1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất cây đậu xanh (Vigna radiata L.) vụ hè thu 2023 trên nền đất xám bạc màu tại thành phố Hồ Chí Minh

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất cây đậu xanh (Vigna radiata L.) vụ hè thu 2023 trên nền đất xám bạc màu tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đặng Ngọc Phi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 21,14 MB

Nội dung

16Bang 2.2 Đặc điểm khu đất thí nghi6m...c..c.ccccccccscssssessessescsessesesessesssessesessesseseees 17Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RREKEK

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA NONG DO PHAN BON LA DEN SINH TRUONG, NANG SUAT CAY DAU XANH (Vigna radiata L.) VỤ HE THU 2023

TREN NEN DAT XAM BAC MAU TAI

THANH PHO HO CHi MINH

SINH VIÊN THUC HIỆN : BANG NGỌC PHINGÀNH : NÔNG HỌC

KHÓA : 2019 — 2023

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 11/2023

Trang 2

ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BON LA DEN SINH TRUONG,NANG SUAT CAY DAU XANH (Vigna radiata L.) VỤ HE THU 2023

TREN NEN DAT XAM BAC MAU TAI

THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Tac gia

DANG NGOC PHI

Khóa luận được đệ trình dé dap ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn công ơn dưỡng dục nuôi dạy của cha

mẹ, đã đồng hành ủng hộ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho con được thực hiện conđường học tập ở môi trường đại học.

Tôi xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Huyền Trang, Bộmôn cây công nghiệp và Dược liệu Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm T.P HồChí Minh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi tận tình, thông hiểu và chia sẻ nhữngkhó khăn của tôi, truyền dat cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu dé tôi hoàn thành khóaluận tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, cùng tất

cả thầy cô Khoa Nông học đã giảng dạy và cũng như trường Đại học Nông Lâm đã tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu

Gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiệt tình,cùng san sẻ những khó khăn và đóng góp ý kiến dé tôi có thé hoàn thành khóa luận tốtnghiệp của mình Cảm ơn tat cả các thành viên lớp DHI9NHB đã đồng hành cùng tôitrong suốt thời gian vừa qua

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Đặng Ngọc Phi

il

Trang 4

TÓM TAT

Đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất cây đậuxanh (Vigna radiata L.) vụ Hè Thu 2023 trên nền đất xám bạc màu tại Thanh phố HồChí Minh” đã được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023 nhằm xác định nồng độphân bón lá Fer-combi đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho giống đậu xanhĐX208 trồng tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học Thanh phố Hồ Chí Minh Thinghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với sáunghiệm thức và ba lần lặp lại Sáu nồng độ phân bón lá được sử dụng trong thí nghiệm

là: NT1: nước lã (ĐC), NT2: 0,5 g/L, NT3: 1,0 g/L, NT4: 1,5 g/L, NTS: 2,0 g/L, NT6: 2,5 g/L.

Dé tai da ghi nhận được một số kết quả:

Việc bổ sung phân bón lá vi lượng Fer-combi, cho số nốt san hữu hiệu (37,6not san) và tỷ lệ nốt san hữu hiệu (74,5%) cao nhất khi phun ở nồng độ 2,0 g/L

Về các yếu tố cau thành năng suất của cây đậu xanh cũng chịu ảnh hưởng củaphân bón lá vi lượng Fer-combi Khi bổ sung phân bón lá ở nồng độ 2,5 g/L cho sốquả/cây (27,7 quả), số hạt chắc/quả (11,2 hạt) và có khối lượng 100 hạt (7,3 g) caonhất

Năng suất thực thu hạt của cây đậu xanh đạt cao nhất (1,71 tan/ha) khi duocphun phân bón lá ở nồng độ 2,5 g/L vượt trội hon so với nồng độ phun còn lại Khiphun ở nồng độ đối chứng nước lã cho năng suất thực thu hạt thấp nhất (1,21 tan/ha)

Về hiệu quả kinh tế cho thấy giống đậu xanh DX208 khi được bổ sung phânbón lá ở nồng độ 2,5 g/L cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận lớn nhất (lần lượt là24.410.000 đồng/ha/vụ và 0,9), cao hơn lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của nồng độ đốichứng phun nước lã (lần lượt là 10.760.000 đồng/ha/vụ và 0,4)

ill

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

OE ee 1

LOI CAM 09 iiTÓM Ot OG cSs St SÉEEE219115112121511111111111111111 1111151111111 11111111 11 re lil

MU C BUG wcsrasconmunnmmasssemnas aman enmes ate mee Ean CEI ivTIA SAGE CA FIND sueaeeseeseenoesbnsoesosgttoieetiptsltogog00E4390g04.00091G0sgui vii

DOANE BACH CACC GAL VIẾT TAT snsssnsarsnsa cexsnesinesninisicanianatuininoaiuassaanonsnds ixGIỚI THIỆU - 22+ SE SE£S£SEEỀEEEEEEEE23EEE2121212111 2111 21211111111 111211 111 xe |Dat VAN 8 1

MUC TEU tqrordeedatitiititidttidstiSGS401034435911859GS33355Đ1TV3SSSIASSRRSXSSSESERSESSSSRSEXASGSSGESDH@844ãta4 22M ceeceenenerer ene one eee 2Giới hạn đề tài c2: th HH HH He 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU - 5-52 S252 S22S£S22E£EEEzE£EEZE£Ee£EzEezzrxrxee 3

1.1 Nguồn gốc, phân bó, phân loại khoa học và đặc điểm thực vật học 3

1.1.1 Sơ lược về nguồn gốc và phân bÓ - 5 2+E+S2EEE££2E£EEEE£EEEEZEEEE2EeEEEzErez 3

1,12) Phan loại Khoa NOC ansddasogiigt E4 EtDDititvEBSEHEIGibilEbiSGTIEI-GQytHdlwgifi8asbsaesla 3

1.1 To điểm hưu gỗi Nữ an ng nu ng ng G0004 0000001000 00181001016003/00994800060xix40n086 31.2 Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây họ đậu - 5+ scs+cse2 41.3 Téng 0:0 /119)/718.2.0L A887 44 :Ỏ 5

1.3.1 Khái niệm phân bón lá << 311113221118 13511 8119111111182 1 111181111 ve 5 1.3.2 Vai trò của phân bón lá - 5 + + 1311135118128 1 3511 15 1111911 19v trệt 6

1.3.3 Ưu điểm sử dung phân bón lá ¿2-2-5252 5%2S£2ESE2E£2E£E+2EvEEEEzEzxerxerrrrer ï13,4 Nhược điểm sit đụng phân bên 1 ácnuecencbingdiddonaiiiGiiDSE 02601363000, 6000360043pg038600 71.4 Một số nghiên cứu trong va ngoài nước về phân bón lá trên cây ho đậu 71.4.1 Một số nghiên cứu ngoài nước về phân bón lá trên cây họ đậu T1.4.2 Một số nghiên cứu trong nước về phan bón lá trên cây ho đậu - 14Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 5: 162.1 NOi dung nghién CUU a Ô 16

iv

Trang 6

2.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm - ¿2 2 2 +E9SE£EEEEEE2E2EEE12E2E E121 21 2x ze l6

CO TH Băeeesewseeesessseesrortrgostoiptaretrsnstggaykrgangengrogvpssngrsei 162.4 Đặc tính lý hod Gat cecsceseccsscescssesescescsscsesscsecsessesessesecsessesessessssessessesessesseeseaes 172.5 Vật liệu thi NED sossesaieniiavisedil13491150011016100114513345515541913493815554833853919391336 a 18

5l 1 HE tvnngnuy hit nhanh EE0800/800100808808165160800310040010000630163Ó-80g1910113883846/889:3000//208388: 18

°Š» 000: 18 2.6 Phương pháp nghiên CỨU c2 3211181333311 3539111181511 1119 111 ng v1 ng ket 192.6.1 Bồ trí thí nghiệm + ¿+ ©19S%ỀEEE 121 15112102111211121121111121111 1111 re 192.6.2 Quy mô thí nghiỆm - - 2 2< 111322111 833153 131355 1111152111118 1 111 8111 rà 20 2.7 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - -c 5 c1 2221132113211 212.7.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển 2 ¿5+ z2 z+xecsze+ 212.7.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triỂn - 22222 ++x+EE+EeEezzEsrereee 212.7.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hai c.cccecccccccesesecesesccecccscecscscecsescacecececseeceeececeeeeees 22

DTA TI OAC oc caasa-sasnvaeannscanpaan voppasuspadiegysavabgesunsevnpa<qnagsinsioedeymuanamervesnespemerenneineacinemeeraie 23

2.7.5 Các yếu tô câu thành năng suất và năng suat eee cc esseseeeeseeeesescsseseseeseseees 23

Ti BE eee yNGGHENGEGRGEDAGENENE0S800ASSNnSt98G 242.8 Phương pháp xử lý số liệu ¿2 SE ESEEEEEEEEEEEEEEE1E121511111111711 1E re 25Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 2-52-5222 2EtrxeErrrerkrree 263.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển củaglong dau xanh DX208 200107787 Ả 263.2 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều cao cây đậu xanh 273.3 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số lá của cây đậu xanh 293.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều dài, chiều rộng lá đậu xanh 303.5 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tông số cành, số cành hữu hiệu, ty lệ cànhhữu hiệu 2 2622626 1262112211111155155215235 11115111111 1t ke 313.6 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tông số nốt san, số nốt san hữu hiệu và tỷ

lỆ TOES AIL TU ICU ca cocs6 6 cãa Buôn gi v5kdãgSEktleggissulbgi08t16810685363681018/3634816:df68ig8luSetfAslfa3e48040/8ã44ã3 323.7 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến đường kính gốc thân, sinh khối tươi của

Cay Cal XHỈ Hs ggstgiistotttiii40103850004REHG301148G01533008BSGGIEHGREBIESRSNGSSSIRRSIEMSRESSSWERIS3ASỹ88 33

3.8 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sâu, bệnh hại trên cây đậu xanh 35

BUG al l9 DUST ÌsssssssipsensseninioitdansdoiioftioTErdeaEuso8iitciintoeRininfSi04000i8nAirliUl/gi0nqii20liuibiirjtrii2ulriiipdtrdb4Be 35

đi BC HH HD T,urssasssesssnooôinsditaoiic-E:ndtosleoiidiôskodtis42021460Ä1GhgouluttjlicÖndgoSiidhiogisingloushrgiefiJmegdtiBdiduignBsgi/38.u, 36

Trang 7

3.9 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến các yếu tô cấu thành năng suất và năngSUẤẤT, 5c 121 1 121 11111111111111 1111110111111 11 2111121111111121111211 211211011 re 38

3.9.1 Anh huong cua nồng độ phân bón lá đến số quả/cây, tỷ lệ hạt/quả, số hạt

chae/qua Va by IS Wat Chae) ecerwsawremc deme mmsmnaesme ranean ecpaterinni eee ene mee 383.9.2 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạtvsssueavessssesvessesssvssvssesvsavsrssusevsuesussesscsssaesnsavssssvsscsssnsscsavsuessessssassavsusaesessessessesesaeseseeees 39

3.9.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến năng suất lý thuyết hạt và năng suấtthực thu hạt cccccsscecessscessssessccscsesseesecssescessesesecesesseesersseseseseseeessesseeeess 41COU |, ee 42BEET LAUTAN VA BOD GND 3 43KẾT Wat occ ceccccccsscscsscscscsscscsscscssesesvsucsvsvsucsvsucscsusevssucavsusacsvsacavsesevsssussvsseecansasseseseees 43

DG NSD sassaresenarsveamerounuexes oanecawrver ones eel aenseae NNR E RTE aE ETON ERE IRE 43

TÀI LIEU THAM KHAO 0.ooooccccccccccsecccesccscsscsscscsscssesessessesessssvssessssvessssesseseeseavens 44

PHU LUC 2 48

PHU LUC 1 HINH ẢNH ¿2 S2 SE S121 12151511215 1111112171121111 21111 re 48PHU LUC 2 KỸ THUẬT TRÔNG CAY DAU XANH - ¿5+ 2 z+xccszcz 51PHU LUC 5 CAG BANG SỐ LIEU secncccassisscssmacmcnnnasamamivmecnemunesecn 5ãPHU LUC 4 KET QUA XỬ LY THONG KE . - 2-52 2 S+E2+E£x2E2Ecrsze, 53

vi

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

TrangHình 2.1 Hạt giống đậu xanh DX 208 - ¿5.1 S22 E1EE121E2121171E11 111111 ce 18Hình 2.2 Phân bón lá vi lượng FER-COMBI - - - c S111 S2 nh Hư 19

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm - ¿5-5 2 S2 2E9EEESEE E22 2121112111211 212.22 20

Hình 2.4 Toàn khu thí nghiệm 60 NSG - c0 122 11 S2 1121111111111 xe 20

Hình 3.1 Do chiều cao cây đậu xanh thời điểm 15 và 25 NSG 28Hình 3.2 Nốt san của cây đậu xanh 50 NSG - + Sen tt t xerrrec 33

Hình 3.3 Do đường kính thần 60 NSG sssssssiidartisoobiilaii4BiG 01320045 011964G3886893480918538833338 34 Hình 3.4 Sâu đục quả (Maruca testulalis) 5 S111 kg tr vàn 36

Hình 3.5 Sâu cuốn lá (Lamprosema IndiCata) excsanisannsvnssscassanensenaaseandervansviaerveayssenssases 36Hình 3.6 Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) - 37

Hình 3.7 Bệnh kham lá (Mosaic viru) c2 22332 31131315 113355 115111115 xxxx KiHình 3.8 Cân khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt 2-52 5252 s>z£sz£2 40Hình PL 1 Rai vôi khu đất thí nghiệm trước khi trồng - ¿2-2 z+x+czc+ 48Hình PL 2 Cây đậu xanh thời điểm 14 NSG - ¿2 522E2E££++EzEzEeEerxercree 48Hình PL 3 Cây đậu xanh thời điểm 25 NSG + 2- S222 2E2ESEzEeErrkerrree 4978x oi 8 ni 7=“ ốốẽốẽ ốc 49Hình PL 5 Máy đo độ âm hạt - 5-5 1S 1 19E1215111211171 1121211111111 11x te 49

Hình PL 6 Thu hoạch đậu xanh 62 NŠG - 2 2222222111112 1352522815252 x52 50

Hình PL 7 Cân năng suất thực thu 52-52295122 EE£EE2EE2EEE32E121E11E22121 2e 50

Vil

Trang 9

DANH SÁCH CAC BANG

TrangBang 2.1 Đặc điểm thời tiết tại Tp Hồ Chi Minh trong thời gian thí nghiệm 16Bang 2.2 Đặc điểm khu đất thí nghi6m c c.ccccccccscssssessessescsessesesessesssessesessesseseees 17Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triểncủa cây đậu xanh trong thí nghiệm - c 32 133211113 1155E551EEExree 26Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều cao (cm) của cây đậu xanh

ee ieee ớ ớỶẽ" an hố hs Tn 27Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số lá trên thân chính (lá/cây) của

2928.001757 29

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều dai lá (cm) và chiều rộng lá(GTiI}“GÚB 63V gel lilp.c.lel deerme rent ere ee errr re eer re nnn 30Bảng 3.5 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tổng số cành (cành), số cành hữuhiệu (cành), tỷ lệ cành hữu hiệu (%) trên cây đậu xanh - +++++ 31Bang 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tông số nét san, số nét san hữu hiệu(nốt san) và tỷ lệ nốt san hữu hiệu (%) trên cây đậu xanh 22-2: 32Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến đường kính gốc thân (mm), sinhkhối tươi của cây đậu xanh (6/Cây) - + 25+ S+E12E2E921211215212112121211 2111 xe 34Bang 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sâu hại trên cây đậu xanh 35Bảng 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến bệnh hại trên cây đậu xanh 36Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số quả/cây (quả), tỷ lệ hạt/quả(%), số hạt chắc/quả (hạt), tỷ lệ hạt chắc (%) -¿- 2 5++c2Ee£z£zzerxzsees 38

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến khối lượng 100 quả (g), khối

won: TDỢ Ha (2) ceeseennsigtnosaagrontdibsosatipgbotixabi©sgcftixÃisa0li0S40RsSyDSSTREGTREYERSMErtuilse 40Bang 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến năng suất lý thuyết và năng suấtthực thu (tan/ha) CUA CAy GSU XTllĩnnennensidtiietionibbttgiibiBAi G534 95008131900209900080660000/000100008 41Bảng 3.13 Hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh trên 1 ha ¿2+ ©5++s+2c>s¿ 42Bảng PL 3.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha đậu xanh - - 2+ 25+ szS+£zxzEezxzxccee 52

Bang PL 3.2 Chi phi phân bón lá Fer- COMDI - - óc 2< + seeEsserseeses 52

vill

Trang 10

DANH SÁCH CAC CHỮ CAI VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ/Nghĩa

ANOVA Analysis of variance: Phân tích phương sai

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp va Phat trién Nông thôn

BVTV Bảo vệ thực vật

Ctv Cộng tác viên

ĐC Đối chứng

IAA Chlormequat chloride

KLTB Khối lượng trung bình

LLL Lan lap lai

NAA Naphthalene Acetic Acid

NSG Ngay sau gieo

NSLT Năng suất lí thuyết

NSTT Năng suất thực thu

NT Nghiệm thức

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

RCBD Randomized completely block design (Khối day đủ hoàn toàn ngẫu

nhiên)

tp Thành phó

1X

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Đậu xanh (Vigna radiata L.) là cây thực phẩm tại các nước đang phát triển ở châu

Á, châu Phi và Mỹ Latinh (Karuppanapandian và ctv, 2006) Đậu xanh chứa nhiều đinhdưỡng như protein thực vật (19,1 — 28,3%), khoảng chất (0,18 - 0,21%) và nhiều loạivitamin Bên cạnh đó, đậu xanh còn là cây thực phâm có giá trị kinh tế ở ba phươngdiện: (1) là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, hạt đậu xanh giàu protein,hydratcarbon, sắt và acid amin không thay thế, (2) là cây trồng có thời gian sinh trưởngngắn nên có thể tham gia vào nhiều công thức cây trồng (luân canh, xen canh, gối vụ)góp phan nâng cao giá trị sử dụng dat, (3) là cây có khả năng cải thiện độ phì nhiêu chođất Rễ đậu xanh có nhiều nốt san dé lại cho đất khoảng 36 - 70 kg N/ha/năm (NguyễnNgọc Quất và ctv, 2013)

Ở Việt Nam, đậu xanh được trồng rải rác khắp các vùng sinh thái khác nhau trong

cả nước với quy mô nhỏ hẹp, đơn lẻ Do vậy sản xuất đậu xanh còn mang tính tự phátchưa được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung Hiện nay, sản lượng đậu xanhkhông đủ dé đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hàng năm phải nhập khâu mộtlượng lớn từ Trung Quốc và Campuchia (Trần Thị Thanh Thủy và Trương Trọng Ngôn,

Trang 12

Vì lí do trên, đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năngsuất cây đậu xanh (Vigna radiata L.) vụ Hè Thu 2023 trên nền đất xám bạc màu tạiThành phô Hồ Chí Minh” đã được tiến hành.

Mục tiêu

Xác định nồng độ phân bón lá Fer-combi giúp cây đậu xanh sinh trưởng tốt, chonăng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất trên nền đất xám bạc màu tạiThành Phó Hồ Chí Minh

Yêu cầu

Bố trí thí nghiệm đúng quy phạm Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng

và các yếu tô cau thành năng suất và năng suất của đậu xanh ứng với các nồng độ phânbón lá khác nhau dé xác định nồng độ cho hiệu quả kinh tế tốt nhất

Giới hạn đề tài

Thí nghiệm tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinhtrưởng va năng suất trên cây đậu xanh vụ Hè Thu 2023 trên nền đất xám bạc màu Khôngphân tích các thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu xanh

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TÀI LIEU

1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại khoa học và đặc điểm thực vật hoc

1.1.1 Sơ lược về nguồn gốc và phân bố

Cây đậu xanh có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á, từ đó lan sang nhiều khu vực kháccủa châu Á Các bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây đậu xanh được trồng rộng rãi

ở Ấn Độ cách nay khoảng 3000 - 3.500 năm (Hồ Đình Hải, 2014)

Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thé thích nghi vớicác vùng có điều kiện khắc nghiệt Cây đậu xanh được trồng nhiều ở các nước châu Á

như: An Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan,Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines, Malaysia và Indonesia Hiện nay, cây đậu xanhcũng được trồng ở Trung Phi, các vùng khô và nóng ở Nam Âu, phía Đông Bắc châu

Úc, Nam Mỹ và miền Nam Hoa Kỳ (Hồ Dinh Hải, 2014)

1.1.2 Phân loại khoa học

Cây đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L) R Wilczek Đậu xanh thuộc

bộ Fabales, họ Fabaceae, phân họ Faboideae, tông Phaseoleae, phân tông Phaseolinae,chi Vigna, loài Vigna radiata (Hồ Đình Hai, 2014)

Trang 14

Cây đậu xanh là cây dạng đứng, thân nhỏ và thấp, cao trung bình 40 - 60 cm.Thân chia nhiều đốt, từ các đốt mọc ra các cành, thường có 1 - 5 cành (Nguyễn Mạnh

Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007)

Lá đậu xanh là loại lá kép có 3 lá chét, mọc cách Các lá chét có dạng hình khác

nhau từ oval, thuôn tròn, thuôn dài, lưỡi mác Một lá được gọi là hoàn chỉnh gồm có: lákèm, cuống lá và phiến lá Cả hai mặt lá đều có lông, gân lá nổi lên rõ ở phía dưới mặt

lá (Phạm Văn Thiều, 1999)

Hoa

Theo Phạm Văn Thiều, (1999):

Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm, xếp xen kẽ nhau ở trên cuống

lá Mỗi chùm hoa dài từ 2 - 10 em và có từ 10 - 125 hoa Khi mới hình thành, hoa có

hình cánh bướm, màu xanh tím Khi nở, cánh hoa có màu vàng nhạt.

Đặc tính nở hoa: Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa ở thân nở trước, các

hoa ở cành nở sau và chậm hơn Hoa nở được 24 giờ thì tàn Thông thường 10 ngày đầuhoa nở rộ, sau đó thưa dần Sau khi nở hoa và thụ phan khoảng 20 ngày thì có thé thu

hoạch.

Quả

Quả thuộc loại quả giáp, khi chín có màu xám den, gặp nang nóng dé bị tách vỏ

Sau khi hoa nở khoảng 20 ngày thì quả chín Một cây trung bình có 20 - 30 quả, mỗi

quả có 5 - 10 hạt (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007)

Hạt

Hạt hình tròn, màu xanh mốc, ruột hạt màu xanh vàng Khối lượng 1000 hạt từ

50 - 70 g (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007)

1.2 Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây họ đậu

Ngoài các yếu tố sinh thái thì dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến sựsinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và tạo năng suất của cây đậu xanh Trong

Trang 15

quá trình sinh trưởng, phát triên cây đậu xanh cân nhiêu yêu tô dinh dưỡng, ngoài các

yếu tô đa lượng thì các yếu tố vi lượng cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây đậu xanh

Canxi là "chìa khóa" trong sự tăng trưởng của cây đậu xanh, nó giữ vai trò quantrọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất Magie cũng là mộtnguyên tố quan trọng dé cau tạo điệp lục Vì vậy khi thiếu nó là sẽ mat màu xanh vàkhô Lưu huỳnh tham gia vào việc cấu tạo là aminoaxit chủ yếu trong hat, là yếu tô cauthành quan trọng của phần lớn các proxit Cây họ đậu có nhu cầu sinh lý đặc biệt quantrọng về lưu huỳnh Các nguyên tố vi lượng như (Cu) tham gia vào thành phần của điệplục, (Mo) giúp cho nốt san hình thành sớm và thúc day quá trình cố định đạm, (Mn) và(Bo) giúp cho quá trình ra hoa tạo qua (Phạm Văn Thiều, 2001)

1.3 Tổng quan về phân bón lá

1.3.1 Khái niệm phân bón lá

Theo Vũ Cao Thái (2000), phân bón lá là một dạng phân hữu ích có tác dụng

nhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau các điều kiện bat lợi như han, ngập úng, sâubệnh, làm tăng năng suất cây trồng đáng kê Trần Thị Thu Hà (2009) cho rằng: Phânbón lá là loại phân được sản xuất ở dạng nước hoặc được hòa tan trong nước và phunlên lá nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước,tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trongcác văn bản pháp quy của Nhà nước (Bùi Huy Hiền và ctv, 2013)

Phân bón lá hiện nay rất đa dạng, có thé gom cac loai phan don nhu P, Zn, N, Cu,các loại phân bón lá hỗn hợp gồm có các chất dinh dưỡng da lượng và vi lượng Ngoài

ra phân bón lá còn được bé sung thêm các chất kích thích sinh trưởng dé cây phát triểntốt hơn, tăng năng suất, chất lượng

Hiện nay, bên cạnh các loại phân bón lá đã được sử dụng khá phô biến, các loạiphân bón lá mới vẫn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đó là các loại phân bón lá

có nguồn gốc từ thiên nhiên như phân bón lá vi sinh, phân bón lá sinh học, không chỉ

Trang 16

góp phần tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, giúp tăng cường khả năng đềkháng chống lại sâu bệnh mà còn thân thiện với môi trường.

1.3.2 Vai trò của phân bón lá

Bón phân qua lá thậm chí còn tốt hơn là bón qua rễ, đây là cách nhanh nhất màcây hấp thụ Phân bón lá là một công cụ quan trọng cho việc quản lý hiệu quả và bềnvững cho cây trồng

Theo Bùi Huy Hiền và ctv (2013), vai trò của phân bón lá ngày càng quan trọng

do việc sử dụng lâu dai các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bồ sungcác chất vi lượng; hơn nữa, nhiều nguyên tố, nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đôimôi trường đất, rửa trôi nên việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông qua lá làphương pháp hiệu quả Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh tế hơn bón vào đất

do cây sử dụng đến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dung phân bóntương tự khi bón vào đất chỉ đạt 45 - 50%, thậm chí thấp hơn Một trong những nguyênnhân cơ bản là cây trồng tiếp nhận dinh đưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15 - 20lần diện tích đất ở tán cây che phủ Như vậy, mục tiêu chính khi sử dụng phân bón lá là:

Bồ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượng khôngthể cung cấp đủ Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡngqua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuấthiện các yếu tố dinh dưỡng đối kháng Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăngcường chức năng, nhất là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hìnhthành quả, củ, chỉ tiêu chat lượng) Hạn chế mắt chất dinh dưỡng trong đất do bị có địnhhoặc bị rửa trôi Một số nguyên tố đinh dưỡng thậm chí được khuyến cáo chỉ nên bónqua lá như bón sắt vào đất kiềm, bón các nguyên tố vi lượng (Bùi Huy Hiền và ctv,2013).

Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sản xuất cho thay bón phânqua lá có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng năng suất và phâm chất nông sản, tăng giátrị thương phẩm của nông sản Dé đảm bảo không lãng phí phân bón và phát huy hiệuquả đến mức cao nhất, cần căn cứ vào nhu cầu của đất đai, đặc điểm của đất đến tỷ lệcác thành phần phối trộn ở mức thích hợp nhất

Trang 17

1.3.3 Ưu điểm sử dụng phân bón lá

Khi phun dinh dưỡng qua lá cây trồng không chỉ hấp thu trong vài giờ mà còn cóthể hấp thu vài ngày sau Do đó, có thể bổ sung nhanh cho cây trồng lúc cần thiết vàphục hồi nhanh sau khi cây bị còi cọc Tránh được các yếu tố bat lợi khi cung cấp dinhdưỡng qua đất, các trường hợp bị rửa trôi, phèn, mặn, cây trồng bị ngô độc hữu cơ hoặc

có định chất dinh dưỡng thì việc áp dụng phân bón lá là một biện pháp hữu hiệu nhất

(Nguyễn Huy Phiêu, 2007)

Một lần cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng, trong phân ngoài yếu tố đa,trung lượng, vi lượng các nhà sản xuất còn bổ sung chất điều hòa sinh trưởng như NAA,IAA, các vi sinh vật có ích, tạo nên tính da chức năng của phân bón lá Giảm công vận

chuyền và công phun phân bón Các chế pham phân bón lá ở dạng đặc nhưng phun chocây với nồng độ loãng Thành phẩm thường nhỏ gon dé vận chuyền, việc phun phân bón

lá cũng tiết kiệm được lượng phân sử dụng (Nguyễn Huy Phiêu, 2007)

1.3.4 Nhược điểm sử dụng phân bón lá

Tốc độ thấm sâu vào lá giảm khi kích thước phân từ của các chất hoa tan gia tăng.Dưỡng chat và những chất cung cấp qua lá có thé không chuyên đến những bộ phận ở

xa như rễ và cơ quan sinh trưởng mới sinh sản sau khi phun thuốc Dinh dưỡng dễ bịrửa trôi sau khi phun néu gặp mưa, sương hoặc khi tưới phun Tính thấm của biéu bi lá

có thé thay đổi theo tuổi lá, môi trường, giống Nên gây trở ngại cho việc dự đoán tốc

độ, số lượng hấp thu các chất hòa tan được phun ra (Nguyễn Bảo Vệ, 1999)

1.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón lá trên cây họ đậu

1.4.1 Một số nghiên cứu ngoài nước về phân bón lá trên cây họ đậu

Krishnaveni và ctv (2004) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của việc phun qua

lá DAP [diammonium phosphate] (2%), KCl (1%), ZnSO4 (0,5%) ở thời điểm 15, 30

và 45 NSG Kết quả cho thấy việc áp dụng DAP + KCI + ZnSO4 ở 15, 30 và 45 NSG

đã dẫn đến kết quả chiều cao cây lớn nhất khi thu hoạch (48,2 cm), chỉ số điện tích lá(7,21), năng suất sinh học (3,173 kg/ha), số quả trên mỗi cây (30 quả), chiều dài quả

Trang 18

(13,6 cm), số hạt trên qua (16 hạt), khối lượng 100 hat (6,3 g) và năng suất hạt (938kg/ha) cao nhất.

Mirvat và ctv (2006) đã tiễn hành thí nghiệm thực địa trong hai mùa hè liên tiếpnăm 2002 và 2003 tại khu vực Nam AL-Tahrir, AL-Behaira Governor, Ai Cập dé nghiéncứu ảnh hưởng của phân lân gồm hai lượng là 30 kg và 60 kg P2Os/ha và sử dung phanbón lá chứa kẽm (bao gồm: chỉ sử dụng với nước (đối chứng), 0,50, 0,75 và 1,0 g/L).Kết quả cho thấy đậu phụng cho năng suất cao nhất đạt 1408 kg/ha khi áp dụng 60 kgPzOs/ha và phân kẽm sử dụng qua lá với nồng độ 1,0 g/L

Tantawy và ctv (2009) đã tiễn hành thí nghiệm ảnh hưởng của việc bón qua láchất dinh dưỡng và chiết xuất phan hoa đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây

đậu Cove (Phaseolus vulgaris L.) Thí nghiệm sử dụng một loại phân có chứa photpho

(20%), kali (10%), boron (3%) và chất tự nhiên chiết xuất từ phân hoa bắp cải Với nămnồng độ 0 (đối chứng) 3,0, 4,0, 5,0 va 6,0 g/L và phun hai lần trong hai và bốn tuần saukhi trồng Kết quả cho thấy răng tất cả các nồng độ phun đều cải thiện sự phát triển củacây như: chiều cao cây, số lá, trọng lượng tươi và khô của cây Năng suất quả cũng nhưcác thông số chất lượng quả cũng được cải thiện khi nồng độ phun tăng lên Sự cải thiện

về sinh trưởng và năng suất có mối tương quan thuận với nhau, kết quả cao nhất đượcghi nhận với nồng độ 5,0 g/L sau đó phản ứng bắt đầu giảm nhưng vẫn cao hơn đáng kê

so với nghiệm thức đối chứng Hàm lượng khoáng chất N, P và K trong cây cũng có xuhướng tương tự với nồng độ áp dụng Có thể kết luận rằng việc áp dụng các nguyên liệu

tự nhiên chiết xuất như chiết xuất phan hoa của bap cải kết hợp với P, K và B ở nồng độ5,0 g/L đã mang lại sự cải thiện tốt nhất cho sinh trưởng và năng suất cây trồng

Abdel-Mawgoud và ctv (2011) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng axit amin và vilượng qua lá nâng cao năng suất của cây đậu xanh trong điều kiện đất mới khai hoang.Cây đậu xanh được phun hai lần vào tuần thứ ba và sáu sau gieo bằng Manni-Plex, hỗnhợp phân bón lá (5% N, 0,2% B, 0,3% Sắt, 3,2% Mn và 2% Zn) hoặc Amino-green, hỗnhợp axit amin va vi lượng (15% axit amin, 2,9% Fe, 1,4% Zn và 0,7% Mn) với nồng độ1,0 và 2,0 cm?/L Kết quả cho thấy nồng độ cao nhất của Manni-Plex và nồng độ thấpnhât của Amino-green đã cải thiện các thông sô tăng trưởng như chiêu cao cây, sô lá và

Trang 19

khối lượng tươi và khô trong khi số lượng cành không bị ảnh hưởng đáng kể Năng suấtquả tương quan thuận với nồng độ hai loại phân bón lá cho hiệu quả cao nhất được ghinhận với 2 cm3/L Manni-Plex Chat lượng quả đặc biệt là hàm lượng protein tăng khi sửdụng Amino-green trong khi hàm lượng chất xơ giảm với tất cả các nghiệm thức khác.

Moraditochaee va ctv (2012) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của phân dam

và phân bón lá humic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên đậu phụngtại Astanel Ashrafiyel (miền Bắc Iran) Các lượng phân được sử dụng là 0 kg N/ha (đốichứng), 25 kg N/ha, 50 kg N/ha, 75 kg N/ha Hai nồng độ phân bón lá humic được sửdụng là 0 mg/L (đối chứng) và 40 mg/L Kết quả cho thấy đậu phụng cho năng suất caonhất với lượng đạm 75 kg/ha và phân bón lá humic 40 mg/L

Cenusa, A.E (2012) đã nghiên cứu so sánh anh hưởng của một số loại phân bón

lá đối với một số giống đậu Pháp lùn Thí nghiệm dùng hai giống Rumani lùn có vỏ màuxanh lá cây (Fantastica, Delicioasă de Pasărea) và một giống Rumani lùn có vỏ mauvàng (Margareta) Đối với việc bón phân qua lá, ba loại phân bón lá 0,3% AgroleafPower Total, 0,3% Phyto”s K, 0,3% MeForte + 0,3% CaForte được thí nghiệm trên đồngruộng với ba lần lặp lại Kết quả cho thấy sử dụng 0,3% Agroleaf Power Total để phunqua lá cho đậu Pháp lùn 10 ngày tuổi đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khối lượng hạt thu

được.

Khalilzadeh và ctv (2012) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của việc bón phânhữu cơ sinh học và urê lên lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của đậuxanh Thí nghiệm được thiết kế theo kiều khối đầy đủ ngẫu nhiên và ba lần lặp lại Phânbón được phun qua lá bao gồm: Phân bón sinh học (Nitroxin), Axit amin, Hum xanh,Biocrop L-45, Nutriman N24 và Mas Raiz, Urê, Nước và đối chứng Kết quả cho thấykhối lượng 1000 hạt cao nhất (60,58 g) và thấp nhất (53,4 g) được quan sát thay lần lượtkhi phun axit amin và Urê lên lá Những cây được phun Mas Raiz có năng suất hạt caonhất (3810,8 kg/ha) Trong khi năng suất hạt thấp nhất (1629,2 kg/ha) ở những cây được

xử lý bằng Biocrop L-45 Năng suất thực thu cao nhất (1619,8 kg/ha) và thấp nhất (909,4

kg/ha) khi được phun Mas Raiz và Nitroxin Ngoài ra, hàm lượng protein tăng lên ở

Trang 20

những cây được phun Mas Raiz Mas Raiz và Amino acid là phương pháp xử lý tốt nhất

để tăng năng suất hạt và protein trong đậu xanh

Ali va ctv (2013) đã tiến hành trong 2 vụ trồng 2009 và 2010 nhằm khảo sát ảnhhưởng của việc bón axit salicylic và kẽm qua lá đến năng suất và các yếu tố cau thànhnăng suất đậu xanh trong điều kiện đất cát Thí nghiệm được bố trí theo kiêu khối day

đủ ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại bao gồm bốn nồng độ axit salicylic (0, 50, 100

và 150 ppm) và bốn nồng độ kẽm bón qua lá (0, 300, 400 và 500 ppm) Kết quả chothấy bón axit salicylic (SA) qua lá với nồng độ 150 ppm đã tăng đáng ké (p<0,05) chiềucao cây, số nhánh trên cây, số quả trên cây, số hạt trên quả, khối lượng hạt và năng suấthạt so với đối chứng (cây không sử dung phân bón lá) Sự gia tăng đáng ké (p<0,05) ởtất cả các chỉ tiêu khi bón kẽm qua lá so với các cây không bón Hơn nữa, giá trị caonhất của những chỉ tiêu này được ghi nhận khi áp dụng kẽm 500 ppm Ngoài ra, kết quảcho thấy có sự tương tác giữa axit salicylic và kẽm có ảnh hưởng đáng ké đến tat cả cácchỉ tiêu được nghiên cứu Việc áp dung 150 ppm SA với 500 hoặc 400 ppm kẽm tạo ranăng suất hạt có ý nghĩa cao nhất

Vinod (2013) đã tiến hành thí nghiệm cung cấp dinh dưỡng qua lá cho đậu phụng.Thí nghiệm gồm chín nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng qua lá: 1,5% Urea, 2,0% Urea,

1,5% DAP, 2,0% DAP, 1,5% MOP (muriate kali), 2% MOP, 1,5% Urê: DAP: MOP

(0,5% mỗi loại), 2,0% Urê: DAP: MOP (0,7% mỗi loại) và 0,5% (19 N: 19 PzOs: 19

K20) Nghiên cứu cho kết qua cao nhất ở nghiệm thức sử dụng 2,0% Urea: DAP: MOP(0,7% mỗi loại) cho khối lượng 100 quả đạt 117,65 g, khối lượng 100 hạt đạt 42,19 g,năng suất quả đạt 3746 kg/ha, năng suất hạt đạt 2905 kg/ha và năng suất sinh khối đạt

4253 kg/ha.

Katsaruware và ctv (2014), một thí nghiệm đồng ruộng đã được thực hiện ở huyệnMakonde của Zimbabwe đề đánh giá tiềm năng của phân bón lá hữu cơ như là một giảipháp thay thế cho phân bón hóa học bón vào đất trong sản xuất đậu Cove Thí nghiệmđược thiết kế theo kiêu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba nghiệm thức

và ba lần lặp lại Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón lá hữu cơ không có ảnh hưởng

đên sự ra hoa cũng như sô ngày ra hoa của cây mặc dù sô ngày ra hoa ít hơn so với các

10

Trang 21

nghiệm thức còn lại Dat bón phân hóa học có số hoa trên cây, số hạt trên quả, chiều dàiquả, khối lượng hạt đậu và năng suất thực thu cao hơn đáng kể so với các nghiệm thứckhác Mặc dù phân bón lá có số hoa trên cây, số quả trên cây, chiều dài quả, khối lượnghạt và năng suất cao hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Ravichandra và ctv (2015) đã tiến hành thí nghiệm trên cây đậu phụng trong haimùa trong năm 2009 và 2010 tại trang trại nghiên cứu cây trồng của SHIATS,Allahabad, An Độ dé tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng qua lá boron kết hợp với việc

sử dụng Rhizobium lên sự tăng trưởng và năng suất của đậu phụng Có hai mức độ vớiRhizobium là sử dụng và không sử dụng, năm nồng độ của Boron sử dụng qua lá: không

có Boron, 0,5 ppm, 1,0 ppm, 2,0 ppm và 3,0 ppm ở dạng sử dung qua lá (Disodium

octaborat tetrahydrate — Na2Bs013.4H20) Kết quả thu được của 2 năm: ở nghiệm thức

sử dung Boron nồng độ 2 ppm và có sử dung Rhizobium thu được số quả cây, khối lượng

100 quả và năng suất vượt trội hơn so với các nghiệm thức còn lại (lần lượt là 27,33

quả/cây, 94,87 g va 2,95 tắn/ha)

Shete va ctv (2018) đã tién hành một thí nghiệm tại Trang trại nghiên cứu sau đạihọc, Đại học Nông nghiệp, Kolhapur, Ấn Độ trong năm 2017 — 2018 để xác định ảnhhưởng của dinh dưỡng qua lá đối với sinh trưởng và hấp thu các chất dinh dưỡng đalượng và vi lượng trên cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) Kết quả cho thay sử dụng2% Ca(NO); qua lá ở thời điểm 45 và 60 NSG cho hiệu quả rõ rệt đối với các đặc tínhsinh trưởng, năng suất và chất lượng của đậu phụng Chiều cao cây cao nhất đạt 21,26

em, số nốt san cao nhất đạt 95 nốt san khi sử dung 2% Ca(NO3)2 Tổng hàm lượng dinhdưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng được cây hấp thu cao nhất khi sử dụng 2%Ca(NOs)2 Ty lệ hạt/quả đạt 67 — 69%, năng suất qua khô, hạt khô và năng suất sinhkhối cao nhất (lần lượt là 3,26; 2,24 và 3,91 tan/ha) cũng được ghi nhận khi sử dụng 2%

Ca(NO2); qua lá.

Aslani và ctv (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại phân bón lá chelatehữu cơ đến sinh trưởng và chất lượng trên cây đậu xanh so với bón phân hóa học hỗnhợp (NPK) vào đất trong điều kiện nhà kính Các biện pháp xử lý là bón phân qua lá (6lần phun 0,2% Biomin, 0,2% Humifolin, 0,2% DelfonPlus), hỗn hợp vi lượng và đa

II

Trang 22

lượng, bón phân hóa học vào đất (NPK 0,5 g/kg đất), và không bón phân (đối chứng).Bón phân hữu cơ chelate qua lá đã cải thiện chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng khôcủa hạt, nồng độ N và K trong lá, số quả và năng suất quả so với cây đối chứng Chấtrắn hòa tan trong quả, vitamin C và hàm lượng protein tổng số được tăng lên đáng kếbằng cách bón phân hữu cơ chelate qua lá Đất bón NPK cũng nâng cao năng suất đậuxanh so với đối chứng không bón.

Singh và ctv (2020) đã tiền hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun chất điềuhòa sinh trưởng lên lá đến các đặc tính sinh trưởng và năng suất của cây đậu xanh Kếtqua chi ra rằng phun 75 ppm NAA (Naphthalene Acetic Acid) hoặc 150 ppm CCC(Chlormequat chloride) vào thời điểm 15 va 45 ngày sau gieo đã cải thiện các đặc điểmhình thái như chiều cao cây, thé tích rễ, số cành Phun qua lá 150 ppm CCC thu đượctrọng lượng khô tối đa ở tất cả các bộ phận của cây ở tất cả các giai đoạn Khi ápdụng 150 ppm CCC được cho là vượt trội hơn ở các chỉ tiêu sinh trưởng trong giai đoạn

15 - 45 và 30 - 45 NSG Các thông số sinh hóa như hoạt tính nitrat reductase, tong luongprotein, tong lượng đường hòa tan và protein trong hat bi anh hưởng đáng ké Phun NAAqua lá ở nồng độ 75 ppm đã thu được lượng protein tổng số và protein hạt tối da trêngiống đậu xanh GM-4 Kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khácnhau chỉ ra rằng tất cả các yếu tố cấu thành năng suất như số hạt trên quả, khối lượng

khô của cây, khối lượng 1000 hạt, năng suất hạt tăng đáng ké khi phun phân bón qua lá.

Soni Jyoti và Kushwaha (2020) đã tiễn hành thí nghiệm ảnh hưởng của việc phunkẽm và sắt qua lá đến năng suất cây đậu xanh Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khốiđầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại Các nghiệm thức bao gồm: phun 0,5%

ZnSQ¿ vào giai đoạn FI, phun 0,5% ZnSOu ở giai đoạn FI va PI, phun 0,5% FeSOa vào

FI, phun 0,5% FeSOa vào giai đoạn FI va PI, phun 0,5% ZnSO4 + 0,5% FeSOx P vào giai đoạn FI, phun 0,5% ZnSOa + 0,5% FeSOa vào giai đoạn FI và PI và bón 25 kg

ZnSO¿ vào đất Kết quả cho thấy chiều cao cây và số cành không bị ảnh hưởng khi phunkẽm va sắt qua lá Số quả trên cây được cải thiện khi phun 0,5% FeSO, vào giai đoạn

FI, năng suất thực thu (571 kg/ha), chiều dài qua (6,30 cm), doanh thu (48.676 Rupee/ha)

12

Trang 23

lợi nhuận (28.537 Rupee/ha) và tỷ suất lợi nhuận (2,41) cao nhất được ghi nhận ở mứcphun 0,5% ZnSO¿ vào giai đoạn FI va PI.

Kavya và ctv (2021) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá vi lượng

đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh (Vigna radiata L.) Kết quả cho thấy các chỉ

số sinh trưởng như chiều cao cây (42 - 45 cm), tích lũy chất khô (113,39 g/m?) và tốc

độ sinh trưởng cây trồng (1,69 g/m?/ngày) được ghi nhận khi bón ở liều lượng khuyếncáo + 0,5% Fe + 0,5% Zn + 0,5% Mn vào thời điểm 30 NSG, trong khi số lượng nốtsan/cay tối đa (11 nốt san) được ghi nhận với liều lượng phân khuyến cáo + 0,5% Fevào thời điểm 30 NSG Tuy nhiên, các yếu tố cau thành năng suất và năng suất cao hơnnhư: Số quả/cây (58,40), số hạt/quả (9,73), khối lượng 1000 hạt (38,38 g), năng suất hạt(1384,33) kg/ha, năng suất thân lá (2253,33) kg/ha và chỉ số thu hoạch (42,44 %) đượcghi nhận với liều lượng phân khuyến cáo + 0,5% Fe + 0,5% Zn + 0,5% Mn vào thờiđiểm 30 NSG Tương tự, lợi nhuận (59.912 Rupee/ha) và tỷ suất lợi nhuận (1,51) cũngđược ghi nhận với liều lượng phân khuyến cáo + 0,5% Fe + 0,5% Zn + 0,5% Mn vàothời điểm 30 NSG cao hơn so với đối chứng (Liều lượng phân khuyến cáo + phun nước)

Makhlof và ctv (2022) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ, phânkhoáng và bón lá vi lượng đến thành phần khoáng và các yếu tố cầu thành năng suất củacây đậu Cove (Phaseolus vulgaris L.) trong điều kiện đất phù sa với chín nghiệm thức

và bốn lần lặp lại Các nghiệm thức là: Nước lã (đối chứng); 100% NPK; 75% NPK;100% NPK + Phân hữu cơ; 75% NPK + Phân hữu cơ; 100% NPK + Phân bón lá vi lượng; 75% NPK + Phân bón lá vi lượng; 100% NPK + Phân hữu cơ + Phân bón lá vi

lượng; 75% NPK + Phân hữu cơ + Phân bón lá vi lượng Kết quả thu được cho thấy

nghiệm thức 100% NPK + Phân hữu cơ + Phân bón lá vi lượng vượt trội và tăng đáng

kế so với nghiệm thức còn lại

Barla và ctv (2023) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón kẽm vàsắt vào đất và qua lá đến năng suất, hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng của đậuxanh trong vụ hè Kết quả cho thấy năng suất thực thu (521 kg/ha), năng suất lýthuyết (1307 kg/ha), doanh thu (36.470 Rupee/ha), lợi nhuận (8.020 Rupee/ha), tysuất lợi nhuận (1,28) và ham lượng chất dinh dưỡng N (3,86% va 1,25% trong hat

13

Trang 24

và thân cay), P (0,45% và 0,19% trong hạt và thân cây), K (0,65% và 1,88% tronghạt và thân cây) được ghi nhận cao nhất khi phun qua lá 0,5% ZnSO4 và 0,5%FeSO4 ở giai đoạn ra hoa trên nền phân bón NPK 20-40-20 kg/ha và 5 tấn phân giasúc.

1.4.2 Một số nghiên cứu trong nước về phân bón lá trên cây họ đậu

Mai Thị Hường (2012) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của bốn loại phân bón

lá và mức xử lý Molipden lên hạt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậuxanh Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu lô phụ với lô chính là hai mức phân molipden

và lô phụ bốn loại phân bón lá với ba lần lặp lại bao gồm: Mo (nồng độ Mo 0 ppm), Mi(nồng độ 100 ppm Mo); V (lô phụ): Po (đối chứng phun nước 14), P¡ (phân bon lá HVP401), P2 (Grow plus A3), P3 (Grow-more), P4 (Seaweed super 100) Kết quả cho thấyphân bón lá Grow-more cho chiều cao cây (54 cm) cao nhất, phân bón lá P3 cho số cànhcấp 1 nhiều nhất là 3,46 (cành/cây) Nghiệm thức phun phân bón lá Growplus cho sốnốt san cao nhất (24,27 nốt san) Các yếu tố cau thành năng suất: Số quả trên cây (23,12quả) cao nhất khi xử lý molipden ở nồng độ 100 ppm và phân bón lá Grow-more, số quảchắc/cây (20,76 quả), số hạt/quả (10,55 hạt) và số hạt chắc (10,32 hạt) cao nhất ở nghiệmthức phân bón lá Grow-more Năng suất thực thu cao nhất (2,88 tân/ha) khi sử dụngphân bón lá Seaweed Ở nghiệm thức xử lý molipden 100 ppm và phân bón lá Grow-

more cho lợi nhuận cao nhất là 44.700.000 đồng/ha.

Võ Thị Bạch Tuyết (2016) đã thực hiện thí nghiệm anh hưởng của thời điểm phunphân bón lá Gum Boro đến sinh trưởng, năng suất của hai giống đậu nành tại Thủ ĐứcThành phố Hồ Chí Minh Thí nghiệm bồ trí theo kiểu lô phụ gồm bốn nghiệm thức và

ba lần lặp lại Yếu tố chính là hai giống: VDN94 và HLDN29, yếu tố lô phụ là các thờidiém phun phân bón lá Gum Boro: không phun, 3 - 4 lá thật, ngày ra hoa, ngày ra trái.Kết quả cho thấy khi phun Gun Boro ở thời điểm ra hoa làm tăng số cành cấp 1, tăngthời gian sinh trưởng Đồng thời làm tăng yếu tố cấu thành năng suất, tăng năng suấtthực thu cao hơn so với đối chứng (nước lã) là 30,77%

Lê Tương (2019) đã thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ phân bón láđến sinh trưởng và năng suất cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) tại tỉnh Bình Dương

14

Trang 25

Kết quả cho thay phân bón lá khoáng sinh hoc Lactofo ở nồng độ 2,5 mL/L và 3 ml/Lgiúp cây ra hoa sớm và tập trung hơn, cây ra hoa vào thời điểm 24 NSG và ra hoa rộ ởthời điểm 25 NSG Khi sử dụng nồng độ 3 mL/L cho năng suất thực thu (2,05 tan/ha),lợi nhuận đạt 60,41 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 1,13.

Nguyễn Ngọc Quat và Trần Anh Tuan (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón qua lá A2 và Bolas cho cây đậu xanh vụ Đông trên giống ĐX14 bước đầu cho thaynăng suất đậu xanh khi được phun phân bón qua lá A2 (3% N, 2% P20s, 3% K20, 0,3%

Ca, 0,2% Mg, 0,2% S, 50 g/L axit amin, 2000 ppm B, 2000 ppm Zn) va Bolas (13% N, 23% P20s, 11% K20, 50 ppm Mn, 50 ppm Cu, 500 ppm NAA, 1000 ppm B) da dat caohơn so với đối chứng (phun nước 14) từ 0,07 - 0,14 tan/ha, phun phân bon qua lá A2 đạt

năng suất thực thu cao nhất là 1,82 tắn/ha và đạt lãi thuần cao nhất 23,529 triệu đồng/ha.

Ngô Văn Hải (2023) đã thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ phân bón

lá Viusid Agro đến sinh trưởng phát triển và năng suất đậu nành rau [(Giycine max (L.)Merril)] trồng vụ Đông 2022 trên vùng đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chi Minh.Kết quả cho thấy phun phân bón Viusid Agro với nồng độ 300 ppm có ảnh hưởng tốtđến cây đậu nành rau vào thời điểm 50 NSG: chiều cao cây (63,1 cm), số cành (3,5cành), số lá trên thân chính (8,2 lá); số quả trung bình trên cây (45,2 quả/cây), khốilượng qua (2,9 g/qua); năng suất lý thuyết (41,0 tắn/ha/vụ), năng suất thương phẩm qualoại 1 (10,6 tan/ha/vu), năng suất quả loại 2 (1,0 tắn/ha/vụ) và tổng năng suất thươngphẩm (11,6 tấn /ha/vụ); đạt lợi nhuận (147.250.000 đồng/ha/vụ) VỚI ty suất lợi nhuận(1,85) và chỉ số VCR (3,43)

Lưu Hồng Mơ (2023) đã thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ phân bón

lá WEGH đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dầu trên cây đậu phụng (Arachishypogaea L.) tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chi Minh Thí nghiệm được bố trí theokiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với năm nồng độ phân bón lá (5; 10; 15; 20 và 25mL/L) và một nghiệm thức đối chứng (nước lã) Kết quả cho thấy bổ sung phân bón lásinh học WEGH cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng, tăng số lượng hoa Về hiệu quả kinh

tế, cây đậu phụng được bô sung 5 mL/L cho hiệu quả kinh tế cao nhất (54,78%), lợinhuận (57.038.000 đồng/ha/vụ) và tỷ suất lợi nhuận (1,24) so với đối chứng

15

Trang 26

2.1 Nội dung nghiên cứu

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất cây đậuxanh (Vigna radiata L.) vụ Hè Thu 2023 trên nền đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ

Chí Minh.

2.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023 trên nền đất xámbạc mau tại Thành phô Hồ Chí Minh

2.3 Điều kiện thời tiết

Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết tại Tp Hồ Chí Minh trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (°C) , Độ am

Tông lượng : : , không khí SO gid nang Thang Cao Thap Trung mua

, , trung binh (gid/thang)

nhat nhat Binh (mm/thang)

Trang 27

Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng anh hưởng trực tiếp đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất của cây trồng Qua Bảng 2.1 cho thấy điều kiện thời tiếttại Tp Hồ Chí Minh từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023, nhiệt độ trung bình từ 28,2 -29,5°C, trong đó nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 (36,5°C) và thấp nhất vào tháng 7(23,0°C) Với nhiệt độ này thì tương đối cho cây đậu xanh sinh trưởng và phát triển bìnhthường.

Độ âm trung bình từ 79 - 83%, số giờ nắng từ 143,1 - 215,2 giờ Tổng lượng mưa

từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023 từ 252,8 - 400,5 mm, trong đó lượng mưa cao nhấtvào tháng 09 (400,5 mm) và thấp nhất 08 (252,8 mm), lượng mưa khá cao vào thời giansinh trưởng của cây nên cần chủ động làm rãnh thoát nước và thường xuyên theo dõisâu bệnh đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để cây đậu xanh sinh trưởng và phát triểntốt nhất

2.4 Đặc tính lý hoá đất

Bảng 2.2 Đặc điểm khu đất thí nghiệm

Chỉ tiêu Don vi tính Két quaThanh phan sa cau

Cat % 82,0 Thit % 10,0 Sét % 8,0

pH (1:5) H.O 2 5.7

pH (1:5) KCI : 3,9

Chất hữu cơ % 1,21

N tổng số % 0,05

PzOs hữu hiệu mg/100 g 13,1

(Bộ môn Khoa học dat — Phan bon, 2023)

Qua kết qua phân tích đất ở Bang 2.2 cho thấy khu đất thi nghiệm có thành phan

cơ giới nhẹ (dat cát pha thịt với hàm lượng cát là 82%), trung tính Hàm lượng đạm tong

số, chất hữu cơ rất thấp, lân dé tiêu ở mức 13,1 mg PzOs/100 g đất Theo Trần ĐìnhLong và Lê Khả Tương (1998), đậu xanh yêu cầu pH từ 5,5 - 6,5 Nếu pH < 5 sự hình

17

Trang 28

thành các nốt san hữu hiệu giảm nhiều Do vậy, cần cung cấp Ca (bón vôi) cho đất déđiều chỉnh độ pH Đồng thời cần tăng cường bón phân hữu cơ, đạm, lân, kali để cungcấp chất dinh dưỡng và tăng độ phì cho đất.

2.5 Vật liệu thí nghiệm

2.5.1 Giống

Giống đậu xanh DX208 do Công ty giống cây trồng miền Nam Thời gian sinhtrưởng từ 80 - 85 ngày, cây cao 60 - 70 cm, thời gian ra hoa trung bình, năng suất vụ HèThu, Thu Đông từ 1 - 1,3 tan/ha, vụ Đông Xuân từ 2 - 2,5 tắn/ha

2.5.2 Phân bón lá

Phân bón lá Fer-combi: Mg (2%), Cu (15.000 ppm), Fe (10.000 ppm), Zn (15.000ppm), Mn (15.000 ppm), Bo (8.000 ppm), Mo (50 ppm), pH (6.0), san xuất bởi Công tyTNHH Nông Nghiệp Long Phát.

Khuyén cáo cho cay rau mau, cây họ đậu là 1 g/L nước.

18

Trang 29

Hình 2.2 Phân bón lá vi lượng FER-COMBI 2.6 Phương pháp nghiên cứu

2.6.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tô được bố trí theo kiêu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RandomizedComplete Block Design — RCBD), với năm nồng độ phân bón lá Fer-combi và mộtnghiệm thức sử dụng nước lã làm đối chứng, ba lần lặp lại

NTI (ĐC): Phun nước lã

19

Trang 30

LLLI LLL2 LLL3 NT6 NT2 NT5 NT4 NT6 NTI (ĐC) NT3 NT4 NT2 NTI @®C) NT3 NT4

NT2 NT5 NT6 NT5 NTI (ĐC) NT3

Trang 31

2.7 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Được tiến hành theo quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT về cây đậu xanh của Bộ Nông nghiệp

& PTNT ban hành.

2.7.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển

Theo dõi toàn bộ cây trong ô thí nghiệm

Ngày phân cành (NSG): Khi có > 50% số cây trên ô đã phân cành

Ngày ra hoa (NSG): quan sát toàn bộ số cây/ô, được tính khi có > 50% số câytrên ô nở hoa đầu tiên

Ngày đậu quả (NSG): Có > 50% số cây trên 6 đậu quả (quả non dai 1 cm)

Ngày thu hoạch (NSG): tính vào thời điểm thu hoạch lần 1 khi tông cây trên 6 thínghiệm có 40% số quả chín

Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ khi gieo đến khi thu hoạch dot cuối cùng.2.7.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

Điều tra 10 cây ngẫu nhiên ở các hàng giữa, không lấy cây của hàng sát bìa.Chiều cao cây (cm): đo từ vị trí vết lá mầm đến đỉnh ngọn (10 ngày theo dõi 1lần, đo lần đầu lúc 15 NSG)

Đường kính gốc thân (mm): đo ngay trên vị trí đốt lá mầm, đo vào thời điểm

trước lúc thu hoạch.

Tổng số cành/cây (cành): đếm tất cả số cành trên cây của 5 cây chỉ tiêu Tính

trung bình.

Số cành hữu hiệu (cành): Đếm toàn bộ số cành mang quả trên cây theo dõi va laygia tri trung bình, đếm trước khi thu hoạch

Tỷ lệ cành hữu hiệu (%) = (Số cành hữu hiéu/téng số cành) x 100

Số lá trên thân chính (1á): Khi đã thấy rõ cuống và phiến lá, đếm toàn bộ số lá thậttrên thân chính (10 ngày theo dõi 1 lần, đếm lần đầu lúc 15 NSG)

21

Trang 32

Chiều dai và chiều rộng lá (cm): Do lá chét của lá kép thứ 3 trên thân chính (vàothời điểm 30 NSG và 60 NSG).

Tổng số nốt san và nốt san hữu hiệu (nốt san): Vào thời điểm 50 NSG, chọn ngẫunhiên 5 cây/ô, cây được lấy chỉ tiêu khác 10 cây đang theo déi dé đếm nót san

Ty lệ nốt san hữu hiệu (%) = (tong số nốt san hữu hiệu/Tổng số nót san) x 100.Sinh khối tươi của cây (g/cây): vào thời điểm 60 NSG, chọn 5 cây từ cây lấy chỉtiêu nốt san/6, cây được lay chỉ tiêu khác 10 cây đang theo déi đem rửa sạch rồi cân khốilượng.

2.7.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

Điều tra 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc, ghi nhận thành phầnsâu bệnh gây hại và mức độ biêu hiện (Cách điều tra dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia QCVN 01-62:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giốngđậu xanh).

Các chỉ tiêu về sâu hại

Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Tỷ lệ lá bị hại (%) = (Số lá bị cuén/téng số

- Bệnh kham lá (Mosaic virut) và héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearumSmith): điều tra toàn bộ số cây/ô, đếm số cây bị bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = (Số cây bịbénh/Téng số cây điều tra) x 100 Thời điểm lấy chỉ tiêu: trước thu hoạch Thang đánhgiá bệnh gồm các cấp độ:

Điểm 1: không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh)

22

Trang 33

Điểm 2: nhiễm nhẹ (6 — 25 % số cây có vết bệnh).

Điểm 3: nhiễm trung bình (26 — 50% số cây có vết bệnh)

Điểm 4: nhiễm nặng (51 — 75% số cây có vết bệnh)

Điểm 5: nhiễm rất nặng (>76% số cây có vét bệnh)

2.7.4 Thu hoạch

Theo QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT về quy phạm khảo nghiệm VCU 2011 (giátrị canh tác va giá trị sử dụng) giống đậu xanh của Bộ Nông Nghiệp và Phát Trién Nông

Thôn.

Tiến hành thu hoạch 3 dot:

- Đợt 1 khi có khoảng 40 — 50% số quả chín

- Đọt 2 khi có trên 50% quả chín (lá trên cây úa vàng).

- Đợt 3 khi quả đã chín hết (lá trên cây rụng hoàn toàn)

Thu hoạch để riêng từng ô, tránh để quả bị rơi rụng Tách lấy hạt ngay khi quả

được phơi khô.

2.7.5 Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất

Số quả/cây (quả): đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô Tính trung bình 1 cây

Số hạt chắc/quả (hat) = tổng số hạt chắc/quả của 10 cây mẫu/ô Tính trung bình

số hạt/quả của một cây

Tỷ lệ hạt chắc (%): (tông số hạt chac/tong số hạt của 10 cây mau/6) x 100

Khối lượng 100 quả (g): lay ngẫu nhiên 100 quả (chỉ lay qua chắc) ở độ 4m 12%,

3 lần lặp lại trên mỗi ô thí nghiệm sau đó đem cân Tính trung bình

Khối lượng 100 hạt (g): lấy ngẫu nhiên 100 hạt (chỉ lay hat chac) ở độ âm 12%, 3

lần lặp lại trên mỗi ô thí nghiệm sau đó đem cân Tính trung bình

Tỷ lệ hạt/quả (%) = (khối lượng hạt 100 quả/khối lượng 100 quả) x 100

23

Trang 34

Năng suất lý thuyết hạt (tan/ha): NSLT (tan/ha) = Pioo x số quả/cây x số hạtchắc/quả x mật độ cây/ha x [(100 — A°)/(100 — 12)] x 103.

S: diện tích mỗi 6 thí nghiệm (m”)

P: khối lượng hạt/ô (kg)

A?: am độ hat lúc tách hạt (%)

Công thức quy đổi về độ 4m chuẩn 12%:

P12% = ((100 — H0)/(100 — 12)) x PO

Trong do

P12%: Năng suất ở âm độ 12%

HO: Am độ ban đầu khi phơi xong (do bằng máy Kett PM - 410)

P0: Trọng lượng ở am độ HO

2.7.6 Hiệu quả kinh tế

Chi phí (đồng/ha/vụ): tính các khoản chi thực tế cho việc sản xuất như: Chi phíchung (giống, phân bón, công lao động), chi phí riêng (phân bón lá Fer-combi)

Giá bán (nghìn đồng/kg) = Giá bán áp dụng theo giá đậu xanh thời điểm hiện tại.Doanh thu (đồng/ha/vụ) = Năng suất thực thu (tắn/ha) x Giá bán (đồng/kg) x 1000.Lợi nhuận (đồng/ha/vụ) = Doanh thu - Tổng chỉ phí

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí

24

Ngày đăng: 29/01/2025, 22:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN