1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất ngọn bí đỏ (Cucurbita pepo L.) trồng vụ hè thu trên đất xám bạc màu tại thành phố Hồ Chí Minh

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất ngọn bí đỏ (Cucurbita pepo L.) trồng vụ hè thu trên đất xám bạc màu tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Phạm Hữu Nguyên
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018 - 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 21,54 MB

Nội dung

Mục tiêucủa nghiên cứu là xác định được nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV thích hợp chocây bí đỏ trồng trên nền đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chí Minh sinh trưởng, phát triên mạnh

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

3s 3k 3k 3k 3k 3k 2k

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BÓN LA DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT NGON Bi BO (Cucurbita pepo L.)

TRONG VU HE THU TREN DAT XAM BAC MAU

TAI THANH PHO HO CHI MINH

SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN THỊ THU HA

NGANH : NONG HOC

KHOA : 2018 - 2022

Thành phó Hồ Chi Minh, tháng 02/2023

Trang 2

ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BON LA DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT NGON BI DO (Cucurbita pepo L.)

TRONG VU HE THU TREN DAT XAM BAC MAU

TAI THANH PHO HO CHI MINH

Tac gia

NGUYEN THI THU HA

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu cấp bang

kỹ sư ngành Nông học

Hướng dẫn khoa học

Thanh phé H6 Chi MinhThang 02/2023

i

Trang 3

LOI CAM ON

Xin gửi lời cảm on chân thành và sâu sac nhất đến cha mẹ tôi, những người đã daycông sinh thành, nuôi dưỡng, dạy đỗ chăm lo cho con nên người và có được kết quả nhưngày hôm nay Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đang công tác tại Khoa Nônghọc, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập tại trường

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Hữu Nguyên, người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phương cùng toàn thê các bạn

bè đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệpnày Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc

Tp HCM, tháng 02 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hà

1

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng và năngsuất ngọn bí đỏ (Cucurbita pepo L.) trồng vụ Hè Thu trên đất xám bạc mau tại Thànhphố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đạihọc Nông Lâm Thành phó Hồ Chi Minh từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022 Mục tiêucủa nghiên cứu là xác định được nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV thích hợp chocây bí đỏ trồng trên nền đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chí Minh sinh trưởng, phát

triên mạnh, đạt năng suât ngọn và hiệu quả kinh tê cao.

Thí nghiệm đơn yếu tố đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên

(Randomized Complete Block Design - RCBD) với 3 lần lặp lại gồm 6 nghiệm thứctương ứng với 6 nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV (%): 0 (ĐC); 0,05; 0,1; 0,15;

0,2 và 0,25% Phân Plantmate Bio-CSV được phun vào các thời điểm 18 NSG, 35 NSG,

45 NSG, 55 NSG và 65 NSG với tổng lượng dung dịch phun là 2.080 lít/ha/5 lần phun

Các số liệu về chiều đải ngọn, số ngọn, số lá, đường kính thân, khối lượng ngọn, năng

suất ngọn thương phẩm, năng suất ngọn lý thuyết được thu thập và tính trung bình, xử

lý thống kê để đảm bảo sự tin cậy

Kết quả thu được: Trong điều kiện nghiên cứu tại Thành phó Hồ Chí Minh phun

phân bón lá Plantmate Bio-CSV với nồng độ 0,15% có ảnh hưởng tốt đến một số chỉtiêu sinh trưởng của cây bí đỏ thu ngọn với số chiều dải cành cấp 1 vào thời điểm 35NSG đạt 171,3 cm/cành cấp 1; số lá trung bình trên cành cấp 1 đạt 12,5 lá/cây; đường

kính thân trung bình cành cấp 1 đạt 7,0 mm; cho chiều dài ngọn trung bình tại mỗi thờiđiểm thu là 6n định nhất; tổng số ngọn được thu là 16,4 ngọn/cây; khối lượng 1 ngọn

thương phẩm là 36,5 g/ngọn; năng suất ngọn thương phẩm là 6.680,2 kg/ha; đạt lợi

nhuận 60.321.435 đồng/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận là 0,79 và chỉ số VCR đạt cao nhất

là 9,1.

lil

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

1L HỮI TH bhindngg HE HỊ GD GHANGENNGSuiSGBIAGIEENG148G81388GESEARSBIRGSIBS.SNGSHINGIGSLIRGHHHNN ae nea na aT 1

[Bos (0 TT ic eee eee ae eee eee een et a ee ee ee nes 1

| ác 4250569832/126123Á214318:2851130472,880010016)59405620620330208180482800/38012300009252011/02152E2298014/8020028030g01712:4 iiiMUG LUC 1 .———ổ'ễÂễ^5.ÕÖ 1V

Danh sach Cac bang ƯA Vil

Datthusae hi CaO it 8 ccáccguicc v20 421026880030GGENLERGISAAGIESSSLSEEEEEGERAGIAXS wuwesussceeeaaereacerss Vill

et as | ee 1X

1) | | suo-naeeeomauersnsdisntenraOStoEicsNBaEWohBEbD6234000E9Xcefs0.25001130n9/23008E0uAi27073313740300501848 |Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU ©225222222S22E2EzzErzzrerxrzszrsrzss-rc-x.-3

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây bí đỏ - 2-5222 2S22E22ESEEererxerererrrerrrreee.31.1.1 Nguồn gốc và phân loại khoa học -2- 2 2 222++E2E22E££E22E2£EzEEzEzxrrxrrxees 3I/1.Z Đặc điểm cL cu d0 S972058 824038 6701-03030780g.04.c-Ep10 3

1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bí đỏ -22©22552555zz55e2 4

1.1.4 Yêu cầu điều kiện n1 11 51.1.5 Các loại sâu, bệnh hai trên cây bi đỏ - eeeeeeeeeeeceeeeeeeeeeeceeeeeeesetaeeaeeas 6

1.2.4.1 Giới thiệu về phân bón hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSX - 111.2.4.2 Kết qua nghiên cứu về phân bón bón lá Plantmate Bio-CSV trên cây rau 14

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15

2.2 Điều kiệm khu thí nghiệm 2: 2 2 S+S2SSE9SE2EEEE£EE2EEEEEE12222121211212122222 2 2e, 15

Trang 6

2.2.1 Điều kiện thời tiẾt - 2 s+scSzc5e2 ¬ 152.2.2 Điều kiện khu đất thí nghiệm 2-2 S+SE+SE£EE2EE2EE2E22E1221251221721211212 22222 l62.3 Vật liệu thí nghiệm và vật tư nông nghiỆp - - eee 55522 2*>+£+zs+eeszereerrers 16

2.3.1 Vat l1@u thi mghi@m oe 16

2.3.2 Vật tư nông nghHiỆp reece seneneenver enemies H046 10046 040006010700000 0 LXe Hư

°» 0t 172.3.2.2 Phân bón sử dụng trong thí nghiệm - ¿5 222 S+* SE srrrrrerrirey 18

2,83) Jung 'ou thị :ngÌHHiŠ THeseessegsiisssegii00550016602830040955Ẹ80:84618G0S400385Đ11GEES-GSSSISSIR%S8uS8S8 182.3.2.4 Hoạt chất thuốc BVTV - + 221 2112122121221212111211211211211211211 211211 c0, 182.4 Phuong phap 0000140006 01 18

P Nhi) Tnnải ẢẢ 182A Ñ]hhB11(9511111440119117 C8 TỶ TỶ acc ca EAR 20

2.3 Các:chỉ tiếu và phương pháp theo đổi ¿sec 6ie2166 0111116 16 00018656116615391011650936 8556 20

2.5.1 Cac chi ti€u sinh trun cece cee 20

2.5.2Tình hình sâu bệnh hại - - 2 22222 E E322 E8 822188822588 E22E8 1122111821112 21 1e re 21

2.5.3 Các yêu tố cầu thành năng suất và năng suất 2-2¿©2222+z+cz+zzrrree 21

2.7 Quy trình kỹ thuật áp dung trong thí nghiệm - 5 55 5+ S£++vEeeeeerrrrrs 23

2.7.1 Chuẩn bị đất và lên 161g ceccccccsessessessessessessessessessststessessssessseeeenseeseees 23

„1.2016 TIE OITA cscs cen casi Sie lc a Sp ena 24

Died DOU D]ÍẤ aniesssibsisoiaidintiittigSgtã038500818048583BSB1GBD4iGSGSB.HHHISSMIG.SGHBSHSGGBSSHSISGHER.AHR8BBISE2E0/83H88358.80 24

DIRE) Vitis deio] Coen meme tee ee ereet cnc reentrant ter are tte ete eee eee es 24

Dias) LA HORE T7 77 “` 25

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-©22222222+22222222EEzrrrerkree 26

3.1 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến các chỉ tiêu về sinh trưởng 263.1.1 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởnggin uulï went 1 cbn BE liossesessoiokoindtietbiorhogascssgidisgiaitgogi92x490g30080986004060100004 263.1.2 Anh hưởng của năm nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV đến đường kínhcành cấp 1 của O(c 22- ¿©2222 221221221221122122112212212112212212112112112211211211 21.2 e6 283.1.3 Ảnh hưởng của năm nông độ phan bón lá Plantmate Bio-CSV đến số lá và tốc độ

ra lô trên cảnh cốp Ì của BÍ Ủỗ«eeessesesneikeenbbinisirbiiokobslgictilSixb354301841080430004303193g85E 29

Trang 7

3.1.4 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV đến chiều dài cànhngọn trung bình tại các thời điểm thu hoạch 2-2 + s+SES£EE£EE£E£EE2EZEeEEzErxzrxred 313.2 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến sâu bệnh của cây bí đỏ thu ngọn 33

3.3 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến các yếu tố cầu thành năng suất và năng

a es 35

3.4 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bon lá đến năng suất cây bí đỏ thu ngon 413.5 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của cây bí đỏ thuTTEDTÏS22155921261592425152895512628H25882458S28S09XHCDIBSgIEĐ-EGSSSHES9863ESBE2E905E0i//801N2E108950:C0080005d68E2.i2E0istsgl 42KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 22: ©2222222222222122212211271122112211211 211211 xe 44TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-2222 S2EESEEC2EE2EEE2EEEEEEEEEEEEEErErrrrrrrrrrrrres 45

3:19809.00 ÉẢ 47

VI

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bang 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực TP.HCM từ tháng 05 - 08/2022 15Bang 2.2 Đặc tinh lý hóa đất khu thí nghiệm năm 2022 -2- 22 2 2+222222z£2 16Bang 3.1 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến chiều dài cành cấp 1 của bi đỏ(cm/cảnh cấp ee 26Bang 3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 ở bi đỏ (cm/ngày) - 26Bang 3.3 Anh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng đườngkính cành cấp 1 đến khi cắt ngọn lùn Tỉ TT 28

Bang 3.4 Tốc độ tăng trưởng đường kính cảnh cấp 1 của cây bí đỏ khi cắt ngọn lần 1

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến động thái ra lá trên cành cấp 1đến khi cắt ngọn lần 1 (lá/cây), 2-22 ©2+222E22E2212E221221211212121121212112111211 212 xe, 30Bảng 3.6 Tốc độ ra lá trên cành cấp 1 của cây bí đỏ khi cắt ngọn lần 1 (lá/ngày) 30Bảng 3.7 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến chiều dài ngọn trung bình tạicác thời điểm thu hoạch 0u 31Bang 3.8 Anh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến ty lệ sâu bệnh hại trên cây bí đỏ

Bảng 3.9 Anh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến số ngọn thu được của 1 cây

(ngọn/cây/lần) ¿2-5222 SE2222E2182121121521211212212112121121111112112111211111121121211 2121 xe 36

Bang 3.10 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến các yếu tố năng suat 37Bang 3.11 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến năng suất cây bí đỏ thu ngon.41Bảng 3.12 Ảnh hưởng của năm nồng độ phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của cây bí đỏ

HH Scat se erie te silts oat est tse 42

VI

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Phân hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV ¿+ 5c 22222222 £<zczczcszs 17

Hình 2.2 Bao bì giống bí đỏ siêu dot PN - 812 -22©22-22222222222222EcEEcrcrev 17 Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22 2222S2EE£2E22EE22E22212711221271211721 22.22 re 19 Hình 2.4 Toàn cảnh khu thí nghiệm tại thời điểm 40 NSG 2- 252522czs22 20 Hình 3.1 Nghiệm thức 5 trước và sau khi cắt ngọn lần 1 -22-5z55z55+2 33

Hình 3.2 Triệu chứng cây bị bệnh khảm (Pseudoperonospora cubensis) 34

Hình 3.3 Triệu chứng cây bị bệnh Sương mai -<+-<<<<< -. -34

Hình 3.4 Triệu chứng gây hại của bọ ray dưa gây hại (Aulacophora similis) 35

Hình 3.5 Ngon bí ở mức đối chứng -2- 222222222222E22EEzrEzrxrsrxrerrerr-r 30

Hình 3.6 Ngọn bí đỏ ở nồng độ 0,05% -©22-5225522cszcscszersesssrsc-sc 39 Hình 3.7 Ngọn bí đỏ ở nồng GÓI OS 0 cca taxot 505 SE0G0861S1GBGAIGREXAMEELBSISBNSEHAGLIGHSEEEGEBUIISSHGIBW8gH088 39 Hình 3.8 Ngọn bí do ở nồng GO D15 0 ssepnsoeoarnibesoboottodegBngibebpfttetiekgdnouEcissigolforguaetuilirgg 39 Hình 3.9 Ngọn bí đỏ ở nồng độ (,2 2-2222 2E2E222E22E122127122212712212221 22.2 xe 40 Hình 3.10 Ngọn bí đỏ ở nồng độ 0,25% 2- 2 222222222E22E222E22EEcEEzrrrrev 40 Hình 3.11 Dạng hình ngọn bí đỏ ở sáu nghiệm thức - - 55 55<2<<+<<++ 40

Hinh 3.12 Bong bi do thu được ở nghiệm thức 5 - 75-c+-c+<c+-ceeres 40

Vill

Trang 10

DANH SÁCH CHỮ VIET TATViết tắt Viết đầy đủ/Nghĩa

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV Bảo vệ thực vật

Ctv Cộng tác viên

D/C Đối chứng

NSG Ngày sau gieo

NSLT Năng suất lý thuyết

Nts Dam tong sé

NSTP Năng suất thương phẩm

NSTT Năng suất thực thu

Lit Lan lap lai

Pi ngọn Khối lượng 1 ngọn

Pi ngọn TP Khối lượng | ngọn thương pham

Pngọn Khối lượng ngọn của 1 cây

Pngọn TP Khối lượng ngọn thương phẩm của 1 cây

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TLngon TP Ty lệ ngọn % ngọn thương pham

© ngọn Téng số ngọn thu được của 1 cây

3 ngọn TP Tổng số ngọn thương phâm thu được của 1 cây

1X

Trang 11

GIỚI THIỆU

x K x

Đặt van đề

Bi đỏ (Cucurbita pepo L.) có tên tiếng Anh là Pumpkin là một loại cây thuộc họ

bau bí (Cucurbitaceae) Đây là loại cay dé trồng, không kén đất, được trồng phổ biến ở

các vùng nhiệt đới Cây bí đỏ có thé trồng vào các vụ trong năm Bí đỏ được sử dụng

làm thực phẩm có thé là nụ, hoa, quả, lá non và thu ngọn Trong dây lá bí đỏ chứa 86,6%nước, 3,8% protein, 1,8% lipid, 1,9% cellulose, các vitamin B, C, PP, tiền sinh tố A,một số acid amin và khoáng (Võ Văn Chi, 2013) Bí đỏ đễ chế biến thành nhiều món ănngon miệng và bổ dưỡng như nấu cháo, nấu chè, súp, bánh Vì vậy, sản phẩm của cây

bí đỏ được tiêu thụ mạnh ở nhiều nơi và được xem như một loại rau có giá trị dinh dưỡng

và kinh tê cao của Việt Nam.

Phân bón là một trong những yếu tố cực ky quan trọng giúp cho cây rau sinhtrưởng, phát trién mạnh, đạt năng suất cao Một trong những hướng sản xuất rau xanh

có hiệu quả hiện đang được quan tâm là sử dụng hợp lý phân bón lá, giúp cây cân đối

dinh dưỡng đề sinh trưởng phát triển và cho năng suất (Nguyễn Văn Bộ, 2008) Trên thị

trường hiện có rất nhiều loại phân bón lá cho rau Tuy nhiên nhu cầu sử dụng các loạiphân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phun qua lá dé sản xuất rau an toàn ngày càng tăng,

nhất là trong lĩnh vực “nông nghiệp đô thị” (Nguyễn Đình Thi và ctv, 2013)

Phân bón lá hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV là loại phân chứa thành phần acidfulvic, amino acid và một số chất khác giúp cây đâm chồi, bung dot, ra lá nhanh và tăngphẩm chat quả đặc biệt thân thiện với môi trường, thích hợp với xu thé nông nghiệp hiện

nay Hiện nay phân bón lá Plantmate Bio-CSV được công ty Cổ phần Cuộc Sống Việt

nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Ky và chưa được thử nghiệm trên nhiều loại cây trồng cụ thé, đặcbiệt là các loại cây rau nói chung và cây bí đỏ nói riêng Chính vì vậy việc xác định được

nồng độ phân bón lá Plantmate Bio-CSV thích hợp trên cây bí đỏ nhằm đạt được năngsuất mong muốn và hiệu quả kinh tế là công việc cấp thiết cần được thực hiện Tại Thànhphó Hồ Chí Minh, trồng bí đỏ theo hướng thu ngọn là một mô hình đã và dang đưa vàosản xuất, phân bón lá hữu cơ sinh học được áp dụng tại các vườn rau ở nhiều mức khácnhau.

Trang 12

Xuất phát từ thực tế đó, góp phần năng cao hiệu quả sử dụng phân bón lá đề tài:

“Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất ngọn bí đỏ(Cucurbita pepo L.) trong vụ Hè Thu 2022 trên đất xám bac mau tại Thanh phố Hồ Chí

Minh” đã được thực hiện.

- Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế khi phun các nồng độ phân bón lá khác nhau

Giới hạn đề tài

Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn chỉ khảo sát ảnh hưởng 5 nồng độ phân

bón lá hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV trên giống bí đỏ siêu đọt PN-§12 Phú Nôngtrồng vụ Hè Thu trồng trên nền đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 6

đợt thu hoạch ngọn.

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU1.1 Giới thiệu sơ lược về cây bí đỏ

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại khoa học

Nguồn gốc: Bí đỏ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu Mỹ, Nam Châu

Á (Ấn Độ, Malacca, Nam Trung Quốc) nên yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và pháttriển cao hơn các loại rau ăn quả khác Vì vậy, bí đỏ cũng như các loại cây họ bầu bíkhác có khả năng phát triển rộng ở nước ta từ Bắc chí Nam (Mai Thị Phương Anh và

ctv, 1996).

Phân loại khoa hoc: Bi đỏ thuộc: Gidi Plantae, ngành hạt kín

(Angiospermatophyta) hay ngành Ngoc Lan (Magnoliophyta), lớp hai lá mầm

(Dicotyledoneae), chi Cucurbita, là một loài thực vật có hoa trong bộ Cucurbitaceae (Ta

được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất mới khai phá

Thân: Thân bò có tua cuốn, thân dài ngắn tùy giống, thân tròn hay có gốc cạnh.Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân

Lá: Lá thuộc loại hai lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnhsinh trưởng Bí đỏ có độ lớn hai lá mầm lớn nhất trong họ bầu bí Lá mầm: lớn danghình trứng, tuổi thọ trung bình khoảng 25 ngày, nếu được chăm sóc tốt tuôi thọ sẽ được

3

Trang 14

kéo đài Lá thật mọc cách trên thân chính, lá có điểm lớn tối đa vào thời kì sinh trưởng

mạnh, ra hoa rộ, lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu hoặc không xẻ thùy Trên lá và cuống

có lớp lông phủ dày, lớp lông này có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước Bí đỏ có

bộ lá lớn nên khả năng quang hợp cao, vì vậy cần bé trí mật độ phù hợp dé hạn chế sâubệnh, tăng khả năng quang hợp.

Hoa: Số lượng mỗi loại hoa trên cây nhiều nhất là hoa đực, kế đến là hoa cái đôi

khi xuất hiện hoa lưỡng tính Sự sắp xếp hoa trên cây của nhóm này là đơn tính cùng

gốc chiếm ưu thế Hoa đực mọc đơn, ra sớm và ở vị trí thấp hơn hoa cái trên cùng cây

Hoa đực nhỏ hơn hoa cái Bí đỏ có hoa lớn nhất trong họ bau bí, hoa có màu vàng sam,thường thì số hoa đực trên cây nhiều hơn hoa cái Khi thời tiết không có lợi cho ongbướm thụ phan thì cần phải thụ phan bổ sung, trung bình một hoa đực thụ phan cho 2 -

3 hoa cái.

Quả: Đặc điểm của cuống quả là một đặc tính để phân biệt các loài bí trồng Cuống

trái mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay không Vỏ trái cứng haymềm, trơn láng hay san sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trang.Hình dang trái thay đối từ tron, oval tới dai Thịt trái đài hay mỏng tùy giống, màu vàng

đỏ tới vàng tươi Ruột chứa nhiều hạt nằm giữa trái

Hạt: Hạt dẹp, hơi dài, một đầu nhọn và một đầu tròn Kích thước 5 - 12 mm Hạtchứa nhiều chất béo nên dé mat sức nảy mầm Số lượng hạt trong quả có từ 100 - 200hạt hoặc nhiều hơn

1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bí đỏ

Theo Tạ Thu Cúc (2007), cây bí đỏ trải qua 5 thời kỳ sinh trưởng: Thời kỳ nây

mam, thời kỳ cây con, thời kỳ ra hoa, thời kỳ ra quả, thời kỳ già cdi

Thời ky nay mam: Thời kỳ nay mam của cây bí đỏ được tính từ khi mọc đến lúc

cây ra hai lá mầm Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ nay là 25 - 30°C Hat chứa nhiều chat

dinh dưỡng, nên thuận lợi cho quá trình mọc Yếu tố quan trọng trong thời kỳ nay lànhiệt độ Khi nhiệt độ lớn hơn 12°C thì hạt mới có thé nay mam, nhiệt độ thích hợp nhất

là 25 - 30°C Sự sinh trưởng của hai lá mam phụ thuộc vào giống, nhiệt độ, chất đinh

dưỡng và độ âm đất

Trang 15

Thời kỳ cây con: Thời kỳ cây con bắt đầu từ lúc cây có hai lá mầm đến 4 - 5 láthật Đặc điểm của thời kỳ này là thân lá sinh trưởng rất chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ vàngắn, thân ở trạng thái đứng, thân thắng chưa có khả năng phân cành Giai đoạn này cây

sinh trưởng rất yếu, dé man cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu sâu bệnh

kém Vì vậy, cần tăng cường chăm sóc, tưới thúc, sử dụng những loại phân dễ hòa tan.Van đề quan trong là phun thuốc phòng chống bệnh hai

Thời kỳ ra hoa: Thời kỳ ra hoa được tính từ giai đoạn cây có 4 - 5 lá thật đến khi

ra hoa đầu tiên Ở thời kỳ này thân lá sinh trưởng mạnh, các nhánh cấp 1, cấp 2 và tuacuốn được hình thành liên tục Cây nhanh chóng chiếm diện tích dinh dưỡng Ở thời kỳnay cần chú ý đến sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực,tùy theo mục đích thu hái ở bộ phận nào mà có chế độ chăm sóc hợp lý

Thời kỳ ra quả: Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, khối lượng thân, lá, quả trênmặt đất và khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa

Thời kỳ già cỗi: Trong thời kỳ này sự sinh trưởng của thân, lá, quả giảm đi nhanh

chóng, số quả trên cây ít, cây trở nên già cdi Nên tăng cường chăm sóc, bón phân cóthé làm cho thời kỳ gia cỗi đến chậm Nhìn chung, sau khi tận thu có thé nhanh chongchuẩn bị cho vụ gieo trồng tiếp theo đề sử dụng đất đai có hiệu quả hơn

1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Theo Trần Thị Ba (2013), cây bí đỏ có yêu cầu và điều kiện ngoại cảnh:

Nhiệt độ: Bi đỏ thích nghi với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng bằngcho đến cao nguyên có độ cao 1.500 m Nhiệt độ cho cây sinh trưởng và phát triển từ 23

- 30°C Nhiệt độ và độ dài ngày có ảnh hưởng đến sự hình thành hoa đực và hoa cái trên

cây Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn hoa cái càng nhiều, năng suất tăng.Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực

Ánh sáng: Cây yêu cầu ánh sáng ngày ngắn từ 10 - 12 giờ chiếu sáng trong ngày

Bí đỏ yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh; nếu gieo trồng trong điều kiện mưa nhiều, trời

âm u, ánh sáng yếu cây sinh trưởng kém, cây dễ bị nhiễm bệnh.

Âm độ: Bi đỏ không thích ẩm độ cao, 4m ướt dé bị bệnh Trong thời kỳ cây pháttriển thân lá, thời kỳ hình thành hoa và thời kỳ quả phát triển cây cần đủ nước

5

Trang 16

Gió: Gió có thé làm tốc day, gãy ngọn, cành, rụng nụ hoa vi vậy bồ trí bí đỏ bòxuôi theo chiều gió.

Nước: Cây yêu cầu nhiều nước vì bộ lá to, nhiều lá, cần âm độ 70 - 80% Cây

không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì vậy chịu úng kém nhưng chịu khôhạn tốt Âm độ cao không khí thích hợp cho cây phát triển vì dé phát sinh bệnh trên lá

Đất và pH: Cây bí đỏ không kén đất yêu cầu đất tơi xốp tầng đất canh tác sâu,thích hợp dé trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ Cây bí đỏ có thé sinh trưởng và phát triển ở

pH trung tính đến hơi chua, bình thường pH từ 5 - 7

Dinh dưỡng: Ngoài ra, bí đỏ cũng cân các chât trung và vi lượng, đặc biệt rât nhạy

cảm với canxi và magie Thiếu canxi bí dé bị “thối dit trái”, thiếu magie giảm kha năng

đậu trái (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011).

Dam: Là thành phần cây bí cần nhiều sau các nguyên tố carbon, Hydro va Oxy,trong đó có từ 2,5 - 5% N có nhiều ở lá non Cây bí cần cung cấp nhiều N ở giai đoạnsinh trưởng dé phân chia tế bao tăng thích thước tế bao

Lân: Rat cần trong thời kỳ cây con dé phát triển rễ Nồng độ lân trong lá chiếm 0,2

- 0,6% chất khô Cần bón lân sớm dé cây bi đỏ phát triển bộ rễ tốt

Kali: Giúp cho cây bí đỏ tăng khả năng chống chịu, tăng khả năng chính sớm vàtăng lượng đường trong trái Thiếu kali thì kali chuyên từ lá già sang lá non làm cho câytăng trưởng chậm, chóp lá bị mat diệp lục tố dẫn đến lá bị hoại tử

1.1.5 Các loại sầu, bệnh hại trên cây bí đỏ

Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003), trên cây bí đỏ có các loải sâu, bệnh hại:

1.1.5.1 Sau hại

Bọ trĩ (7#rịp palmi) hay còn gọi là bù lach, ray lửa: Là một đối tượng sâu hại nguyhiểm nhất trên cây bí đỏ, gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái Bọtrưởng thành và bọ non cơ thé rất nhỏ, dài khoảng 1 mm Bọ trưởng thành màu vàngnhạt hay vàng đậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon, di chuyên nhanh đẻtrứng trong mô mặt dưới lá Bọ trĩ hút làm dot lá non xoắn lại có nhiều đốm nhỏ màuvàng nhạt Mật độ cao làm cây can cỗi không phát triển được, dot bi chin lại, lá vàng

6

Trang 17

và khô Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao Bọ trĩ phát triển mạnh

trong điêu kiện thời tiệt nóng và khô, có sức có sức kháng thuôc cao va mau quen thuôc.

Bo ray dưa (Aulacophora similis): Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, hìnhbau dục Dài 7 - 8 mm, mắt đen, râu dai Bọ trưởng thành cắn lá non đứt thành vòng tròntrên lá, bọ thường pha hại khi cây còn nhỏ có 4 - 5 lá thật, mật độ bọ cao có thể cây trụi

lá đọt Khi lá lớn có nhiều lông cứng bò ít phá hại Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn

gốc cây, ké cả khi cây đã lớn làm cây sinh trưởng kém Bọ phát triển gây hại nhiều vào

mùa khô Biện pháp phòng trừ: cày bừa phơi đất đề diệt sâu non và nhộng, bắt bọ trưởngthành bằng tay hoặc vợt

Bọ xit mướp (Aspongopus fuscus): Bọ trưởng thành mau nâu sam, hình lục giác,

dai 17 - 18 mm, rộng 9 - 10 mm Trứng hình trụ nằm ngang, xếp liền nhau một hang từ

10 đến 20 trứng Bọ non và trưởng thành chích hút nhựa ở thân non, cuốn lá, cuốn nụ

va quả non làm lá vàng, quả rụng sớm nhỏ và méo mo Vong đời trung bình là 65 - 95

ngày có thé dùng tay dé diệt bọ xít bám trên cây, phun thuốc khi bọ non mới xuất hiện

Sâu ăn tap, sâu 6, sâu dan, sâu khoang (Spodoptera litura): Thành trùng là một loạibướm đêm rất to, cánh nâu, giữa có một vạch trắng Trứng đẻ thành từng ô, hình tròn ởmặt dưới phiến lá có lông vàng nâu che phủ Sâu non lúc nhỏ tập trung ở mặt dưới phiến

lá gọi là sâu 6, khi lớn lên phân tán dan, mình có màu xám vối khoang đen lớn ở phíatrên lưng sau đầu, ăn lưng lá có hình dạng bat định, hoặc cắt đứt ngang thân cây non.Sau đó sâu thường chưi vào sống trong lòng đất, ân dưới các kẽ nứt hay rơm phủ trênmặt đất, nhộng ở trong đất Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộngcòn sống trong đất, xử lý sau bằng thuốc hat Có thể ngắt bỏ 6 trứng hay bắt sâu nonđang sống tập trung

Rudi đục lá (Liriomyza sp.): Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng dai, đẻtrứng trên lá, âu trùng nở đục vào biểu bì tạo thành những đường ngoan ngoèo màu trắngbạc trên lá làm lá khô và giảm diện tích quang hợp, bên cạnh đó tạo điều kiện cho nắmxâm nhập Có những chỗ nhiều đường tập trung tạo thành một mảng lớn làm cho bộ lá

đó bị khô rôi chết, cây còi cọc, xâu xí dân.

Trang 18

Rệp dưa, ray nhớt (Aphis gossypii Glover): Còn được gọi là ray mật, cả ấu trùng

và thành trùng đều rất nhỏ, độ dài từ 1 - 2 mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở

mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mam đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn

bí chun dot và lá bị vàng Ray truyền các loại bệnh siêu vi khuân như khảm vàng

Sâu xanh (Diaphania indica): Sâu non can phá làm rách thịt lá chủ yếu ở ngọn.Trưởng thành là loài bướm tương đối nhỏ, thân dài khoảng 10 mm, sai cánh rộng 15mmkhi đậu cánh xếp thành hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen.Sâu non sống ở dot và dưới mặt lá non, nha tơ cuốn lá non lại ở trong đó cắn dot và lá.Khi có quả non sâu gam vỏ làm san sùi loang lỗ

1.1.5.2 Bệnh hại

Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum): Khi cây còn nhỏ bị héo như mắt nước, chếtkhô từ nhọn, nhé lên thấy gốc bị thối đen, không làm teo rễ Cây đã lớn có biéu hiệnsinh trưởng kém, lá biến vàng từ gốc trở lên cây bị héo từng nhánh, sau đó cả cây bị héo

và chết, rễ hóa nâu, cắt ngang thấy mạch dẫn bên trong màu nâu đen

Bệnh héo cây con, héo top thân (Rhizoctonia sp.): Cô rễ bị thối nhiin, cây dé bingã, lá non vẫn xanh Nam chi gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn thối dit trái Bệnhphát triên mạnh khi ở độ âm cao, nâm lưu tôn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình.

Bệnh mốc sương (Phytophthora melonis): Bệnh thường phat sinh ở đầu tiên từ các

lá phần giữa thân gan nơi mang quả Vết bệnh xuất hiện từ ria lá lan dần vào trong, lúc

đầu màu xanh tái, có lớp mốc trắng, sau chuyên thành màu nâu, khi trời 4m ướt vét bệnh

nhũn nước trời khô ráo thì khô giòn và dé vỡ Bệnh phát triển thành mảng lớn làm lávàng khô héo.

Bệnh than thư (Colletotrichum lagenarium): Bệnh gây hại trên lá ngoài ra có trên

thân và quả Vết bệnh lúc đầu những đốm tròn màu vàng nhạt sau lớn lên chuyển màu

nâu và những vòng tròn đồng tâm có màu nâu sam, vết bệnh khô đi và rách vỡ Trên

thân bệnh tạo thành các vết bệnh màu nâu, hơi lõm, về sau khô đi có màu xám trắng.

Vét bệnh trên quả hình tròn màu nâu nhạt lõm và vỏ, về sau chuyển màu nâu đen, giữavết bệnh nứt ra và sinh lớp phan màu hồng, bệnh nặng các vét liên kết tạo thành mang

lớn làm quả thối nhũn nước

Trang 19

Bệnh bã trầu, nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis): Bệnh này còn gọi là

đốm lá gốc hay bã trầu Vết bệnh lúc đầu là những cham nhỏ màu nâu, sau đó héo khô

Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu vàng trắng, hơi lõm, làm khuyết thân haynhánh nơi bị bệnh Nhựa cây tra ra thành giọt sau đó đôi thành màu nâu đen và khô cứnglại, vỏ thân nứt ra Bệnh làm héo thân và nhánh.

Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Vết bệnh hình đa giác có góc

cạnh rất rõ, lúc đầu màu vàng nhạt sau chuyên thành màu nâu, sáng sớm quan sát kỹ

mặt dưới lá có tơ nam màu trắng, vết bệnh lúc dai rất giòn, dé vỡ Bệnh thường xuấthiện từ lá già ở gốc lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm 4m độ cao

Bệnh kham (Virus cucumber mosaic): Do virus gây ra làm cây sinh trưởng chậm

lóng ngắn, lá đọt nhỏ, xoắn lại hoặc có màu xanh loang lỗ Bệnh nặng cây không chotrái hoặc trái không lớn san sùi

1.2 Giới thiệu về phân bón lá

1.2.1 Khái niệm

Theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về Quản lýphân bón, phân bón lá được định nghĩa là loại phân bón được sử dụng để cung cấp dinh

dưỡng cho cây trồng thông qua thân và lá

Phân bón lá là hỗn hợp của một số thành phần đa lượng, vi lượng một số chất điềuhòa sinh trưởng Phân bón lá được sử dụng bằng cách hòa tan trong nước và phun lên

lá, hoa quả và thân cây (Lê Văn Tri, 2002).

1.2.2 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá

Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cây xanh hút chất dinh dưỡng

ở dang khí như CO2, SO›, NOa, NH: từ khí quyền qua lỗ khí không Bằng phương phápđồng vị phóng xạ các nhà khoa học đã phát hiện ngoài bộ phận lá các bộ phận khác như

thân, cành, hoa, quả đều có tác dung hap thu chất đinh dưỡng (Nguyễn Hạc Thủy, 2001)

Cơ chế đóng mở khí không có liên quan đến kích thước dai, rộng của lỗ, liên quan

dén anh sáng, độ âm, không khí, các chat dinh dưỡng va sức sông của cây, nêu bón phân

Trang 20

qua lá vào thời điểm khí hậu mở rộng hoàn toàn thì đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Văn

Uyên, 1995)

Cơ chế tác động của phân bón lá: cấu trúc của lá gồm chất cutin, những tế không

và những chất sáp bên ngoài che phủ, lớp bì mô có chất mộc, bán mộc, pectin được phânphối với lực căng trên mặt lá Do đó, trong phân bón lá người ta phải sử dụng chất nhũ

dau hoặc ướt dé phân lỏng dính vào lá Một cách đơn giản sự hap thu phân vào lá là do

sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa phân bên ngoài và dung dịch bên trong lớp cutincủa mô bì lá, nhờ đó phân được thâm thấu vào bên trong lá (Chu Thị Thơm và ctv,2006).

1.2.3 Một số nghiên cứu về phân bón trên cây bí đỏ

Theo Ta Thu Cúc va ctv (2000), trên 1 ha bí đỏ cần bón: 20 - 30 tan phân chuông,

90 - 100 kg N, 60 - 90 kg PzOs, 90 - 180 kg K20.

Theo Tran Thị Ba (2013), công thức phân áp dụng cho 1 ha bí đỏ: 230 - 250 kg N,

150 - 200 kg PzOs, 90 - 100 kg K20.

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh (2015), lượng phân bón các

loại cho 1 ha bí đỏ toàn vụ: 20 30 tan phân chuồng, 500 800 kg, 120 200 kg N, 80

Theo Bùi Huy Hiền và ctv (2013), sử dụng phân bón lá làm tang nang suất rau (càchua, bắp cai, bí đỏ, đưa leo) tăng từ 20% đến 30%

10

Trang 21

Theo kết quả thí nghiệm về công thức phân bón của Lê Thị Trinh Nữ (2016), chobiết giống bí đỏ Siêu Bông VG014 khi trồng trên nền đất đỏ bazan tỉnh Gia Lai vớilượng phân nền (500 kg vôi + 10 mỶ phân chuồng)/ha, được bón công thức phân (140

kg N - 140 PzOs - 100 kg KzO)/ha có năng suất thực tế cao nhất (30,29 tan/ha), lợi nhuận

đạt cao nhất 308.740.000 đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận là 2,9

Theo Pham Huynh Như (2017), bón 800 kg hữu cơ vi sinh HCMK8/ha cho giống

bí đỏ siêu dot TN379 trồng vụ Đông Xuân trên nền đất xám bạc màu tại thành phó Hồ

Chí Minh đã có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của cây bí đỏ với chiều đài thânchính cao nhất (259,7 cm/cây), số lá thân chính cao nhất (22,6 lá/cây), số nhánh cấp 1cao nhất (7,5 nhánh/cây) và đường kính thân lớn nhất (11,2 mm/cây) Tỷ lệ sâu bệnh hạitrên các nghiệm thức bón có tỷ lệ thấp hơn nghiệm thức đối chứng Đồng thời, khi bón

800 kg phân hữu cơ vi sinh HCMKS /ha, giúp cây bí đỏ đạt năng suất ngọn thương phẩmcao nhất là (5,40 tan ngọn/ha) với lợi nhuận cao nhất là 57.687.000 đồng/ha, tỷ suất loinhuận đạt cao nhất (0,94)

Tóm lại, các kết quả sử dụng phân bón lá đều cho năng suất và phẩm chất cao hơn

so với các nghiệm thức đối chứng Qua các nghiên cứu được phân tích trước đó nhận

thay phân bón lá có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, góp phần

vào việc tăng năng suât và chât lượng.

1.2.4 Giới thiệu về phân bón hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV và các nghiêncứu về phân trên cây rau

1.2.4.1 Giới thiệu về phân bón hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV

Phân bón lá hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV do Công ty Cô phần Cuộc SốngViệt (Vlife) nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ với những đặc trưng vượt trội như: Cung cấp hữu

cơ Nano từ quá trình lên men có kiểm soát; dinh dưỡng 5 trong 1; Amino acid hamlượng cao Amino acid, Fulvic acid, humic acid, chất hữu cơ kết hợp các chất đa lượng.Trong đó: + Chất hữu cơ: Phân hữu cơ Plantmate Bio-CSV có chứa các chất dinh dưỡng

đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông

nghiệp Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xóp phì nhiêu cho

11

Trang 22

đất bằng việc bồ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai

và cây trông.

+ Axit humic: Thanh phần nguyên tổ của axit humic chủ yếu bao gồm C, H, O,N

Hàm lượng các nguyên tố này khác nhau phụ thuộc vào loại đất, thành phần hóa học củatàn tích sinh vật, điều kiện mun hóa: C: 56,2% - 61,9%; H: 3,4% - 4.8%; O: 29 5% -

34,8%; N: 3,5% - 4,7% Tác dụng quan trọng nhất của Axit humic là khả năng giữ nước:

Do sự tích điện bên trong và trên bề mặt rất lớn, humic có chức năng như là miếng bọtbiển hút nước Những miếng bọt biển này có khả năng giữ được lượng nước gấp 7 lần

so với đất mặt Axit Humic hiện điện trong đất giữ một lượng lớn các vi lượng va các

đa lượng xung quanh rễ cây dé cung cấp tat cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễnhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu Axit Humic cũng cải thiện độ

am và khả năng giữ nước của đất Giúp đỡ cho nông dân và người trồng có thé đạt được

vụ mùa lớn thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các loại phân bón và duy trì độ phì của

đất lâu dài

+ Axit fulvic: Tạo được phức với kim loại có tac dung chống mat nước, chống độc,

giải độc phèn.

+ Axit amin: Đối với cây trồng Amino Acid có những vai trò chủ yêu: Thúc đây

quá trình trao đôi chất, tăng sức khỏe cây trồng (sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi), tănghiệu lực sử dụng dinh dưỡng (vi lượng) và hiệu lực một số loại thuốc BVTV (tăng khảnăng bám dính của thuốc), từ những lợi ích trên và hậu quả của việc lạm dụng phân hóahọc mà các chất kích thích sinh học ngày càng được sử dụng nhiều trong canh tác nôngnghiệp.

+ Đạm tổng số: Đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác và protein

thông qua phản ứng trao đối

+ Kali hữu hiệu (K2Os hh): Trong phân bón là phan kali hòa tan trong môi trường

axit HCI 0,05 N, có khả năng cung cấp ngay cho cây trồng Với phân có chứa cả hữu cơ

va kali (phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, than bùn): kali

hữu hiệu nhỏ hon kali tong số Kali giúp xúc tiến quá trình quang hợp va vận chuyềnsản phâm quang hợp về cơ quan dự trữ nên là yêu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ, lay

12

Trang 23

đường Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm Tăng áp suất thấm thấu của tế bao

do đó làm tăng khả năng hút nước của bộ rễ Kali điều khiển hoạt động của khí không

lam cho nước không bị mat quá mức trong điều kiện gặp khô han, pH H20: 6, tỉ trọng:L4.

Với thành phần dinh dưỡng hữu cơ cao, phân bón lá hữu cơ sinh học PlantmateBio-CSV có khả năng dưỡng quả, giúp quả phát triển lớn, đều, cân đối, màu đẹp, bóng,ngọt quả, tăng mùi vị các loại nông sản Tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng hấpthụ phân bón, giảm 10 - 30% lượng phân hóa học sử dụng và thích hợp sử dụng trên tất

cả các loại cây trồng Với thực trạng lạm dụng phân hóa học và giá thành phân tăng caonhư hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ nhằm giảm lượng phân hóa học sử dụngtrên tat cả các loại cây trồng đang là van đề cap bách Mặt khác sử dụng bổ sung phânbón hữu cơ giúp hướng nền nông nghiệp đến một tương lai canh tác bền vững, giúpngười nông dân thay đổi tập quán canh tác hiệu quả, chăm sóc tốt dé cây trồng sinh

trưởng, phát triển, cho năng suất cao nhưng vẫn bảo vệ đất, môi trường và sức khoẻ conngười Vì vậy những nghiên cứu về phân hữu cơ nói chung và phân bón lá hữu cơ sinh

học nói riêng cần được thực hiện và đánh giá đề góp phần nhanh chóng giải quyết nhữngvân đê trên.

Cách dùng: Phân bón lá hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV được nhà sản xuấtkhuyến cáo trên cây rau với liều lượng 100 - 200 mL/100 L nước

Với thực trạng lạm dụng phân hóa học va giá thành phân tăng cao như hiện nay, nhu

cầu sử dụng phân bón hữu cơ nhằm giảm lượng phân hóa học sử dụng trên tất cả cácloại cây trồng đang là van đề cấp bách Mặt khác sử dụng bé sung phân bón hữu cơ giúphướng nền nông nghiệp đến một tương lai canh tác bền vững, giúp người nông dân thayđổi tập quán canh tác hiệu quả, chăm sóc tốt dé cây trồng sinh trưởng, phát triển, chonăng suất cao nhưng vẫn bảo vệ đất, môi trường và sức khỏe con người Vì vậy nhữngnghiên cứu về phân hữu cơ nói chung và phân bón lá hữu cơ sinh học nói riêng cần đượcthực hiện và đánh giá dé góp phần nhanh chóng giải quyết những van đề trên

Trang 24

1.2.4.2 Kết quả nghiên cứu về phân bón bón lá Plantmate Bio-CSV trên cây rau

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đức Hào (2019), trong điều kiện thí nghiệm vụXuân Hè 2019, trên nền đất cát pha sét tại tinh Bình Thuận, phun bổ sung phân bón láPlantmate Bio-CSV nông độ 1,5 mL/Lit nước, 320 lit/ha/lan phun, phun vào 3 thời điểm

là 15 NSG, 22 NSG va 29 NSG đã có ảnh hưởng tốt đến cây dưa leo: số qua trung bìnhtrên cây đạt 21,1 quả/cây; khối lượng quả trung bình một cây đạt 2,24 kg/cây; năng suất

lý thuyết đạt 46,66 tan/ha, năng suất thực thu đạt 42,15 tắn/ha va năng suất thương phâmđạt 41,58 tắn/ha/vụ: mang lại lợi nhuận cao nhất là 205.659.333 đồng/ha/vụ, voi ty suatlợi nhuận là 1,89, hiệu quả đầu tư một đồng phân bón lá đạt cao nhất là 5,30

Theo Phạm Bảo Long (2022), phun nồng độ 1,0 mL phân bón lá Plantmate CSV/Lít nước ở giống đậu bắp trồng ở vụ Hè Thu trên nền đất xám bạc màu ở thànhphố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng tốt đến một sé chỉ tiêu sinh trưởng của cây đậu bắp vớichiều cao đạt 109,6 cm, số cành cấp 1 là 7,4 cành, số lá trên thân chính vảo thời điểm

Bio-57 NSG dat 14,4 lá/thân, số quả trung bình trên cây đạt 20,3 quả/cây và khối lượng trungbình qua 1 cây đạt 334,8 g/cây Phun nồng độ 0,1 % nước giúp cho năng suất lý thuyết

dat 8,4 tan/ha/vu, nang suất thực tế dat 7,1 tan/ha/vu, nang suat dau bap thuong pham

quả loại 1 đạt 6,0 tan/ha/vu, năng suất thương phẩm quả loại 2 dat 0,8 tan/ha/vu và tổngnăng suất thương pham dat cao nhất là 6,8 tan/ha/vu, hiéu suat phan bón là 0,67 tanqua/Lit phan, dat lợi nhuận cao nhất 58.453.440 VNĐ/ha/vụ với ty suất lợi nhuận là 0,79

và chỉ số VCR đạt cao nhất là 4,01

Tóm lại: Kết quả thí nghiệm về sử dụng phân bón lá Plantmate Bio-CSV đã chonăng suất và phâm chất cao hơn so với nghiệm thức đối chứng Qua nghiên cứu đượcphân tích trước đó nhận thấy phân bón lá có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng, góp phần vào việc làm gia tăng năng suất và chất lượng của sản phẩmcây trồng Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào nồng độ và liều lượng phânbón lá được sử dụng, tùy từng loại cây trồng, loại đất và điều kiện thời tiết PhânPlantmate Bio-CSV là loại phân được nhập khâu nên ở Việt Nam hầu như chưa nghiêncứu cụ thể trên cây rau, đặc biệt là cây bí đỏ Vì vậy, việc nghiên cứu xác định nồng độnảo là phù hợp cho cây bí đỏ là rất cần thiết

14

Trang 25

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 08 năm 2022 tạiTrại Thực nghiệm khoa Nông học - Trường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Điều kiệm khu thí nghiệm

2.2.1 Điều kiện thời tiết

Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất củacây trồng Sự biến đổi về nhiệt độ, độ âm và lượng mưa tại khu vực thí nghiệm đượctrình bay trong Bang 2.1.

Bang 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực TP.HCM từ thang 05 - 08/2022

aan Nhiệt độ (°C) Ro Độ âm

j SO gid Tong luong

Thang nang (gid) mua (mm) re

lâu Cao nhất Trungbình Thấp nhất bình (%)

(205,4 giờ), nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 7(157,8 gid) Tổng lượng mưa các tháng có sự dao động trong khoảng (245,3 - 375,8

mm) Trong đó, lượng mưa cao nhất nhất vào tháng 5 (375,8 mm), thấp nhất vào tháng

7 (245.3 mm) Không khí có ầm độ trung bình dao động từ (75 - 79%), ầm độ cao nhấtvào tháng 7 (79%), thấp nhất vào tháng 6 (75%)

15

Trang 26

Nhìn chung các thí nghiệm có nhiệt độ, âm độ không khí và số giờ nắng trung bình

so với yêu cầu sinh thái của cây bí đỏ đã được trình bày ở Mục 1.1.4 phù hợp cho cây

bí đỏ sinh trưởng và phát triển Tuy nhiên, lượng mưa trong các tháng nhiều cần chú ýchủ động thoát nước tốt bang cách làm luống cao xẻ rảnh thoát nước dé tránh bị ngậpúng.

2.2.2 Điều kiện khu đất thí nghiệm

Bảng 2.2 Đặc tính lý hóa đất khu thí nghiệm năm 2022

` CEC Dam Lân Kali Dam Lân Kali

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ và quan ly Môi trường & Tài nguyên, 2022)

Từ kết quả phân tích đất Bảng 2.2 cho thấy khu thí nghiệm có sa cấu đất cát phathịt, nghèo chất hữu cơ, nghèo chất dinh dưỡng Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tông SỐ,lân tong sé, kali tong số thấp Vì vậy, trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần bón thêmvôi, phân hữu cơ và phân vô cơ dé đáp ứng nhu cầu của cây đặt biệt là phun phân bón

lá dé kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây bi đỏ

2.3 Vật liệu thí nghiệm và vật tư nông nghiệp

2.3.1 Vật liệu thí nghiệm

Phân bón lá hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV do Công ty Cổ phần Cuộc SốngViệt (Vlife) nhập khâu từ Thổ Nhĩ Kỳ với thành phần bao gồm 32% chất hữu cơ; Axithumic: 1%, Axit fulvic: 18%, Axit amin: 10%, Dam tong số: 2,5%, Kali hữu hiệu (KaO

hh): 2,5%, pH H20: 6, tỉ trọng: 1,4 Phân được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng cây rau

với liều lượng 100 - 200 mL/100 L nước, cách 7 ngày phun 1 lần

16

Trang 27

Hình 2.1 Phân hữu cơ sinh học Planmate Bio-CSV

2.3.2 Vật tư nông nghiệp

Hình 2.2 Bao bì giống bí đỏ siêu dot PN - 812

17

Trang 28

2.3.2.2 Phan bón sử dụng trong thí nghiệm

- Phân bò: sử dụng phân bò hoai mục của Trung tâm Nghiên cứu & Chuyên giao

Khoa học công nghệ Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Vôi bột: sử dụng sản phẩm vôi bột công nghiệp của Công ty TNHH Thương

Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Gia Hoàng với thành phần CaO > 85%

- Phân đạm Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí có thànhphan N tổng số 46,3%; biuret 1%

- Lân nung chảy Văn Điền của Công ty Cổ phân Lân nung chảy Văn Điển với

thành phần P20s: 15%; CaO: 28 - 34%; S1O2: 24 - 30%; MgO: 15 - 18%.

- Phân kali Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí có thành phần

K20 hữu hiệu 61%, độ âm 0,5%

2.3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm

Bảng tên thí nghiệm, mảng phủ, bình phun thuốc bang tay 10 lít, cuốc, cdo, dao,kéo, hệ thống ống tưới và dây tưới, sô ghi chép, thước thắng, thước kẹp, thước dây, bút,cân đồng hồ, cân điện tử, máy ảnh

2.3.2.4 Hoạt chất thuốc BVTV

Các loại hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm: Mancozeb

640 g/Kg, Metalaxyl-M 40 g/Kg, Spirotetramat 150 g/L, Propineb 700 g/Kg, 250 g/L

ứng với phun 5 nồng độ phân bón hữu cơ sinh học Plantmate Bio-CSV khác nhau và 1

nghiệm thức đối chứng (phun nước lã)

Nghiệm thức 1 (NTI): Nền + phun nước lã (đối chứng)

18

Trang 29

Nghiệm thức 2 (NT2): Nền + phun phân Plantmate Bio-CSV nồng độ 0,05% (0,5mL/Lit nước)

Nghiệm thức 3 (NT3): Nền + phun phân Plantmate Bio-CSV nồng độ 0,1% (1,0mL/Lit nước)

Nghiệm thức 4 (NT4): Nền + phun phân Plantmate Bio-CSV nồng độ 0,15% (1,5mL/Lit nước)

Nghiệm thức 5 (NT5): Nền + phun phân Plantmate Bio-CSV nồng độ 0,2% (2,0mL/Lit nước)

Nghiệm thức 6 (NT6): Nền + phun phân Plantmate Bio-CSV nồng độ 0,25% (2,5mL/Lit nước)

Phân bón lá Plantmate Bio-CSV được phun vào 5 thời điểm 18 NSG, 35 NSG, 45NSG, 55 NSG và 65 NSG Lượng dung dịch phun là 320 lit/ha áp dụng cho 2 lần phunđầu và 480 lit/ha/lan phun cho 3 lần phun sau, tổng lượng dung dịch phun là 2.080 L/ha

Tat cả nghiệm thức được bố trí trên nền phân: 1 tấn vôi + 10 tan phân chuồng +

210 kg N + 150 kg PzOs + 50 kg K2O (Nguyễn Thanh Lân, 2016)

Trang 30

2.4.2 Quy mo thi nghiém

Tổng sé 6 cơ sở: 6 (nồng độ) x 3 (LLL) = 18 6

Số cây trên 6: 24 cây/ô

Bồ trí: 2 hàng/ô, 12 cây/hàng

Diện tích mỗi 6 cơ sở: 6 m x 4m = 24 m7

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,5 m

Khoảng cách giữa các ô cơ sở: 0,3 m

Diện tích thí nghiệm: 18 6 x 24 m2/ô = 432 m7

Tổng điện tích khu thí nghiệm: 26,5 m x 20 m = 530 m?

2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo dõi 5 cây/ô cơ sở của từng nghiệm thức theo quy tắc đường zic zac, mỗi điểm

gồm một cây chỉ tiêu được đánh dấu bằng cách buộc dây, không chọn những cây ngoài

cùng và 5 ngày theo dõi chỉ tiêu một lần (bắt đầu theo đõi từ 20 NSG) (Nguyễn ThànhLân, 2016).

2.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều đài cành cấp 1 (cm/cành cấp 1): Mỗi cây chọn một ngọn dai nhất và đánhdau Dùng thước dây do dọc theo chiều dài cành cấp 1 dé tính chiều dài của dây

20

Trang 31

- Đường kính cành cấp 1 (mm): Mỗi cây chọn 1 ngọn dai nhất và đánh dấu Dùng

thước kẹp đo ở đốt thứ 3 tính từ chỗ phân nhánh

- Chiều dai ngọn trung bình (cm/ngon): Dùng thước dây đo chiều dai tất cả cáccành trên cây Bắt đầu đo khi cây được 35 NSG, các lần sau 10 ngày đo một lần

- Số lá/cành cấp 1: Mỗi cây chọn một ngọn dài nhất và đánh dấu Đếm tất cả các

lá trên cành cấp 1, qui ước chi tính những lá đã thay rõ phiến lá và cuống lá

TLSH (%) = (Téng số con vật gây hại điều tra/Téng số lá điều tra) x 100

- Bệnh gia sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt), số mẫu điều

tra cua 1 điểm: Đối với cây gieo, trồng day (> 50 cây/m?): 1 khung (40 cm x 50cm)/điểm Đối với cây giai đoạn phát triển thân lá, quả: 4 day/diém Cách điều tra: Đếm

số lượng cây, lá, quả bị hại có trong điểm điều tra

- Virus khảm lá CMV: đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỷ lệ cây nhiễm bệnh trêntổng số cây trong ô

TLBH (%) = (Tổng số mẫu bị bệnh/Tổng số mẫu điều tra) x 100

2.5.3 Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất

- Số ngọn thu được ở mỗi lần của cây (ngọn/cây/lần): Đếm tổng số ngọn thu được

ở mỗi lần thu hoạch

- Tổng số ngọn thu được của 1 cây (ngọn/cây): Đếm tông số ngọn thu được của 5cây chỉ tiêu qua các lần thu hoạch rồi tính trung bình

- Khối lượng trung bình một ngọn (g/ngọn) = Cân khối lượng tất cả các ngọn saumỗi lần thu hoach/Téng số ngọn thu được

21

Trang 32

- Khối lượng trung bình ngọn của một cây (g/cây): Cân khối lượng tat cả các ngọn

ở lứa thu hoạch thứ 2 của 5 cây chỉ tiêu/tổng số ngọn của lứa thứ 2 của 5 cây chỉ tiêu

- Năng suất ngọn lý thuyết (kg/ha) = [(Khối lượng trung bình 1 ngọn (g/ngọn) x

Số ngọn trên một cây (ngọn/cây)] x mật độ (cây/ha)/1.000

- Số lượng cảnh ngọn thương pham (ngọn/cây): Là những cành ngọn có chiều dai

< 50 em sau khi cắt bỏ phan già

- Khối lượng cành ngọn thương phẩm (g/ngọn) = Cân khối lượng tất cả các cảnhngọn thương phâm/tổng số cành ngọn thương phẩm

- Tỷ lệ cành ngọn thương phẩm (%) = (Khối lượng cành ngọn thương pham/Khéi

lượng cành ngọn) x 100.

- Năng suất ngọn thực tế (kg/ha) = Năng suất 6 thí nghiệm (kg/24 m°)/Diện tích 6

thí nghiệm (24 m?) x 10.000.

- Năng suất ngọn thương pham (kg/ha) = Năng suất cành ngọn thương phẩm 6 cơ

sở (kg/24 m”)/Diện tích 6 cơ sở (24 m?)/10.000 + Năng suất cành ngọn thương phẩm

qui đối từ bông bí đỏ Năng suất bông thương phẩm qui đổi về năng suất cành ngọnthương phẩm (kg/ha) = [Năng suất bông của ô cơ sở (kg/24 m?) x Giá bán bông (đồng/kgbông)]/Giá bán ngọn (đồng/kg cành ngọn)

- Hiệu suất phân bón (kg cành ngọn/mL) = NSTP tăng so với đối chứng(kg/ha)/Lượng phân bón lá (L phân/ha).

2.5.4 Hiệu quả kinh tế

- Tổng chi (đồng/ha/vụ) = } Chỉ phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công

lao động + chi phi phân bón lá.

- Tổng thu (đồng/ha/vụ) = [Khối lượng cành ngọn thương phẩm (kg/ha) x Giá bántại thời điểm thu hoạch (đồng/kg)] + [Khối lượng bông thu được (kg/ha) x Giá bán bôngtại thời điểm thu hoạch (đồng/kg)

- Lợi nhuận (đồng/ha/vụ) = Tổng thu - Tổng chi

- Ty suất lợi nhuận = Loi nhuận/Tổng chi

22

Trang 33

- VCR (Value Cost Ratio) = Lợi nhuận tăng thêm do phun phân bón lá/Chi phí

phân bón lá.

2.6 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Phân tích

ANOVA và trắc nghiệm phân hạng các số liệu bằng phần mềm R

2.7 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệmtính khác biệt, tính đồng nhất và tính ôn định của giống bí ngô” theo quy định QCVN

01 - 154:2014/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 10 tháng

02 năm 2014 có tùy chỉnh theo điều kiện thí nghiệm tại địa phương

2.7.1 Chuẩn bị đất và lên luống

Trước khi trồng cần don đẹp sạch cỏ dai, tàn dư thực vật, cày bừa thật kỹ, làm cho

đất tơi xốp, san bằng phẳng rồi tiến hành lên liếp, bón lót phân

Lên luống: Khoảng cách giữa 2 luống 30 cm, luống cao khoảng 30 em Mặt luéngphải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển, ở giữa luống hơi cao.Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp khi trồng

Vật liệu và quy cách: Dùng mang phủ khổ rộng 1,6 m Chiều dai mỗi cuốn mangphủ là 400 m, trung bình trồng 1.000 m? bí đỏ cần khoảng 1 cuốn Khi phủ luống mặtmàu xám bạc hướng lên, mặt màu đen hướng xuống Đậy màng phủ: tưới đẫm nước chodat âm trước khi đậy màng phủ, khi phủ kéo căng vai bạt, hai bên mép ngoài được cố

định bằng cách dùng dây kẽm bẻ hình chữ U mỗi đoạn dai 10 em ghim sâu xuống đất

va lap đất tan xung quanh mé liép dé tránh gió tốc (Trần Văn Hai và Tran Thị Ba, 2005)

Duc 16 màng phủ: dùng lon sữa bò đường kính 10 em, có đục lỗ thông gió xung quanh

chân lon, làm cán dé cầm, cột dây kẽm vòng miệng lon chừa râu dai 40 cm làm cự lygiữa các cây, đốt than nóng cho vào lon, đặt ngọn râu ở vị trí mép lỗ vừa đục để canh

cự ly đục lỗ tiếp theo (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2005)

23

Trang 34

2.7.2 Gieo hạt

Lượng giống gieo 270 g/530 m? Hạt được ngâm trong nước 4m 2 sôi + 3 lạnh, sau

đó ủ trong khăn ấm khoảng 24 giờ cho đến khi nứt nanh rồi tiến hành gieo Gieo hạt trực

tiếp lên liếp, hốc gieo sâu 2 - 3 cm, sau đó dùng đất bộn trộn tro, trâu và lấp che hạtkhoảng 1 - 2 cm Sau khi gieo hạt xong tiến hành tưới 2 - 3 lần/ngày dé đất đủ âm.2.7.3 Bón phần

- Lượng phân: 10 tan phân bò hoai mục + 1 tấn vôi + 210 kg N + 150 kg PzOs +

50 kg KaO tương ứng với lượng phân thương phẩm là 453,6 kg phân Urea + 1000 kgphân Lân Văn Điển + 82 kg phân KCI

2.7.4 Chăm sóc

- Khoảng cách trồng và mật độ: Trồng hàng đơn, hàng cách hàng 3 m, cây cách

cây 0,4 m tương ứng với mật độ trồng 8.333 cây/ha

- Làm cỏ, tưới nước, bam ngọn, sửa dây: Khi chăm sóc cần nhồ sạch cỏ đại trước

khi bón phân, thường xuyên theo dõi sâu bệnh mà có biện pháp chăm sóc phù hợp.

- Tưới nước: Cây bí đỏ rất cần nước do đó cây con cần tưới nước mỗi ngày 2 lần

Cây lớn tưới mỗi ngày 1 lần

- Bam ngọn: Khi cây được 15 NSG thì tiến hành bam ngọn

- Sửa dây: Khi dây bí bò thì nên tiến hành sửa dây, cố định vị trí bò của dây, décho các đây bò song song khắp mặt luống theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làmảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, là nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh hại

và gây khó khăn trong việc chăm sóc, thu hoạch.

24

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN