1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thuyết minh cho đề án THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

46 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 25,49 MB

Nội dung

CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIAO THÔNG TRONG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ Hệ thống giao thông Khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại các vấn đề cần giải quyết như sau: 1 Giảm lưu lượng giao thông qua

Trang 1

Báo cáo thuyết minh cho đề án

Trang 3

00 Giới thiệu 1

1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại quan trọng và là một thành phố năng động nhất Việt Nam Đặc biệt, khu trung tâm hiện hữu mở rộng của thành phố đang chịu những sức ép quy hoạch phát triển rất lớn Tuy nhiên, khu trung tâm hiện hữu lại có cấu trúc

và chức năng đô thị hóa quá ngắn để có thể trở thành hạt nhân của một siêu đô thị thương mại và dịch vụ tiên tiến

Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thì bản thân thành phố và trung tâm của nó cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sống, hoạt động đô thị, đầu tư, tái thiết, v.v Vì thế, thành phố phải chuyển đổi để chẳng những đảm bảo đời sống thường nhật tiện lợi cho người dân mà còn thu hút được nhiều doanh nghiệp

và con người trên khắp thế giới

Mặt khác, sự hấp dẫn của di sản văn hóa lịch sử của thành phố cần phải được nhấn mạnh như một trong những nhân tố quan trọng nhất để đưa vào nghiên cứu tầm nhìn thành phố tương lai Điều này không có nghĩa rằng sự chuyển đổi sắp tới của thành phố sẽ là xây mới một đô thị thật đẹp và đầy chức năng nằm đơn lẻ ngoài sa mạc Thành phố nên tăng cường hơn nữa sự hấp dẫn này bằng cách hài hòa những kiến trúc lịch sử có trước và trong thời Pháp thuộc

Hiện trạng nói trên cho thấy cần nhanh chóng điều chỉnh lại Quy hoạch chi tiết ít nhất là của khu trung tâm hiện hữu mở rộng để nó trở thành một phần bổ sung của Quy hoạch tổng thể thành phố

2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

Ước tính thành phố HCM sẽ có khoảng 10 triệu người vào năm 2025 Dưới cấu trúc đô thị như hiện nay, điều kiện sống sẽ bị suy giảm và giao thông sẽ bị tê liệt do gia tăng dân số và hoạt động đô thị Ngoài ra, cảnh quan đô thị của thành phố, trước kia đã từng được ca ngợi

là “Hòn ngọc viễn Đông”, đang dần bị suy giảm do xây dựng tràn lan

Chất lượng của các hoạt động đô thị sẽ thay đổi qua sự gia nhập WTO Khối dịch vụ tiên tiến sẽ đòi hỏi sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và chức năng đô thị phải được chuyển đổi hay tăng cường theo điều kiện kinh tế - xã hội

Từ sau chính sách Đổi Mới, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và của thành phố HCM đã thay đổi đáng kể, điều này giúp đẩy mạnh mức thu nhập của người dân Hiện trạng này hy vọng

sẽ được tiếp tục và tăng dần qua việc nghiên cứu xu hướng phát triển hiện hành Sự thay đổi này sẽ tác động đến nhu cầu hay phong cách sống của con người, và kéo theo nhu cầu nhiều hơn về tiện nghi, chẳng hạn như chỗ đậu xe lớn hơn hoặc môi trường sống tốt hơn

Thực ra, sự phát triển thiếu kiểm soát đã đem lại nhiều vấn đề đô thị, trong đó có dịch vụ đô thị hạn chế và sự thoái hóa cảnh quan hay tiện nghi sống Phải xác định rõ nguyên tắc quy hoạch

đô thị kể từ bây giờ để có thể kết hợp nhiều yếu tố từ hạ tầng cho đến cảnh quan một cách toàn diện Việc phát triển thiếu kiểm soát cần phải được tiến hành điều chỉnh có cân nhắc trên sự cân bằng giữa hạn chế và phát triển

01 Urban Design Concept (2/2)

Trang 4

01 Quan điểm thiết kế dô thị 2

1 QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

“Hòn ngọc Viễn Đông

Tỏa sáng cùng Bản sắc,Tiện nghi và Sinh thái

[Ý kiến]

Thành phố Hồ Chí Minh và khu trung tâm hiện hữu mở rộng có những tiềm năng rất lớn để

phát triển hoạt động đô thị, dựa trên hiện thực lịch sử (Hòn ngọc viễn Đông) là một trung

tâm kinh tế của bán đảo Đông dương

Những tiềm năng nói trên, từ nguồn lực con người và kinh tế cho đến di sản văn hóa lịch sử, có thể được

phân loại chủ yếu thành Bản sắc, Tiện nghi và Sinh thái

Nên duy trì và nâng cao Bản sắc bằng việc tuân thủ trình tự ưu tiên và cân nhắc cẩn trọng để tạo ra một

thành phố đầy nội lực và đa dạng hóa trên nền tảng những di sản vô giá đang có

Đảm bảo Tiện nghi sống và sinh hoạt cao cấp cho người dân và du khách theo tiêu chuẩn những siêu đô thị

tiêu biểu trên thế giới

Trong vấn đề phát triển đô thị, cần nghiên cứu Sinh thái ở các mặt như sức khỏe, môi trường an toàn, hài

hòa với tự nhiên, bảo tồn cây xanh và mặt nước

Quan điểm thiết kế đô thị hướng tới khôi phục và đánh bóng lại vị thế trung tâm trước kia, một Hòn ngọc

Viễn Đông ở Bán đảo Đông Dương, bằng cách tận dụng hoặc đẩy mạnh phát triển những tiềm năng này

2 PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN HIỆN THỰC HÓA QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Trong quá trình thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu mở rộng thành phố Hồ Chí Minh để xứng tầm với các

siêu đô thị trên thế giới, phải bổ sung thêm nhiều quan điểm mới cần thiết để có thể khắc phục những

những thách thức đang có của kỷ nguyên mới nhằm tăng cường hoặc đẩy mạnh tiềm năng hiện tại

Cần được bố trí tiềm năng và nguồn lực mới về các mặt Công năng, Cảnh quan và Người dân/Du khách

Công năng

- Tạo không gian có chọn lựa cho các hoạt động đô thị như kinh doanh, thương mại hay văn hóa

- Phân cách không gian bộ hành với giao thông cơ giới

- Bố trí mạng lưới không gian ngầm ở một số nút giao thông công cộng quan trọng

Cảnh quan

- Lập hướng dẫn bảo tồn và tái tạo cảnh quan lịch sử thành phố

- Tạo lối đi có phủ xanh và không gian mở

- Nối mạng không gian sinh thái (vành đai sinh thái) bằng cây xanh và mặt nước

Nhân dân/Du khách

- Tạo cho người dân niềm tự hào về thành phố HCM, một Hòn ngọc Viễn Đông không xa

- Tạo không gian an toàn cùng dịch vụ giao thông công cộng thuận tiện phục vụ cho người dân và du

khách

- Tạo môi trường trong lành và thoải mái cho người dân và du khách

- Cải thiện khí hậu đô thị

Trang 5

01 Quan điểm thiết kế dô thị 3

Trang 6

02 Quy hoạch tổng thể 4

Đặc điểm địa lý của khu trung tâm bao gồm khu đất cao ở phía đông bắc

quận 3, và khu đât thấp dọc bờ song Sài Gòn và kênh Bến Nghé, v.v Chức

năng sử dụng đất cơ bản xếp theolowps hướng về bờ sông Sài Gòn, từ khu

giáo dục, dân cư, phức hợp kinh doanh-thương mại ở vùng đất cao, đến, khu

kinh doanh-tài chính-thương mại chính ở khu đất thấp, băng qua khu hành

chính sự nghiệp quanh Dinh Thông Nhất Khu vực phía nam khu trung tâm

bao gồm khu vực có mật độ dân số cao, hoặc khu nhà và văn phòng cũ Bờ

Tây sông Sài Gòn hầu hết bị chiếm lĩnh bởi những khu cảng, vốn cần phải

được dời đi và đưa vào những chức năng đô thị mới

Dựa trên hiện trạng sử dụng đất, hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, Khu

trung tâm được định hướng phát triển thành 10 khu vực (bảng dưới) Mở

rộng hơn, những khu vực xung quanh khu trung tâm được chia thành 5 vùng

(trừ Khu Thủ Thiêm), với quy hoạch sử dụng đất cơ bản được trình bày ở

bảng dưới bên phải

Trang 7

02 Quy hoạch tổng thể 5

Trang 8

02 Quy hoạch tổng thể 6

Trang 9

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 7

03 Ý tưởng cho từng chủ đề (Phân tích mối quan hệ giữa Khu trung tâm với Quy hoạch tổng thể thành phố và Khu đô thị mới Thủ thiêm)

