Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 78 - 82)

Vẻ đẹp của phố Cổ được tạo nên phần lớn bởi những ngôi nhà Cổ với "mái ngói liêu xiêu" và các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cổ. Đó là linh hồn của "quá khứ" vẫn tồn tại với thân xác hiện tại là kí ức của một thời. Nhưng làm sao để giữ được những "linh hồn" đó thật không phải chuyện đơn giản. Sự năng động của con người cần được huy động để làm sống lại những giá trị lịch sử, cái vỏ kiến trúc và ngăn sự lụi tàn của nó. Hơn thế nữa, việc bảo lưu các di sản kiến trúc chính là bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Vì thế, việc bảo tồn, trùng tu cần được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.

Công tác trùng tu và bảo tồn yêu cầu rất khắt khe, phải chính xác nguyên gốc của di tích, giữ được tính chất biểu trưng cho giá trị lịch sử và nghệ thuật, tạo mức độ tin cậy về nguồn tư liệu cho thế hệ sau. Những ngôi nhà cổ

thường là những ngôi nhà gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân thường ngày với cấu trúc ngôi nhà cổ.

Trên thế giới hiện nay, việc bảo tồn các nhà cổ, bảo tồn kiến trúc cổ là một vấn đề hết sức được coi trọng. Đối với những quốc gia có định hướng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của các khu phố cổ thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao không mất đi không gian kiến trúc cổ. Các kiến trúc sư Thụy Sỹ đã thành công trong việc giữ gìn, tôn tạo, phục chế các chi tiết giá trị đã cũ hoặc đổ nát của các công trình đã xây dựng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XV ở trung tâm thành phố. Đồng thời phục hồi lối sống và hoạt động của các xưởng thủ công truyền thống và phát triển thêm các xưởng mới và dịch vụ phục vụ. Điều này đã giữ gìn được giá trị, sự hài hoà của quần thể kiến trúc nhà ở thời kỳ Trung cổ, thể hiện tính thống nhất giữa lối sống và môi trường, tạo ra nét độc đáo lôi cuốn khách du lịch đến khu vực này.

Ở thủ đô Paris, trong các khu phố cổ, để giữ gìn môi trường kiến trúc ngoài việc bảo tồn cấu trúc quy hoạch kiến trúc của toàn khu phố cổ còn giữ gìn và tích tụ phong cách kiến trúc của các thời kỳ khác nhau đối với một công trình cụ thể.

Còn ở Italia, người ta lại chọn biện pháp "xen cấy các công trình trong các khu phố cổ" việc cải tạo và xen cấy các công trình mới cho phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh trong các khu phố cổ luôn là một vấn đề làm đau đầu các kiến trúc sư. Các ngôi nhà cổ của tư nhân đã xuống cấp được trùng tu, gia tăng độ bền vững của công trình, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường. Song song với đó, xu hướng ngày ngay việc xen cấy các công trình mới trong các khu đô thị ở Italia là không copy, bắt chước y nguyên theo các công trình cổ đã có, mà họ cố gắng phản chiếu lại các đặc tính quý giá nhưng mang tinh thần của thời đại ngày nay, tôn trọng từng đặc thù của môi trường xung quanh. Chính vì thế đã tạo nên một sự cân

bằng cho phát triển đô thị bền vững, nhưng không làm tổn thương các giá trị nghệ thuật và tinh thần của khu phố cổ trong thành phần.

Ở nước ta, phong trào bảo vệ tôn tạo phố cổ Hà Nội đã được khởi xướng khá rầm rộ từ cuối những năm 80 nhưng đã có rất nhiều dự án, đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với những phương hướng khác nhau thậm chí là trái ngược nhau. Trong số đó có 10 dự án nghiên cứu, gần 20 cuộc hội nghị khoa học và hàng năm bài báo viết về đề tài này, được tóm tắt thành 3 hướng chính sau:

1. Hướng bảo tồn hoàn toàn: Xu hướng này đánh giá cao giá trị văn hoá, kiến trúc - lịch sử của toàn bộ khu phố cổ để đề xuất bảo tồn toàn bộ, đồng thời chỉ hiện đại trang thiết bị cục bộ cho điều kiện ở, không giải quyết vấn đề mật độ cũng như hệ thống kỹ thuật phục vụ đời sống. Điều này có nghĩa là "Bảo tàng hoá", "đúc khuôn hiện trạng" về quy mô và không gian kiến trúc, thiếu vắng sự sống mới, sự phát triển và hoàn thiện lối sống mới, duy trì một cuộc sống thường nhật.

2. Hướng cải tạo từng phần: Đề xuất bảo tàng bộ mặt một vài chục phố chính có ý nghĩa văn hoá thương mại và khả năng lôi cuốn khách du lịch như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm... Những đường phố còn lại và các khu nhà phía sau các đường phố chính có thể tiến hành cải tạo xây dựng hoặc trang bị kỹ thuật với quy mô và tầng cao như hiện trạng trung bình của toàn khu. Giữ gìn không gian kiến trúc của các đường phố như không gian tuyến và đồng nhất.

3. Hướng xen cấy xây dựng mới: Theo xu hướng này, nên phá toàn bộ phần cũ nát phía trong các ô phố để xây dựng các đường phố mới những dãy nhà 2-3 tầng có kiểu kiến trúc "già cổ" nhưng bên trong trang bị kỹ thuật hiện đại. Sau đó phân phối cho thuê hoặc bán để thu hồi vốn, tiếp tục thực hiện ở các ô phố còn lại. Như vậy, trong khu phố cổ sẽ xuất hiện nhiều đường mới và dẫn đến phá huỷ không chỉ cấu trúc quy hoạch của khu bảo tồn này mà còn

mất đi những di tích của kiểu "nhà ống" truyền thống với các phố nhà và sân trong xen kẽ.

Những phương hướng bảo tồn phố cổ Hà Nội đều nhằm mục đích gìn giữ hoặc bảo đảm cuộc sống của một khu vực có mật độ dân cư cao nhất Hà Nội. Nhưng mỗi hướng độc lập ở trên đều chưa thể tiếp nhận trên thực tế, bởi nhiều tình huống chỉ giải quyết được một vấn đề và kéo theo những mất mát về giá trị văn hoá và vật chất nhất định. Đồng thời, chưa bám sát tinh thần về bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội - "giữ gìn cho được phong cách" và tâm hồn đặc hữu của khu phố Cổ, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về môi trường sinh sống của đô thị hiện đại.

Nội dung cốt lõi của những đề xuất bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới trong khu phố Cổ là vừa dung hoà được nơi làm năm sinh sống lẫn cảnh quan bởi "phố cổ, nhà cổ Hà Nội chỉ thực sự "sống", thực sự có giá trị khi có những người dân sinh sống. Phố cổ Hà Nội là nơi ở, giao tiếp, buôn bán của những nhân dân theo những phong tập quán cổ truyền dân tộc".

Nhưng phải làm thế nào để những "giá trị văn hoá dân tộc", di sản mà chúng ta được chiêm bái hôm nay phải giữ được nét cổ kính màu thời gian tạo ra. Đã là vật chứng lịch sử thì không thể tuỳ tiện thêm, bớt. Vừa qua, đã có một đề tài nghiên cứu, cải tạo 11 ô phố cổ Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Bá Đang làm chủ trì được triển khai ứng dụng. Theo đề tài này thì trước tiên sẽ thực hiện biện pháp cải tạo, bảo tồn và có các giải pháp kiến trúc cho từng biển số nhà trên quan điểm bảo tồn, tôn tạo phong cách kiến trúc cổ và nâng cao chất lượng điều kiện sống cho người dân.

Và dứng dụng đầu tiên của đề tài này đã được thí điểm cho ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, và tiếp theo đó là ngôi nhà số 38 Hàng Đào. Ngôi nhà này được tu sửa và cải tạo trong khuôn khổ hợp tác Pháp - Việt về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị với kinh phí dự án là 153 triệu francs Pháp. Ngôi nhà này được tôn tạo theo đúng kiến trúc nhà ở "hình ống" truyền thống, có hai sân trong để lấy

khí trời, mái ngói mũi hàn và tạo môi trường bằng các chậu cảnh và đã được khánh thành ngày 27 tháng 10 năm 1999. Ngôi nhà này đã đánh dấu sự thành công bước đầu của những người làm công tác quản lý và bảo tồn phố cổ Hà Nội.

Hy vọng rằng sau 2 ngôi nhà này, các nhà kiến trúc sư và ban quản lý phố cổ để tìm ra được những biện pháp để bảo tồn phố cổ Hà Nội trên diện tích rộng.

Sẽ thật là thiếu sót nếu công tác bảo tồn cảnh quan và kiến trúc khu phố cổ không được gắn liền với việc cải tạo và tu sửa tại những điều kiện cơ sở hạ tầng. Bởi vì đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thực hiện phát triển tại một điểm du lịch. Phải làm sao để di tích được bảo tồn, tránh xuống cấp và vẫn giữ được vẻ thân thuộc từ ngàn xưa mà ông cha ta đã để lại. Đừng để "bầu không khí của Hà Nội sẽ mất đi như đã xảy ra đối với nhiều thủ đô khác khu vực Đông Nam Á".

Một phần của tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w