1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế Đối ngoại hoạt Động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu quốc tế Đức long sang thị trường trung quốc

82 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Quốc Tế Đức Long Sang Thị Trường Trung Quốc
Tác giả Lưu Phương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Việt Hưng
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 9,14 MB

Nội dung

Hoạt động ngoại thương một mặt giúp cho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khâu, qua đó góp phần công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và các doanh n

Trang 1

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LƯU PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH KINH TẺ ĐÓI NGOẠI

Trang 2

HOC VIEN CHINH SACH VA PHAT TRIEN

TRÍ TUỆ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Việt Hưng Sinh viên thực hiện: Lưu Phương Thảo

Trang 3

nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè Đề khóa luận tốt

nghiệp thành công nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách và Phát Triển đã tạo môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bồ ích giup em co thé áp dung va thuận lợi thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp

Thạc sĩ Nguyễn Việt Hưng là người thầy tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Thầy đã có những trao đôi và góp ý để em có thê hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu nảy

Em cũng xIn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Học viện Chính sách và Phát Triển đã tạo điều kiện và cơ hội giúp em trang bị những kiến thức, kinh nghiệm đề có thông tin hữu ích cho khóa luận tốt nghiệp

Do kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế, trong quá trình tìm hiểu và làm bài khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi nhiều sai sót, em rất mong thầy cô bỏ qua, đồng thời em mong nhận được những đóng góp, nhận xét, ý kiến của các thầy cô đề giúp em có thê hoàn thiện mình hơn trong quá trinh làm việc sau nảy

Trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp, em có tham khảo và thu

thập dữ liệu từ nhiều nguồn sách và giáo trình từ các trường đại học, va cac bai luận văn, báo cáo liên quan đến vấn dé xuất nhập khẩu đặc biệt là vấn đề xuất khâu nông sản, các tài liệu này em đều có trích dẫn nguồn cụ thê, chính xác Em xin cảm

ơn các tác giả của những công trình nghiên cứu trên và xin cam kết trích dẫn nguồn day du

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, nhiệt

huyết và thành công trên con đường sự nghiệp trồng người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LOI CAM DOAN

Em xin cam đoan khóa luận về đề tài “Xuất khâu nông sản của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long sang thị trường Trung Quốc” là bài viết của cá nhân em trong thời gian qua Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn sốc rõ ràng Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng của khóa luận nảy

Hà Nội, ngày LŠ thang 07 nam 2024

Lưu Phương Thảo

Trang 5

MUC LUC

LỜI CẢM ƠN ng ng ni ch ng ch ng ng xẴ

DANH MỤC BẢNG ă nến nen nen ren cm rrÖXC

LỜI MỞ ĐẦU, uesescnn ng ng ng ng ng ng ng ng ngu ngan nen snsn san nrea L

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu - se se SE cse se serse 2

4 Phương pháp nghiên CỨU o2 5 5 << s se S93 S5895558955555555555559588555059555 598555 2

5 Kết cấu của khóa luận 2

Chương I: NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 4

1.1 Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khấu - 4

1.1.2 Các đạng phương thức xuất khẩu - 5 2x sec 6

1.2 Tổng quan về xuất khẩu nông sản „19

/Z“nm‹c ca na 19

1.2.2 Đặc điểm mặt hàng nông sản xuất khẩu ch nai 19

1.2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến xuất khâu nông sản 20

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNK

2.1 Tổng quan về công ty XNK Quốc tế Đức lẽ ố.ốỐố.ố.ố.ố.ố.ố 25

VN NHI, 4 1 1 ) NnéằaẶH.))Ả 25

2.1.2 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long 25

2.1.3 Năng lực Công 1y TNHH XNK Quốc tễ Đức Long ca 28

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty XNK Quốc tễ Đức Long giai đoạn F0520520220PPP5 29

Trang 6

2.2 Thị trường nhập khẩu nông sản Trung Qu6c scsscsseeseesesesescsssesseeeseeeees 31

2.2.1 Tổng quan về thị trường nông sản Trung QUuỐC c-ccccc re cea 31

2.2.2 Các rào cản đối với nông sản nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc 32

2.3 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty XNK Quốc tế Đức Long

vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2020-202 c1 Y1 se 36 2.3.1 Cée mat hang xudt khdu cia CONG ty eiccccccccccccscscscssescssesessvsessseees 36

2.3.2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2020-2023 e: 37

2.3.3 Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu giai đoạn 2020-2023 39

2.4 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long vào thị tường Trung QUỐc 55c s se se S955585 5559585555985 55585 5050599505 42 2.4.1 Nghiên cứu thị HỜNG qUỐC ẲẾ 5c TT 11111212 1x 44

2.4.2 Lựa chọn đối tác giaO QÍỊCH Q2 QQ 0110111111111 111111111111 cka 44

2.4.3 Lập phương đH kinh đdOGHỈ à c cty 44

2.4.5 Nội dung ký kết hợp đông xuất khẩM 5 net 45

2.4.6 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa «se 46

2.5 Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu nông sản của Công ty sang thị

trường Trung QuUỐc s00 HH TH 0 1 1 4 00 Đ 50 2.5.1 Những thành tựu dat QUOC ccccccccccccccccceccteccsecseseesstesseesseeteesstenseens 50

2.5.2 Những mặt còn hạn AE 51

2.5.3 Nguyên nhân của hạn CRE oocccccccccccsccsscescsseesessessesssessesiessesessesees 52

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG

TY XNK QUOC TE DUC LONG SANG THI TRUONG TRUNG QUOC .54 3.1 Mục tiêu và phương hướng đối với xuất khẩu nông sản của Công ty XNK

Quốc (tê Đức Long sang thị trường Trung QUỐC¿saa sen nen nnnnnnnnnnnnn nnnnnunn ẤT 3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu nông SđH s1 rrg 34

3.1.2 Phương hướng xuất khẩu nông sđi «se c1 1c cac 54

3.2 Phân tích ma trận SWOT về xuất khẩu nông sản của Công ty 56 3.2.1 Strengths (Diém Imạnh sàn H121 nen ray 56

3.2.2 Weaknesses (Điểm yếu) -.- 5s Sn n1 11211211211111 12 xe 57

S89 100601 nng6 6n A,AẬ)ậẠHL 58

ST NI 00 7n ốe.a 59

Trang 7

3.3 Giải pháp đây mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty sang thị

trường Trung Quốc giai đoạn 2(J24-2(028 on ng 8855 s08 se 5m 60 3.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩHH ác ng ghen 6l

3.3.2 Nâng cao khả năng cqnHH IGHỈ, ào cccnn cưa 61

3.3.3 Tăng cường moi quan hệ với các thương nhân Trung Quốc nhằm mở rộng thị trường, tìm hiểu thị hiệu khách hỒHg ác con cchHn He 61 3.3.4 Tăng cường hoạt động giao tiếp, quảng bá sản phẩm 62

3.3.5 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thÔng ÍHH Ăàằccciesisea 62

3.3.6 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu - ác SE tt re 63

3.3.7 Nâng cao hiệu quả quy trình xuất khẩu ác sccrrrnrrrea 63

3.4 Một số kiến nghị thúc đây xuất khẩu nông sản của Công ty sang thị trường

3.4.2 Đối với nhà HHỚC sa St Tn 1 1111112111211 raya 65

3.4.3 Đối với Hiệp hội nông SảH St 11111212111 11c 66

3.4.4 Đối với Bộ Công THƯƠN cá n1 tt H1 H2 re 67

0n .ốe

Trang 8

DANH MUC TU VIET TAT

FTA Hiệp định thương mại tự do GPA Tổng sản phâm quốc nội L/C Thu tin dung

P

Trang 9

DANH MUC BANG Bảng 2 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XNK

Quốc tế Đức Long giai đoạn 2020-2023 .c cv cccctr seo 30 Bảng 2 2 Danh sách sản phẩm kinh doanh ::: 36 Bảng 2 3 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty giai đoạn

2020-20223 cQnnnnn nn nh Đế nền Knn Kế nến Kế Tế kh bến 37

Bảng 2 4 Sản lượng xuất khẩu nông sản của Công ty sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2020-2023 .ccceieieo 39

Trang 10

DANH MUC HINH

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH XNK Quốc tế ĐỨC LONQ tk nnnnnnnn ng ng KH hà th kh na 26 Hình 2 2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ

2020-2023 UU I OU EU EU EU IE EEE EE EEE EEE 38

Hình 2 3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo sản lượng năm 2020 40 Hình 2 4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo sản lượng năm 2021 40 Hình 2 5 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo sản lượng năm 2022 41 Hình 2 6 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo sản lượng năm 2023 42

Hình 2 7 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty 43

Trang 11

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày cảng nhanh và quy

mô ngày càng rộng, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đã có những bước tiễn đáng kề trong hoạt động thương mại quốc tế dé ty khang định mình và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa của thế giới Hoạt động ngoại thương một mặt giúp cho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khâu, qua đó góp phần công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và các doanh nghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các tiến bộ khoa học công nghệ nhăm hiện đại hóa sản xuất

Những năm gần đây, thị tường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển của các sản phẩm trong nước và việc đây mạnh xúc tiễn xuất khâu nhiều loại mặt hàng như: nông sản, đệt may, dầu thô, thủy hải sản, giày đa sang các thị trường thế giới đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn Một trong những mặt hàng xuất khâu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chính là ngành nông sản Theo số liệu từ tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2022 là 22,59 tỷ USD, năm 2023 là 27,14 tỷ USD, Nông sản chiếm 15% tông kim ngạch xuất khâu hàng hóa của Việt Nam, đứng thứ 2 sau điện tử và linh kiện điện tử (chiếm 28%) Nông sản là một trong những ngành xuất khâu quan trọng nhất của Việt Nam, đóng góp đáng kê vào GDP và kim ngạch xuất khâu tổng thế Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam có thê tăng cao hơn nữa nếu có thêm các giải pháp để nâng cao giá trị gia tang, da dang hoa thi trường xuất khâu và phát triển nông nghiệp bền vững Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phâm nông sản trên thị trường quốc tế

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng với dân số trên lớn nhất thể giới Trong những thập niên gần đây, Trung Quốc đã không ngừng lớn mạnh với tốc độ nhanh chóng mặt Trung Quốc lại là người bạn láng giềng thân thiết có chung đường biên giới với Việt Nam, cùng thuộc vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương năng động nhất trên thế giới về phát triển kinh tế Ngoài ra, chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên ký kết các hiệp định hợp tác về nông nghiệp, tạo điều kiện thận lợi cho thương mại nông sản Các chính sách ưu đãi thuế quan, hỗ trợ logistics cũng góp phần thúc đây nông sản Việt Nam sang Trung Quốc Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long là công ty xuất khẩu trực tiếp qua thi trường Trung Quốc với các mặt hàng nông sản là hạt đậu xanh, lạc, vừng với chất

Trang 12

lượng đảm bảo theo tiêu chuân, Sản lượng xuất khâu tăng hàng năm , ta thấy công

ty vẫn đang trên đà phát triển và được nhiều khách hàng tin tưởng

Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nói chung cũng như công ty TNHH XNK Quốc tế Dức Long nói riêng vẫn chưa tạo được thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng, khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn yếu Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tìm hiệu đề hoàn thiện và thúc đây xuất khẩu là cần thiết

Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Xuất khâu nông sản của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long sang thị trường Trung Quốc” làm khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xuất khâu nông sản của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long

AMục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng xuất khâu nông sản của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long Từ đó đưa ra các giải pháp đây mạnh xuất khâu nông sản của công ty XNK Quốc tế Đức Long sang thị trường Trung Quốc

3 Phạm vi nghiên cứu

Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long xuất khâu nhiều mặt hàng nông sản, nhưng luận văn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông sản xuất khâu chủ lực của Công ty đó là hạt đậu xanh, vừng, lạc Khóa luận cũng tập trung nghiên cứu tỉnh hình xuất khâu các mặt hàng chủ lực nêu trên sang thị trường Trung Quốc trong giai

đoạn từ năm 2020-2023 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2024-2028

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, một số phương pháp sau đây sẽ được tác giả sử dụng:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tra cứu sách, tài liệu từ các nguồn khác nhau, sau đó tiền hành phân tích, tổng hợp thông tín

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập số liệu thực tiễn tại Công

ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long, sau đó tổng hợp và phân tích số liệu Ngoài ra, phương pháp lây ý kiến chuyên gia cũng được sử dụng nhằm thu thập các đánh giá của một số chuyên gia tại công ty Đức Long

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương sau đây:

Chương I: Những vẫn đề cơ bản về xuất khâu nông sản

Trang 13

Chương 2: Thực trạng xuất khâu nông sản của công ty XNK Quốc tế Đức Long sang thị trường Trung Quốc

Chương 3: Giải pháp đấy mạnh xuất khâu nông sản của công ty XNK Quốc tế Đức Long sang thị trường Trung Quốc

Trang 14

Chwong 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE XUAT KHAU NONG SAN

1.1 Khái quát chung về xuất khẩu hang hóa

1.1.1 Khái niệm xuất khâu và vai trò của xuất khẩu

1.1.1.1 Khái niệm xuất khâu

Hiện nay, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng trở nên chặt chẽ hơn thông qua việc tham gia vào các

hoạt động trao đổi hàng hóa Một quốc gia không thể sản xuất tất

cả các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu nội địa, và do đó, việc

trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia là không thể tránh khỏi

Xuất khẩu được hiểu đơn giản là việc bán hàng hóa hoặc dịch

vụ từ một quốc gia sang một quốc gia khác và được thanh toán

bằng tiền tệ Điều này có thể bao gồm cả hàng hóa vật liệu như

các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp, và dịch vụ như dịch vụ tư vấn, du lịch và giáo dục Tiền tệ được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia tham gia hoặc có thể là ngoại tệ được công nhận và chấp nhận trên toàn thế giới

Với cách diễn giải này, hoạt động xuất khẩu trở thành một

phần không thể thiếu trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các quốc

gia Xuất khẩu cho phép một quốc gia sử dụng những nguồn lực và nguyên liệu có sẵn của mình để sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia khác cần, trong khi đó nhận lại tiền tệ hoặc các mặt hàng khác mà quốc gia đó thiếu hụt Điều này mang lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho toàn bộ nền kinh

tế của mỗi quốc gia tham gia Bằng cách mở rộng thị trường tiêu

thụ, hoạt động xuất khẩu tạo ra nguồn thu nhập mới, đồng thời cũng giúp tăng cường sức mạnh và cạnh tranh của các doanh

nghiệp trên thị trường quốc tế

Theo Luật Thương mại 2019 thì khái niệm xuất khẩu được nêu

cụ thể tại Khoản 1, Điều 28 như sau: “Xuất khâu hàng hóa là việc

hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu

vực đặc biệt năm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải

quan riêng theo quy định pháp luật” Khu vực hải quan riêng được

hiểu là khu vực địa lý có địa điểm rõ ràng và xác định trên trên

Trang 15

lãnh thổ Việt Nam, được pháp luật Việt Nam và điều ước kinh tế quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam là thành viên hoặc có quan hệ mua bán, trao đổi hàng

hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu,

nhập khẩu

1.1.1.2 Vai trò của xuất khâu Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh

doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế

Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng Giới cầm quyền các nước luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu,

khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải

quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:

Tạo nguồn vốn cho nhập khâu

Xuất khẩu đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra nguồn vốn

để thực hiện các hoạt động nhập khẩu Vốn này có thể được sử

dụng để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia khác, đóng vai trò quan trọng trong quá

trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước

Chuyên dịch cơ cầu kinh tế hướng ngoại

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế đóng cửa sang một nền kinh tế hướng ngoại Việc

mở rộng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội

phát triển thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất của nền kinh tế

Mở rộng thị trường tiêu thụ và cung cấp đầu vào cho sản xuất

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, mở cánh cửa cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới Đồng thời, việc nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ tiên tiến từ các quốc

gia khác cũng giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của sản xuất

trong nước

Đồi mới năng lực sản xuất

Xuất khẩu là một động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất Việc cạnh tranh trên

Trang 16

thị trường quốc tế yêu cầu các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến

và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững cho nền kinh tế

Quảng bá hình ảnh và định vị thương hiệu quốc gia

Việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế không chỉ tạo thu nhập mà còn giúp quảng bá hình ảnh và định vị thương hiệu của quốc gia trên trường quốc tế

Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn, điều

này cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển toàn diện

Thúc đây quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu cũng là cơ sở để tạo ra và thúc đẩy các quan hệ

kinh tế đối ngoại của một quốc gia Việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không chỉ đơn thuần là một hình thức kinh doanh mà còn tạo ra các mối liên kết với các đối tác quốc tế, từ đó mở ra cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau Hoạt động xuất khẩu thường kích thích sự phát triển của các quan hệ tín dụng, đầu tư

và vận tải quốc tế Ví dụ, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia khác, đồng thời cũng tăng cơ hội hợp

tác với các đối tác vận tải quốc tế để tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa

Tăng thu ngoại tệ và cải thiện dự trữ ngoại hối Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cần thiết cho quốc gia, từ

đó cải thiện dự trữ ngoại hối và giúp ổn định thị trường tài chính

Ngoài ra, thu nhập từ xuất khẩu cũng có thể được sử dụng để trả

nợ nước ngoài và đầu tư vào các dự án phát triển

Tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động, từ

đó cải thiện mức sống và đời sống của người dân Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu cũng mở ra cơ hội cho các quan hệ kinh tế

đối ngoại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Trang 17

Nhìn chung, xuất khẩu không chỉ là một phương tiện để tăng

trưởng kinh tế mà còn là một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển và hiện đại hoá nền kinh tế của một quốc gia

1.1.2 Các dạng phương thức xuất khẩu

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công

ty cho các khách hàng của mình ở nước ngoài

Hai hình thức phổ biến để thâm nhập thị trường quốc tế qua

xuất khẩu trực tiếp là:

- Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng mà người bán không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người ủy thác) nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên

cơ sở giá trị hàng hóa bán được Do đó họ không phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý Nhưng trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty của thị trường nước ngoài Công ty sẽ ký hợp đồng trục tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó

- Đại lý phân phối là người mua hàng háo, dịch vụ của công ty

để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định Công

ty khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán

1.1.2.2 Xuất khâu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba) Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hóa của công

ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất

nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất khập khẩu

- Đại lý: Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà máy xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác ủy quyền dựa trên quan hệ hợp đồng đại

lý Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài Đại lý không có quyền chiếm

Trang 18

hữu và sở hữu hàng hòa ma chỉ thực hiện một hay một số công việc nào đó cho công ty ủy thác và nhận thù lao

- Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty nhận ủy thác và

quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa

của công ty xuất khẩu Vì vậy, công ty quản lý xuất khẩu là nhà xuất khẩu gián tiếp Họ chỉ đảm nhận các thủ tục xuất khẩu và thu

phí xuất khẩu Do vậy, bản chất của công ty phản lý xuất khẩu là thực hiện dịch vụ quản lý và thu khoản thù lao từ hoạt động đó

- Công ty kinh doanh xuất khẩu: Là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài

với các công ty xuất khẩu trong nước để bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là

thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu

- Đại lý vận tải: Là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khái báo thuế quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận, chuyên chở và bảo hiểm Đại lý vận tải thực hiện các nghiệp

vụ xuất khẩu và kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tay người nhận Khi xuất khẩu qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàng hóa thì các đại lý vận tải và các công ty đó kiêm luôn các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến hàng hóa đó

Về bản chất, các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh

doanh dịch vụ giao nhận, vân chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao gói hàng hóa phù hợp với những phương

thức vận chuyển mua bảo hiểm hàng hóa cho hoạt động của họ

Thị trường quốc tế chịu ảnh hướng của rất nhiều nhân tố khác nhau thường đa dạng và phong phú hơn nhiều so với thị trường nội

địa Chính vì vậy xuất khẩu cũng phải chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố mà các yếu tố này có thể mang tính vi mô hoặc mang tính

Vĩ mô Cụ thể xuất khẩu chịu những ảnh hướng của các yếu tố sau:

1.1.3.1 Yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Trang 19

Sự phát triển kinh tế quốc gia của doanh nghiệp ảnh hưởng

không nhỏ đến khả năng huy động vốn, quy mô và tốc độ luân chuyển vốn Hơn thể nữa, nó còn ảnh hướng đến nguồn lao động

và mức hỗ trợ của chính phủ

Lạm phát cũng là một trong những yếu tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp Lạm phát cao gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Cùng một lượng ngoại tệ, doanh nghiệp xuất khẩu thu được lượng nội tệ ít hơn so với trước khi lạm phát cao

Ngoài ra lạm phát cao cũng làm tăng chỉ phí xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng của một quốc gia, vì nó ảnh hưởng đến giá tương đổi giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa quốc tế Khi tỷ giá hồi đoái tăng, giá của đồng nội tệ giảm xuống, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có lợi và ngược lại Với cùng một lượng

ngoại tệ thu về, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn, đẩy mạnh xuất khẩu tăng trưởng và phát triển

Thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng hóa xuất

khẩu Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay, thuế quan chỉ áp dụng đổi với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu

và bồ sung nguồn thu ngân sách

Hạn ngạch là một trong những công cụ phi thuế quan, hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia Đây là một rào cản lớn đổi với doanh nghiệp xuất khẩu vì lợi nhuận xuất khẩu tạo ra

sẽ thấp hơn so với dự tính

Trợ cấp xuất khẩu được áp dụng khi chính phú muốn tăng mức

độ xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thể giới, tạo ra sự cạnh tranh cho sản phẩm Trợ cấp xuất khẩu làm tăng giá sản phẩm nội địa, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng xuất khẩu

Các chính sách thương mại của chính phú tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp, đi vào mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế mà chính phủ sẽ ban hành chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu

Tình hình kinh tế thế giới là yếu tố tác động đến xuất khẩu,

ảnh hưởng đến chỉ phí đầu vào của doanh nghiệp nhập khẩu và mức cầu của thị trường thế giới đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Trang 20

Môi trường chính trị và pháp luật

Chính trị của một quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu chế độ chính trị ổn định, bền vững, nhà đầu tư có môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động Ngược lại, chế độ chính trị bất ổn, nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro cho doanh

nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu về thị trường, có

biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động chính trị, giảm

thiểu thiệt hại tối đa

Việc xuất khẩu liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới Hệ thống pháp luật tại mỗi quốc gia khác nhau gắn với trình độ phát

triển của quốc gia đó Các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tuân

thủ:

- Các chính sách và quy định có liên quan đến xuất khẩu:

thuế, quy định về mặt hàng xuất khẩu

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết

- Các vẫn đê pháp lý và tập quán thương mại quốc tế

Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia đều có văn hóa, phong tục tập quản khác nhau, điều này dẫn đến sự khác biệt trong thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu

sản phẩm Các doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn tìm hiểu về thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp với văn hóa xã

hội

Môi trường văn hóa xã hội được đặc trưng những quan điểm

về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống nghề nghiệp, những phong tục tập quán truyền thống, những quan điểm, quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức phải học vấn Khi tìm hiểu môi trường văn hóa xã hội ở nước xuất khẩu, cần quan tâm đến các yếu tố về dân

số, mật độ dân cư tại thị trường đó

Môi trường khoa học công nghệ

Những công nghệ mới, những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, những vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, môi trường khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của doanh nghiệp Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng quy

mô, năng suất, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian

Trang 21

vận hành sản xuất Nhà xuất khẩu áp dụng các thành tựu khoa công nghệ dễ dàng hơn trong việc quản lý quy trình xuất khẩu, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu Hơn nữa, hệ thống công nghệ

thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông

tin sản phẩm và thị trường quốc tế, đầy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, góp phần đầy mạnh xuất khẩu, tận dụng cơ hội thành công trên thị trường thể giới

Mội trường tự nhiên

Vị trí địa lý: khoảng cách địa lý giữa các quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng phải lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường Việc mua bán hàng hóa với các quốc gia có căng biển thường chỉ phí sẽ thấp hơn so với các quốc gia không có cảng biển

Thời tiết: thời tiết ảnh hướng tới tốc độ làm hàng và thời gian

giao nhận hàng hóa Ngoài ra quá trình vận chuyển trên biển bị

ảnh hướng nhiều từ yếu tố thời tiết, có thể gây ra thiệt hại hoàn

toàn cho các chuyển đi hoặc làm chậm thời gian giao hàng, phát

sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan Do những tác động thời tiết làm ảnh hướng tới chất lượng hàng hóa

Tóm lại, các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn đổi

với xuất tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần có chiến lược xuất khẩu phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển

1.1.3.2 Yếu tố môi trường vi mô

Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp trực tiếp ảnh hướng tới các yếu tố đầu vào, chỉ phí, và sự khác biệt của sản phẩm Trong xuất khẩu, nhà cung cấp đóng vai trò là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào Doanh nghiệp xuất khẩu cần bảo đảm nguồn cung ứng đều, chất lượng cao, với giá thành cạnh tranh Nguồn

nguyên vật liệu đầu vào ảnh hướng lớn tới sản xuất, xuất khẩu cả

về số lượng, năng suất, chất lượng và hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu, độ tin cậy của doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế Vì vậy cần mỗi liên hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Trang 22

độ khó khăn hay thuận lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Trong mậu dịch quốc tế, đổi thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, khả năng thâm nhập thị trường càng khó khăn

và thị phần của doanh nghiệp càng có nguy cơ bị thu hẹp Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định chiến lược cạnh tranh để

có thể đứng vững trên thị trường quốc tế

Các chiến lược giúp doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu thế

và hạn chế đối thủ hiện hữu và tiềm ẩn, có thể là chiến lược khác biệt hóa, chỉ phí thấp, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thể là những sản phẩm có cùng tính năng, giá

trị sử dụng tương đương với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Sự xuất hiện của sản phẩm thay thể có thể làm giảm giá bán, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần dự báo và phân tích xu hướng phát triển của các sản phẩm thay thế để tránh những thiệt

hại trực tiếp đổi với doanh nghiệp

Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến

hoặc bùng nổ công nghệ mới Các doanh nghiệp muốn đạt lợi thế

cạnh tranh phải dành nguồn lực phát triển hoặc áp dụng công nghệ mới và chiến lược phát triển kinh doanh hoặc tập trung cho

chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Các ngành công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ logistics để cung cấp các yếu tố đầu

Trang 23

vào và dịch vụ đầu ra cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp, sản phẩm tiêu dùng Tại Việt Nam, ngành công nghiệp này khá non trẻ và mức độ gia nhập thị trường quốc tế còn thấp Chính

vì thể nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp

đa phần phải nhập từ nước ngoài, đồng thời sử dụng các dịch vụ

xuất khẩu, nhập khẩu của đối tác thác ngoài Điều này, làm tăng

chi phi, han chế tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam khi

tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu

Nguồn nhân lực và năng lye quan tri

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất của doanh nghiệp Nhân viên có trình độ và kỹ năng cao sẽ khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là bộ phận chủ chốt, luôn đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển đã đề ra, đồng thời có trách nhiệm giám sát, quản lý kế hoạch Trình độ của ban lãnh đạo có tác động

lớn đến xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu thành công phần lớn

do sự hoạch định đúng đắn của ban lãnh đạo, đề ra các phương án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường

Đội ngũ nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu có vai trò quyết định đối với việc thực hiện các chiến lược xuất khẩu của doanh

nghiệp, có kiến thức về thị trường quốc tế, có khả năng phân tích

và dự báo thị trường, năng lực đàm phán tốt và thông thạo các thủ tục xuất nhập khấu

Người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tỉnh thân trách nhiệm của đội ngũ lao động tác động quá trình sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Hơn nữa, chính sách đào tạo và tổ chức của doanh nghiệp cần hiệu quả và hợp lý, tạo

sự kết nối giữa các bộ phận sản xuất với nhau, tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực cá nhân

Tiềm lực tài chính

Doanh nghiệp có tài chính tốt có thể đảm bảo nguồn vốn kinh doanh liên tục kể cả khi xảy ra rủi ro Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất, quyết định tốc độ tăng trường của doanh nghiệp

Trang 24

Vốn kinh doanh ngoài nguồn vốn sẵn có, còn khả năng huy động vốn trung và dài hạn Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì cũng có khả năng đầu tư, tái sản xuất cao Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và chấp nhận chỉ phí rúi ro cao

Doanh nghiệp cần khai thác hiệu quả sử dụng vốn cũng như nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp Đảm bao chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí các chỉ phí không cần thiết Kiểm tra, giảm sát thường xuyên hiệu quả sử dụng vốn hiện tại của doanh nghiệp

Định rõ phương hướng đầu tư, kể hoạch tài chính để đảm bảo khả

năng thu chỉ của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ

Tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc sản xuất, trang thiết

bị được doanh nghiệp đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất, là

cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp Cơ sở vật chất kĩ thuật

và công nghệ ảnh hướng trực tiếp đến năng suất, chi phi giá thành

và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch xuất khẩu Đồng thời, cũng

là nhân tố có ảnh hướng quyết định đến khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường Đối tác nước ngoài lựa chọn đối tác để kí kết hợp đồng nhập khẩu sẽ đựa vào các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ vì điều này ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng thành

phẩm và thời gian giao hàng Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất

khẩu cần tìm kiếm và ưu tiên nguồn lực đầu tư để hiện đại hóa cơ

sở vật chất và đổi mới công nghệ

Chiến lược marketing

Các chiến lược marketing là cần thiết với bất kì doanh nghiệp

nào nhằm tìm kiểm đầu ra và nâng cao vị thế của doanh nghiệp

trên thị trường Doanh nghiệp xuất khẩu tạo chỗ đứng trên thị

trường; ngoài việc sản phẩm có chất lượng tốt cần có chiến lược

marketing đúng đắn Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, phân phối sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng để dàng tiếp cận sản phẩm, địch vụ của doanh nghiệp Chiến lược marketing cùng với chiến lược kinh doanh là những yếu tố quan trọng đối với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 25

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi từ thị hiếu, xu hướng đến chất lượng hình thức mẫu mã của sản phẩm Do vậy, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là đầu tư cả về con người, tài chính và công nghệ cho việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao cải tiến các sản phẩm hiện có theo hướng tối ưu hóa chất lượng

Cam kết trong các hiệp định thương mại

Sự hòa nhập và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,

sự tham gia vào các tổ chức thương mại như FTA, WTO sẽ có ảnh

hưởng rất lớn đến xuất khẩu Việc Việt Nam tham gia các tổ chức

kinh tế - chính trị đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển hợp tác giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ trình độ quản lý kinh tế mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

1.1.4 Quy trình xuât khâu hàng hóa tông quát

Nội dung xuất khẩu hàng hóa như: nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu; thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:

Đàm phán và ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng

Trang 26

Hình 1 2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Nguồn: Khoa Kinh Tế Quốc Tế- Học viện Chính sách và Phát

triên 1.141 Nghiên cứu thị Trường

Nghiên cứu thị trường xuất khâu là vấn đề đầu tiên cần thiết được tiễn hành hết sức kỹ lưỡng trong xuất khâu Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thé thong qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giải quyết được các vẫn

đề của thực tiễn kinh đoanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hóa từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của mình

Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu vẻ thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn đề lập kế hoạch kinh doanh Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong phương châm hành động “chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”

Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: nghiên cứu tình hình cung cây hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa và một số yếu tô khác

1.1.4.2 Lua chon thi truong xuất khẩu Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường xuất khâu giúp đơn vị kính doanh lựa chọn thị trường, việc lựa chọn thị trường phải căn cứ vào những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng được:

Tiếu chuẩn chưng

- Về chính trị: có những chính thé này thuận lợi hơn những chính thể khác đối với xuất khâu, nghiên cứu cả những bất chắc chính trị và sự ôn định của chính thẻ

- Về địa lý: khoảng cách địa lý, khí hậu, tháp dân số

- Về kỹ thuật: những khu vực phát triển và triển vọng phát triển

- Về kinh tế: những chỉ tiêu về tổng sản phâm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người, tỷ lệ tăng GDP

Tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ:

- Biện pháp bảo hộ mậu dịch thuế quan, các giấy phép và hạn ngạch

- Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sự điễn biến của tỷ giá hồi đoái

Trang 27

Tiêu chuẩn về thương mại: phần của sản xuất nôi địa, sự hiện diện của hàng hóa trên các thị trường, sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn

Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo mức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp Tuy nghiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh đoanh còn phụ thuộc vào khách hàng Trong cùng những điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thé nay thi thanh c6ng, voi khesh hàng khác thị bất lợi Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị kinh doanh trong lựa chọn thị trường là lựa chọn khách hàng

1.1.4.3 Lựa chọn đổi tác sản xuất Trong cùng những điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thé này thì thành công, với khách hàng khác thì bất lợi Vì vậy một nhiệm vu quan trọng của đơn vị kinh doanh trong lựa chọn thị trường là lựa chọn khách hàng

Việc lựa chọn khách hàng đề giao dịch không nên căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hang về: tình hình sản xuất kính doanh của

họ, năng lực, phạm vi kinh doanh và tư cách pháp nhân; khả năng về vốn và cơ sở vat chất kỹ thuật; năng lực con người và năng lực quản lý của họ: trình độ và quan điểm kinh doanh của thương nhân đó; uy tín của họ trong kinh doanh

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn những đối tác trực tiếp tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kin nghiệm Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cử khoa học là điều kiện cần thiết đề thực hiện thang loi các hợp đồng ngoại thương, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm công tác giao dịch Nghiên cứu thị trường kinh doanh xuất khâu là hết sức cần thiét trong hoạt động kinh doanh Đó là bước chuân bị và là tiền đề đề doanh nghiệp

có thê tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại thương một cách có hiệu quả nhất 1.1.4.4 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vi nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân: người lập phương án rút ra

những nét tông quát về tình hình, phân tích thuận lơi và khó khăn trong kinh doanh

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương pháp kinh doanh Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan

Trang 28

- Đề ra mục tiêu Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng với giá cả bao nhiêu,

sẽ thâm nhập vào những thị trường nảo

- Đề ra biện pháp thực hiện Những biện pháp này có thê bao gồm nhiều biện

pháp trong nước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua ) và các biện pháp ở ngoài nước (như đây mạnh quảng cáo, lập chỉ nhánh ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý )

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh đoanh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu: chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi, chỉ tiêu điểm hòa vốn Sau khi phương án đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải có gắng đề thực hiện phương án, tức là tiễn tới ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng đã chọn

Nhưng để tiễn tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau người xuất khâu và nhập khâu thường phải qua một quá trình giáo dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch

1.1.4.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khâu (bên bán) có nghĩa vụ chuyên giao quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên nhập khâu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận tiền hàng và trả tiền hàng

Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng TMQT, theo điều 81 của Luật Thương mại Việt Nam, hợp đông mua bản quôc tê có hiệu lực khi có đủ các điêu kiện sau đây:

- Chủ thê của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý

- Hàng hóa theo hợp đồng được mua bán theo quy định của pháp luật

- Hợp đồng mua bán quốc tế phải có nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định

Theo điểu 50 của Luật Thương mại Việt Nam quy định:

- Hình thức của hợp đồng phải là văn bản

- Nội đung chủ yếu của một hợp đồng ngoại thương thường bao gồm những nội dung sau: số hợp đồng, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên và địa chỉ của các đương sự, những định nghĩa dùng trong hợp đồng, cơ sở pháp lý đề ký kết hợp đồng, các điều kiện cảu hợp đồng: điều khoản thương phẩm, điều khoản tài

chính, điều khoản vận tải, điều khoản pháp lý

1146 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Trang 29

Sau khi hop déng mua ban ngoai thuong duoc ky két, don vi kinh doanh xuat khâu - với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây là một công việc rất phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra L/C: nếu trong điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại thương quy định sử đụng phương thức tín dụng chứng từ thì bước đàu tiên của nhà xuất khâu cần phải làm đó là đôn đốc người nhập khâu ở nước ngoài mở L/C đúng hạn

và nội dung như hợp đồng quy định Sau khi nhận được L⁄/C, người xuất khâu phải kiểm tra so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp đồng, nếu phù hợp người xuất khâu mới tiến hành làm những công việc thực hiện hợp đồng còn chưa phù hợp phải yêu cầu bên nhập khâu sửa đổi bô sung bằng văn bản

- Xin giấy phép xuất khâu: đây là van dé quan trong dau tiên về mặt pháp lý để tiền hành các khâu trong quá trình xuất khâu hàng hóa Với xu hướng mở rộng quan

hệ hợp tác quốc tế, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làm hàng xuất khâu và xuất khâu những mặt hàng nhà nước không hạn chế

- Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khâu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khâu Căn cứ đề chuẩn bị hàng xuất khâu là hợp đồng đã được ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán băng L/C) Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu: thụ gom tập trung làm thành lô hàng xuất khâu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khâu

- Thuê tàu, lưu cước: Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải Tàu biển được sử dụng dé chuyên chở hàng hóa có thể là tàu chợ, tàu chuyến hoặc tàu định hạn Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ có thông tin về tình hình thị trường thuê tải và tính thông các điều kiện thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn

- Mua bảo hiểm: Hàng hóa chuyên chở trên biên thường gặp nhiều rủi ro, ton thất Vì thế bảo hiểm hàng hóa đường biến là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến Khi ký kết hợp đòng bảo hiểm, cần năm vững các điều kiến bảo

hiểm, có 3 điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm

có bồi thường tồn thất riêng (điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tốn thất riêng

Trang 30

(diéu kiện C) Ngoài ra, còn có một số diều kiện bảo hiểm đặc biệt khác nhau như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động

- Làm thủ tục hải quan: Hàng hóa vận chuyên qua biên giới quốc gia để xuất khâu hay nhập khâu đều phải làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước, đề ngăn chặn xuất khâu lậu qua biên giới, đề kiếm tra giấy tờ sai sót giả mạo, đề thống kê số lượng về hàng hóa xuất nhập khâu Việc làm thủ tục hải quan bảo gồm 3 bước chủ yếu sau: Khải báo hải quan, Xuất trình hàng hóa, Thực hiện các quyết định của hải quan

- Giao hàng xuất khâu: Nhà xuất khâu sẽ tiến hành giao hàng cho nhà vận tải

đề chở ra cảng và xếp lên phương tiện chặng chính Đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng Hiện nay, phần lớn hàng xuất khâu của nước ta là vận chuyên bang đường biển và đường sắt Nếu hàng hóa được vận chuyển băng đường biến, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc như lập bảng đăng ký hàng chuyên chở căn cứ vào các chỉ tiết xuất khâu, xuất trình bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để nhận hồ sơ xếp hàng, trao đổi với các cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ giao hàng

- Làm thủ tục thanh toán: Có thê nói thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao địch như kinh doanh ngoại thương Có 3 phương thức thanh toán chủ yếu sau: thanh toán bằng thư tín L/C: thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán bằng điện chuyên tiền T/T

- Giải quyết khiếu nại (nếu có): trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phía khách hàng vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp có thê khiếu nại với trọng tài về sự

vi phạm đó trong trường hợp thật cần thiết Việc khiếu nại phải thận trọng, kịp thời,

tỉ mỉ dựa trên các căn cứ của chứng từ kèm theo Nhìn chung, doanh nghiệp hạn chế tới mức tối đa việc vi phạm hợp đồng của khách hàng nước ngoài Bởi vì đưa ra kiện ở trọng tài quốc tế ít khi được giải quyết có lợi cho phía doanh nghiệp

1.2 Tổng quan về xuất khẩu nông sản

1.2.1 Khải niệm

Nông sản là sản phâm của ngành nông nghiệp trong đó ngành nông nghiệp sẽ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên, theo nghĩa rộng nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản, theo quan điểm mới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt động lâm nghiệp và thủy sản Hiện nay, khái niệm Nông sản có phần thu hẹp hơn được hiểu "Nông sản được hiểu là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành

Trang 31

phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phâm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”

Trên cơ sở của khái niệm về nông sản và xuất khâu, xuất khẩu nông sản có thé định nghĩa như sau: "Xuất khâu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia”

1.2.2 Đặc điểm mặt hàng nông sản xuất khẩu

Nông sản bao gồm những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân ở mỗi quốc gia, đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp mà bản chất

là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Do vậy, nông sản mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Tĩnh thời vụ Quá trình sản xuất thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tinh thời vụ bởi các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện tự nhiên khí hậu làm cho mỗi loại cây trồng có

sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trong sản xuất Vào khoảng thời gian chính vụ, nông sản thường đồi đào, phong phú, về chúng loại, chất lượng khá đồng đều và giá rẻ, ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiểm, chất lượng không đều nhau và giá bán thường cao

Nông sản phụ thuộc vào điểu kiện tự nhiên Nông sản chịu tác động lớn từ điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu và thời tiết Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với các nhân tố ngoại cảnh, do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp tới

sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt, ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt

sẽ gây sụt giảm về năng suất và sản lượng cây trồng

Chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng Chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu đùng quan tâm khi quyết định mua hàng Tại các quốc gia phát triển, đôi với hoạt động nhập khâu nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe đặt ra về chất lượng, vệ sinh ATTP, kiêm địch, xuất xứ của loại hàng hóa này Nguyên nhân chính là do chất lượng của nông sản sẽ có ánh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng Vì vậy, khi

Trang 32

đời sống người dân được nâng lên thì chất lượng nông sản cũng cần được cải thiện tương ứng

Nông sản có tính da dang Nông sản có đặc điểm đa dang ca về chủng loại và chất lượng, bởi nông sản được sản xuất từ các địa phương khác nhau với các nhân tô về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ dân, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau cho nên chúng loại cũng khác nhau, nông sản rất dễ

bị hư hỏng, âm mốc, biến chất đo đó, chí cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ âm, nhiệt độ, nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng 1.2.3 Cúc yếu tô anh hưởng đến xuất khẩu nông sản

Nông sản cũng là một loại hàng hóa nói chung, vì vậy cũng chịu ảnh hướng từ các yếu tô ảnh hưởng đến xuất khâu nói chung Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm của xuất khâu nông sản, có những yếu tô ảnh hướng riêng đến thúc đây xuất khâu

và xuất khâu nông sản Qua phân tích về mặt lý luận có thê đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khâu nông sản bao gồm:

1.2.3.1 YẾu tổ vi mô

Chất lượng mặt hàng nông sản Chất lượng mặt hàng nông sản là một trong những nhân tổ được quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng ra quyết định mua hàng bởi vì nông sản là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu đùng thiếu yếu và có ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó yêu cầu về chất lượng sản phâm, vệ sinh an toàn thực phâm của các quốc gia rất khắt khe nghiêm ngặt Mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản có những rào cản riêng về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình chế biến, tiêu chuẩn vệ sinh, yếu tố môi trường, thậm chí cả tiêu chuân về lao động sử dụng trong sản xuất và chế biển Các tiêu chuẩn này ngày càng trở nên chặt chẽ, khắt khe hơn và trở thành vũ khí sắc bén của các quốc gia để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp nội địa trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay Điều này khiến cho danh mục các mặt hàng cắm nhập khâu vào các nước càng tăng lên Những sản phâm sạch là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vẻ bảo vệ sức khỏe cho người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái, là những sản phâm được người tiêu dùng ưa thích vì mục đích bảo vệ sức -khỏe Chất lượng sản phẩm tốt kết hợp với mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiểu của từng thị trường nhập khâu sẽ từng bước tạo dựng niềm tin và định vị được thương hiệu của sản phẩm nông sản trên thị trường quốc tế

Giá cả hàng nông sản Giá cả của hàng hóa xuất khâu là một yếu tô cạnh tranh quan trọng trong chiến lược thâm nhập thị trường thế giới Theo quy luật cung - cầu có thê diễn giải răng

Trang 33

khi giá cả của hàng nông sản tang thi lượng cung ứng mặt hàng đó trên thị trường tăng lên nhưng lượng cầu cho mặt hàng đó lại giám xuống và ngược lại Muốn giảm giá cho sản phẩm xuất khâu đề thu hút người tiêu dùng thì phải hạ giá thành sản xuất như vậy, ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất đề giảm giá thành còn phải tiến hành nhiều biện pháp khác nhằm giảm các chỉ phi đầu vào trong cầu thành giá của sản phẩm

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tô kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế Khùng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này

sẽ làm cho giá cả xuất nhập khâu trở nên khó dự đoán

Khoa học kĩ thuật ứng dụng trong sản xuất Đối với mỗi mặt hàng nông sản lại có những yêu cầu về các yếu tô đầu vào và các trang thiết bị hỗ trợ hoạt động sản xuất, bảo quản, đóng gói khác nhau Do đặc tính tự nhiên, nông sản để bị hư hỏng xuống cấp khi bảo quản, vận chuyền, đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiễn mới có thê bảo quản được lâu dài nhưng cũng chỉ trong thời hạn nhất định Nhân tố này sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm nông sản được giữ nguyên ven hay không khi đến với tay người tiêu đùng nước ngoài và được tính vào giá thành của sản phẩm Đầu tư dây chuyền sản xuất nông sản ngay ban đầu sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất, chế biến và đảm bảo giữ cho sản phẩm nguyên vẹn và bắt mắt khi xuất khâu sang thị trường nước ngoài

Bên cạnh đó, khoa học kĩ thuật và công nghệ là một trong những trụ cột chính trong công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp và nâng cao chất lượng nông sản Khoa học công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chỉ phí, giá thành sản xuất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm Trong nông nghiệp, việc nghiên cứu cho ra những giống cây trồng, vật nuôi mới hay việc phát minh ra công nghệ sản xuất, chế biến mới đã tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chỉ phi, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tinh mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khi hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản

Trang 34

Thị hiểu tiêu dùng nông sản nước nhập khẩu Đối với những nông sản thuộc nhóm lương thực, thực phẩm như cà phê, hồ tiêu, có chất lượng và hương vị đặc trưng của đất nước nhiệt đới, lại có lợi thế về giá cả, phù hợp với thị hiểu của người tiêu dùng xứ lạnh đồng thời một quốc gia đông dân có thị hiểu sử đụng nhiều mặt hàng nông sản này giúp sản phâm nhanh chóng được thâm nhập vảo thị trường, đây mạnh xuất khâu Tuy vậy, một số thi trường có trình độ phát triển khác nhau nên nhu cầu của thị trường này rất phong phú, đa đạng Mặt khác, người tiêu dùng có những yêu cầu khắt khe đôi với mặt hàng nông sản, thị trường ngày cảng trở nên khó tính sẽ hạn chế việc xuất khâu nông sản

Chiến lược marketing trong xuất khẩu nông sản: thị trường quốc tế và thị trường nội địa luôn có những khác biệt rất lớn, vì vậy các hoạt động marketing và xúc tiền bán hàng ảnh hướng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khâu Đặc biệt doanh nghiệp cần có những chiến lược marketing xuất khâu cho hàng nông sản chủ lực, lưa chọn thị trường trọng điểm đồng thời hoạch định chiến lược marketing phủ hợp với doanh nghiệp Xác định nguồn lực trong chiến lược marketing xuất khẩu hướng tới thị trường trọng điểm nhằm nâng cao việc xuất khâu nông sản, mở rộng

và phát triển thị trường xuất khâu, từ đó tăng cường xuất khâu hàng nông sản cả về

số lượng và chất lượng

1.2.3.2 Yếu tổ vĩ mô

Lợi thể so sánh xuất khẩu nông sản Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn Vì vậy, có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng đất canh tác đề tăng sản lượng nông sản từ đó đây mạnh sản lượng xuất khâu Mặt khác, điều kiện tự nhiên khí hậu cũng giúp nông sản phát triển mạnh, tận dụng được các lợi thê này giúp giữ vững được vị trí của mình trên trường quốc tế Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi thế mới Như vậy, việc tận dụng

và phát huy tốt những lợi thế so sánh tự nhiên của quốc gia sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Chính sách khuyến khích, quản lý xuất khẩu nông sản Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay đã tạo điều kiện cho nhiều liên minh ở các mức độ khác nhau như WTO, ASEAN, FTA duoc hinh thành, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các nước và các khối kinh tế đã được ký kết Đặc biệt WTO đã có những cam kết với Việt Nam

Trang 35

trong việc trợ cấp xuất khâu đối với nông sản theo Hiệp định nông nghiệp Mục tiêu của Hiệp định là tiền hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường sâu nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khâu cũng như nhập khâu Đồng thời, Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất khâu đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đổi với hàng nông sản xuất khâu hay những biện pháp làm cho hàng nông sản xuất khâu có tính cạnh tranh trên thị trường quốc

tế

Rao can thué va phì thuế quan đổi với nông sản Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia các FTA mở ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế đất nước, mở rộng thị trường xuất khâu nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, gỡ bỏ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở trong quá trình giao thương giữa các quốc gia Xu hướng day mạnh tự đo hóa thương mại hàng nông sản thông qua việc ký và thực thí các FTA, nhất là FTA thể hệ mới giúp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan đồng thời có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất khâu theo hướng cân băng hơn, tránh phụ thuộc quả mức vào thị trường nào đó Đặc biệt EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam như 99% đòng thuế nhập khâu giữa hai bên được xóa bỏ, đây có thê coi

là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã ký Đáng lưu ý, nhiều mặt hàng nông sản được hưởng thuế suất 0% và cam kết cơ bản sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam liên kết sâu rộng vào các thị trường lớn, đầy mạnh xuất khâu nông sản

Khoảng cách về địa lý Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận chuyển cảng lớn kết hợp với đặc thủ của hàng nông sản là tươi nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng đề xuất khâu Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực Thêm vào đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyên hàng hóa Tuy rằng với mỗi mặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thé

là nhiều hay ít nhưng đối với nhóm hàng nông sản thì khoảng cách địa lý có ảnh hướng lớn đến việc xuất khâu nông sản của một quốc gia Nếu khoảng cách cảng xa thì việc xuất khâu nông sản sang các nước khó khăn hơn dẫn đến tình trạng xuất khâu bị hạn chế

Trang 36

Qua phân tích cho thấy, các nhân tổ nêu trên đều có tác động đến xuất khâu nông sản Tuy nhiên, khi xem xét các nhân tô này với nhau có thê đang tổn tại một

sự tương tác nhất định nào đó Sự tương tác này có thế cộng hướng đề đây mạnh xuất khâu nông sản song cũng có thế tác động ngược nhau dẫn đến kim hãm sự phát triển của xuất khẩu nông sản Tóm lại, ảnh hưởng đến xuất khâu nông sản có rất nhiều nhân tổ khác nhau Các nhân tố không đừng lại ở khía cạnh ảnh hướng độc lập mà có thể đang tôn tại sự tương tác nhất định với nhau để cùng tác động đến xuât khâu nông sản

Trang 37

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNK QUOC TE DUC LONG SANG THI TRUONG TRUNG QUOC

2.1 Tổng quan về công ty XNK Quốc tế Đức Long

2.1.1 Thông tín doanh nghiệp

2.1.1.1 Giới thiệu Công ty

- Tên công ty: Công Ty TNHH Xuất Nhập Khâu Quốc Tế Đức Long

- Tên giao dịch quốc tế: DUC LONG INTERNATIONAL IMPORT &

EXPORT CO.LTD

- Loại hình: Công Ty TNHH

- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng

- Mã số doanh nghiệp: 5701602241 đo Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh

cấp lần đầu ngày 26/03/2012, cấp thay đôi lần thứ 5 ngày 03/06/2022

- Trụ sở chính: Số 55 Đường Hữu Nghị, phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại

- Vận tải hành khách đường thủy nội địa

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 2.1.2 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Công tp T)NHH XNN Quốc tế Đức Long 2.1.2.1 Hội đồng quản trị:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khâu quốc tế Đức Long gồm 2 người,

là các cá nhân có năng lực về tài chính và kinh nghiệm góp vốn thành lập Công ty:

Trang 38

Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý Công ty, có toàn quyền nhân đanh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vẫn đề thuộc thâm quyền của Đại hội đồng cô đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyên và nghĩa vụ của HĐỌT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định

Đại diện theo pháp luật của Công ty cô phần là Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty theo điều lệ về

tổ chức hoạt động và quy chế nội bộ của Công ty

2.1.2.2 Sơ đồ tô chức sản xuất kinh doanh - CÔNG TY TNHH XNK QUOC TE

GIÁM ĐÓC CÔNG TY

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tô chức của Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long

Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long 2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban

Ban giám đốc Đứng đầu Ban giám đốc là Giám đốc điều hành Công ty; là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh đoanh Giám đốc điều hành Công ty đo Hội đồng quản trị bể nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công

Phòng Tài chính — Kê toán Tham mưu cho HĐQT, Ban giám đốc về quản lý, kiểm tra công tác tài chính của công ty theo quyết định của Bộ tài chính; Xây đựng kế hoạch vốn, tham mưu cho Ban giám đốc vẻ việc ký các hợp đồng tín dụng, cấp vốn hoạt động sản xuất

Trang 39

kinh doanh, hướng dẫn việc mở số sách theo đõi ghi chép tài chính cấp đôi, tập hợp chi phí sản xuất về công ty, quyết toán các chương trình đã kết thúc

Báo cáo quyết toán quý, năm, báo cáo nhanh gửi các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên Tham mưu cho Ban giám đốc về các mặt: Công tác quản lý cán bộ, công nhân viên, người lao động: Giám sát và thực hiện các chế

độ chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế nội bộ của công ty, chế độ BHXH, bảo hiểm lao động, an toàn lao động; Thực hiện chế độ tiên lượng đối với người lao động; Quản lý hành chính, điều kiện ăn ở sinh hoạt làm việc cho văn phòng và các đội; Quan hệ đối nội, đối ngoại với địa phương xung quanh cơ quan, nơi đơn vị thi công; Trực tiếp quản lý điều hành bộ phận phục vụ kỹ sư tư vấn, điện nước, bảo quản thay thế sửa chữa nhà ở, đỗ dừng xe cộ, văn phòng phẩm và các

thiết bị

Phòng tô chức hành chính

Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tô chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tẾ, quân sự và bảo vệ chính trị nội bộ

Phòng Kế hoạch vật tư Soạn thảo, kiểm tra các Hợp đồng kinh tế, thanh lý các Hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư, khách hàng cung cấp vật tư, vật liệu cho công trình, giao khoán cho các đơn vị thi công trình Ban giám đốc ký kết

Căn cứ tình hình thi công, khối lượng thực hiện tại công trường Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tông hợp, làm thanh toán nội bộ với các đơn vi, tong hop gia tri thang, quy, nam

Thanh quyết toán các công trình đã hoàn thành với chủ đầu tư, tông thanh toán khối lượng thực hiện cho các đơn vị khi công trình hoàn thành

Có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT, Ban giám đốc về công tác tổ chức thi công các hạng mục công trình, lập tiễn độ thi công, điều chỉnh tiến độ các mũi thi công phù hợp với tiến độ chung của dự án Chỉ đạo các xí nghiệp xây lắp về công tác kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình Thường xuyên làm việc với Kỹ sư tư

vấn đề thống nhất về các giải pháp thí công Thực hiện nghiệm thu khối lượng đã

thi công hàng tháng đề thanh toán với Chủ đầu tư, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình, lập hồ sơ hoàn công và bản giao công trình cho Chủ đầu tư

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Quản lý toàn bộ thiết bi máy móc trong Công ty và các thiết bị thuê ngoài Biên soạn các quy trình hướng dẫn sử dụng và chăm sóc thiết bị; Chỉ đạo nghiệp vụ

Trang 40

đối với các bộ phận sửa chữa thiết bị, tiến hành kiểm kê máy móc thiết bị hang nam, lam bao cao dinh ky theo quy dinh

Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng các đề án kỹ thuật về thiết bi máy móc, áp dụng các kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sửa chữa và sử dụng đầu tư máy móc thiết bị; Phối hợp với các phòng ban tô chức bồi dưỡng nâng cấp bậc cho công nhân kỹ thuật, xét duyệt các báo cáo sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc sử dụng máy móc thiết bị Kiếm tra, giám sát việc sử dụng vật tư, theo dõi nhập xuất vật tư

Kiểm kê vật tư hàng năm, đối chiếu vật tư vật liệu sử dung va tồn kho

2.1.3 Năng lực Công Ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long

2.1.3.1 Giới thiêu chưng về năng lực Công ty

Ngay từ khi thành lập, Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long đã tập hợp

nhiều cá nhân, cán bộ công nhân viên có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong các chuyên ngành đã đăng ký của công ty Với đội ngũ nhân sự như vậy, Công ty đã tạo được niềm tin và uy tín của các khách hàng và chủ đầu tư lớn nhỏ Đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng phục vụ sự phát triển không ngừng của xã hội

Công ty TNHH xuất nhập khâu quốc tế Đức Long là một doanh nghiệp có nền tảng kính nghiệm 10 năm, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như: Xuất nhập khâu, kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy, kinh doanh bất động sản, Dịch vụ kho bãi, Với đội ngũ quản lí nhiều năm kinh nghiệm, lực lượng cán bộ không ngừng trẻ hóa, quy trình hoạt động chuyên nghiệp, khép kín; Công ty TNHH XNK quốc tế Đức Long luôn mong muốn hoàn thành tốt nhất sứ mệnh phục vụ

khách hàng của mình Chăm sóc khách hàng là đề tổn tại và phát triển đã trở thành

câu cửa miệng của mỗi thành viên trong công ty

Trong thời gian sắp tới, Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng tiếp tục

hội nhập sâu rộng hơn với các nền kinh tế trên thế giới trên mọi phương diện Rất

nhiều cơ hội, thách thức đang chờ đón chúng ta ở phía trước Công ty TNHH xuất nhập khâu quốc tế Đức Long tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, khả năng cạnh tranh, cải tiễn quy trình quản lí và chất lượng phục vụ theo phương châm: "Tích lũy niềm tin - Gia tăng giá trị - Kết nối cộng đồng" Liên doanh, liên kết, khai thác với các nhà đầu tư có năng lực tài chính và đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm

Công ty luôn trân trọng giá trị nền tảng cho sự phát triển và tin tưởng rằng với tập thể công ty đoàn kết, vững mạnh, cùng với sự ủng hộ của quý khách hàng chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong tương lai

Chính vì vậy Công ty đã có được nhiều khách hàng, bạn hàng cùng quan hệ hợp tác và phát triển

Ngày đăng: 13/11/2024, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9, “Cơ hội và thách thức xuất khâu sang Trung Quốc” Trung tam WTO, iep-dinh-khac/23009-co-hoi-va-thach-thuc-xuat-khau--trung-quoc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức xuất khâu sang Trung Quốc
10. “Xuat, nhap khẩu năm 2023, nỗ lực xuất khấu, tạo đà bức phá cho năm 2024”, Tổng cục thống kê,https://www.ứso.ứov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/0 L/xuat-nhap-khau-nam- 2023-no-luc-phuc-hoi-tao-da-but-pha-cho-nam-2024/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuat, nhap khẩu năm 2023, nỗ lực xuất khấu, tạo đà bức phá cho năm 2024
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua ban hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bản, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Công bảo Chính phú.B. Các tài liệu, sách, báo Khác
3. Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất bản nội bộ Khoa Kinh tế Quốc tế - Học viện Chính sách và Phát triển Khác
4. Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. Phòng kế toán, Báo cáo kết quá hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH XNK Quốc tế Đức Long năm 2020, 2021, 2022, 2023 Khác
6. Phũng xuất nhập khõu, 7ổứg hợp sản lượng sản xuất, xuất khẩu nụng sản, công ty XNK Quốc tế Đức Long năm 2021, 2022, 2023 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN