1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan
Tác giả Phan Thị Thêm
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Nhiên
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 27,93 MB

Nội dung

Khóa luận luận nghiên cứu hiệu qua quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phanThương mại Hà Phan thông qua việc phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty, tình hình triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

solLlicke

PHAN TÍCH THUC TRANG QUAN TRI NGUÒN NHÂN LUC

TAI CONG TY CO PHAN THUONG MAI HA PHAN

PHAN THI THEM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

eels

PHAN TICH THUC TRANG QUAN TRI NGUON NHAN LUC

TAI CONG TY CO PHAN THUONG MAI HA PHAN

PHAN THI THEM

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHANNGANH QU AN TRI KINH DOANHQUAN TRI KINH DOANH THUONG MAI

Giang viên hướng dẫn: TH.S PHAM THỊ NHIÊN

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận tiểu luận “Phân tích thực trạng quản trịnguồn nhân lực tại công ty C6 Phần Thương Mại Ha Phan” do Phan Thi Thêm, sinhviên niên khóa 2019 - 2023, ngành Quản trị Kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hộiđồng vào ngày

ThS Phạm Thị Nhiên

Người hướng dẫn,(Chữ ký)

Ngày tháng năm 2023

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký (Chữ ký

Họ tên) Họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tíchthực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan” nhận đượcnhiều sự giúp đỡ từ quý công ty, các anh chị đồng nghiệp, giảng viên hướng dẫn cùng cácbạn học.

Dé đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoakinh tế cùng toàn thé quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đãtận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm đại học

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ em hoàn thành tiêu luận tốt nghiệp Cô đã tạo cho em một cách nhìn tổng quát và mới

mẻ hơn về những cách thức dé thực hiện một đề tài nghiên cứu mà em có thể vận dụng nó

trên con đường tương lai của mình.

Em xin trân trong cảm ơn sâu sắc tới ban giám đốc và cán bộ nhân viên các phòngban của công ty Cô phân Thương mại Hà Phan đã tạo điêu kiện giúp đỡ em trong việc tìmkiếm tài liệu, thông tin trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này

Trong quá trình làm khóa luận do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên nhữngbiện pháp đưa ra khó tránh được những thiếu sót Em mong nhận được góp ý tạo điều kiệngiúp đỡ của quý thầy cô để bản thân em nâng cao kiến thức, hoàn thành tốt bản báo cáokhóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 10 tháng 01 năm 2023

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN THỊ THÊM Tháng 01 năm 2023 “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tạicông ty Cỗ phần Thương mại Hà Phan”

PHAN THI THEM January, 2023 “Analyzing the effectiveness of human resources at

Ha Phan Trading Joint Stock Company”.

Khóa luận luận nghiên cứu hiệu qua quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phanThương mại Hà Phan thông qua việc phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công

ty, tình hình triển khai các chính sách chức năng của quản trị nguồn nhân lực và kết quả datđược thé hiện qua số liệu, báo cáo, Kết quả nghiên cứu đưa ra được cái nhìn tông quát

về hiệu qua quản trị nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan nhằm pháthiện những mặt chưa hoàn thiện hay những mặt đã hoàn thiện và đạt hiệu quả tốt Từ đó,

đề xuất ra những giải pháp kiến nghị giúp công ty phát huy những mặt đã hoàn thiện đạthiệu quả tốt và giúp bồ sung hoàn chỉnh những mặt chưa hoàn thiện của công ty trong thờigian tỚI.

Trang 6

1.4 Kết cấu đề tài khóa luận

CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan trong nước

2.1.2 Tổng quan nước ngoài

2.2 Tổng quan về công ty

2.2.1 Giới thiệu về công ty CP TM Hà Phan

2.2.2 Sự hình thành và phát triển công ty CP TM Hà Phan

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty CP TM Hà Phan

Trang Vill 1X

Trang 7

3.1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực

3.1.2 Nội dung quản trị nguồn nhân lực

3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị nguồn nhân lực

3.1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quan tri nhân lực

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

4.1 Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty CP TM Hà Phan trong 4năm từ năm 2019 đến năm 2022

4.1.1 Tình hình nhân sự tại công ty

4.1.2 Thực trạng công tác hoạch định nhân sự

4.1.3 Thực trạng phân tích công việc

4.1.4 Thực trạng công tác tuyển dụng

4.1.5 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực

4.1.6 Đánh giá kết quả thực hiện công việc

4.1.7 Trả công người lao động

4

42 46

50

50 53

54 544.2.2 Đánh gia của người lao động về công tác quan trị nguồn nhân lực tại công ty 584.2.3 Những mặt đạt được

4.2.4 Những mặt hạn chế

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng quản trị nguồn nhân lực công ty

4.3.1 Môi trường bên trong

62 63 64 64

Trang 8

4.4.4 Tạo sự gắn bó nhân lực

CHUONG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với công ty

5.2.2 Đối với Nhà nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

71 72 72

73

74 75 77

Trang 9

Cé phần Thương mạiChi phí Sản xuất Kinh doanhDoanh thu

Hành chính Nhân sự Khoa học Kỹ thuật Lao động

Lợi nhuận trước thuếLợi nhuận sau thuếMôi trường

Người lao độngQuản trị nguồn nhân lực

Số lượngTiền lươngThu nhập bình quân Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn

Văn phòng Hà Nội

Trang 10

Bảng 4.3 Cơ cau nhân sự theo trình độ chuyên môn của công ty CP TM Hà

Phan giai đoạn 2019-2022

Bảng 4.4 Tình hình biến động lao động của công ty CP TM Hà Phan giai đoạn

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả quản trị nguồn nhân lực công ty

CP TM Hà Phan Giai đoạn 2019-2022

Bảng 4.10 Tổng hợp đánh giá của người lao động về hiệu quả công tác quản

trị nguồn nhân lực tại công ty

Bảng 4.11 Xếp loại dựa theo điểm

Trang 11

Hình 2.11 Sơ đồ Bộ máy cơ cấu tổ chức công ty CP TM Hà Phan

Hình 3.1 Sơ đồ Phân tích công việc

Hình 3.2 Sơ đồ Cơ cấu hệ thống trả công trong các doanh nghiệp

Hình 4.1 Tỷ lệ nam và nữ của công ty CP TM Hà Phan giai đoạn 2019-2022

Hình 4.2 Sơ đồ Quy trình tuyển dụng của công ty CP TM Hà Phan

Hình 4.3 Biéu đồ thé hiện số lao động được đào tạo giai đoạn 2019-2022

Hình 4.4 Biểu đồ thé hiện TNBQ người lao động công ty CP TM Ha Phan giai

14

14 15 15

16

25

37 44 48

51

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng 4.7 Mức thu nhập bình quân của người lao động công ty CP TM Hà

Phan giai đoạn 2019-2022

Phụ lục 2: Bảng tiêu chuẩn đánh giá người lao động

Phụ lục 3: Bảng tiêu chuẩn đánh giá lãnh đạo

Phụ lục 4: Phiếu khảo sát người lao động tại công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan

Trang 13

Công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp là hoạt động thu hút, đào tạo,phát triển, duy trì nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của tổ chức doanh nghiệp Công tácquản trị nguồn nhân lực có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp là hoạt động

bề sâu bên trong doanh nghiệp nhưng lại là yếu tổ quyết định đến kết quả hoạt động kinh

Trang 14

nhưng phải hiện đại và bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới Quản trị nguồn nhân lựchiện dai và đặt trọng tâm vào sự đem lại hiệu quả trong quan tri nguồn nhân lực đưa doanhnghiệp tồn tại, duy trì và phát trién.

Công ty CP TM Hà Phan đi vào hoạt động từ 2005 đã tồn tại và phát triển bền vữngtới nay Đề gặt hái được sự thành công này, yếu tố quyết định chính là nguồn nhân lực củacông ty Dé phát huy và khai thác triệt dé nguồn nhân lực của công ty chính nhờ vào hiệuquả quản trị nguôn nhân lực.

Chính sự nhận thức về vai trò quan trọng của quản trị nguồn nhân lực với sự thànhcông và phát trién của công ty, cùng kiến thức tích lũy được qua quá trình học tập và thựctập tại Công ty CP TM Hà Phan Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng quảntrị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại Hà Phan”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

1.3.1 Đối tượng

Công tác quản trị nguồn nhân lực công ty CP TM Hà Phan

1.3.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu, phân tích thực trạng quan trị nguồn nhân lực công ty CP TM Hà Phan

1.3.3 Pham vi thời gian

Các số liệu, tài liệu về đề tài được cung cấp trong năm 2019-2022 tại công ty CP

TM Hà Phan.

1.3.4 Pham vi nội dung

Đề tai tap trung vào van đề liên quan đến quan trị nguồn nhân lực, hiệu qua quan tringuồn nhân lực đem lại cho Công ty CP TM Ha Phan trong 4 năm từ 2019 — 2022

1.4 Kết cấu đề tài khóa luận

Khóa luận được chia lam 5 chương chính:

Chương 1: Mở đầu

Khái quát lý do chọn đê tài, mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thê cân nghiên

cứu Các giới hạn vê phạm vi nghiên cứu, không gian, thời gian, nội dung và câu trúc luận

Trang 16

Từ số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích sau đó nêu kết quả của quá trình nghiêncứu, phân tích hiệu quả của quản trị nguồn nhân lực công ty, nêu lên thực trạng hiệu quả,yếu tố ảnh hưởng quản trị nguồn nhân lực công ty, giải pháp phát triển hiệu quả quan trịnguôn nhân lực.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trình bày kết luận từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đưa ra kiến nghịdành cho công ty.

Trang 17

CHƯƠNG 2

TONG QUAN

2.1 Tong quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan trong nước

Tài liệu của tác giả Trần Kim Dung về “Quản trị nguồn nhân lực” năm 2018 Phầnđầu tác giả đã giới thiệu khái quát về quản trị nguồn nhân lực Ba phần tiếp theo trình bàycác chức năng của quản trị nguồn nhân lực đó là: Thu hút; Đào tạo và Phát triển; Duy trìnguồn nhân lực.Tác giả đã khái quát toàn bộ nội dung của quản trị nguồn nhân lực rõ ràngdựa trên cơ sở, lý thuyết và thực tế trên toàn thế giới cũng như áp dụng đối với bối cảnh

Việt Nam Tác gia đã nêu ra được nhiêu tư tưởng và kỹ năng vê Quản tri nguôn nhân lực.

Trong nghiên cứu “Quản trị nhân lực tại công ty Cé phần Thương mại Bảo Minh —Thực trạng và Giải pháp” của tác giả Nguyễn Đức Cảnh năm 2020 đã phân tích đặc điểmnguồn nhân lực và hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty Cô phan thương mại BảoMinh ở tat cả các khía cạnh như: phân tích công việc, hoạch định nhân sự tuyên dụng nhânviên, đào tao và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công viêc, van đề lương - đãi ngộnhân sự và quan hệ lao động Tác giả cũng đưa ra một số van đề hạn chế như sau: Chưatiễn hành phân tích công việc, công tác hoạch định nhân sự chưa được chú trọng thực hiện,

Trang 18

Từ nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công

ty TNHH Ô tô Phúc Lâm” của tác giả Phạm Văn Lợi năm 2017 đưa ra việc nâng cao hiệuquả quản trị nhân sự sẽ giúp công ty tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, tiếp tục tăngtrưởng và phát triển Tác giả đã xem xét phân tích đặc điểm nguồn nhân lực và hoạt độngquản trị nhân sự của công ty TNHH Ô tô Phúc Lâm ở tất cả các khía cạnh của Quan trịnguồn nhân lực là: Hoạch định nhân sự; Phân tích công việc; Tuyển dụng nhân viên; Đàotạo và Phát triển; Đánh giá kết quả thực hiện công việc và Van đề đãi ngộ nhân sự Từ phântích số liệu thu thập từ 2013-2015, tác giả đã đưa ra được kết luận về những ưu điểm vànhược điểm của quản trị nguồn nhân sự của công ty Từ đó đề xuất những giải pháp giảiquyết, nâng cao hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn tiếp theotrong thời gian tới Các đề xuất giải pháp tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp về Hoạch

định nhân sự và Đãi ngộ nhân sự.

Nghiên cứu “Thực trạng quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam” do tác giả Nguyễn Thị Lê Trâm (2016) đã đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quảQuản trị nguồn nhân lực Từ góc độ của doanh nghiệp đề ra giải pháp hoàn thiện các hoạt

động nhân sự, chức năng xây dựng, chính sách thu hút, đào tạo và đãi ngộ người lao động.

Từ góc độ nhà nước thì đề ra các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà quản trị Từgóc độ chính quyền địa phương đề ra giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao quản trị nhân sự tại công ty cô phanToyota Đông Sài Gòn” của tác giả Nguyễn Thị Khánh Linh (2011) Nói về thực trạng trạnghoạt động quản trị nhân sự tại công ty cô phần Toyota Đông Sai Gòn trong giai đoạn từnăm 2003 đến năm 2010 cho thấy công ty đã có công tác tuyên dụng tốt Ban giám đốc đưa

ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận của công ty, tuyển dụng đúng người cho đúng vịtrí thích hợp và đánh giá đúng năng lực của nhân viên Hoạt động đào tạo và phát triển xâydựng và thực hiện trên cơ sở thực tiễn của công ty chính nhờ vậy mà công ty đã tiết kiệm

Trang 19

2.1.2 Tổng quan nước ngoài

Trong nghiên cứu “Looking beyond HRM practices in enhancing employee retention in BPOs: focus on employee-organisation value fit” cua Alfed Presbitero (2015)Nghiên cứu đưa ra hiệu quả hoạt động Quan trị Nguồn nhân lực trong đề ra giải pháp giữchân nhân viên được nâng cao bằng cách cải thiện sự phù hợp giữa giá trị của nhân viên vàdoanh nghiệp Can chú trọng vào đào tạo dé nâng cao giá trị của nhân viên phù hợp vớidoanh nghiệp đề giữ chân nhân viên ở lại làm việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trong nghiên cứu “The Effect of Human Resource Management Practices onBusiness Performance among Private Companies in Malaysia” (Anh hưởng của Quan trịNguồn nhân lực tới hiệu qua kinh doanh của các công ty tư nhân ở Malaysia) của SyedShah Alam (2009) nghiên cứu về tác động của Quan tri Nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp ở Malaysia cho thấy các khía cạnh: hoạch định nhân

sự, phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên, dao tao và phat triển, đánh giá kết quả thựchiện công việc và van dé đãi ngộ nhân sự thì các khía cạnh đều tác động đến hiệu quả kinhdoanh trừ lương thưởng đãi ngộ cho nhân viên từ đó chú trọng hơn vào Quản trị Nguồnnhân lực nhất là các khía cạnh Hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên, đàotao và phát trién dé nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cuốn sách “Human Resource Management: Essential 12 Perspectives” (Quantrị nguồn nhân lực: những bức tranh cơ ban) của Robert và John (2009) cho rang dé quảntrị nguồn nhân lực đạt hiệu quả cần đảm bảo từ khâu tìm hiểu nhu cầu phát triển nguồnnhân lực, hoạch định nguồn nhân lực, tuyên dụng nhân lực, đào tao, phát triển nhân lực, hệthống lương thưởng, cho đến quản trị rủi ro, quan hệ đối với nhân viên và phát triển hoạtđộng công đoàn trong doanh nghiệp Cuốn sách đã đưa đến cái nhìn tổng quan về những

Trang 20

quả và chưa hiệu quả của hoạt động quản trị nguồn nhân lực mà đưa ra những giải phápnhăm cải thiện, nâng cao hiệu quả của quản trị nguôn nhân lực của công ty đó.

Sự phát triển của khoa học — kỹ thuật — công nghệ tác động đến sự phát triển củanền kinh tế - xã hội làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi những nhận thức, phương pháptruyền thống sản xuất kinh doanh dé có thé theo kịp sự phát triển của nền kinh tế - xã hộibây giờ Nhưng sự thành công của các doanh nghiệp không chỉ dừng ở phát triển hiệu quảkhoa học — công nghệ - kỹ thuật mà còn dựa vào hiệu quả quản tri nguồn nhân lực Chính

vì vậy cần phải nghiên cứu sâu vào van đề quản trị nguồn nhân lực dé công ty có thé tồn tại

và phát triển Tuy nhiên, công ty CP TM Hà Phan hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thìchưa có nghiên cứu sâu về hiệu qua nguồn nhân lực của công ty Chính vậy, đề tài nghiêncứu về phân tích hiệu quả nguồn nhân lực tại công ty CP TM Hà Phan vận dụng những cơ

sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực đề phân tích tình hiệu quả hình quản trị nguồn nhânluc tại công ty từ đó đưa ra những giải pháp dé khắc phục, nâng cao, duy trì hiệu qua quantrị nguồn nhân lực cho công ty, những giải pháp này cũng có thé dựa vào dé áp dung cho

các doanh nghiệp khác.

2.2 Tổng quan về công ty

2.2.1 Giới thiệu về công ty CP TM Hà Phan

Công ty CP TM Hà Phan được thành lập ngày 19 tháng 7 năm 2005.

Hình 2.1 Logo Công ty Cô phần Thương mại Hà Phan

`2

HA PHAN

JOIN STOCK COMPANY YOUR TRUST IS OUR SUCCESS!

Trang 21

+ Chi nhánh Hà Nội: NV C11 Khu Trung Hòa — Nhân Chính, Phường Trung Hòa, Quan

Cầu Giấy, TP Hà Nội

+ Văn phòng Đại diện Campuchia: #431 Street 230, Sangkat Teok Laork 3, Khan Toul Kork, Phnom Penh, Cambodia.

2.2.2 Sự hình thành và phat triển công ty CP TM Hà Phan

Được thành lập vào ngày 19 tháng 7 năm 2005 va trải qua hơn một thập niên phattriển, công ty Cổ Phần Thuong Mai Hà Phan là nhà phân phối các sản phẩm mã vạch củacác thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và là đối tác cao cấp của các thương hiệu hang đầuthế giới như: Zebra Technologies, Novexx Solutions, Honeywell, TSC, Avery Dennision,Seagull, Ricoh, HPRT, Chinh la nha cung cap nhiéu thiét bi va giai phap Auto ID (bang

mã vạch va RFID) hang dau cho các đối tác danh tiếng trên thị trường trong nước va quốc

tế như: Schenker, Checkpoint, Fuji Xerox, Viettel Post, DHL, UPS, Thanh Công, CoastPhong Phu, Bên cạnh đó công ty còn là nơi tin cậy với khách hang cung cấp các sản pham

Trang 22

đội ngũ nhân viên Kỹ Thuật và Chăm sóc Khách Hàng đem đến dịch vụ với các tiêu chíhàng đầu Cùng với đội ngũ phát triển được đào tạo chuyên sâu, Hà Phan cung cấp đếnKhách Hàng các giải pháp quản lý mã vạch và RFID hàng đầu thị trường với sự đầu tư kỹcàng nhất Các phần mềm quản lý được các kỹ sư phát triển của Hà Phan tối ưu hướng đếnkhách hàng Công ty luôn cập nhật và tối ưu các xu hướng mới dé cho ra những sản phamdẫn đầu thị trường Đến nay, công ty đã có nhiều đại lý phân phối lớn ở trong và ngoài nướcnhằm nâng cao khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng một hoàn thiệnhơn Bên cạnh đó, công ty vẫn đang tìm kiếm thêm các đại lý phân phối những sản phẩmhóa chất tinh khiết và thiết bị khoa học kỹ thuật nhằm mở rộng phạm vi phục vụ kháchhàng một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Thành tích đã đạt được:

Công ty Cổ Phần Thương Mai Hà Phan đã nỗ lực cung cấp cho khách hang những sanphẩm và dịch vụ tốt nhất:

‹ 2008 - Đối tác cao cấp của Zebra

« 2013 —Déi tác cao cấp của Avery về giải pháp in nhãn tự động

‹ 2017 Phân phối độc quyền của Novexx Solution tại Việt Nam

« 2017-— Phân phối của Avery Dennison Distributor về phụ kiện và thiết bị

¢ 2018 — Đối tác cao cấp của HPRT

* 2018 —Déi tác cao cấp của Newland

‹ 2021 - Đối tác cao cấp của Dilli

Công ty Cổ Phan Thương Mại Hà Phan cũng đã vinh dự đạt được các chứng nhận vềcung cấp dịch vụ từ Zebra

e Authorised Service Provider — Card

Trang 23

« Nha phân phối độc quyền hãng Duksan — Han

« Nha phân phối lớn hãng hóa chất Xilong-Trung Quốc

¢ Nha phân phối lớn hãng hóa chất Scharlau-Tay Ban Nha

KHACH WANG HATLONGINOI

SAN PHARMA OIC Hyon

Nguồn: Công ty CP TM Hà Phan 2022

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty CP TM Hà Phan

Công ty kinh doanh các sản pham dịch vụ về

a) Trang thiết bị máy in mã vạch

Công ty cung cấp các sản phâm: Máy in mã vạch, máy quét mã vạch, thiết bị kiểmkho, màn hình hiển thị thông minh, thiết bị RFID, đầu in mã vạch, tem nhãn — Decal màu,

Trang 24

Hình 2.3 Hình ảnh sản phẩm mới

SAN PHẨM MỚI Xem thêm

+

ZEBRA ZD411

-MAY IN MA VACH ZEBRA ZD611 -MAY IN MA VACH ZEBRA ZD411 -MAY IN MÃ VẠCH NOVEXX XLP 60x

Xem chỉ tiết 2 Xem chỉ tiết 2 Xem chỉ tiết =

Nguồn: Công ty CP TM Hà Phan 2022Hình 2.4 Hình ảnh sản phẩm Máy quét Mã vạch

MÁY QUÉT MÃ VẠCH Xem thêm

Nguồn: Công ty CP TM Hà Phan 2022

Trang 25

Hình 2.5 Hình ảnh sản phẩm Tem nhãn — Decal màu

TEM NHÃN - DECAL MÀU Xem thêm

Nguồn: Công ty CP TM Hà Phan 2022

b) Các sản phẩm hóa chất

Ngoài cung cấp các sản phẩm giải pháp về thiết bị mã vạch thì công ty còn cung cấpcác sản pham: Hóa chất thí nghiệm, MT Vi sinh, Thiết bi KHKT, dụng cụ thí nghiệm Hình 2.6 Sản phẩm Hóa chất Thí nghiệm

Trang 26

Hình 2.7 Sản phẩm MT Vi sinh

MT VI SINH

Lactose Sulfite Broth Base Peptone from Casein R- Saline Peptone water Muller-Kauffmann Tetrathionate

Trang va Trypt V Sal I hi t Broth S23 bốn B

Liên hệ (Tryptone) Salmonella Enrichment Bro’ Liên hệ Base

Liên hệ Liên hệ Liên hệ

Nguồn: Công ty CP TM Hà Phan 2022Hình 2.8 Sản phẩm Thiết bị KHKT và Dụng cụ Thí nghiệm

} Ệ Ề

‘ee Pipet thing lý

Que cấy Pipet thẳng Pipet bầu Phéu thủy tinh Phéu nhya

Nguồn: Công ty CP TM Ha Phan 2022

Có các chứng nhận về san pham:

Trang 27

Hình 2.9 Chứng nhận sản phẩm 1

Authorised Distributor Certificate

Scharlab S.L.

= |e, oe

CHUNG NHẬN ĐỘC QUYỀN HÓA CHẤT CHỨNG NHẬN QUYỀN PHÂN PHỐI HÓA CHỨNG NHẬN ĐỘC QUYỀN PHÂN PHỐI

XILONG TẠI VIỆT NAM CHẤT SHARLAU HÓA CHẤT DUKSAN

© 15/06/2020 © 14/07/2019 © 14/07/2019

Nguồn: Công ty CP TM Ha Phan 2022Hình 2.10 Chứng nhận sản phẩm 2

BBRAS

AUTHORIZED DISTRIBUTOR CERTIFICATE

XILONG SCIENTIFIC Co.,Ltd

CHUNG NHẬN QUYỀN PHAN PHỐI HÓA

Trang 28

Hình 2.11 Sơ đồ Bộ máy cơ cấu tổ chức công ty CP TM Hà Phan

Hội Đồng Thành Viên

Ban

E kiểm

Tổng Giám đốc soát(Hà Vũ Duy)

Giám độc Tài chính Giám đốc Điều hành

(Trương Thị Hồng (Lê Duy Phương)

Phượng)

Ậ 2 Kho —

rêu xếp Í Giao eaten | | Marketing | | f nh VPHN Cambodia

toán thuật ` doanh

hàng

Máy Giấy mực Hóa chất

Nguồn: Phòng Nhân sự 2022

Trang 29

Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty CP TM Hà Phan giai đoạn 2019-2022

đoạn từ 2019 — 2022 Chỉ tiêu doanh thu của công ty CP TM Hà Phan tăng theo từng năm

và năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên chỉ số tăng có sự chênh lệch giữa năm trước và

năm sau, doanh thu năm 2020 so với 2019 tăng với tỷ lệ 2,88% nhưng so với giai đoạn năm

2021 với năm 2020, năm 2022 với năm 2021 thì doanh thu tăng với tỷ lệ đáng kể từ 16,77%đến 22,71% Điều này một phần do nhu cầu của các công ty cần công nghệ in mã vạch giatăng, một phần thê hiện sự thành công trong chính sách thu hút khách hàng (Việc áp dụngcông nghệ thanh toán mã vạch được khách hàng sử dụng ngày càng nhiều thay vì việc thanhtoán thủ công truyền thống) Đối với việc tỷ lệ gia tăng có chênh lệch do ảnh hưởng mộtphần của dịch Covid — 19 làm sự tăng trưởng có chênh lệch, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởngtăng không giảm chứng tỏ công ty đã thành công trong việc áp dung các chính sách dé đốiphó với dịch bệnh Lợi nhuận của công ty cũng tăng trong giai đoạn 2019-2022 Đặc biệt

là tỷ lệ tang năm 2022 so với 2021 là 23,46% đây là giai đoạn chứng tỏ công ty đã áp dụngđúng chính sách và nắm bắt được xu hướng phát triển Đây chính là tín hiệu đáng mừngđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 30

Nguồn nhân lực hay nguồn lực lao động bao gồm tất cả những người trong độ tuổilao động có khả năng lao động (trừ những người tàn tật, mất sức lao động loại nặng) vànhững người ngoài độ tuôi lao động nhưng thực tế đang làm việc.

Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chấtcủa con người Các nguồn lực khác của doanh nghiệp đều được con người điều khiển đểphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó nguồn nhân lực đượccoi là yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp Mỗi nhân viên cónăng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển và có khả năng đoàn kết làm

Trang 31

Trong nghiên cứu sử dụng khái niệm nguồn nhân lực như sau: Nguồn nhân lực làtoàn bộ những người lao động làm làm việc cho doanh nghiệp nhằm thực hiện các mụctiêu, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần có sốlượng và cơ cấu phù hợp với cơ cấu nghề và công việc của doanh nghiệp đó (Trần XuânCầu 2012).

b) Quản trị nguồn nhân lực

e Khai niệm Quản trị nguồn nhân lực

Xét theo chức năng của quá trình quản trị, thì QTNNL bao gồm các việc từ hoạchđịnh, tổ chức, điều khiến và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hut, sử dung vàphát triển người lao động đề có thê đạt được mục 18 tiêu của tô chức

Xét theo nội dung quản trị nguồn nhân lực là việc tuyên dụng, sử dụng, duy trì vàphát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tô chức

Xét theo mục tiêu thì QTNNL là hệ thống các hoạt động QTNNL nhằm: giúp tôchức đạt được mục tiêu, sử dụng hiệu quản nguồn nhân lực, người lao động được đào tạo

và có động lực làm việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tuân thủ quy trình,quy định pháp luật và đạo đức trong sử dụng lao động (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc

Quân 2013).

e Muc tiêu và vai trò của quản trị nguôn nhân lực

Mục tiêu chu yêu của quản tri nhân sự là nhăm dam bảo đủ sô lượng người lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp bô trí họ vào đúng công việc, và vào đúng thời điêm

để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu các vấn

dé về quản tri con người trong các tô chức ở tâm vi mô có hai mục tiêu cơ bản:

Trang 32

nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp (Trần KimDung 2018).

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức vàgiúp các tổ chức tồn tại, phát triển trên thị trường Tầm quan trọng quản trị nguồn nhân lựctrong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người Nguồn nhân lực là một trongnhững nguồn lực không thé thiếu được của tổ chức nên quản trị nguồn nhân lực chính làmột lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tô chức Mặt khác, quản trị nguồn lực kháccũng không hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọihoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân2013).

3.1.2 Nội dung quản trị nguồn nhân lực

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực liên quan đến tat cả các van đề thuộc về quyềnlợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫnnhân viên Phân chia hoạt động chủ yêu của quản trị nguồn nhân lực thành ba nhóm chứcnăng chủ yếu:

e Nhom chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với cácphẩm chất phủ hợp cho công việc của doanh nghiệp Dé có thé tuyên được đúng người chođúng việc, trước hết đoanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh đoanh và thựctrạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cầntuyến thêm người

Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêunhân viên và yêu cau tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên là như thé nao Việc áp dụngcác kỹ năng tuyên dụng như trắc nghiệm và phỏng van sẽ giúp doanh nghiệp chon được

Trang 33

e Nhom chức năng đào tạo, phát triển.

Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo chonhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết dé hoàn thànhtốt công việc được giao va tao điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực

cá nhân Các doanh nghiệp áp dụng chương trình hướng nghiệp và đảo tạo cho nhân viênmới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với côngviệc của doanh nghiệp Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tao,huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanhhoặc quy trình công nghệ, kỹ thuật Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thưởng thực hiệncác hoạt động như hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân;bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệcho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

e Nhóm chức năng duy trì nguôn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhânlực trong doanh nghiệp Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích,động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanhnghiệp.

Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằmkhuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình, có ýthức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao Giao cho nhân viên nhữngcông việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo vềmức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạtđộng của doanh nghiệp, trả lương cao và công bằng, kịp thời khen thưởng các cá nhân có

Trang 34

phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quantrọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môitrường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giảiquyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viễn, cải thiện môi trường làm việc, y tế,bảo hiểm và an toàn lao động Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp cácdoanh nghiệp tạo ra bầu không khi tâm lý tập thé và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa

làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp.

a) Hoạch định nguôn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân

lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho doanh

nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chat, kỹ năng phù hop dé thực hiện công việc

có năng suât, chât lượng và hiệu quả cao.

Quá trình hoạch định nguôn nhân lực:

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiếtvới quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh của doanhnghiệp Lập kế hoạch là một quá trình chân đoán Hiện tại doanh nghiệp đang ở vị trí nào?Doanh nghiệp mong muốn đạt được vị trí nào? Bằng cách nào dé doanh nghiệp đạt được vịtrí đó, các bước làm cụ thể là gi? Thông thường, quá trình hoạch định được thực hiện theocác bước sau đây:

1 Phân tích môi trưởng, xác định mục tiêu và chiến lược phát triển, kinh đoanh chodoanh nghiệp

2 Phân tích hiện trạng quan tri nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề ra chiến lược

Trang 35

3 Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch đài hạn, trung hạn)hoặc xác định khôi lượng công việc và tiên hành phân tích công việc (đôi với các mục tiêu,

kế hoạch ngắn hạn).

4 Dự báo nhu câu nguôn nhân lực (đôi với các mục tiêu, kê hoạch dài hạn, trung

hạn) hoặc xác định nhu câu nguôn nhân lực (đôi với các mục tiêu, kê hoạch ngăn hạn).

5 Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và dé ra cácchính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứng với các nhucâu mới vả nâng cao hiệu quả sử dụng nguôn nhân lực.

6 Thực hiện chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lực của doanhnghiệp trong bước năm.

7 Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

b) Phân tích công việc

Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhắm xác định điêu kiện tiên hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyên hạn khi thực hiện công việc và các phâmchất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có đề thực hiện tốt công việc

Khi phân tích công việc cần xây dựng được hai tài liệu cơ bản là bảng mô tả côngviệc và bảng tiêu chuẩn công việc Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng,nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giámsát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc Bảng mô tả công việc giúp chochúng ta hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm

khi thực hiện công việc Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê những yêu cầu về

năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết van dé,

Trang 36

Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của côngviệc như các hành động nao cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao,các loại máy móc trang bị dụng cụ nảo cần thiết khi thực hiện công việc; các mối quan hệvới cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc, v.v Không biết phân tích côngviệc, nhà quân trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trongdoanh nghiệp; không thể đánh giá được chính xác yêu cầu của các công việc, do đó, khôngthé tuyển được đúng nhân viên cho đúng việc, không thé đánh giá được đúng năng lực thựchiện công việc của nhân viên và do đó, không thể trả lương, kích thích họ kip thời, chínhxác Đặc biệt, phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệpmới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cau tổ chức, tinh giản biênchế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tóm tắt lợi ích của việc sử dụng cácthông tin trong phân tích công việc đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanhnghiệp được trình bày trong sơ đồ dưới:

Trang 37

Hình 3.1 Sơ đồ Phân tích công việc

Phân tích công việc

Tuyển Đào tạo, Đánh Xác định Trả công

dụng, huân giá nhân giá trị khen

chọn lựa luyện viên công việc thưởng

Nguồn: Trần Kim Dung 2018Quy trình thực hiện phân tích công việc:

Bước 1: Xác định mục đích của phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu

thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất

Bước 2: Thu thập các thông cơ bản có san trên cơ sở của các sơ đô tô chức, các văn bản về mục đích, yêu câu, chức năng quyên hạn của doanh nghiệp và các bộ phận cơ câu,

hoặc sơ đô quy trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nêu có).

Bước 3: Chọn lựa các phần việc đặc trưng, các điểm then chốt đề thực hiện phân tích

Trang 38

loại hình công việc và khả năng về tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kếthợp các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau đây: phỏng vấn, bảng câuhỏi và quan sát.

Bước 5: Kiêm tra, xác minh tính chính xác của thông tin.

Những thông tin thu thập dé phân tích công việc cần được kiểm tra lại về mức độchính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc hoặc các vi lãnhđạo, có trách nhiệm giám sát thực hiện công việc đó.

Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc

Bước 1: Lập kế hoạch tuyển mộ

Bước 2: Lựa chọn giải pháp tìm kiếm người xin việc

Bước 3: Đánh giá quá trình tuyển mộ

Bước 4: Giải pháp thay thế

“_ Tuyển chọn

Trang 39

Bước 5: Tham tra

Bước 6: Kiểm tra sức khỏe

Bước 7: Quyết định cuối cùng

“_ Bố trí nguồn nhân lực

Giới thiệu nhân viên mới với các thành viên cũ trong công ty.

Hướng dẫn công việc, nhiệm vụ cần phải thực hiện

Thực hiện thử việc theo bảng đánh giá.

Quyết định tuyến dụng chính thức va ký hợp đồng lao động dài hạn

d) Đào tạo và phát triển

Đào tạo là quá trình được hoạch định và tô chức nhằm trang bự nâng cao kiến thức

và kỹ năng cụ thê cho nhân viên nhắm nâng cao hiệu quả.

Phát triển là quá trình chuẩn bị và bồi dưỡng năng lực cần thiết cho tổ chức trong

tương lai.

Trang 40

Bước 4: Đánh giá đào tạo

Phát triển nhân sự:

- Xay dựng chương trình lộ trình công danh

- Xac định thời gian và nội dung của chương trình đào tạo

Bước 1: Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá

Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp

Bước 3: Xác định người đánh giá và huấn luyện về kỹ năng đánh giá thực hiện côngVIỆC.

Bước 4: Thông báo cho nhân viên nội dung, phạm vi đánh giá

Bước 5: Thực hiện đánh giá kết quả đã thực hiện và xác định mục tiêu mới cho nhânviên.

f) Trả công lao động

" Khái nệm

Tiền lương: là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sửdụng lao động và lao động, phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường.(Theo quan điểm tiền lương năm 1993 ở Việt Nam)

Tiền lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất nhà nước quy định người sử dụng lao

Ngày đăng: 10/02/2025, 00:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w