Ngang 8 72 4 84 Mỹ nghệ 48 Hàng Mã 58 41 2 101 Đồ mã thờ 49 Hàng Mắm 16 12 5 33 Trạm khắc đá, mỹ nghệ 50 Hàng Mành 10 17 11 38 Dệt may, mành trúc 51 Phùng Hưng 10 172 11 193 Dệt may, ẩm thực

52 Nguyễn Hữu Huân 21 162 22 205 Đồ gỗ gia dụng

53 Nguyễn Siêu 5 71 2 78 Dệt may

54 Tạ Hiền 9 63 1 73 Ẩm thực

55 Nguyễn Văn Tố 6 79 0 85 Dệt may

56 Trần Nhật Duật 3 100 70 173 Dệt may

57 Hàng Bút 2 7 5 14 Dệt may, gỗ mỹ nghệ

58 Nguyễn Thiện Thuật 4 46 2 52 Dệt may (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59 Thanh Hà 3 66 1 70 Dệt may

60 Tô Tịch 3 40 0 43 Gỗ mỹ nghệ

61 Hàng Muối 2 28 2 32 Dệt may

Hà Nội có tiềm năng lớn về du lịch các làng nghề. Với lịch sử cảnh quan các di tích, lễ hội, không khí hoạt động, nghề nghiệp, cùng với hình mẫu cơ sở sản xuất, công cụ, sản phẩm và thao tác của các nghệ nhân, làng nghề thực sự là một bảo tàng sống, sinh động về truyền thống của một địa phương của một vùng đất. Chính sự phát triển của làng nghề truyền thống sẽ biến làng nghề thành điểm du lịch hấp dẫn. Các sản phẩm thủ công truyền thống làm ra tại chỗ của làng nghề trở thành hàng lưu niệm quý giá, sẽ nhanh chóng tạo thành thị trường quan trọng và có hiệu quả ngay. Kinh nghiệm của Malaysia và nhiều nước Châu Á cho thấy, bằng sự phục hồi nguyên bản của làng nghề thủ công truyền thống cùng với những lễ hội dân gian của làng nghề, đã thu hút thêm hàng triệu khách du lịch. Hiện nay, ở Hà Nội, du lịch làng nghề đã thực sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhưng chúng ta chưa có sự đầu tư thoả đáng và đúng cách nên chưa khai thác được khả năng tiềm tàng này.

Việc duy trì và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội nói chung và trong khu vực Phố Cổ Hà Nội nói riêng đang đứng trước một thực trạng khá cấp bách. Một số nghề còn tồn tại được là do sự nhanh nhậy bắt kịp thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe. Một số nghề còn lại đang dần bị mất đi và đã mai một hoàn toàn do không còn đáp ứng được tới nhu cầu hiện đại. Với thực trạng này, cần thiết có sự quan tâm của Nhà nước, UBND Thành phố cũng như có những chính sách phù hợp cho việc duy trì nghề truyền thống để vừa có thể bảo tồn lại vừa phát triển.

2.2.2.4. Tham quan Phố Cổ Hà Nội

Không thể hình dung được một cách đầy đủ và sâu sắc các di tích tổ nghề, di tích tín ngưỡng, di tích lịch sử, hoạt động cách mạng của Đảng tại Hà Nội trong suốt thời kỳ chống Pháp. Mối quan hệ giữa di tích cổ truyền và di tích cách mạng kháng chiến có thể hiểu là mối quan hệ biện chứng, tất yếu giữa truyền thống và hiện đại. Nếu như các di tích cổ truyền đã góp phần làm

nên sự cổ kính và linh thiêng của mảnh đất rồng thiêng ngàn năm nay, thì những di tích cách mạng kháng chiến lại một lần nữa chứng minh lợi thế của khu vực Hoàn Kiếm không chỉ về kinh tế công thương dịch vụ, mà còn lợi thế cả về quân sự và chính trị. Sự hội tụ của các di tích tổ nghề truyền thống và di tích cách mạng nhiều nhất ở quận Hoàn Kiếm đã phản ánh sinh động, đầy đủ các lợi thế đó. Sự song tồn của hai loại hình di tích cổ truyền và cách mạng kháng chiến đã cho thấy sự tôn đẩy lẫn nhau giữa chúng, tạo nên tính tiếp nối, liên tục, tính hệ thống của di tích quận Hoàn Kiếm, hình thành một diện mạo văn hoá đan xen giữa truyền thống và hiện đại, phong phú và đa dạng cả về nội dung và hình thức.

Ở nội thành, có hai tên quận gắn với hai tên hồ, đó là quận Hoàn Kiếm gắn với tên hồ Hoàn Kiếm, và Hồ Tây gắn với tên quận Tây Hồ. Nếu như nói quận Hoàn Kiếm là vùng đất cổ kính có ưu thế về công thương dịch vụ lâu đời, thì quận Tây Hồ đang có ưu thế về phát triển hiện đại. Hai quận có hai hồ nước đều là phần để lại của sông Hồng chính là hai "bảo tàng nước" tạo nên một chu trình du lịch hấp dẫn và khép kín. Tham quan các di tích quận Hoàn Kiếm không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh Hồ Gươm, Tháp Rùa mà còn có thể nghiên cứu cấu trúc của Hoàng thành thời Lê mà dấu vết cửa phía Đông của Hoàng Thành vẫn còn ở một số di tích. Cùng với công việc tham quan các di tích, lịch sử, di tích thờ tổ nghề thủ công truyền thống, phố xưa nhà cổ còn có thể tham quan nghiên cứu các di tích cách mạng kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh. Như vậy hệ thống di tích quận Hoàn Kiếm đáp ứng được cả hai nhu cầu di tích lịch sử sinh thái và du lịch nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 57 - 63)