Trang 10

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 8

1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIAO THÔNG TRONG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

Hệ thống giao thông Khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại các vấn đề cần giải quyết như sau:

(1) Giảm lưu lượng giao thông qua trung tâm thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở khu vực phía

Nam Việt Nam Và khu vực trung tâm sẽ giữ vai trò trụ cột của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành

lân cận Cùng với sự phát triển của trung tâm thành phố, dự đoán lưu lượng xe hơi, xe máy sẽ gia tăng

đáng kể Bên cạnh đó, quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ ở các khu vực lân cận sẽ làm tăng lưu

lượng xe lưu thông torng thành phố Do đó, lưu lượng giao thông xuyên tâm và giao thông nội vùng thành

phố sẽ gây ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến các chức năng đô thị của khu trung tâm

(2) Nâng cao tỷ lệ sử dụng và chất lượng hệ thống giao thông công cộng

Nhằm giảm lưu lượng xe hơi, xe máy, , cần triển khai hệ thống giao thông công cộng, vốn chưa được

khai thác sử dụng hiệu quả ở hiện tại Do đó, cần triển khai phát triển hợp lý dịch vụ vận tải đường sắt

trên cơ sở nghiên cứu kỹ cấu trúc đô thị tương lai, nhu cầu giao thông tương lai, trong trung tâm thành

phố Ngoài ra, hệ thống xe buýt hiện hữu cần được mở rộng và sắp xếp lại

(3) Đảm bảo không gian đi bộ an toàn và thuận tiện

Nhằm tăng tính hấp dẫn cho khu trung tâm thành phố, cần thiết phải đảm bảo không gian bộ hành an toàn

và thuận tiện cho người dân Do đó, ngoài việc thiết lập hệ thống vỉa hè hấp dẫn, đẹp mắt, cần giới hạn

lưu thông cơ giới bằng cách xác lập các tuyến đường cấm hoặc hạn chế xe hơi, xe máy, lưu thông

Ngoài ra, việc nối kết hợp lý không gian ngầm, bao gồm các ga UMRT, trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe, là

rất quan trọng

(4) Giao thông thông suốt với hệ thống đường sá nối kết liên hoàn và các nút giao lộ được cải tạo

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, lưu lượng giao thông cơ giới tăng nhanh gây nên tình trạng tấc nghẽn nghiêm

trọng trên các trục đường và giao lộ chính vào mỗi buổi sáng và chiều tối Tình trạng tắc nghẽn này là do

thiếu sự kết nối xuyên suốt giữa các tuyến, và do các tuyến đường và các nút giao cắt có cấu trúc không

hợp lý Do đó, cần tạo kết nối hợp lý giữa các tuyến đường và cải tạo các tuyến, các nút giao để đảm bảo

giao thông thông suốt

2 Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch giao thông cho trung tâm thành phố

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đề xuất áp dụng các nguyên tắc sau khi quy hoạch giao thông trong

trung tâm thành phố

- Quy hoạch đường sá với cấu trúc hợp lý và bố trí hợp lý vị trí bãi đỗ xe

- Giảm lưu lượng giao thông qua khu vực trung tâm bằng cách xây dựng đường ngầm

- Thiết lập nhiều loại hình dịch vụ giao thông công cộng

- Đảm bảo không gian đi bộ an toàn và thuận tiện

Ngoài ra, các giải pháp để điều phối giao thông thông suốt, bãi đỗ xe, không gian bộ hành không vật cản

và các vấn đề cần nghiên cứu khác được khảo sát chi tiết hơn trong Phụ lục 1 “Nghiên cứu chung về giao thông.”

(1) Tổ chức cấu trúc đường và vị trí bãi đỗ xe nhằm giảm lưu lượng giao thông vào khu trung tâm

Nhằm giảm lưu lượng xe lưu thông vào trung tâm thành phố, các tuyến đường trục chính cần được bố trí ở ngoại vi khu trung tâm và có cấu trúc sao cho có thể ngăn xe vào trung tâm, đồng thời áp dụng các quy định về giao thông trên các tuyến này

Thêm vào đó, cần bố trí các bãi đỗ xe công cộng quy mô lớn ở ngoại vi khu trung tâm để tăng tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng và phân cách giao thông bộ hành với giao thông cơ giới

Nên bố trí các bãi đỗ xe công cộng này bên dưới công viên lớn hay dưới một tuyến đường, hoặc gần một trạm UMRT

Để hạn chế xe lưu thông vào trung tâm thành phố, cần hạn chế tối đa việc xây dựng các bãi đỗ xe kết hợp với các cao ốc ở khu trung tâm miễn là không ảnh hưởng đến tính tiện ích của cao

ốc Khi quy hoạch các bãi đỗ xe loại này, cần có luật cụ thể quy định cách tính không gian đỗ xe cần thiết, từ đó đơn vị sở hữu cao ốc sẽ phát triển phần diện tích đỗ xe cần thiết tối thiểu này

Các kết quả nghiên cứu chi tiết hơn được thể hiện ở Phụ lục 1

“Nghiên cứu chung về giao thông.”

Mạng giao thông và vị trí các bãi đậu xe công cộng

Mạng lưới giao thông đề xuất cho trung tâm thành phố

Trang 11

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 9

(2) Xây dựng đường ngầm để giảm lưu lượng giao thông qua khu trung tâm

Nhằm giảm lưu lượng giao thông cơ giới vào trung tâm thành phố, giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông

và cuối cùng tạo không gian phố đi bộ, đề xuất xây dựng đường ngầm để tiếp nhận phần lưu lượng xe

không cần vào trung tâm thành phố Xét toàn bộ mạng lưới đường và các vị trí có thể xây lối lên/xuống

đường ngầm, đề xuất xây dựng hai tuyến đường ngầm dọc đường Điện Biên Phủ và Nguyễn Thị Minh

Khai như minh họa dưới đây để đảm nhận xe không vào trung tâm

Vị trí các tuyến đường ngầm

Ngoài hai đường kể trên, đường Lê Thánh Tôn và Đại lộ Tôn Đức Thắng cũng được xem xét nghiên

cứu để xây đường ngầm Mặc dù đường Lê Thánh Tôn có vị trí tối ưu xét về mặt cân đối giao thông

và kết nối với đường trục Nguyễn Hữu Cảnh, sẽ rất khó có thể xây đường ngầm bên dưới đường Lê

Thánh Tôn do chiều rộng đường hiện hữu rất hẹp (20m) và phải bảo đảm điều kiện an ninh cho Trụ

sở ủy ban nhân dân thành phố Đại lộ Tôn Đức Thắng giao cắt với tuyến UMRT số 2 và hầm chui

Đại lộ Đông Tây, đồng thời giao thông xuyên tâm và giao thông đến/rời Trung tâm đô thị mới ven sông

Sài Gòn tập trung ở cả hai đầu tuyến đường này (xem phân tích chi tiết phát triển đường ngầm ở

phần phụ lục) Do đó, chỉ một phần Đại lộ Tôn Đức Thắng có thể được xây ngầm để giảm áp lực

giao thông cho khu trung tâm và kết nối với các bãi đậu xe ngầm dọc sông Sài Gòn, và có thể dành

toàn bộ không gian đường hiện hữu trên mặt đất cho người đi bộ

(3) Thiết lập nhiều loại hình dịch vụ giao thông công cộng

a Phong phú các hình thức giao thông công cộng

Cần phát triển phong phú các hình thức giao thông công cộng nhằm giảm tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân như xe hơi hay xe máy trong khu trung tâm và thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ đô thị Cần thiết lập các mạng lưới UMRT (Vận tải đường sắt nội đô khối lượng lớn), RLT (Vận tải đường sắt hạng nhẹ) và BRT (Xe buýt cao tốc) như đề xuất dưới đây

Ghi chú: các tuyến xe buýt thường không được thể hiện

Hệ thống giao thông công cộng đề xuất

Số lượng hành khách đảm nhận bởi từng phương thức giao thông trong một giờ được thể hiện dưới đây

Hệ thống UMRT có năng lực phục vụ từ 25.000 đến 45.000 hành khách/giờ, LRT từ 6.000 đến 12.000 hành khách/giờ, và BRT từ 3.000 đến 45.000 hành khách/giờ Nếu mỗi tuyến UMRT có năng lực phục vụ 25.000 hành khách/giờ, toàn bộ hệ thống UMRT gồm 4 tuyến theo như quy hoạch sẽ có năng lực phục vụ tổng cộng 100.000 hành khách/giờ Con số này tương đương với 33.000 xe hơi/giờ (100.000 hành khách/giờ chia cho 3 hành khách/xe hơi) và 16,5 làn đường (33.000 xe hơi/giờ chia cho 2.000 xe hơi/giờ)

Do đó, hệ thống UMRT rất hiệu quả trong việc đảm nhận giao thông trong trung tâm thành phố

Năng lực đảm nhận của giao thông công cộng

Đường ngầm (Đường chạy) Hầm chui

Đường ngầm (Lối lên/xuống) Hầm chui (Lối lên/xuống)

Vùng ngăn giao thông xuyên tâm

Trang 12

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 10

b Đề xuất cho mạng lưới UMRT

Hướng tuyến tổng quát của các tuyến UMRT được quy định trong Quy hoạch giao thông Tp HCM đến

năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 2 năm 2007) Các đề xuất của chúng tôi về cơ

bản tuân thủ theo các hướng tuyến này, chỉ điều chỉnh ở một số đoạn Trong Phụ lục 3 là kết quả so sánh

đánh giá giữa 2 phương án Chúng tôi xét đến các điểm như sau:

(1) Hình thành các trục phát triển đô thị

Trục Bắc-nam: Trục Bắc-nam chạy thẳng từ Củ Chi đến Thủ Thiêm qua Hóc Môn và trung tâm

thành phố có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc kết nối các lõi đô thị tương lai của Tp HCM Tuyến UMRT số 2 nên được triển khai dọc trục này

Trục đông-tây: Trục Đông-tây kết nối các trung tâm cấp khu vực và tiểu lõi trung tâm ở phía

đông và phía tây; sự phát triển của trục này sẽ được đẩy mạnh nhờ tuyến UMRT số 1 và 3

(2) Kết nối trung tâm thành phố với các lõi trung tâm ngoại thành

Nhằm củng cố sự liên kết giữa trung tâm thành phố với các khu lõi trung tâm ngoại thành, cần bố trí

sao cho tất cả các tuyến UMRT đều chạy xuyên qua khu lõi trung tâm thành phố Tại ga đầu cuối của

tuyến UMRT số 2 ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có thể xem xét nối kết tuyến UMRT 2 với tuyến đường

sắt cao tốc dẫn ra Sân bay mới Long Thành, tỉnh Đồng Nai

(3) Chuyển đổi qua lại giữa các tuyến và Phát triển không gian ngầm

Tất cả các tuyến UMRT phải được bố trí sao cho hành khách có thể dễ dàng chuyển từ tuyến này

sang tuyến khác tại khu vực trung tâm thành phố Các ga của các tuyến UMRT số 1, 2, và 4 trong khu

trung tâm cần được bố trí sao cho chúng có thể góp phần hình thành mạng lưới không gian ngầm

thuận tiện cho người đi bộ

c Nối dài tuyến LRT

Quy hoạch mạng lưới giao thông Tp HCM đến năm 2020 với tầm nhìn sau năm 2020 có quy định hướng

tuyến LRT Tuyến LRT kết thúc tại Công trường Mê Linh nên được kéo dài đến Tân Cảng dọc sông Sài

Gòn để hỗ trợ giao thông vào các khu vực tái thiết dọc bờ sông Với đoạn kéo dài này, tuyến LRT dọc

sông Sài Gòn sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt hành khách và khách du lịch

d Xây dựng hệ thống BRT (Hệ thống xe buýt nhanh)

Hệ thống BRT có thể được hiện thực hóa bằng cách dành một làn đường riêng cho dịch vụ xe buýt cao

tốc Việc xây dựng hệ thống BRT đòi hỏi kinh phí ban đầu thấp hơn so với hệ thống UMRT hoặc LRT Có

thể thực hiện vận chuyển một lượng lớn hành khách bằng cách sử dụng các loại xe buýt lớn Đề xuất xây

dựng hệ thống BRT nối từ chợ Bến Thành, nơi có các ga của tuyến UMRT số 1 và 2, đến Quận 4 và 7

men theo sông Sài Gòn Tuyến này chạy dọc đường Nguyễn Tất Thành thuộc khu trung tâm thành phố

nhằm thỏa mãn nhu cầu giao thông từ các khu tái thiết sau khi di dời Cảng Sài Gòn và khu phát triển Nam

Sài Gòn

(4) Đảm bảo không gian an toàn và thuận tiện cho người đi bộ

Nên hình thành các khu ưu tiên khách bộ hành tại các khu vực trọng yếu trong trung tâm thành phố Trong khu vực ưu tiên khách bộ hành, cần kết nối các tuyến đường thành một mạng lưới nơi khách bộ hành có thể đi lại an toàn và thuận tiện Cần xác định hai cấp độ khu vực ưu tiên khách bộ hành theo mức độ ưu tiên Khu vực ưu tiên khách bộ hành A là các khu vực gần sông Sài Gòn, nơi mức độ ưu tiên dành cho khách bộ hành cao hơn Ở Khu vực ưu tiên khách bộ hành A, xe hơi cá nhân bị hạn chế lưu thông ở mức tối thiểu Đường Đồng Khởi được xác định là phố đi bộ, cấm xe hơi lưu thông, chỉ có khách bộ hành Khu vực ưu tiên khách bộ hành B được phát triển tiếp nối theo Khu vực ưu tiên khách bộ hành A, với các tuyến đường được bố trí không thuận tiện cho xe hơi lưu thông Ngoài các phân nhóm khu vực theo thứ

tự ưu tiên như đã trình bày, nên phát triển các đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Tôn Đức Thắng dọc sông Sài Gòn thành đường ưu tiên khách bộ hành, trong đó hạn chế xe hơi cá nhân lưu thông ở mức tối thiểu

và đảm bảo không gian thông thoáng cho khách bộ hành

Cần phát triển nhiều diện tích xanh và kết nối không gian khách bộ hành thành mạng lưới trên cơ sở các khu vực ưu tiên khách bộ hành Trong không gian khách bộ hành, hệ thống vỉa hè được thiết lập theo các cấp độ Vỉa hè xanh như sau:

(1) Vỉa hè xanh cấp I: Trục không gian khách bộ hành với không gian rộng thoáng và nhiều cây xanh dọc theo đại lộ Lê Duẩn, một trong những trục cảnh quan quan trọng nhất trong trung tâm thành phố

(2) Vỉa hè xanh cấp II: Hệ thống vỉa hè dọc các trục đường lớn với khá nhiều diện tích không gian và cây xanh

(3) Vỉa hè xanh cấp III: Hệ thống vỉa hè trên các tuyến đường khác với diện tích không gian và cây xanh được phát triển ở mức tối đa có thể Ở các khu vực ưu tiên khách bộ hành, có thể đảm bảo không gian rộng hơn bằng cách phân luồng một chiều

Ngoài ra, cần phát triển hệ thống không gian ngầm với các trung tâm mua sắm, đường sá và bãi đậu xe quanh các ga UMRT để tạo không gian an toàn và thuận tiện cho khách bộ hành

Mạng lưới đường dành cho khách bộ hành

Trang 13

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 11

Trang 14

03 Ýtưởng cho từngchủ đề 12

Trang 15

04 Thiết kế đô thị cho các khu vực chính 13

Trang 16

04 Thiết kế đô thị cho các khu vực chính 14

Trang 17

04 Thiết kế đô thị cho các khu vực chính 15

Trang 18

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 16

Trang 19

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 17

Trang 20

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 18

Trang 21

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 19

Trang 22

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 20

05 Perspectives and Street Plans (Design Guideline)

Trang 23

05 Phố cảnh và quy hoạch các đường phố 21

Phủ xanh thêm thành phố bằng cây cối có tuyển chọn

Tận dụng tối đa các giống cây có sẵn hoặc thích hợp với thành phố Một số loại chính được trình bày dưới

Ngày đăng: 01/07/2014, 11:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(1) Hình thành các trục phát triển đô thị - Báo cáo thuyết minh cho đề án THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
1 Hình thành các trục phát triển đô thị (Trang 12)
Hình thành cảnh quan đêm - Báo cáo thuyết minh cho đề án THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
Hình th ành cảnh quan đêm (Trang 23)
Hình thành diện tích đất chung để  xây  dựng đường  sá  và  không  gian  mở  bằng  cách  chuyển  nhượng  quyền sử dụng nhà/đất - Báo cáo thuyết minh cho đề án THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
Hình th ành diện tích đất chung để xây dựng đường sá và không gian mở bằng cách chuyển nhượng quyền sử dụng nhà/đất (Trang 28)
Hình thành diện tích đất chung để  xây  dựng đường  nội bộ và không gian mở bằng cách chuyển nhượng  quyền sử dụng nhà/đất - Báo cáo thuyết minh cho đề án THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
Hình th ành diện tích đất chung để xây dựng đường nội bộ và không gian mở bằng cách chuyển nhượng quyền sử dụng nhà/đất (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w