Phát triển du lịch khu phố cổ Hà Nội: Gói lịch sử và văn hóa

MỤC LỤC

Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính

    Sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ vào mùa thu năm Canh Tuất 1010 được xem là một bước tiến quan trọng trong lịch sử dân tộc, mở đầu giai đoạn xây dựng đất nước trên quy mô lớn, phục hồi dân tộc và phục hưng văn hóa dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Dân cư nơi đây sinh sống làm nghề thủ công truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm nghề thủ công truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm gốm sứ, làm giấy, đồ trang sức mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, làm mộc … Bên cạnh đó là những xưởng thợ thủ công tập trung của Nhà nước phong kiến như xưởng đỳc tiền, đúng thuyền, làm vũ khớ, xe điệu, vừng lọng của vua qua….

    Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội 1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường

    Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội 1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV

    Vị thế thuận lợi của Thăng Long đã khiến chốn Kinh Kỳ trở thành trung tâm hấp dẫn đối với địa phương xung quanh, đặc biệt là làng thủ công nghiệp và các vùng phụ cận, đã dẫn một luồng chuyển dịch lớn về hàng hóa, kéo theo nhiều đợt di động xã hội đến Thăng Long. Đô thị lúc này bị nông thôn hóa một bộ phận, nhưng phần "thị" của đô thị vẫn được duy trì và phát triển: "mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi cho rằng nó vẫn là thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, sự lịch thiệp và học vấn.

    Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội 1. Giá trị lịch sử văn hóa

    Có lẻ bất cứ ai trong khách du lịch, khi đặt chân vào những dãy phố này đều có thể thốt lên, thán phục về một tổng thể kiến trúc đẹp đẽ, độc đáo với khối không gian nhỏ bé, các hình thức kiến trúc mặt đứng các tuyến phố, các ngôi nhà đặc biệt với lớp mái ngói "lô xô" cùng các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam tạo nên một tổng thể cản quan kiến trúc của một đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi văn hóa của người Việt. Đú là mạng lưới đường phố, ngừ nhỏ cú hỡnh thỏi tự nhiờn, cỏch chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ gây cho con người một cảm giác vừa sôi động vừa như náo nhiệt của trung tâm thương mại khổng lồ, vừa như sa vào không gian tĩnh lặng cổ kính được thể hiện qua những đầu đao, mái ngói.

    Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ Hà Nội 1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ

    Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế

    Điển hình của loại di tích này là nhà thờ họ Lê (55 ngừ Phất Lộc). Loại 2: có kiến trúc nhỏ gồm một nếp nhà ngàn và phần hậu cung nhô ra ở phía sau thành mặt bừng chữ đinh đó là kiến trúc nhà thờ họ Trịnh ở 144 Hàng Bạc. Trong khu phố cổ Hà Nội duy nhất còn lại một cửa ô của thành Thăng Long xưa đó là Ô Quan Chưởng. Lịch sử: Ô Quan Chưởng hiện nay thuộc phường Đồng Xuân - Hàng Buồm đây là một ô cửa mở qua tường thành phía Đông của toà thành đất, vòng giữa bao bọc khu đông dân của kinh thành Thăng Long xưa. Của Ô được xây dựng : mặt chính diện nhìn ra đê sông Hồng. Trước đây luồng chính của nước sông Hồng chảy về phía bên Hà Nội, chứ không vát về phía Gi Lâm như ngày nay. Do vậy trước Cửa Ô và dọc đường Trần Nhật Duật trước kia là một cảng sông nhộn nhịp, nơi tụ hội của các thuyền bè và tàu thuỷ để bốc dỡ vào kinh thành để buôn bán. Của Ô Quan Chưởng thời đó là kiểm sát thu thuế của các quan lại thời phong kiến. Trong dấu ấn khắc nổi của triều đình, ghi lệnh cấm người gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại. Tên gọi của Cửa Ô Quan Chưởng cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhiều nguồn tư liệu ghi nhận, sách đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá cho viết tên gọi của Ô Quan Chưởng có nhiều cách giải thích:. 1) Vào cuối đời Lê có một viên quan chưởng ẩn về hưu lập dinh cơ ở cạnh ô do đó mà thành tên. 2) Vào đời Nguyễn có một chức quan Chưởng Cơ kiểm soát cửa ô này, phàm thuyền bè ghé vào quanh đây đều phải trình giấy tờ ở viên quan ấy vì vậy thành tên. 3) Hồi giặc Pháp hạ thành lần thứ nhất (1873) có một viên quan họ Chưởng Vệ đã hi sinh ở đây để tưởng nhớ nhân dân quen gọi cửa ô này là cửa Ô Quan Chưởng. Hệ thống di tích cách mạng kháng chiến nêu trên đã chứng kiến, đồng thời là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời những năm thành lập Đảng: nơi phôi sinh ra bản Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng, nơi tổ chức cách mạng đầu tiên ra đời, nơi ra đời của những tờ báo đầu tiên của Đảng, nơi Đảng ta chỉ đạo việc vận dụng những hình thức đấu tranh cách mạng trong suốt thời kỳ dài lịch sử cách mạng dân tộc, phù hợp với tình hình của từng thời điểm.

    Bảng tổng hợp tình hình di tích trong khu phố cổ - 2001
    Bảng tổng hợp tình hình di tích trong khu phố cổ - 2001

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ

    NỘI

    Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội

      Để thực hiện tốt điều này, đối với Phố Cổ Hà Nội, chúng ta cần phải tìm kiếm những giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa một mặt là nhu cầu phải giữ toàn bộ những giá trị của khu phố Cổ (lịch sử, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc, dân tộc học.. phục vụ du lịch), mặt khác là phải cải tạo để đảm bảo điều kiện sống bên trong của mỗi ngôi nhà của người dân phố Cổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi chấp nhận những xu thế văn hoá đương đại, hoà nhập vào dòng chảy của văn hoá toàn cầu, khu phố cổ Hà Nội phải vẫn không đánh mất đi bản sắc văn hoá độc đáo của mình, tạo nên được một "sự hồn dung nhuần nhuyễn những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, cổ truyền và hiện đại".

      Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội

      Còn với mặt sau phố Cổ, là một tiềm năng lớn để phát triển thành một khu phố du lịch có tính văn hoá cao, có đầy đủ các nhà hàng dân tộc, khách sạn, có các nhà hàng lưu niệm, phòng triển lãm trưng bày tranh phố cổ xưa, các nơi vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật ngoài trời,. Nên thường xuyên tổ chức những cuộc thi, những buổi biểu diễn dành cho những người tác tạo nên các sản phẩm văn hoá cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, các sản phẩm thủ công truyền thống, những "nghệ nhân có bàn tay vàng" để họ có cơ hội thể hiện tài năng đồng thời tạo ra thu nhập;.

      Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch

      - Tích cực tham gia các hoạt động liên hoan, hội chợ du lịch của các địa phương như: liên hoan du lịch hướng về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức; lễ hội năm du lịch Quảng Nam; liên hoan du lịch 13 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại An Giang; festival biển tại Bà Rịa, liên hoan du lịch Nghệ An; Tham gia Triển lãm du lịch Quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; Tuần lễ văn hoá. - Phối hợp với văn phòng dại diện hàng không Việt Nam và văn phòng đại diện Thương mại Hà Nội tại Tokyo (Nhật Bản) và nhiều thành phố khác nữa trên thế giới để cung cấp thông tin tư liệu du lịch phục vụ các hoạt động quảng bá xúc tiến tại Nhật Bản và một số thị trường trọng điểm như: Mỹ, Châu Âu.

      Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao

      Triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên chức ngành du lịch thủ đô, lãnh đạo, cán bộ phòng kinh tế các Quận, HUyện về quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch và các nghiệp vụ du lịch và quản lý du lịch, marketing khách sạn. Tạo điều kiện cho cán bộ của sở Du lịch Hà Nội tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước: Học tạp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các khoá nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ ở Hàn Quốc, tham gia các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore và dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực EU của tổng cục du lịch tổ chức.

      Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch

      Phối hợp với tổng cục Du lịch triển khai khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ (quản lý, lễ tân, buồng bàn, bar, bếp bảo vệ) cho cán bộ CNV của các cơ sở lưu trú. - Dự án xấy dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn với tổng mức đầu tư 98,212 tỷ đồng, dự kiến công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đầu năm 2007.

      Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ

      Trong đó bao gồm con người, các hoạt động sinh hoạt, những giá trị truyền thống, các công sở, nhà cửa, quầy hàng, xưởng sản xuất… Đối với nhiều người, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể ít quan trọng hơn của hồn của nó, hay là những cái tiếp nối liên tục của các giá trị truyền thống. Về văn hoá: dùng vốn ngân sách để duy trì, phát triển một không gian sinh hoạt truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong khu phố cổ, nhằm tạo được một cảnh quan có lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô hướng nó đi vào quỹ đạo của văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc.