LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần hoạt chất và hoạt tínhchống oxy hóa của hỗn hợp phối vi Bạc hà Mentha arvensis L.. Từ những giá trị dược lý mà Bạc hà và
Trang 1; BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHẢO SÁT THÀNH PHẢN HOẠT CHÁT VÀ HOẠT TÍNH
CHONG OXY HOA CUA HON HỢP PHÓI VI BAC HÀ
(Mentha arvensis L.) VA HUONG NHU
Trang 2; BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
KHAO SÁT THÀNH PHAN HOAT CHAT VÀ HOẠT TÍNH
CHÓNG OXY HOA CUA HON HỢP PHÓI VI BAC HÀ
(Mentha arvensis L.) VA HUONG NHU
(Ocimum gratissimum L.)
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
PGS.TS TRAN THỊ LE MINH NGUYEN THI HONG NHUNG
Tp Thủ Đức, 03/2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần hoạt chất và hoạt tínhchống oxy hóa của hỗn hợp phối vi Bạc hà (Mentha arvensis L.) và Hương nhu(Ocimum gratissimum L.)” em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quýthầy cô, anh chị, gia đình và bạn bè Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủnhiệm khoa Khoa học Sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã tạo môi trường và cơ hộihọc tập, rèn luyện rất tốt, truyền đạt cho em những kiến thức và kỹ năng trong nghiêncứu dé em có thé thực hiện khóa luận tốt nghiệp thuận lợi
Giảng viên hướng dẫn PGS TS Trần Thị Lệ Minh, một người cô tâm huyết, đãtận tình chi dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết đượccác vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận một cách tốtnhất
TS Cao Thị hanh Loan, ThS Nguyễn Thị Quyên đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Chị Nguyễn Vân Anh và Anh Nguyễn Quốc Thắng đã hỗ trợ em trong quá trình
thực hiện nghiên cứu.
Các Anh Chị tại Công ty TNHH Phân tích Kiểm nghiệm Việt Tín đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nội dung nghiên cứu
Những người bạn, người anh, người chị thân thiết nhất đã luôn bên cạnh độngviên, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình
Cuối cùng, con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với gia đình Cảm ơn giađình luôn là hậu phương vững chắc, đã nuôi dạy, yêu thương, luôn tạo điều kiện vàđộng viên con trong suốt những năm tháng học tại trường
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài: “Khảo sát thành phần hoạt chất và hoạt tínhchống oxy hóa của hỗn hợp phối vị Bạc ha (Mentha arvensis L.) và Hương nhu(Ocimum gratissimum L.)” là công trình nghiên cứu do bản thân em trực tiếp thựchiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thị Lệ Minh Các số liệu và kết quả được
trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và khách quan Em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đồng về những cam kết này
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: DH18SHA Mssv: 18126125
Trang 5TÓM TẮT
Bạc hà và Hương nhu là hai loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho cơ thể như giảicảm, chống viêm, chữa đau bụng, tiêu chảy, giảm đau nhức, Nghiên cứu được thực hiệnVới mong muốn kết hợp Bạc hà với Hương nhu dé tạo ra một loại trà thảo dược giúp bảo vệ
và nâng cao sức khỏe cơ thé Thành phan hóa thực vật được khảo sát bằng các thuốc thử vàphản ứng đặc trưng cho kết quả lá Bạc hà và lá Hương nhu đều chứa: Terpenoid,
Polyphenol, Flavonoid, Steroid, đường khử Ngoài ra, lá Hương nhu còn chứa Saponin.
Tinh dau Bạc hà và tinh dau Hương nhu được chiết xuất bằng phương pháp chưng cat lôicuốn hơi nước, khảo sát hàm lượng cho kết quả: hàm lượng tinh dầu Bạc hà là 2,91%, phântích GC/MS nhận diện được 24 chất với thành phần chính là Menthol 66,89%, ]-Menthone12,09% và Isomenthol 6,89%; hàm lượng tinh dầu Hương nhu là 1,36%, phân tích GC/MSnhận diện được 28 chất với thành phan chính là Methyleugenol 48,53%, B - Elemen 9,69%,
Germacrene D 9,30% và Eugenol 5,74% Thông qua phương pháp đánh giá cảm quan chọn
được tỉ lệ phối trộn lá Bạc hà : lá Hương nhu là 7:3 và chọn được thời gian pha trà là 10
phút Với tỉ lệ 7:3, pha với 100 ml nước nóng trong 10 phút, trà cho hàm lượng Terpenoid là 23,48 mg/g, hàm lượng Polyphenol là 19,54 mg/g, hàm lượng Flavonoid là 8,89 mg/g và có
hoạt tính chống oxy hóa với giá trị ICso = 48,54 pg/ml
Tu khóa: Mentha arvensis L., M arvensis, Ocimum gratissimum L., O gratissimum, trà, dược liệu, tinh dâu, hóa thực vat, chong oxy hóa.
HỘI
Trang 6Mentha arvensis L and Ocimum gratissimum L are two herbs that have many good uses for the body such as relieving colds, anti-inflammatory, treating abdominal pain, diarrhea, pain relief, Research was conducted with the desire to combine M arvensis with O gratissimum to create a herbal tea that helps protect and enhance the body's health The phytochemical composition was investigated by specific reagents and reactions The results showed that MZ arvensis leaves and O gratissimum leaves both contain: Terpenoids, Polyphenols, Flavonoids, Steroids, reducing sugars In addition, O gratissimum leaves also contain Saponins M arvensis essential oils and O gratissimum essential oils were extracted by steam distillation method, the content survey showed: the content of MZ arvensis essential oils was 2,91%, GC/MS analysis was identified 24 substances with main ingredients are Menthol 66,89%, I-Menthone 12,09% and Isomenthol 6,89%; the content of O gratissimum essential oil was 1,36%, GC/MS analysis identified 28 substances with the main components being Methyleugenol 48,53%, B - Elemen 9,69%, Germacrene D 9,30% and Eugenol 5,74% Through the sensory evaluation method, the mixing ratio of M arvensis leaves: O gratissimum leaves was chosen at 7:3 and the tea brewing time was 10 minutes With a ratio of 7:3, mixed with 100 ml of hot water for 10 minutes, the tea gave Terpenoid content of 23,48 mg/g, Polyphenol content of 19,54 mg/g, Flavonoid content of 8,89 mg/g and showed good antioxidant ability with the value of ICso = 48,54 pg/ml.
Keywords: Mentha arvensis L., M arvensis, Ocimum gratissimum L., O gratissimum, tea , medicinal herbs, essential oils, phytochemicals, antioxidants.
IV
Trang 7MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 222222222222122112212212112212112112112112112112112112112112112111 121 ca iRAG NAN VA CAM DOAN vcncenemmneneenemmeeneemenemanne ii
¡90/91 iti
ABSTRACT -©5-222222221122122112112112112112112112112211211211211012111112121211 re iv MỤC LỤC -22-©2222222222222212211221221121121112112112112112112112112112112112112121211 1e Vv
DANH SÁCH CÁC CHU VIET TẮTT - 2-2 222EE+2E22EZ2EE22E222122E22212212222222ee ViiDANE SACH CAC BANG eecsnicctracuneimecnrneoanecucomneroncinioineniiapndcomnieaieies viiiDANH SÁCH CÁC HÌNH 2 222222222 2E2221221127122112212711211271211211211211 21121 xe ixCHƯƠNG 1 MO ĐẦU 2-©2-522222E22E12211211221121121112112112112112111211211 2111 1e |1.1 Đặt vấn đề - s21 21221221221221221221211211211211211111121111111112112111 11c cre |1.2 Muc ti€u Ti: oe .AHĂHẬH a
1.3 INGi dare thre HIỂT se se eeseeiebsieDilBiAE04G09883808AG-SSS2HSNGISRUSENEBUSUEIUISDESSHNG0.0330028008 2
CHUONG 2 TONG QUAN TALI LIEU 2- 2£ 222E2S+EE+£E£EEEE£E££EEE£EzzErxered 32.1 Giới thiệu về cây Bạc ha (Mentha arvensis L.) 5555 5<s+scssesseeeseererrseesee3
øWI BI si ng 'ẺỦẺỦẺỦẺẺẺẺẻẽẻẽẽẻ cố.
3.1.5 Nguôn pỗo vã phân WO csesssseesnoiebsiibbibiitiEiESGUCEEGESG.HEGS15183G1138.181E841201833500/480184 3
DB Đầt điểm Tho ii HỢG can oeohseeonnoikiegtgtxonieottgigrlsrk4gseVbrksbboSl20040146ux0gnu0getos0gscŸ 42.1.4 Tinh dau Bac in -šiảảiảâ Ả.Ả 42.1.5 Công dụng va giá trị kinh 6 oo cece ccs essessesseesesseesessessessessessessessessessessesseess 42.2 Giới thiệu về cây Hương nhu trang (Ocimum gratissimium L.) - 5
Diels PRA |Oal sung togDGDVDDRDEEIELUEERESNGEESSISHLESENDEIGHERSHIENGSSSEGSHHBEIEGHHNHGIAGINGIĐỒNENtiattae 5
0 2, Nguy n:pổn A hề lỗ sresmi meetin ecco ananictniininenestettcrest 52.2.3 Đặc điểm thực vật học -¿22+2+222222122122121212112112121121212112112121121 112 xe 5P.0 085i ái năắiâ3^4 ẢẢ 62.2.5 Công dụng và giá trị kinh tẾ - 2-52 2S2E£2E£2E22E22E 2E 2E 2E 2121212122 zrrre 62.3 Các thành phần hóa thực vật -2- 2 ©22222221222122121122122112112212211211 221.22 e6 6
DD 1e TÔI HC TỚI CÍ»essessssxzsrsastsrsdiedtinstndrittlpairsEiestoreugBividimaghltgfvidistsdsrisposka9irsaagsglBial4ii0csceangdlicinaEngideoisgiosocl 6 01: BO |ÿID HGIHD eee ee ee ee § 2.3.3 FlaVOfIOI - 2< 222225111111 5551111122311 1 1293511 ng 1kg 1k kg KH 11x 0 8
Trang 8Dy IA: STON oosssrinovtostdfinttstgdfdositarbigSdzotogtiozizdtoEittidgsirdBta;inctGBtizirzfnnùsaficittikatfisitoboggbiettsrsiortitototuzbbr 10 isda D x AP OTHTTLosseensosaoLtsEDL20003030038588033088G8001495138.38S8G0IG0BSGRHBSSIOSGI013SH1GĐSE/.ISSEIP30HUDLSHCNGISI3U100G48MG.EgSE 10 PIN co 11
CHUGNG 5 VAT LIEU VÀ FHƯOƠNGEHAT guseneneseronurortindtgiotstbnnitiogotgitogsii 133.1 Thời gian và địa điểm tiến hành 2- 2-2252 2S+2E22E22E22EE2E2E2E2E2E2Eezrrre, 13
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - + +5 +++*+2*+2E+zxrrerrrrrrrerrrrree 13
3.2.1 DOi tuong nghidm COU 444 133.2.2 Trang thiết bị và hóa Chat cccccccececsessessessessessessessessessessessessessessessessesseesesaeess 143.2.3 Khảo sát thành phần hóa thực vật cua Bạc ha và Hương nhu - 143.2.4 Nghiên cứu tạo hỗn hợp phối vị Bac hà kết hợp với Hương nhu 193.2.5 Khao sat hoạt tinh chống oxy hóa trong hỗn hợp phối Vi - 21CHƯƠNG 4 KET QUA VA THẢO LUẬN -22©22©2+2E22E22E2E2Ez2zzzzzzsez 234.1 Khao sat thanh phan hóa thực vật của Bac ha va Hương nhu - 234.1.1 Định tính sự hiện diện một số hợp chất có trong Bạc ha và Hương nhu 234.1.2 Xác định hàm lượng tinh dầu Bac hà và tinh dầu Hưng Hhú ‹‹ s 2-s.esez 254.1.3 Thành phần các chất trong tinh dau bạc hà và tinh dau hương nhu 254.2 Xác định tỉ lệ phối trộn va thời gian pha trà phù hợp -5z 284.2.1 Đánh giá cảm quan dé chọn ra tỉ lệ phối trộn -2¿22©5¿2522222z>2225+2 28
4.2.2 Hàm lượng Terpenoid, Polyphenol, Flavonoid trong các tỉ lệ 29
4.2.3 Đánh giá cảm quan dé chọn ra thời gian pha hỗn hợp phối vị phù hợp 32
4.2.4 Hàm lượng Terpenoid, Polyphenol, Flavonoid trong từng thời gian 32
4.2.5 Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vat - 2+sS2+S22E22E2E22522122121212212112111 2122 xe, 334.3 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trong hỗn hợp phối vị - - 34CHUONG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, 2-52 s2S22E22E£EE2E22EEE12E1212212121 2x xe, 355.1 Kết luận - 2s 2s S21EE12121E112111111211111121111 1211111211122 1 re 358< an 5 35TẾI LIỆU THÁNH KH KT escctncencs nines noises 0e0501e2000810040004Egã029812000<200340900300-0gE0-g 36
PHỤ LỤC
VI
Trang 9: Tiêu chuẩn Việt Nam
Vii
Trang 10DANH SÁCH CAC BANG
Trang
Bảng 3.1 Tỉ lệ phối trốn Bac ha Va Aton THHHeseeeseesaetieatitibiA een 19
Bảng 4.1 Kết quả định tinh một số hợp chất có trong lá Bạc hà và lá Huong nhu 23
Bảng 4.2 Hàm lượng tinh dau - 2 2 222222SE2SE22E122E22E1221225122122122212232222 2e 25 Bảng 4.3 Thành phan tinh dau Bạc hà 2- 22 ©222S2E22E2SE£2E22E2E+2EZE22EzEezxee 26 Bảng 4.4 Thành phan tinh dầu Hương nhu - 2-22 ©2222222E22E£2EE22E222E2222222zz2 27 Bang 4.5 Kết quả đánh giá cảm quan tra ở các tỉ lỆ -2¿©22222222+22zz2zzzzzzzxv 28 Bảng 4.6 Tương quan giữa Menthol và giá trị mật độ quang ở 560 nm 29
Bảng 4.7 Tương quan giữa Gallic acid va gia trị mật độ quang ở 760 nm 29
Bang 4.8 Tương quan giữa Quercetin và giá trị mật độ quang ở 415 nm 30
Bảng 4.9 Kết quả hàm lượng Terpenoid, Polyphenol, Flavonoid ở các tỉ lệ 31
Bang 4.10 Kết quả đánh giá cảm quan trà ở các thời gian -.-32
Bảng 4.11 Kết quả hàm lượng Terpenoid, Polyphenol, Flavonoid qua các thời gian 33 Bảng 4.12 Kết quả kiểm tra vi sinh vật sản phẩm trà túi lọc Bạc hà và Hương nhu 33
Bang 4.13 Kết quả khảo sát ICso theo phương pháp DPPH - -.34
Vill
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
EtiẪH7%1, A là naeeeeesonirbtdibrgitottetoitiGGSgi0RNSSTDN0G000008204003020108001010,038000900008Un9ss.4ecr 3Hình 2.2 Hương nhu trắng 5-5-4 21221221 112111111110111111141111410114 1240116 5Hình 2.1 Cau trúc hóa học của Monoterpen 2- 22 22+22+22z++2E+z2+z+zx+zrxzzrxrer 7Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của Flavon -2- +52 +s+E+EE+E£EEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrerves 9Hình 2.3 Cấu trúc hóa học của Isolavon 2-¿-+22222++ttcEvverrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 9Hình 2.4 Cấu trúc hóa HộG Của: INSGÍAVGIIG10G) srnnnssncdbitnQSEAGDIEHSEGSI-IAGSEESEREUiUSS9KEiQMssa 9Hình 2.5 Cau trúc hóa học của Saponin - c 122.1221212 11
ek TL | Te 13Hình 3.2 Mẫu Hương mhue cceccceceeccecsecsecscseeeeeeseseseseesssececeesesseceeseessessesseeseeseeees 13
Pin LETDEHOTU¿:z zgiáccsctitctigtl2St2SESG/24:8:48L2-e056i788n6G03GB122E48/3ã-7GãR02jESd9Ed0ESTRGGEARSZ63.28g5ãn 24 HÌHH:4:2:.FlAV0OTO sai sen ngoan Bteibii0ESTCSCEILIAHEEISRGEGHHSSSIAEERRSEHSIGODBSGĐSSGIEMISGSUĐUSNUS000/0.034688 24
BI HP.) AS LÔ HOIhoeesssxssessgsisseria liitgripigtiSdg08n000g700/3ernggrgdiiogvgpszrilgoirgtiogduArgtrtin,tiðnmyasggsuansdipgsàngdudond 24
| aida see aed | eco) (0 eee eee eee ee ee ee 24 Hinh 4.5 xJ(/0) J1 24 Hinb:4, 6 LRHHÌTiaassttsgaszssuesptisig60fGDA(3S0G0S0114G00LENGHRRSDIRIGESSAGNGINGGGISSOSdãAl81880Stxgs8 24 Hinh:4 7SapOQit sccencccnecenseenieee eee ee re 25 s00 1600204 1 17 ) 25
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, sự tăng trưởng về kinh tế
và khoa học kỹ thuật đã góp phần cải thiện đời sống người dân, song song đó vấn đề
an toàn sức khỏe khi sử dụng thực phẩm cũng ngày càng được quan tâm Chính vìVậy, với xu thế hướng về lối sông thuần tự nhiên, việc sử dụng những sản phẩm tựnhiên, nhất là các sản pham bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo mộc đang được
người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Nam trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng 4m, Việt Nam là nước nguồn
tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng các với các loại cây thảo dược có
giá trị cao không chỉ tốt cho sức khỏe của con người mà còn mang lại giá trị kinh tếcao Trong đó Bạc hà và Hương nhu là những loại thảo được được sử dụng phổ biếntrong đời sống dựa trên những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe
Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) là một vị thuốc rất phô biến ở nước ta, nó đượcdùng trong ca đông và tây y Bạc hà vị thuốc thơm, dé uống, làm ra m6 hôi, hạ sốt,dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, giúp tiêu hóa tốt, chữa kén ăn, ănuống không tiêu, đau bụng đi ngoài, (Đỗ Tat Lợi, 2006)
Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) là cây bụi ưa sang, mọc hoang vàđược trồng ở nhiều nơi Theo y học cô truyền, Hương nhu trắng thường được dùng détri cam nang, cảm mạo, hạ sốt, nhức dau, rối loạn tiêu hóa, phù thủng Trong y học hiện đại, Hương nhu được biết đến với phô kháng khuẩn rộng, kháng được nhiềuchủng vi khuan Gram âm va Gram dương
Từ những giá trị dược lý mà Bạc hà và Hương nhu đem lại đối với sức khỏe, đềtài: “Khảo sát thành phần hoạt chất và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp phối
vị Bac ha (Mentha arvensis L.) và Hương nhu (Ocimum gratissimum L.)” được
thực hiện với mong muốn tạo ra một loại trà có sự kết hợp mới mẻ về hương vị chongười tiêu dùng, chứa các thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe, tận dụng nguồn
cây dược liệu vôn có trong nước.
Trang 131.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát sơ bộ các thành phần hoạt chất có trong Bạc hà và Hương nhu Tạosản phẩm trà phối vị giữa Bạc hà và Hương nhu với bước đầu nghiên cứu về tỉ lệphối vị và thời gian pha trà, đánh giá hoạt tính chong oxy trong trà
1.3 Nội dung thực hiện
Khảo sát thành phần hóa thực vật của Bạc hà và Hương nhu
Nghiên cứu tạo hỗn hợp phối vị Bạc hà kết hợp với Hương nhu
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trong hỗn hợp phối vị
Trang 14CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Giới thiệu về cây Bạc ha (Mentha arvensis L.)
Loài: Mentha arvensis
Tén khoa hoc: Mentha arvensis L.
Tên khác: Bac ha A, Bạc hà Nhat, Hinh 2.1 Bac ha A (Mentha arvensis L.).Bac ha nam.
Họ Hoa môi (Labiatae hay còn được gọi là Lamiaceae) bao gồm khoảng 210chi với 3500 loài (Davidson, 1999) Chi Mentha thuộc họ Hoa môi gồm khoảng 25đến 30 loài chủ yêu được tìm thấy ở các vùng ôn đới của Á-Âu, Úc, Nam Phi và Bắc
Mỹ (Brickell và Zuk, 1997) Các chi Mentha L tạo ra các chất chuyên hóa thứ cấpchăng hạn như Alkaloid, Flavanoid, Phenol, Terpenoid và Quinin được sử dụng trongthực phẩm và công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và thuốc trừ sâu (Khanuja và ctv,2000) Một số loài của chi này cũng được sử dụng làm thảo được trà và gia vị cả ở
dang tươi và khô do chúng mùi thơm đặc trưng (Baser và ctv, 1995).
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Vào thời cô đại, M arvensis được trồng đầu tiên ở Châu Âu Cho đến thế kỷ 19,
M arvensis bắt đầu được trồng tại Nhật Ban Công dung làm thuốc của M arvensislần đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc và Nhật Bản và sau đó được giới thiệu ở
Ấn Độ với tên Pudina Cây hiện đang được trồng rộng rãi ở Tây và Trung Á, cácvùng ôn đới của Châu Âu, phía đông dãy Himalaya, Siberia và Bắc Mỹ (Tiwari,
2016; Dar và ctv, 2021).
Tai Việt Nam, cây Bac ha moc hoang va được trong tai nhiéu vung, moc hoang
ở cả miên đông bang va miên núi, phát hiện mọc hoang nhiêu ở Sapa (Lao Cai), Tam
3
Trang 15Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La, Thái Nguyên, Sơn La, LaiChâu và được trồng ở nhiều tỉnh với quy mô lớn dé khai thác tinh dầu như: HàNội, Hưng Yên, Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Long
An, Tiền Giang, An Giang, (Chu Thị Thom và ctv, 2006)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Theo Đỗ Tắt Lợi (2004), Bạc hà là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10 đến 60 —
70 em, có thé cao tới 1 m, thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trênthân có nhiều lông Lá mọc đối, cuống dai từ 2 đến 10 mm, phiến lá hình trứng haython dài rộng 2 — 3 cm, dai 3 — 7 cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều cólông che chở và lông bài tiết Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hayhồng nhạt có khi màu trắng Ít khi thấy có quả và hạt
2.1.4 Tỉnh dầu Bạc hà
Tinh dầu Bạc hà có thành phần chính là Menthol (77,94%), Isomenthone(5,24%), Neomenthyl axetat (5,18%) và Menthone (5,00%) Tinh dầu bạc hà đã đượcsảng lọc về hoạt tính diệt nam đối với Rhizoctonia solani và Fusarium moniliforme(Makkar va ctv, 2018) Ngoài ra tinh dầu Bac ha còn có khả năng kháng khuẩn mạnh,
đặc biệt trên S aureus.
2.1.5 Công dụng và giá trị kinh tế
Theo Đông Y Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồhôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa Tinh dầu có tác dụng sát trùng,gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn Nó kíchthích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá
và ngực.
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), cây Bạc hà là cây thuốc, cây công nghiệp cógiá trị kinh tế và vai trò quan trọng Bạc hà diệp là lá Bạc hà tươi đã say khô, dùnguống như chè, sắc làm thuốc, làm thành viên chữa ho và cảm cúm Tinh dầu Bạc hà
là dau cất từ thân, lá Bạc hà khi cây đã có hoa Bạc hà não là tinh thé kết tinh màutrắng chiết cắt từ tinh dầu ra Tinh dầu Bạc hà, Bạc hà não, là nguyên liệu chính sảnxuất các loại đầu xoa, sát trùng, đầy hơi, mẫn ngứa
Bạc hà là nguồn cung cấp hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm, làm thơm ngon
bánh kẹo, rượu khai vị, thuôc đánh răng, thuôc lá, các loại nước giải khát, Sau
Trang 16chưng cat Bạc hà còn 18 — 24% protein thô, 8 — 10% đường, 49,55% lipid thô và hàmlượng tương đối một số acid amin không thay thế nên dược dùng làm thức ăn gia súc,sản xuất nau ăn hoặc phân bón.
M arvensis được trồng rộng rãi nhờ hàm lượng tinh dầu cao và được phân lậpcho ứng dụng thương mại thông qua quá trình chưng cất bằng nước (Tiwari, 2016).2.2 Giới thiệu về cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.)
Loài: Ocimum gratissimum
Tén khoa hoc: Ocimum gratissimum L.
Tên khác: Hương nhu trang, é lớn lá, é Hình 2.2 Hương nhu trắng
trắng (Ocimum gratissimum L.)
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Hương nhu trắng được trồng phố biến ở các nước như An Độ, Campuchia, Lào,
Thai Lan, Philipin.
Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất tại các tinh
Quang Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Duong, Hưng Yên.
Trước đây ở nước ta chỉ trồng một ít dé dùng làm thuốc Khi cây đang ra hoa thìhái về, hái toàn cây, phơi khô trong mát để dùng làm thuốc Gần đây nước ta pháttriển trồng Hương nhu trắng (trồng và khai thác những cây mọc hoang) dé cất tinhdầu dùng trong nước và xuất khẩu (Đỗ Tắt Lợi ,2004)
2.2.3 Đặc điểm thực vật học
Theo Đỗ Tat Lợi (2004), Hương nhu trắng là loài lá mọc đối, có cuống, phiến ládai 5 — 10 cm, hình trứng nhọn, phía cuốn thon, mép khía tai bèo hay có răng cưa thô.Trên gân chính của lá có lông Hoa nhỏ mọc thành xim đơn 6 hoa, xếp thành chùm,
Trang 17đôi khi ở phía dưới có phân nhánh Hạch nhỏ hình cầu Hạt không nở và không cóchat nhay bao quanh khi cho vào nước.
2.2.4 Tỉnh dầu Hương nhu
Theo báo cáo của Matasyoh va ctv (2007), tinh dau Hương nhu trắng chủ yếu là
nhóm Monoterpen chiếm 92,48% Phần Monoterpene này được đặc trưng bởi tỷ lệ
Eugenol cao (68,8%) Các Monoterpene chính khác là Methyl eugenol (13,21%), Ocimene (7,47%), Trans-ocimene (0,94%), -pinene (1,10%) và long não (0,95%).
cis-Sesquiterpene hiện diện với số lượng khá tốt là Germacrene D (4,25%) và caryophyllene (1,69%) Sesquiterpene thứ yếu là -farnesene (0,85%) và - bisabolen(0,74%) Hoạt tính kháng khuan của tinh dau được đánh giá chống lại cả vi khuẩn
Trans-Gram dương (Staphylococcus aureus, Bacillus spp.) và Trans-Gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosae, Salmonella typhi, Klebisiella pneumoniae, Proteus
mirabilis) va nam gây bệnh Candida albicans Tinh dau có hoạt tính kháng khuẩn vàkháng nam rõ rệt trên tất cả các chủng
2.2.5 Công dụng và giá trị kinh tế
Hương nhu trang theo y học cô truyền có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cammạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy, dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn,
thủy thủng, phân lỏng, chảy máu cam.
Hương nhu trắng thường dùng dé chưng cất tinh dau, tinh chế Eugenol từ tinhdầu Hương nhu trắng dùng trong nha khoa và tổng hợp Vanilin
Tinh dầu Hương nhu được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp hươngliệu, mỹ phẩm và thực phẩm
Ngày nay, sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc(MDR) đã trở thành một van đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại, xảy ra do sử dungkháng sinh bừa bãi, tự ý mua và dùng không đúng liều lượng theo hướng dẫn
Ngoài ra, cây còn cho thấy lợi ích điều trị tiềm năng trong việc làm chậm quátrình viêm, stress oxy hóa và “thu giữ” các gốc tự do trong các bệnh lý mãn tính, tình
trạng lão hóa.
2.3 Các thành phần hóa thực vật
2.3.1 Terpenoid
Trang 18Terpenoid là nhóm hợp chất tự nhiên mà cấu trúc hóa học dựa trên cơ sở cácphân tử isopren liên kết lại với nhau, có công thức tổng quát là (CsHs)n với n > 2.Tuy là dẫn xuất của isopren nhưng isopren lại không phải là tiền chất của quá trìnhsinh tông hợp Terpenoid Chat liệu cơ bản dé sinh tông hợp Terpenoid là pharnesylpyrophosphat Dựa vào số đơn vị isopren, Terpenoid được chia thành các nhóm:
Monoterpen, Sesquiterpen, Diterpen, Sesterterpen, Trierpen, Tetraterpen,
Polyterpen, Steroid (Nguyén Kim Phi Phung, 2007).
5 on
Hình 2.1 Cấu trúc hóa hoc của Monoterpen
Terpenoid có trong hầu hết các loại thực pham tự nhiên Có nông độ cao trongthực vật Được sản xuất từ nhiều loại thực vật bao gồm trái cây, rau, hoa và một sốđộng vật Một loạt các đặc tính sinh hoc của Terpenoid thường được biết đến như tácdụng ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn, kháng nam, kháng virus, chống tăng đườnghuyết, chống viêm, chống ký sinh trùng và tăng cường trí nhớ Terpenoid thé hiệnmột loạt các hoạt động sinh học như chống ung thư, sốt rét, viêm nhiễm, bệnh lao vàmột loạt các bệnh truyền nhiễm bao gồm cả virus cũng như vi khuẩn (Kumar Dash và
ctv, 2022).
Theo Kuttan và ctv (2011) Triterpenoid, chẳng hạn như acid glycyrrhizic, aicd
ursolic, acid oleanolic và nomilin, diterpene andrographolide và các monoterpenoid
như limonene và axit perillic đã cho thấy các hoạt động điều hòa miễn dịch và chốngung thư Tất cả chất trên đều có thể gây ra quá trình chết theo chương trình ở các tếbào ung thư khác nhau bằng cách kích hoạt các tang tín hiệu proapoptotic khác nhau
Nhiéu Terpenoid trong sô này được phát hiện có tác dụng ức chê sự tiên triên di căn
Ỹ
Trang 19và sự hình thành mạch do khối u gây ra Các cơ chế phân tử tham gia vào các hoạtđộng này bao gồm ức chế các con đường truyền tín hiệu gây ung thư và chống chếttheo chương trình khác nhau, đồng thời ức chế hoặc chuyền vị hạt nhân của các yếu
tố phiên mã khác nhau bao gồm yếu tố hạt nhân kappa B (NF-KB)
2.3.2 Polyphenol
Polyphenol là chất chuyền hóa thứ cấp của thực vật, được phân loại dựa trên sốvòng phenol mà chúng chứa và các yêu tô cấu trúc liên kết các vòng này với nhau
Chúng thường được chia thành 4 loại là Phenolic acid, Flavonoid, Stilben va Lignan.
Polyphenol thường tham gia vào quá trình bảo vệ chống lại bức xạ tia cực tímhoặc sự tan công của mầm bệnh và cũng có thé góp phan tạo nên vị dang, chát củathực phẩm Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng những phân tử này là chấtchống oxy hóa rất tốt và có thê vô hiệu hóa phản ứng phá hoại của các loại oxy/nitơphan ứng không mong muốn được tạo ra như sản phẩm phụ trong quá trình trao đốichất trong cơ thé Các nghiên cứu dịch té học đã chứng minh rằng Polyphenol cungcấp sự bảo vệ đáng kế chống lại sự phát triển của một số bệnh mãn tính như bệnh timmạch, ung thư, tiểu đường, nhiễm trùng, lão hóa, hen suyén, (Pandey va Rizvi,
Về cấu trúc hóa học, Flavonoid có khung cấu trúc kiểu CsC3Cs (2 vòng benzen
A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon) và được chia thành nhiều nhóm khác
Trang 20Hình 2.4 Cấu trúc hóa hoc của Neoflavonoid.
Flavonoid được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng có khả năng ứcchế quá trình oxy hóa, giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa đột biến gen Flavonoid cũnggiúp điều chỉnh các chức năng của enzyme tế bào (protein kích thích các phản ứnghóa học trong tế bào) Sử dụng thực phẩm chứa Flavonoid giúp giảm nguy cơ mắcmột số bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, bệnh tim mạch và rỗi loạn thoái hóa thầnkinh (Kozlowska và Szostak-Wegierek, 2014) Flavonoid có nhiều trong trái cây, rau,ngũ cốc, vỏ cây, rễ, thân, hoa, trà, rượu vang Flavonoid hiện được coi là một thànhphần không thé thiếu trong nhiều ứng dụng trong các thực phẩm dinh dưỡng, trongdược phẩm và mỹ phâm ( Panche và ctv, 2016)
Trang 212.3.4 Steroid
Steroid là một loại hợp chất hữu cơ có hoạt tinh sinh học, phân bé rộng rãi tronggiới động vật và thực vật Steroid chứa một sự sắp xếp đặc trưng của bốn vòngcycloalkane được nối với nhau Lõi của Steroid bao gồm 20 nguyên tử cacbon liênkết với nhau mang hình thức của bốn vòng hợp nhất: ba vòng cyclohexane và mộtvòng cyclopentane Các Steroid khác nhau đối với từng nhóm chức năng gắn liền vớicốt lõi bốn vòng và oxy hóa của các vòng
Sterol thực vật (phytosterol) là một phân nhóm của Steroid Từ những năm
1950, người ta cũng đã biết rằng chúng rất có lợi cho con người vì Phytosterol trongchế độ ăn uống có thể làm giảm mức Cholesterol huyết thanh thông qua việc ức chế
sự hấp thụ và kích thích tong hop của nó, khi tiêu thụ ở mức trên 1 g mỗi ngày(Tarkowská, 2019; Lees và ctv, 1977) Một nghiên cứu trên chuột cho đã cho thấyPhytosterol có khả năng kích thích miễn dịch bằng cách điều chỉnh phan ứng miễndịch của T-helper (Calpe-Berdiel và ctv, 2007) Một chất thuộc nhóm Phytosterolcũng cho thấy có kha năng tăng tốc độ chữa lành vết thương ngoài da (Esposito vàctv, 2013), tác động lên hệ thần kinh trung ương (Smiljanic và ctv, 2013)
2.3.5 Saponin
Saponin là một glycosid phân bố khá rộng trong thực vật Tiền tố sapo có nghĩa
là xà phòng Saponin có tính chất đặc trưng là khi hoà tan vào nước có tác dụng làmgiảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt nhiều, do phân tử saponin có một đầu ưanước và một đầu ky nước Tính chất này làm cho saponin giống với xà phòng Ngoài
ra, saponin còn có tính phá huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá ởnồng độ rất thấp, tạo thành phức với Cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh
Saponin gồm phân tử đường như Glucose, Galactose, Axit glucuronic hayxylose được liên kết với một aglycone ky nước có thê là triterpenoid hoặc steroidtrong tự nhiên Với nhiều hoạt tính sinh học như: tăng sinh tế bào miễn dich trongống nghiệm, có hoạt tính kháng nắm, kháng khuẩn, diệt virus, kháng viêm đã được nghiên cứu Saponin có vai trò là chất kích thích miễn dịch, hạ đường huyết, có đặctính chống ung thư Saponin được ứng dụng nhiều trong thực phẩm, nông nghiệp vàcác ngành mỹ phâm (Moghimipour và Handali, 2015)
10
Trang 223% Alkaloid đã được coi là có hàm lượng khá cao Trong cay, Alkaloid ít khi ở trạngthái tự do (Alkaloid base), mà thường ở dang muối của các acid hữu cơ như Citat,Malat, Oxalat, Acetat, tan trong dịch tế bào.
Sự hiện diện của các Alkaloid và các chất chuyển hóa thứ cấp khác trong thựcvật giúp tăng cường tỷ lệ sinh sản của thực vật, bằng cách cải thiện khả năng phòng
vệ chống lại các căng thắng sinh học và phi sinh học hoặc bằng cách ảnh hưởng đếncác loài động vật xâm hại hay loài cạnh tranh Người ta chấp nhận rằng vai trò chínhcủa các Alkaloid trong thực vật là độc tính chống lại động vật ăn thịt và mầm bệnh
(Arun và Vmay, 2020).
Theo Kurek (2019), các Alkaloid là một nhóm hợp chất thú vị với nhiều hoạt
động, không mong muốn và mong muốn, trên các sinh vật động vật và con người.Alkaloid có tác dụng sinh lý đa dạng: kháng khuẩn, chống phân bào, chống viêm,
11
Trang 23giảm đau, gây tê cục bộ, thôi miên, hướng tâm thần, hoạt động chống khối u và nhiềutác dụng khác Các Alkaloid được biết đến phổ biến bao gồm Morphine, Strychnine,
Quinine, Atropine, Caffeine, Ephedrine va Nicotin.
12
Trang 24CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 08/2022 đến tháng 12/2022
Địa điểm tiến hành thí nghiệm:
— Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, khoa Khoa học Sinh
học, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
— Công ty TNHH Phân tích Kiểm nghiệm Việt Tín (39a Đường số 4, An Lạc
A, Bình Tân, Thanh phố Hồ Chí Minh)
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hình 3.1 Mẫu Bạc hà.
(a) Bạc hà tươi; (b) Lá bạc hà khô; (c) Bột Bạc ha.
13
Trang 25Cây Bac hà A (Mentha arvensis L.) và Hương nhu trắng (Ocimum gratissimumL.) được trồng tại Trại thực nghiệm Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh, được thu mua vào giai đoạn cây ra hoa 70 — 80%.
Bạc hà và Hương nhu tươi sau khi thu hoạch được loại bỏ lá úa vàng và lá sâu
sau đó đem đi rửa sạch và phơi khô trong phòng Phần lá Bạc hà và Hương nhu được
sử dụng làm nguyên liệu cho nghiên cứu được bảo quản khô trong túi kín và được
hút chân không với độ âm nguyên liệu dưới 13%
3.2.2 Trang thiết bị và hóa chất
Acetic anhydride (Tay Ban Nha), Aceton (Mỹ), Acetic acid (Trung Quốc),
AICI; (Trung Quốc), Bismuth nitrate (Trung Quốc), CH3COOK (Trung Quốc),Chloroform (Việt Nam), CuSOx.5H2O (Trung Quốc), DMSO (Hàm Quốc), DPPH(Anh), Glucose (Trung Quốc), Dietyl ether (Việt Nam), Ethanol (Việt Nam), FeCl(Việt Nam), Folin — ciocalteu (Mỹ), Gallic acid (Trung Quốc), Gelatin (Trung Quốc),HCl (Trung Quốc), HzSO¿ (Trung Quốc), Iod (Malaysia), KI (Trung Quốc),, Kalinatri tartrat (Trung Quốc), Methanol (Trung Quốc), Menthol (An Ðộ), NazSO¿(Trung Quéc), NaOH (Trung Quéc), NaCl (Trung Quéc), Quercetin (Anh), Vanillin
Cân chính xác 2 g mẫu nguyên liệu, chính xác đến 0,001 ø vào chén sứ đã sâykhô và biết trước khối lượng Cho chén chứa mẫu nguyên liệu (đã mở nắp) vào tủsay, say ở nhiệt độ 105°C trong 1 giờ Để nguội chén trong bình hút âm ở nhiệt độ
14
Trang 26phòng Đậy nắp và cân Làm lại các thao tác sấy, để nguội trong bình hút ẩm và cânđến khi khối lượng giữa hai lần cân không đổi (Dược Điền Việt Nam V - Tập 2,
mo: khối lượng chén sứ và nắp đã được sấy (g)
m¡: khối lượng chén sứ và nắp cùng với mẫu trước khi sấy (g)
ma: khối lượng chén sứ và nắp cùng với mẫu sau khi say (g)
3.2.3.2 Định tính sự hiện diện một số hợp chất có trong Bạc hà và Hương nhu
Chuẩn bị mẫu dịch chiết: lá Bạc hà và lá Hương nhu khô được xay thành bộtmịn Dịch chiết Ethanol được chuẩn bị bằng cách cân 5 g bột mỗi loại dược liệu cho
vào hai bình thủy tinh sạch và khô, sau đó thêm vào 100 ml Ethanol 70 % vào mỗi
bình, đậy kín miệng bình Dé bình ở nhiệt độ phòng Lọc thu dịch chiết sau 48 giờ
Phan ứng định tính các nhóm hợp chất như Flavonoid, Terpenoid, Steroid đượcthực hiện dựa theo phương pháp của Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), định tínhSaponin, Alkaloid, Tanin, Đường khử dựa theo phương pháp của Trần Hùng và ctv
Định tính Steroid
Lấy 5 ml dịch chiết cô cách thủy cho đến can Hòa can với 2 ml Aceticanhydride, sau đó thêm 2 ml Chlorofrom vào, tiếp theo cho từ từ 3 — 5 giọt H›SOu
15
Trang 27đậm đặc (phản ứng Salkowski) Phản ứng dương tinh là dung dich đổi thành màuxanh dương, xanh lá, cam hoặc đỏ, màu bền không đôi.
Dinh tính Saponin
Lay 5 ml dịch chiết cô cách thủy cho đến cắn, hòa cắn trong 5 ml ethanol 25 %trên bếp cách thủy sau đó lọc vào ống nghiệm Thêm 5 ml nước và lắc mạnh theochiều đọc ống nghiệm Nếu có cột bọt bền trong 15 phút là dương tính
Định tính Alkaloid
Thuốc thử Dragendorff: gồm có dung dịch A và B Dung dich A: hòa tan 0,85 gBismuth nitrate trong 40 ml nước cất và 10 ml Acetic acid Dung dịch B: hòa tan 8 g
KI trong 20 ml nước cất Tron dung dich A và dung dich B lại với nhau theo tỉ lệ 1:1
Cứ 10 ml hỗn hop thu được, thêm vào 20 ml Acetic acid va định mức lên 100 ml
bằng nước cat
Thuốc thử Wagner: hòa tan 2 g Iod và 4 g KI trong 10 ml nước cất trong bìnhđịnh mức 100 ml Lắc đều đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn và định mức đến vạch bằngnước cất
Lay 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới can Hòa cắn trong 4 ml dungdịch HCI 5% Dùng thuốc thử Dragendorff và thuốc thử Wagner để định tính
Alkaloid.
So sánh kết qua với ống chứng không có thuốc thử, phản ứng dương tinh vớiAlkaloid đối với thuốc thử Dragendorff cho kết tủa màu cam đỏ, đối với thuốc thửWagner cho kết tủa màu nâu
Định tính Polyphenol
Lay 2 ml dịch chiết cô cách thủy cho đến cắn Hòa cắn với 4 ml nước trên bếpcách thủy Lọc dịch chiết và cho vào ống nghiệm Thêm 2 giọt thuốc thử FeCl; 5%lắc đều Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: có Polyphenol
Định tính Tannin
Lay 2 ml dịch chiết cô cách thủy cho đến cắn Hòa cắn với 4 ml nước trên bếpcách thủy Lọc dịch chiết và cho vào ống nghiệm Thêm vao dịch lọc 5 giọt dungdịch Gelatin muối, lắc đều Nếu có tủa bông trắng: có Tannin
Định tính đường khử
16
Trang 28Thuốc thử Fehling: được tạo thành từ dung dịch Fehling A và Fehling B.Fehling A: hòa tan 1 g CuSO¿.5H2O trong 25 ml nước cất Fehling B: hòa tan 0,5 gKali natri tartrat và 3,75 g NaOH trong 25 ml nước cất Trộn dung dịch Fehling A vaFehling B theo ty lệ 1:1 (v/v) ta được thuốc thử Fehling.
Lay 5 ml dịch chiết cô cách thủy cho đến can Hòa can với 3 ml nước cat trênbếp cách thủy, để nguội và lọc qua giấy lọc Thêm vào dich loc 1 ml thuốc thửFehling, đun cách thủy trong 5 phút Nếu xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch cho thấy có
sự hiện diện của đường khử, do đường khử với nhóm chức Aldehyde hay Cetone cótrong cấu trúc sẽ khử Cu?” thành CuO (tủa màu đỏ gạch) Thí nghiệm sử dụngGlucose làm đối chứng dương dé so sánh với mẫu dịch chiết
3.2.3.3 Khảo sát hàm lượng tỉnh dầu và thành phần hóa học của tỉnh dầu
Xác định hàm lượng tinh dầu Bạc hà và tinh dầu Hương nhu bằng phương phápchưng cắt lôi cuốn hơi nước
Nguyên ly: Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dựa trên sự thâm thấu,hoàn tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinhdầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao (Lê Ngọc Thạch,
hệ thống nguội dần trong 15 phút Thu hỗn hợp tinh dầu và nước vào bình chiết,tráng ống sinh han và ống hứng tinh dau bằng Dietyl ether rồi cho vào bình chiết Lắcđều bình để tinh dầu tan trong Dietyl ether Để yên bình trong 10 phút dé tách lớp,lớp trên là tinh dầu tan trong Dietyl ether, lớp dưới là nước Lớp dưới được tách bỏ,còn lớp trên lọc qua NazSOx khan dé loại nước dư trong hỗn hợp Cô quay loại dungmôi ở 20°C dưới áp suất thấp dé thu nhận tinh dau
Tinh dầu sau khi cân để xác định hàm lượng được cho vào lọ tối màu, đậy kín
và bảo quản trong tủ lạnh.
Hàm lượng tinh dầu được xác định theo công thức :
17
Trang 29Khối lượng tỉnh dầu
Hàm lượng tỉnh dầu (%) = = = *100
Khôi lượng mau khô
Phân tích thành phần tinh dầu Bạc hà và tỉnh dầu Hương nhu bằng GC/MS
Nguyên lý: vì các thành phan của tinh dầu có thành phần nguyên tố khác nhau,
có cau tạo phân tử khác nhau nên khi khí mang (Heli hay Nito) mang tinh dầu quacột sắc ký mao quản, các thành phần của tỉnh dầu sẽ bị hấp phụ và giải hấp khác nhautrên cột sắc ký, kết quả là thời gian lưu của chúng trên cột khác nhau, detector ghi lạithời gian lưu đó thành các phần trên sắc ký đồ, do đó ứng với mỗi thành phần củatỉnh dầu sẽ có một thời gian lưu và một peak xác định trên sắc ký đồ Sắc ký đồ cóbao nhiêu peak là tinh dầu có bấy nhiêu thành phần (Văn Ngọc Hướng, 2013)
Thành phần tinh dầu Bạc hà và tinh dầu Hương nhu được phân tích trên hệthống sắc ký khí khối phổ ISQTM Series Thermo (ISQ QD GC-MS) — ThermoScientific (Mỹ) với bộ lay mẫu tự động AI/AS 1610
Pha mẫu: các mẫu tinh dầu được pha loãng 100 lần với Aceton trước khi đưavào hệ thống phân tích sắc ký khí
Điều kiện phân tích trên sắc ký khí:
Chương trình nhiệt độ: nhiệt độ ban đầu 40°C, giữ trong | phút, sau đótăng 10°C/ phút cho đến 80°C, giữ trong 1 phút, tiếp tục tăng 4°C/ phút cho đến300°C và giữ trong 5 phút Thời gian tổng cộng là 66 phút
Khí mang He: 1,5 ml/ phút.
Thể tích tiêm mẫu: 1 wl
Chế độ tiêm mẫu chia dòng 1:20
Nguồn ion hóa EI: máy dò và nhiệt độ ion hóa lần lượt là 250°C và 200°C,chế độ quét fullscan, khối quét 50 — 500 amu
Xác định thời gian lưu của các chất trên sắc ký đồ giống với thời gian lưu củanhững chất đã biết khi so sánh các dữ liệu phô MS của chúng với dữ liệu phố chuẩn
trong thư viện phô, từ đó định danh được các cấu tử có trong tinh dầu Đồng thời, dựa
trên diện tích peak của các chất, xác định được tỷ lệ phần trăm các chất có trong mẫu
phân tích.
18
Trang 303.2.4 Nghiên cứu tạo hỗn hợp phối vị Bạc hà kết hợp với Hương nhu
3.2.4.1 Xây dựng quy trình bào chế hỗn hợp phối vị
Lá Bạc hà và lá Hương nhu khô được sử dụng để bào chế hỗn hợp phối vị.Tiến hành sao lá Bạc hà và lá Hương nhu ở nhiệt độ khoảng 40°C — 50°C/ 3 - 4 phút.Tiếp theo xay nhỏ nguyên liệu với đường kính từ 2 — 3 mm, sau đó cân nguyên liệu
và phối trộn theo tỉ lệ (Bảng 3.1.) Dem sấy hỗn hợp phối vị 6 60°C trong 5 phút.Cuối cùng, cân chính xác 2 g hỗn hợp phối vị vào túi lọc, ép kín miệng túi, bao quản
các túi lọc trong túi zip có hút chân không.
Quá trình bào chế được thực hiện với điều kiện phòng đã lau dọn sạch, kín,hạn chế ra vào Các dụng cụ và túi đựng duoc say 6 105°C trong 15 phút trước khi sử
dụng.
3.2.4.2 Xác định tỉ lệ phối trộn và thời gian pha trà phù hợp
Phối trộn lá Bạc hà và lá Hương nhu theo các nghiệm thức tỉ lệ: A (10:0), B(9:1); C (7:3), D (5:5), E (3:7), F (0:10) Tiến hành đánh giá cảm quan qua hai giaiđoạn dé chọn ra tỉ lệ phối trộn và thời gian pha trà phù hợp Quá trình đánh giá đảmbảo mẫu không nhiễm vi sinh, độ âm trong ngưỡng cho phép, không ảnh hưởng đến
Giai đoạn 1: Đối với mỗi nghiệm thức, pha với 100 ml nước nóng (95 100°C), ngâm mẫu trong 5 phút, có màng bọc thực phẩm bịt kín miệng ly Mẫu đánhgiá ở giai đoạn này sẽ dựa trên mức độ yêu thích của người dùng đối với từngnghiệm thức tỉ lệ, thông qua phương pháp cho điểm thị hiếu (hương vị coi là quantrọng nhất) sẽ chọn ra tra có tỉ lệ thành phần phù hop
-Giai đoạn 2: Sau khi chon được tỉ lệ phối trộn phù hợp nhất, tiễn hành phamẫu với 100 ml nước nóng (95 - 100°C), ngâm mẫu với các khoảng thời gian khácnhau: 5 phút, 10 phút và 20 phút, có màng bọc thực phẩm bit kín miệng ly Sử dụng
19