- Cùng với việc cải tạo các trục đường chính và vòng xoay, cũng cần cải tiến hệ thống
2. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT 1 Đường Điện Biên Phủ
2.1 Đường Điện Biên Phủ
Đường Điện Biên Phủ là một trong những đường xuyên quan trọng nhất. Vì vậy, con đường này cần phải đảm nhận nhiều giao thông đến mức có thể.
Lộ giới hiện hữu của đường Điện Biên Phủ là 26 m trong khu trung tâm thành phố, 75 m khu rạch Thị
Nghè và 20 m tới đường Cách Mạng tháng 8. Nhưđã trình bày ở phần 1.2(6), một đường ngầm 4 làn xe cần có lộ giới 20 m, vì vậy con đường này có thểđược xây dựng do lộ giới tối thiểu hiện hữu là 26 m đoạn trong khu trung tâm.
Lối lên/xuống tại đầu phía Bắc được bố trí ở đoạn rạch Thị Nghè do lộ giới đường chạy tối thiểu là 17.5 m, theo phân tích trong phần 1.2(6) đoạn ở rạch Thị Nghè rộng 75 m nên có thểđảm bảo an toàn.
Mặt cắt khi tới đường Cách Mạng tháng 8 chỉ còn 20 m lộ giới. Vì thế, lối lên/xuống ởđầu phía Nam nên được đặt tại hai điểm trên đường Cách Mạng tháng 8. Tuy nhiên, trong hướng kết nối này, do một phần gần lối lên/xuống nằm dưới các tòa nhà nên một số tòa nhà sẽ phải được xây dựng lại.
2.2 Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Tuyến UMRT số 3 được xây dựng dưới lòng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đường ngầm phải được
đặt dưới tuyến UMRT số 3 do tính tới việc nhà chờ hoặc bậc lên xuống của tuyến UMRT này phải
được xây hướng lên mặt đất đến mức có thể. Mặt khác, đường ngầm để giải quyết giao thông xuyên khu nên có lối lên/xuống trên làn đường trung tâm nơi có vận tốc chạy cao hơn. Tuy nhiên, về tổng thể, do tuyến UMRT nằm ở trung tâm đường, ở một mức nhất định thì đường chạy của đường ngầm sẽ
gặp tuyến UMRT. Vì thế, cấu trúc đoạn đường chạy của đường ngầm phải tách khỏi cấu trúc tuyến UMRT sao cho một đường ray của tuyến UMRT được định vịở phía bên kia đoạn đường chạy của
đường ngầm.
Vì đường Nguyễn Thị Minh Khai có lộ giới là 30 m nên có thể bố trí mặt cắt tổng thể là đường 4 làn xe rộng 20 m. Tuy nhiên, ở mặt cắt đường chạy, đường ngầm 4 làn xe cần lộ giới ngầm khoảng 42 m ở vị
trí mà hai đường ray của tuyến UMRT thẳng hàng với đường chạy ngầm. Có nghĩa là đường hiện hữu phải được mở rộng mới có thểđảm nhận cấu trúc này.
Ở vị trí đường 2 làn xe Where a 2-lane road is adopted as an underground road, a necessary ground width at the approach section is about 33 m. This case is practicable if the existing road is widened to a reasonable extent.
Hơn nữa, tuyến UMRT số 3 chạy ngang các tuyến UMRT số 2 và số 4. Do phải xây dựng đường ngầm dưới những tuyến này nên cần nghiên cứu sâu hơn vềđộ dốc dọc nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Vì thế, khi tiến hành xây dựng các tuyến UMRT ngầm và đường ngầm cũng cần nghiên cứu cấu trúc chung và việc xây dựng với nhau cho mục đích xây dựng hiệu quả và giảm chi phí.
Trong đề xuất của chúng tôi, lối lên/xuống đường ngầm sẽđược bố trí đoạn rạch Thị Nghè tại đầu phía Bắc và đoạn đường Cách Mạng tháng 8 đầu phía Nam.
Nhìn chung, cần nghiên cứu những yếu tố sau trong việc xây dựng đường dưới đường Nguyễn Thị
Minh Khai.
1. Hai đường ray của tuyến UMRT số 3 phải được tách ra ở mỗi bên của mặt cắt đường chạy ngầm. 2. Đường ngầm phải có hai làn xe ở hai phía (mỗi phía một làn).
3. Đường hiện hữu phải được mở rộng đến một mức nào đó tại đoạn mặt cắt đường chạy.
4. Sự phối hợp giữa quy hoạch đường ngầm và quy hoạch tuyến URMT là rất cần thiết trong việc tạo ra một không gian ngầm hợp nhất với các tuyến UMRT.
Phụ lục 2 Nghiên cứu xây dựng đường ngầm (3/5)
Lối lên/xuống
Rạch Thị Nghè
Lối lên/xuốngởđầu phía Bắc
Đường Cách mạng tháng 8
Lối lên/xuống
Phụ lục 2
Cấu trúc mặt cắt đường dẫn
Mặt cắt A-A’ Mặt cắt B-B’
Các con số trong dấu ( ) là cho
đường 4 làn xe
Chi tiết mặt cắt tuyến UMRT và đường ngầm
2.3 Đại lộ Tôn Đức Thắng
Đại lộ Tôn Đức Thắng hiện hữu đặc trưng bởi giao thông cơ giới nặng xuyên khu đặc biệt là đoạn giữa đường Nguyễn Hữu Cảnh và Nguyễn Tất Thành. Nhưđã trình bày trong Phần 1.1, việc bố trí
đường ngầm ởđây là rất khó vì các lý do về kỹ thuật và giao thông. Chỉ có thể làm đường ngầm trên một phần đường để trang bị cho sự phát triển tiện ích không gian bộ hành và kết nối với các bãi đậu xe ngầm. Đó là một đoạn ngắn chừng 1 km nằm trên khu dành riêng cho đi bộ có thểđược xây dựng thành hầm chui dẫn ra các bãi đậu xe dưới mặt đất dọc sông Sài Gòn và chủ yếu để giải quyết giao thông cơ giới hạng nhẹ trong khu trung tâm gần đó.
Lộ giới hiện tại của Đại lộ Tôn Đức Thắng là 21 m chưa kể phần lộ giới dành cho LRT trong tương lai. Phần đường trên mặt đất của Đại lộ Tôn Đức Thắng phải được chuyển thành đường một làn xe với
đầy đủ chiều rộng bố trí cho vỉa hè.
Map from CAD
Lối ra/vào tại đầu phía Bắc hầm chui Đại lộ Tôn Đức Thắng
Map from CAD
Lối ra/vào tại đầu phía Nam hầm chui Đại lộ Tôn Đức Thắng
Wr>Wu+2Ws+3⊿W
Đường ngầm Lối lên/xuống đường
ngầm UMRT 3 A A B B
Phụ lục 2 Trong sự kết nối của hầm chui với bãi đậu xe ngầm cần nghiên cứu những yếu tố sau.
1. Vì lý do an toàn giao thông, cần hạn chế kết nối với các bãi đậu xe ngầm với làn đường bờ sông. 2. Chức năng của hầm chui này là đưa giao thông mặt đất đi vào các bãi đậu xe ngầm. Vì thế, nên bố trí những
đoạn đường ụ hoặc gồ ghề trong hầm chui để lưu ý tài xế giảm tốc và giúp xe cộ dễ dàng đi vào bãi đậu xe.
Minh họa thiết bị giảm tốc cho hầm chui Đại lộ Tôn Đức Thắng
3. Các lối riêng lẻ lên xuống bãi đậu xe ngầm nên được bố trí chiều dài chuyển tiếp thích hợp ở các làn đường giảm tốc, đoạn mở rộng và làn đường tăng tốc.
Tính toán chiều dài đoạn mở rộng: L = W X V/6
trong đó,
L: Chiều dài đoạn mở rộng
W: Chiều rộng di chuyển của một thân xe V: Vận tốc thiết kế
Chi tiết lối ra/vào bãi đậu xe ngầm hầm chui Đại lộ Tôn Đức Thắng
4. Cần trang bị hệ thống thông tin bãi đậu xe tạo điều kiện thuận tiện cho tài xế.
Minh họa hệ thống thông tin bãi đậu xe
Phụ lục 2 Nghiên cứu xây dựng đường ngầm (5/5)
Chiều dài làn đường giảm tốc
Chiều dài đoạn mở rộng
Phụ lục 3