TỔNG CÔNG TY BẾN THÀNH VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON
2.5.3.3 Về cơ chế tài chính
Theo mô hình cũ thì:
- TCT nhận vốn và tài sản Nhà nước giao để giao xuống cho các DNTV, nhưng điều đó chỉ mang tính hình thức, vì thực tế phần vốn ấy đang do chính các DNTV đang quản lý và sử dụng. Cho nên mặc dù trên sổ sách vốn TCT cũng khá lớn, nhưng lại phân tán ở các DNTV, khi cần có nhu cầu về vốn để đầu tư các dự án lớn, TCT không thể tập trung nguồn vốn được mà phải đi vay. Mặt khác giao vốn cho các DNTV nhưng TCT không phải là chủ sở hữu và
không được hưởng đầy đủ quyền của người đầu tư vốn đối với DNTV, do đó không có điều kiện để tích tụ vốn.
- TCT có quyền điều hòa các nguồn tài chính, kể cả ngoại tệ, giữa các DNTV nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong toàn TCT. Điều này làm cho DNTV có thể mất cân đối về ngoại hối, dẫn đến những hậu quả rủi ro do tỷ giá mang lại, ảnh hưởng đến nợ nần, quan hệ thanh toán quốc tế của các DNTV.
- Các DNTV phải trích quỹ KHCB và lợi nhuận sau thuế để thành lập các quỹ tập trung của TCT dùng vào mục đích tái đầu tư, thực hiện các dự án ở các DVTV. Nhưng trên thực tế thì các quỹ này không đủ mạnh để TCT hỗ trợ các DNTV khi cần thiết.
Theo mô hình mới:
- Cơ chế cấp phát giao nhận vốn sẽ chuyển sang đầu tư vốn trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chuyển hoạt động từ chi phối mệnh lệnh hành chính sang chi phối về vốn, thị trường, công nghệ. Mục tiêu tách bạch về vốn nhằm tạo cơ sở kinh tế phân chia lợi ích và phân định quyền hạn giữa TCT và công ty con, doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ. Quyền hạn, lợi ích, trách nhiệm của TCT (công ty mẹ) đối với công ty có cổ phần vốn góp của TCT là quyền hạn, lợi ích trách nhiệm của chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
Khi thực hiện cơ chế công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và thu lợi nhuận từ phần đầu tư vốn này đã xóa bỏ cơ chế xin - cho giữa các DNTV và TCT. Việc thu lợi nhuận, cổ tức sau mỗi năm hoạt động từ các công ty con tương ứng với số vốn mà công ty mẹ đã góp, sẽ làm cho quá trình tích tụ và tập trung vốn được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn khắc phục tình trạng phân tán vốn hiện nay.
Về khấu hao cơ bản
Ở mô hình cũ , TCT phải trích khấu hao theo quy định của Chính phủ. Còn theo mô hình mới, TCT có thể tự quyết định mức khấu hao để thu hồi vốn nhanh (nhưng không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do chính phủ quy định).
Với cách trích lập khấu hao nhanh giúp TCT có đủ vốn đẩy nhanh đổi mới máy móc trang thiết bị trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
Về Báo cáo tài chính :
Trước đây, HĐQT ban hành quy chế tài chính áp dụng cho toàn TCT
theo quy chế tài chính của TCT Nhà nước do Bộ Tài chính hướng dẫn. Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của TCT là con số cộng của các DNTV và văn
phòng TCT mà không loại trừ các giao dịch nội bộ; do đó đã không phản ánh thực tế kết quả hoạt động kinh doanh toàn TCT.
Theo mô hình mới, công ty mẹ và công ty con đều có quy chế tài chính
riêng, phù hợp với hình thức sở hữu. Báo cáo tài chính của công ty mẹ chỉ phản ánh hoạt động kinh doanh tại công ty mẹ, vốn, tài sản của công ty mẹ và phần vốn đầu tư vào công ty con, không bao gồm tài sản và kết quả hoạt động của công ty con.
Họat động theo mô hình mới Sunimex có khả năng quản lý tập trung, có quyền sử dụng, định đoạt và phân bổ phần vốn của toàn TCT. Đây cũng là cơ sở để TCT tạo lập quan hệ liên kết, ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi, thể hiện mối quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư trên cơ sở đầu tư vốn, thay vì hình thức giao vốn.
Như vậy bằng cơ chế đầu tư vốn đã khắc phục được những nhược điểm của cơ chế giao vốn, vừa tập trung quản lý thống nhất nguồn vốn TCT, vừa tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn thông qua đa dạng hóa sở hữu và thu lợi nhuận từ các công ty con theo tỷ lệ góp vốn, đồng thời công ty mẹ chi phối được các công ty con mà không can thiệp quá sâu vào hoạt động SXKD, đảm bảo tính tự chủ của các công ty con.
Bảng tóm tắt những điểm khác biệt giữa hai mô hình hoạt động
Các tiêu
chí Theo mô hình cũ (TCT 90) Theo mô hình mới (công ty mẹ-con) Kỳ vọng