Xuất phát từ thực tiễn tổ chức, quản lý và hoạt động của các TCT Nhà nước nói chung và TCT Bến Thành nói riêng; dựa trên những chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi các TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con; để mô hình công ty mẹ công ty con vận hành có hiệu quả cần có những nổ lực từ phía Sunimex và sự điều chỉnh cơ chế chính sách của Nhà nước.
3.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY BẾN THÀNH
Từ phân tích các mặt còn tồn tại ở chương II, các giải pháp chủ yếu đưa ra theo hướng: xây dựng chiến lược của TCT; về vấn đề CPH thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để tăng nguồn vốn cho TCT; tăng cường các mối liên kết kinh tế trong nội bộ TCT; phát triển dịch vụ thương mại qua đó tạo thêm những liên kết mới ngoài TCT; đào tạo nguồn nhân lực.
3.1.1 Xây dựng chiến lược tổng công ty
Chiến lược của doanh nghiệp định rõ phương thức hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai; xác định các thị trường mục tiêu trong năm tới và các lợi thế cạnh tranh mà công ty cần xây dựng và duy trì. Xây dựng chiến lược là nhiệm vụ trung tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu không có chiến lược thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được.
Vì vậy ngay từ bây giờ, TCT cần phải tập trung trí tuệ và phương tiện để xây dựng chiến lược, với những tính toán có căn cứ và phát huy kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo TCT, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia kinh tế. Cần xác định ngành hàng, mặt hàng chiến lược, có sự liên kết phối hợp giữa các công ty con, công ty liên kết. Tạo điều kiện cho mọi người từ lãnh đạo đến người lao động trong TCT cùng có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược. Phải dự kiến các mục tiêu cơ bản và dự kiến một số giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó, nhằm tạo cơ sở bước đầu cho các chuyên gia thực hiện tính toán, phân tích các mục tiêu và giải pháp cụ thể hơn. Cần rà soát lại nguồn lực bên trong, thu thập thông tin từ bên ngoài có liên quan đến việc
xây dựng chiến lược của TCT. Thông tin chính xác là điều kiện vô cùng quan trọng để xác định mục tiêu và tính toán giải pháp trong quá trình xây dựng chiến lược của TCT.
3.1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp và tăng lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài khi cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên ngoài khi cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên
Muốn trở thành công ty mẹ, TCT phải có vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác hình thành những công ty con, công ty liên kết của mình. Khi thành lập, vốn của TCT được hình thành từ việc tổng hợp vốn được Nhà nước đã giao cho các DNTV, chứ không phải là vốn do TCT đầu tư cho các DNTV và hiện số vốn đó đang nằm tại các DNTV. Để biến vốn của các DNTV thành vốn đầu tư của TCT vào các DNTV (sẽ trở thành công ty con, công ty liên kết sau này) thì phải tiến hành CPH các DNTV. Tùy vào chiến lược kinh doanh của TCT,ø tầm quan trọng của từng DNTV mà TCT (công ty mẹ) quyết định giữ cổ phần hay vốn góp chi phối khi tiến hành CPH. Công ty mẹ sử dụng vốn từ CPH các DNTV để đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác hình thành nên các công ty con, công ty liên kết mới.
Cổ phần hóa DNNN nhằm đa dạng hóa sở hữu DNNN, chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang đa sở hữu. Việc đa dạng hóa sở hữu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau từ bên ngoài để tăng sức mạnh tài chính, phục vụ việc đầu tư phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Nó giải quyết được vấn đề sở hữu trong DNNN gây ra những yếu kém trong tổ chức quản lý và hoạt động SXKDø. CPH chấp nhận sự dung hòa của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong doanh nghiệp.
Hiện nay CPH đang được triển khai để chuyển đổi mô hình hoạt động của các TCT, công ty Nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con. Tuy nhiên, thời gian qua việc thực hiện CPH các DNTV còn một số điểm cần phải được cải tiến, đó là: chưa đưa giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp được CPH làm giảm giá trị thực của doanh nghiệp; số lượng cổ phần bán ra bên ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp nên chưa đạt mục tiêu đã đề ra: đa dạng hóa sở hữu DNNN, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
3.1.2.1 Giá trị thương hiệu phải được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi tiếnhành CPH tiếnhành CPH
Để xây dựng được thương hiệu, để một thương hiệu đi vào lòng người tiêu dùng thì cần một thời gian nhất định (đối với các DNTV của TCT hầu hết trên mười năm hoạt động) chứ không thể tự nhiên mà có được. Trong khoảng
thời gian đó Nhà nước đã đầu tư nguồn lực không nhỏ vào doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng đã nổ lực để tạo và củng cố thương hiệu. Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp tiếp tục hưởng lợi từ các giá trị mà thương hiệu này tạo ra trên thị trường (thị phần, khách hàng truyền thống...).Việc không tính đến giá trị thương hiệu khi định giá của các doanh nghiệp CPH đã làm giảm giá trị doanh nghiệp so với giá trị thực của nó. Điều này làm giảm số vốn thu về từ các đơn vị CPH của TCT, tạo ra khoản thất thu không nhỏ cho ngân sách; mặt khác đó là một trong những nguyên nhân tạo ra động cơ CPH khép kín của nhà quản lý.
Do đó giá trị thương hiệu phải được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi CPH, thậm chí khi đem vốn góp liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu là tài sản vô hình không thể cân đong đo đếm như tài sản hữu hình, nên cần nghiên cứu phương pháp cụ thể, thống nhất để xác định giá thương hiệu một cách hợp lý.
3.1.2.2 Tăng lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài
Hiện nay các đơn vị đã CPH ở TCT Bến Thành lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài chỉ đạt từ 8-10%, lượng cổ phần Nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao ở những ngành nghề không cần chi phối (trên 51%). Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Sunimex mà còn ở một số công ty CPH khác, theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, tại các DNNN cổ phần hóa chỉ có 8% cổ phần do cổ đông bên ngoài3; cổ phần nhà nước ở công ty Vinamilk chiếm 80%; nhựa Bình Minh (65%); gas Petrolimex (70%).4.. Mặt khác còn có tâm lý CPH khép kín, không muốn các nhà đầu tư bên ngoài tham gia do sợ phải thay đổi vị trí lãnh đạo, chia sẻ quyền lực sau khi CPH. Thực tế tại các công ty đã CPH, hầu hết đều giữ lại bộ máy lãnh đạo cũ mà không có sự thay đổi đáng kể ở các vị trí chủ chốt.
Với tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài quá thấp sẽ không thu hút được các nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chiến lược (là những người có vốn, công nghệ, trình độ quản lý, thị trường...). Chính họ sẽ góp phần thay đổi được phương thức quản trị doanh nghiệp và phương thức kinh doanh; có thể duy trì hoặc tạo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; quyết định sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Bởi nếu góp vốn mua cổ phần vào một doanh nghiệp với tỷ lệ vốn thấp như hiện nay, các cổ đông bên ngoài thực ra chỉ có quyền nhận cổ tức, do cổ đông nhà nước với số cổ phần nắm giữ lớn nhất hầu như có toàn quyền định đoạt mọi vấn đề trong đại hội cổ đông (theo Luật Doanh nghiệp). Mặt khác do