1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của liều lượng phân lân, kali và phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo TN05 (Ziziphus mauritiana L.) tại tỉnh Ninh Thuận

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của liều lượng phân lân, kali và phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo TN05 (Ziziphus mauritiana L.) tại tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Vũ Trọng Nghiệp
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Văn Hiền, TS. Phan Công Kiên
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 36,89 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân lân, kali và phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo TN05 tại tỉnh Ninh Thuận” đã được tiễn hành tại vườn thựcnghiệm của Viện Nghiê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

VŨ TRỌNG NGHIỆP

ANH HUONG CUA LIEU LƯỢNG PHAN LAN, KALI VÀ PHAN BON LA DEN NANG SUAT VA CHAT LƯỢNG

GIONG TAO TNO05 (Ziziphus mauritiana L.)

TAI TINH NINH THUAN

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh, thang 11 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

VŨ TRỌNG NGHIỆP

ANH HUONG CUA LIEU LƯỢNG PHAN LAN, KALI VÀ

PHAN BON LA DEN NANG SUAT VA CHAT LƯỢNG

GIONG TAO TNO05 (Ziziphus mauritiana L.)

TAI TINH NINH THUAN

Chuyên ngành : Khoa hoc cây trồng

Mã số : 8.62.01.10

LUẬN VĂN THAC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAM VĂN HIEN

TS PHAN CONG KIEN

Trang 3

ANH HUONG CUA LIEU LƯỢNG PHAN LAN, KALI VÀ

PHAN BON LA DEN NĂNG SUAT VA CHAT LƯỢNG

GIONG TAO TN05 (Ziziphus mauritiana L.)

TAI TINH NINH THUAN

TS NGUYÊN DUY NĂNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS PHAM MINH DUYTrường Dai hoc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

PGS TS PHẠM THỊ MINH TÂM

Công ty TNHH Nông nghiệp TNHTP

TS VÕ THÁI DÂNTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS NGUYÊN HỮU HOViện Sinh học Nhiệt đới

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Vũ Trọng Nghiệp, sinh ngày 15 tháng 08 năm 1983 tại huyện Thái Thụy, tinh Thái Binh.

Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Trung học phố thông Tây Thuy

Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2001.

Tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, hệ Chính quy tại

Trường Dai học Nông Lâm thành phó Hồ Chí Minh, năm 2007

Tháng 12 năm 2021 theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng tại Phânhiệu Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận

Hiện tại đang công tác tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn,

tỉnh Ninh Thuận.

Địa chỉ liên lạc:

- Cơ quan: Số 03, đường Nguyễn Chí Thanh, Khu phố 3, thị trấn Tân Sơn,

huyện Ninh Sơn, tinh Ninh Thuận.

Điện thoại:

- Cơ quan: 02593.854.805.

- Email: nghiep9999@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Nêu có gì sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Ninh Thuận, ngày 19 tháng 11 nam 2024

Tác giả luận văn

Vũ Trọng Nghiệp

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được

sự giúp đỡ về nhiều mặt của các thầy, tập thể, cá nhân, gia đình và bạn bè.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS TS Phạm

Văn Hiền và TS Phan Công Kiên là những người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:

- Ban lãnh đạo và các anh chị trong Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hồ

đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

- Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và quý thầy cô Khoa Nông học của Trường

Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và tận tình hướng dan

tôi trong thời gian học tập tai Trường.

- Ban Giám hiệu trường Phố thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Ninh Sơn đãtạo mọi điều kiện thuận loi dé tôi tham gia học tập

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các bạn đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Xin trân trọng va cảm on!

Ninh Thuận, ngày 19 tháng 11 năm 2024

Vũ Trọng Nghiệp

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân lân, kali và phân bón lá đến năng suất

và chất lượng giống táo TN05 tại tỉnh Ninh Thuận” đã được tiễn hành tại vườn thựcnghiệm của Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hồ từ tháng 01 năm 2023 đếntháng 08 năm 2023 Mục tiêu của đề tài là xác định được lượng phân lân, kali và loạiphân bón lá thích hợp cho giống táo TN05 tại Ninh Thuận

Đề tài gồm hai thí nghiệm thực hiện đồng thời trong điều kiện nhà lưới vàkhông có tính kế thừa; thí nghiệm 1 là thí nghiệm hai yếu tô được bố trí theo kiểu lô phụ

với 15 nghiệm thức và ba lần lặp lại; yếu tố lô chính là 3 lượng phân lân: 140, 160 (đốichứng) và 180 kg PzOs/ha/vụ; yếu tố lô phụ là 5 lượng phân kali: 260, 310, 360 (d/c),

410 và 460 kg K2O/ha/vu Thí nghiệm 2 là thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí kiểukhối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD, 06 công thức, ba lần lặp lai; trong đó CT1 (Multi K

Gold), CT2 (Flower 94), CT3 (Siêu KALI **TM), CT4 (Kali Bo Nhật), CTS (phân khoáng

Hi-POTASSIUM C30) và CT6 (đối chứng phun nước lã)

Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy lượng phân lân và kali khác nhau tác động có ýnghĩa đến thời gian sinh trưởng của quả, chiều đài cành, tỉ lệ ra hoa đậu quả, độ brix

và kích thước quả của giống táo TN05; trong đó phân kali tác động rõ rệt hơn Cây

táo TN05 được bón với lượng phân là 180kg P20s/ha/vu và 410-460 kg K2O/ha/vu

cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu cao lần lượt là (71,2 tắn/ha và 48,7 tan/ha),

độ brix (12,2%), lợi nhuận (607 triệu đồng/ha) và ti suất lợi nhuận (2,25 lần) dat cao

nhất Đối với thí nghiệm 2, các loại phân bón lá tác động có ý nghĩa đến hầu hết cácchỉ tiêu về sinh trưởng, các yếu tố cau thành năng suất, năng suất và chất lượng quảtáo TN05 so với đối chứng; trong đó cây táo TN05 được phun phân bón lá Siêu kali+ Kẽm cho năng suất lý thuyết (82,7 tan/ha), năng suất thực thu (56,7 tan/ha), lợi nhuận(744 triệu đồng/ ha) và tỉ suất lợi nhuận (2,8 lần) đạt cao nhất

Trang 8

The project "Effect of dosage of phosphate, potassium and foliar fertilizer on yield and quality of apple variety TN05 in Ninh Thuan province" was conducted at the experimental garden of Nha Ho Institute of Cotton Research and Agricultural Development, from January 2023 to August 2023 The objective of the study was to determine the appropriate dosage of phosphate, potasstum and appropriate foliar fertilizer for apple variety TNO5 in Ninh Thuan.

The study consisted of two experiments in net house conditions and without inheritance The first experiment was two-factor arranged in a split-plot design with

15 treatments and three replicates; The main plot factor was 3 dosages of phosphate fertilizer: 140, 160 (control) and 180 kg P2Os/ha/crop; The sub-plot factors was 5 dosages of potassium fertilizer: 260, 310, 360 (control), 410 and 460 kg K2O/ha/crop The second experiment was laid out a single-factor experiment arranged in RCBD randomized complete block design, 06 treatments, 3 repetitions; in which CT1 (Multi

K Gold), CT2 (Flower 94), CT3 (Super Potassium *”"°), CT 4 (Japanese Potassium

Boron), CT5 (Hi-POTASSIUM C30 mineral fertilizer) and CT6 (plain water spray control).

The results of experiment 1 showed that different dosages of phosphate and potassium fertilizers had significant impact on fruit growth time, branch diameter and length, flowering and fruiting rate, brix and size of apple variety TN05; in which potassium fertilizer had a more obvious impact Apple trees TNOS were fertilized with a dosage of 180kg P205/ha/crop and 410-460kg K2O/ha/crop for high theoretical and actual yields of 71.2 tons ha’! and 48.7 tons ha, respectively, brix of 12.2%, profit of 607 million VND ha’! and benefit-cost ratio of 2.25 reaching the highest For experiment 2, foliar fertilizers had a statistically significant impact on most indicators

of growth, yield components, yield and quality of TN05 apples to the control; in

which TN05 apple trees were sprayed with Super Potassium *“"° fertilizer for the highest theoretical yield of 82.7 tons ha", the actual yield of 56.7 tons ha'!, the high

profit of 744 million VND ha’, and benefit cost-ratio of 2.8.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

se es i

LY lichs@a HHẬT:ycsssizessi2561101186666106016116138 35458 331656365 :4881346.S6 39561860303546.033383198055/168808 il LOi Cam GOaM 017 11

TO CATT VTÌtnosgnb226.01G0920LN0018242 118 080505g0SU3GGBG4 ĐHNQAGLSRREBE-SEERặiQ4SiSGGER083Rgu83đ5050088038SE88EãA 1V

| ee TẶẶ_ ẶẶ=ằẶẰ=ẽ= V

BIUNTHTAT Ÿï zeeeessessseesgsaroaclogdgnogiesgbssrreBorirrEmilissfos.msilssiragtfbiksiSzeitzagoigsrgee2gigosngirSôziE3ozzgiiSnkiigogfissZiimingi:380 VI

MB MG sennnnnnnabdikDiocbettdets4giEEGASGAARSISGS0ESESAIGESSSSSGGGRIBSĐBSNGHIOSDESENHEEBSRSSRSERSERSSSIGSESNSEESBASSEE VIDanh sách các chữ viết tắt -2- 52222 221222222122112212712112112211211271211211 212cc X

Danhsach cae! DẤNH:sxzsszscsiin9i156661480816800191535EEB0)SSSEISSSESDSEESERENGELSEGSES/G5E43806/370381203ã038 XI Danii Sah Gáo HÌTlHiisescsoeseesbsiobnoistioitiSaDEglSSRACENIHGRSHESGIESĐĐiiBNg38S:spNgdniaisisttbrssshusiio XIH

_ Dnờ`ỪDỪDỪDỪ_ỪỪỪ———Ằ———> lChương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -2-©2¿5222222E22E£2E22E2EZEzEzzzxzzez 3

1.1 Giới thiệu về cây táo -2-©22-222222122222221221122112211221121112211211211 211 ca 3

1.1.1 Đặc điểm thực vật học của CON 180 boônnhg ghi c31001013550512X852824013398iSG5SG8583ESESSESEASS81uS8S.-21.1.2 Đặc điểm giống táo TN05 -2-55-25222222 222tr.1.3 Yêu cầu sinh tiái của cây Ảo T.e.erikerceeceo 41.2 Vai trò của lân, kali và phân bón lá đối với sinh lý cây trồng - 5

12„1„ Vidl-tfGIGÚ8.lỂTsxxcsscss6xebikescsgg4540326846ãG00224:E48030x48213000ã586.L150ps34bGULd3.qu2xGgcl25agbsgai 5

122 Vai trÒ Của kali axssssxseessesi tranh At 1E S12813843550814464435080393555E5935599061513043313181471305858898 6 1:2.3: Vai trò của phân bón 16 s.cccnsseercuncnexsaersenneawsnrnesesessveonevenersanrvermeasnecemnceereanene 7

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón trên cây táo 8

1.3.1 Các nghiên cứu về phân lân va kali trên cây táo -zc2z+22+-: 8

1.3.2 Các nghiên cứu về phân bón lá trên cây t80 eececcssccseccsecsseecseessecesecenecenee 11Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 16

2.1 NOL GUNS TENICH CU ovcccncccencrsosssenaworcwencsorveneuaneneaues sowesvacuevenescnensnseunvenessuees 16

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2-2 ©cs++zs+rzs+rxszrxerrxsrrrrrrree 16

Trang 10

2.3 Điều kiện đất đai và thời tiết tại nơi thực hiện thí nghiệm - 16

2.3.1 Điều kiện đất đai ¿- 2-22 2222222212212211221221121122121121121211 22121 xe l62.3.2 Điều kiện thời tiẾ - 5-52 S2 E221 12E12121511211121211111121111111111 21121 1 xe 17

2.4 Vật liệu thí nghiệm - 2 2 ©52+S1+2E2EE2EE211221211211271.21111211211 11212 xe 18 2.5 Phương pháp nghiên cỨu - - + 25-252 * S2 +22 E222 21 1 1 1 1c 20

2 Dodie WAT TP HT TT LÍ ssersussssstnkEitbdngtitsxisdgiNGSSEASHiMG0S8ASiSSEASNSg15-4GE083GSã8i09:G10313:53633034060.2824888/ 20

SD Tal type ỐC ẻ sip aeoaasatsansnnrneceeaalemesseaemseuen 24

2.6 Phương pháp xử lý số QU cece cece ecseessessecssesseesseeseesusesesseesisesesstesseeseeeseeses 26Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2©22+22£+2E2E2E2z2zzzzzzzee 27

3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất, chất lượng giống

táo TNOS tại Ninh Thuận - - 2 2222222221 2232E22E2 2E E2 2EEEErErrkrrkrrerrke 27

3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến đường kính thân và đường

kính cành của giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 - 37

3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chiều dài cành của giống

táo TNOS trong vụ Xuân Hè 2023 - 5-5 cee 22 22122122 2 errrrerree 29

3.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến thời gian sinh trưởng của

quả trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 -. ¿- 555522 313.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến đến tỉ lệ ra hoa và tỉ lệ

đậu quả trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 2-5252 323.1.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chiều cao quả và chiều

rộng quả trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 34

3.1.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 35

3.1.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến một số đối tượng sâu

bệnh hại chính trên cây táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 - 40

3.1.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến độ Brix của quả trên

giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 2- 2222222221222 2122222xcre 45

Trang 11

3.2 Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo

TNOS tại Ninh Thuận - - - 2G 222221232211 12231 1252311112111 12 11110111 1211p.

3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài cành của giống táo TN05 tại

108,011

3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của qua táo TN05

3.2.3 Anh hưởng của phân bón lá đến chiều rộng quả của giéng táo TN05 3.2.4 Anh hưởng của phân bón lá đến một số yếu tô cau thành năng suất vànăng suất của giống táo TÌN05 -2- 2: ©222222E22E22122112121211211211211211 22 xe

3.2.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả táo TN05 3.2.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số đối tượng sâu hại chính trên

giống (20) TINO S veceseuncense- uence eer3.2.7 Ảnh hưởng của loại phan bón lá đến hiệu quả kinh tế trên giống táo

KET LUẬN WA BÍE TIẾHET, -~-~e-ee-EeeHeuk.d.ei.Lne krcrirrecxixeoeoniTÀI LIEU THAM KHẢO 5-52 2SSE+ESEEEE£ESEE2EEEEEE2EEE12152171212171212121 2 cXeE

PHU LỤC - 22+ Ss+EtSES2EEE2EEEEEE2E2121121211111711121111111111 2111111111111 ce.

Trang 12

Công thức Cộng tác viên

Đối chứngFood and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp Liên Hợp Quốc)

Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management)Quản lý cây trồng tông hợp (Integrated Crop Management)Lần lặp lại

Năng suất lý thuyếtNăng suất thực thuPhát triển nông nghiệpPhát triển nông thôn

tốt của Việt Nam)

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANGBANG TRANGBảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu dat tai địa điểm nghiên cứu - 17Bảng 2.2 Diễn biến thời tiết khí hậu tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 01 đến

thane O8 Mai 2023) cs ssn ecnes mn ane 18

Bảng 3.1 Anh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến đường kính thân (cm)

và đường kính cành (cm) của giống táo TN05 -©22©222222z+2z.zzzze2 28Bảng 3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chiều dài cành (em)

i THẾ «eeeeesseseeeeesindiddiotkimogBidteudtigo286nSitooEfxgimirlgZcgeSioicfgiixginbiezidoogZSEi3U 30Bảng 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến thời gian sinh của quả(ngày) trên giống táo TN05 -52-2522 2222222.Bảng 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến tỉ lệ ra hoa và đậu quả(06) trên giống táo TNŨñ ssncestcsenccraveenvevsvstesssnnvessonevinvpnvenusncsveronnevaveuarvesnveewesine 33Bảng 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chiều cao quả và chiềurộng quả (cm) của giống táo TNŨ5 - 2-52: ©22222222222212212232212212212212222e2 35Bảng 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến mật độ quả (quả/m?)của giống táo TNÚ5 22-222222222221222122112212212212112211211221211211 112 c0 36Bảng 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến khối lượng quả (g/quả)

CE a | a eee 37

Bang 3.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến năng suất cây táo(tân/ha) trên giống táo TN05 -. 22-22225222cscsezrrerrerrrerrerscererrc 30Bảng 3.9 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến mức độ gây hại của

nhện đỏ (con/lá) trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 41

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng phan lân va kali đến mức độ gây hai của

bệnh phan trắng (%) trên giống táo TN05 trong vụ Xuân Hè 2023 43

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến độ Brix của quả (%)trên giống táo TNÚ5 - ¿22-522 222222222122122112112212112212211211221211211 21211 xe 45Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế của phân bón trên giống táo TN05 trong vụ Xuân

EIS ZO DG, oa ssseeenesuasdtbsoeoisli sekoStclisB4aAGfna SisidcgeiridEiieaoZaiixsEzienEaegiinsrkidskkkedidssibieaokosaDeisslizosoissid 47

Trang 14

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dai cành (cm) của giống táoTN05 49

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của quả (ngày)

của giống táo TÌN05 -©2-©22E22E225211211211211211211211211211211211211211 21 c0 51

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều rộng quả của giống táo TN05.52Bảng 3.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khối lượng quả (g/quả) và mật độ

quả (số qua/m?) của giống táo TN05 - 22222222222222E2EE2Exzzxrzrree 53

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất lý thuyết và năng suất thựcthu (tan/ha) của giống táo TNOS trong vụ Xuân Hè 2023 - 54Bang 3.18 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ ăn được (%) của giống táo TN05

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ Brix (%) của giống táo TN05 57Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số đối tượng sâu hại chính trên

Bi0naar 130 i17 2 58

Bang 3.21 Hiệu quả kinh tế của các công thức phun chế phẩm qua lá trong vụ

Xuân He 2025 tái INN: THUẾN ceecenadenanbsiiibieodiatbibtbtgtittEHSRSESEGEISESETNC4GD003i888Ó0 60

Trang 16

MỞ DAU

Đặt van đề

Cây táo (Ziziphus mauritiana L.) là loại cây ăn quả nhiệt đới, chịu hạn, có thé

trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau Tại Việt Nam cây táo đã được trồng từ lâu,

song những năm trước thập kỷ 70 bộ giống táo còn rất nghèo nàn chỉ gồm các giống

táo địa phương quả nhỏ, chua, chất lượng kém, giá trị kinh tế thấp Sau năm 1970 câytáo thực sự được chú ý phát triển, với sự ra đời của nhiều giống táo mới cho năng suất

và chất lượng cao (Mai Van Hào va ctv, 2022a) Với điều kiện thé nhưỡng và khí hậu

đặc thù, tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện rất thích hợp dé

trồng táo so với cả nước Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2023, hiện nay toànkhu vực Nam Trung bộ có khoảng trên 1.300 ha táo Trong đó Ninh Thuận là tỉnh có

diện tích táo lớn nhất khoảng 1.037 ha, với diện tích cho thu hoạch ước đạt 941 ha,

sản lượng 37.900 tan

Trong thời gian qua, giống táo mới TN05 đã được đưa vào trồng thử nghiệmtại Ninh Thuận từ năm 2019 và đã được công bồ lưu hành từ tháng 3 năm 2023 (ViệnNghiên cứu Bông và PTNN Nha Hó, 2023) Giống táo này thê hiện nhiều ưu điểmvượt trội như năng suất cao, chất lượng quả tốt, khả năng thích ứng rộng Tuy nhiênđây là một giống táo mới nên chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về kĩ thuật bón phân,

hiện nay chủ yếu người nông dân dựa vào kinh nghiệm có được từ các giống táo khác

để canh tác nên cho năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao Do đó, những nghiên cứu

về sử dụng lượng phan bón hợp lý cho giống táo TN05 đang là van đề rất cần được

quan tâm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đạm, lân và kali có ảnh hưởng quyết định đến sinh

Trang 17

trọng trong giai đoạn cây ra trái, giúp trái lớn hơn, hàm lượng đường tăng, màu sắc

tươi hơn (Đường Hồng Dật, 2009) Bên cạnh đó, phân bón lá là một dạng phân hữuích có tác dụng nhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau khi gặp các điều kiện bat lợinhư hạn, ngập tng, sâu bệnh giúp làm tăng năng suất cây trồng đáng ké (Vũ CaoThái, 2000) Một trong yêu cầu cần thiết hiện nay trong canh tác táo là sử dụng hợp

lý lượng phân lân và kali, kết hợp với loại phân bón lá phù hợp nhằm nâng cao năng

suất và chất lượng giống táo TN05 tại tỉnh Ninh Thuận

Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân lân,kali và phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo TN05 tại tỉnh Ninh Thuận”

được thực hiện.

Mục tiêu đề tài

Xác định được liều lượng phân lân và kali thích hợp nhằm nâng cao năng suất,chất lượng cho giống táo TN05 trồng tại tỉnh Ninh Thuận

Xác định được loại phân bón lá phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất

lượng cho giống táo TN05 trồng tại tỉnh Ninh Thuận

Yêu cầu của đề tài

Các thí nghiệm được thực hiện theo quy phạm 10-TCN về khảo nghiệm phân

bón của Bộ Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn và Quyết định số 211/QD-VNCB,

ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha

Theo dõi, phân tích và đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phân lân, kali

và loại phân bón lá đến các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thànhnăng suất, năng suất và chất lượng của giống táo TN05 tại Ninh Thuận

Giới hạn đề tài

Do giới hạn về thời gian thực hiện, đề tài chỉ đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của giống táo

TNO5 tại Ninh Thuận trong 01 vụ Xuân Hè 2023.

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới bao kín, ngăn côn trùng

Trang 18

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Giới thiệu về cây táo

1.1.1 Đặc điểm thực vật học của cây táo

Cây táo ta (Zizyphus Mauritiana L.) thuộc chi Zizyphus, họ thực vật

Rhamnaceae, có khoảng 85 loài, tiểu mộc hay mọc thành bụi

Thân cây táo thuộc dạng thân gỗ, nửa bụi, sinh trưởng và phát triển nhanh.Trên thân và cành cây táo có nhiều gai Ở các cấp cành dưới, gai tương đối cứng, sau

đó có thé gay và rụng dần Cây táo có thể là loại cây bụi ram rạp, cao từ 1,2-1,8m

hoặc cây thân gỗ cao từ 3-10m; các giống cũ trồng lâu năm trong vườn nhà có cây

cao trên 10 m, các giống táo mới và dùng kỹ thuật đốn nên cây chỉ cao 2 — 3 m

Lá đơn nguyên mọc cách, hình trứng hoặc elip thuôn dài, dễ phân biệt với táoTau (Ziziphus jujuba) bởi sự có mặt của các sợi lông tơ dày đặc, mềm như lụa, có

màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non thì ngắn và có lông Ở mặt trên

có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với ba gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nénxuống cũng như các răng cưa rất rõ ở mép lá, ba gân gốc nỗi rõ ở mặt dưới

Hoa táo tương đối nhỏ tập trung thành chùm ở nách lá, màu vàng nhạt, mọc

thành chùm ở giữa và đầu cành Táo là loài cây dị hoa thụ phấn

Quả và hạt: quả hình cầu, đường kính 3-5 em, trọng lượng 15 — 25 gam/quả

Vỏ mỏng, nhẫn bóng và dính liền với phan thịt, khi chín có màu vàng nhạt Trongmỗi quả có một hạt Hạt táo có vỏ rất cứng và san sùi

Rễ táo phát triển mạnh, cả bề sâu và bé rộng, có thé ăn xa gap 5 - 6 lần đường.1.1.2 Đặc điểm giống táo TN05

Trang 19

(cây ghép) đến khi cho thu hoạch lứa đầu tiên khoảng 10 tháng năng suất thực thu đạt

45 - 70 tan/ha Tiềm năng năng suất cao hon han các giống táo thông thường, cuthé:nang xuất trung bình ở năm đầu tiên đạt 9 kg/cây, năm thứ 2 đạt khoảng 20 kg/cây.Táo TN05 phù hop trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù saven sông, cần nhiều ánh sáng và đủ âm, pH từ 5-7

Đặc điểm hình thái: Lá to, đài mọc so le, phiến lá cong, mặt trên màu xanh

đậm bóng, mặt lá dưới có nhiều lông màu trắng, khả năng phân cành trung bình; hoa

nhỏ, có 5 cánh hoa, màu vàng nhạt, tạo thành cum hoa gồm 5-10 hoa trong mỗi náchlá; quả có khối lượng trung bình từ 75 - 85 g/quả, quả lớn có thé dat từ 150 - 180

g/qua (6-7 qua/kg), vỏ quả có mau lục nhạt khi còn xanh khi chín màu xanh vàng,quả dài đáy quả bầu Quả chín có vị ngọt thanh, thịt quả màu trang, an gion, ngot,

thom, độ Brix trung bình từ 11,5 - 13,0%; tổng chất rắn hòa tan đạt 15%, hàm lượngvitamin C đạt trên 35 mg/100g thịt quả; thân gỗ chiều cao cây (sau trồng 3 năm) đạt

trung bình 3,13 m; đường kính gốc đạt 8,95 cm; đường kính tan đạt 4,66 m

1.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây táo

Nhiệt độ: Do nguồn gốc cây táo từ vùng nhiệt đới và A nhiệt đới nên có yêu

cầu nhiệt độ tương đối cao Hạt muốn nảy mam cần nhiệt độ trung bình trên 15°C,

nảy mam tốt nhất ở 20 - 25°C Đối với cây lớn, ở nhiệt độ đưới 15°C hầu như ngừng

sinh trưởng, không ra cảnh mới hoặc cành lá non không lớn lên được Khi nhiệt độ

càng tăng táo sinh trưởng càng mạnh Thậm chí nhiệt độ ngoài trời tăng trên 40°Cngười ta cũng không thấy hiện tượng táo bị hại Táo phân hóa mầm hoa tốt nhất trongđiều kiện nhiệt độ 25 — 30°C (Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn, 2002)

Ánh sáng: Táo thuộc loại cây ưa sáng nên suốt cả quá trình nảy mầm đến quảchín đều đòi hỏi ánh sáng mạnh Nếu thiếu ánh sáng, cành mảnh, lướt, mật độ cànhthấp, lá vàng hoặc xanh tối, đặc biệt là hoa dé bị rụng hoặc khó thụ phan thụ tinh, làmcho quá ít, năng suất và phâm chất đều kém (Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn, 2002)

Nước: Táo rat cần nước vì có khối lượng lá, hoa quả nhiều, tông diện tích thoáthơi nước rất lớn Do đó táo luôn luôn yêu cầu âm đất 70 - 75%, nếu thấp dưới 70%thì sinh trưởng chậm quả bé Vì thế, trong thời kỳ gặp hạn phải chú ý tưới nước đầy

Trang 20

đủ Tuy táo có kha năng chịu 4m và chịu ung, nhưng bi ung kéo dài cũng không lợi,cây con dé bi chết, cây lớn dễ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả non và thối quả nặng,đặc biệt khi âm độ không khí cao trên 85% (Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn, 2002).

Đất đai: Bộ rễ táo phân bố khá rộng và sâu, có khi đâm sâu trên Im và lan rộngtới 10m, trong đó rễ tơ (mang nhiều rễ hap thu dinh dưỡng) tập trung chủ yếu ở lớpđất mặt 20 — 10 em và ở phạm vi trong và ngoài tán cây Mặt khác, hàng năm, mỗi

cây táo 5 tuổi có thé san sinh khoảng 100 kg quả, 100 kg lá, 50 kg cảnh tươi đòi hỏi

một khối lượng chất dinh dưỡng khá lớn Vì vậy, sự sinh trưởng phát triển của câytáo chịu ảnh hưởng nhiều ở tính chất và độ phì của đất Nếu táo được trồng ở đất sétnặng, đất cát thiếu chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng rất chậm, trong hoàn cảnh này phải

bô sung một lượng lớn chất hữu cơ cho đất kết hợp với một tỷ lệ dam, lân, kali, canxi

thích hợp Táo còn ưa đất trung tính hay hơi kiềm, nên khi trồng táo trên đất chua cầnphải bón với cái tạo đất (Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn, 2002)

1.2 Vai trò của lân, kali và phân bón lá đối với sinh lý cây trồng

1.2.1 Vai trò của lân

Phân lân là loại phân bón có chứa nguyên tố dinh đưỡng photpho (P) Nguyên

tố này là một chất đinh dưỡng quan trọng cho sự sinh trưởng của thực vật ở cấp độ tếbào đến toàn bộ cây trồng Các chỉ số tăng trưởng này bao gồm: chiều cao cây, diệntích lá, số lá và sinh khối khô của chồi Phân lân cũng đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình phân chia và tăng kích thước tế bào Trong các quá trình trao đổi chat,

P giữ vai trò trung tâm, vì nó tham gia trong việc xây dựng nên ADP, ATP ATP được

hình thành trong quang hợp và hô hấp đã được sử dụng cho nhiều quá trình sinh lýquan trọng như hút nước và các chất khoáng, trao đổi và vận chuyền các chất trongcây (Trần Kim Đồng và ctv, 1991)

Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộphận mới của cây; lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vàoquá trình tổng hợp các axit amin; kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn

Trang 21

cây ra hoa tạo quả sớm và nhiều Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối vớicác yếu tô không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số

loại bệnh hại.

Mặc dù nồng độ lân trong đất cao gấp 2000 lần so với cây trồng, nhưng lân chủyêu ở dạng hợp chất với nhôm, sắt, canxi hoặc magiê khiến lân không được cây hấpthụ Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu

quả của phân đạm Thiếu lân sẽ khó chân đoán hơn thiếu đạm hoặc kali Thiếu lân

vừa phải có thể không tạo ra các triệu chứng rõ ràng Thiếu lân làm cho các quá trìnhsinh lý trong cây bị rối loạn, giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bat

lợi; có thé giảm cả hô hấp và quang hợp Ngoài ra, thiếu lân cũng có thé làm giảm

tổng hợp protein và axit nucleic, dẫn đến tích tụ các hợp chất N hòa tan trong mô, đặc

biệt là amit Quá trình khử nitrat diễn ra bình thường, nhưng các nhóm axit amin

không được kết hợp dé tạo thành protein Bản thân các protein là chất xúc tác trong

quá trình trao đồi chất; do đó, sự phát triển của tế bào sẽ bị trì hoãn và có khả năng bị

ngừng lại do thiếu lân Kết quả là, các triệu chứng thiếu lân bao gồm giảm chiều caocây, chậm ra lá và phát triển hoa, quả, giám đẻ nhánh, giảm phát triển rễ phụ, giảm

năng suất chất khô (Đường Hồng Dật, 2009)

1.2.2 Vai trò của kali

Kali là một chất dinh dưỡng đa lượng, là cation quan trọng và tồn tại lâu nhấttrong tế bào thực vật sống (Clarkson và Hanson, 1980) Kali được hấp thụ và tích lũytrong tế bào thực vật, và nó chiếm 2—10% trọng lượng khô của cây Nồng độ kalitrong tế bao chat của thực vật tương đối ồn định khoảng 100 mM, đây là nồng độ kalitối ưu cho các hoạt động của enzym tế bào chất (Walker va ctv, 1996) Trong tế bàochất, kali có chức năng sinh hóa quan trọng và không thể thay thế bởi các chất hòa

tan khác.

Kali tham gia vào quá trình sản xuất phosphate cao năng ATP liên quan đến

sự tong hợp tinh bột cũng như protein; kali có chức năng trong việc nhận N và tonghop Protein, trao dỗi Lipid, quá trình trao đổi và ảnh hưởng theo hướng tích cực đến

Trang 22

quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá Ngoài ra, kali ảnh hưởng tốt đến quá trình

đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt ở các cây ngũ cốc (Tisdale và ctv, 1985)

Ở thực vật, thiếu kali sẽ làm ức chế quá trình sinh tông hợp đường, axit hữu

cơ và vitamin C, dẫn đến hàm lượng chất ran hòa tan trong trải cây thấp hơn (Sobulo

và Olorunda 1975; Matev và Stanchev 1979) Ngược lại với đạm, kali có tương quan

thuận với màu sắc của vỏ và độ chua của trái cây (Neilsen và ctv 1998; Hunsche va

ctv 2003) Tương tu như dam, tỷ lệ phân bon kali có thể làm giảm độ cứng của trái

(Hunsche va ctv, 2003) Các triệu chứng liên quan đến thiếu kali bao gồm cháy xém

nâu và quăn các ngọn lá cũng như hiện tượng úa vàng giữa các gân lá, liên quan trực

tiếp đến sự thoái hóa chất diệp lục (Wang và ctv, 2012) Thông thường, các triệu

chứng thiếu kali xuất hiện đầu tiên trên các lá già (Fageria và ctv, 2001) Điều đặc

biệt là kali có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng vớiđiều kiện bat thuận lợi (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu kali

sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.

1.2.3 Vai trò của phân bón lá

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷtrước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đềcập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước (Bùi Huy Hién và ctv, 2013)

Theo Vũ Cao Thái (2000) phân bón lá là một dạng phân hữu ích có tác dụngnhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau khi gặp các điều kiện bat lợi như hạn, ngậpúng, sâu bệnh làm tăng năng suất cây trồng đáng kẻ

Những ưu điểm khi bón phân qua lá: Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh,hiệu suất sử dung chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%, trong khi hệ số sử dụng phanbón tương tự khi bón vào đất chỉ đạt 45-50% Một trong những nguyên nhân cơ bản

là cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15-20 lần diệntích đất ở tán cây che phủ Qua khí khổng, các chất đinh dưỡng được dẫn đến các tếbao, mô cây dé sử dụng (Đường Hồng Dat, 2003)

Trang 23

B, Mo Mỗi nguyên tố đều đóng một vai trò trong sự sinh trưởng và phát triển của

thực vật, khi thiếu hụt với số lượng nhất định có thê làm giảm tốc độ tăng trưởng vànăng suất (Tisdale và ctv, 1993) Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sé

giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển

của cây Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khancấp chất dinh dưỡng dam, lân, kali hay các nguyên tô vi lượng (Đường Hồng Dat,

2003) Như vậy, vai trò chính khi sử dụng phân bón lá là:

- Bồ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượngkhông thê cung cấp đủ

- Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất

bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện

các yêu tố dinh dưỡng đối kháng

- Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất là

trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng

- Hạn chế mắt chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc bị rửa trôi Một sốnguyên tố dinh đưỡng, chỉ nên bón qua lá như bón sắt vào đất kiềm, bón các nguyên

tố vi lượng

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón trên cây táo

1.3.1 Các nghiên cứu về phân lân và kali trên cây táo

Dé cây táo sinh trưởng tốt và phát huy hết khả năng thì phải có dinh dưỡng

phù hợp là điều thiết yếu (Johnstone, 2014) Trong số các loại phân vô cơ, kali bố

sung như một chất dinh dưỡng riêng biệt được cải thiện sự tích lũy phenolic tv (chấtchống oxy hoá) trong quả táo Một số nghiên cứu trên cây táo ghi nhận bón kali đãgiúp tăng năng suất và chất lượng quả táo (Suresh và Thanuskodi, 2019; Dhillon vàctv, 1999) Bón kali làm giảm hiện tượng nứt quả và tăng năng suất cây táo Kali sẽlàm cho màu sắc quả sáng đẹp khi chín, hương vị quả thơm và tăng khả năng bảoquản của quả góp phần nâng cao giá trị thương mại trên thị trường (Ganeshamurthy

và ctv, 2011) Bón N, P, K làm tăng tỷ lệ đường/axit cao hơn đáng kể so với không

Trang 24

bón và có tác dụng quan trọng trong việc cải thiện mùi vị của qua, tăng đáng kể ham

lượng vitamin C trong qua táo (Ye và ctv., 2020).

Theo Harhash và ctv., (2008) bón phân kali làm tăng đáng kê trọng lượng, kích

thước, chiều đài, đường kính và tỉ lệ thịt quả so với đối chứng (không bón kali) Theo

kết quả nghiên cứu trong 2 mùa 2005 và 2006 cho thấy, việc tăng tỷ lệ kali làm chonăng suất quả tăng dần; cụ thể: vụ đầu tiên với tỷ lệ bón kali lần lượt là 500, 750,

1000 và 1250 g K2O/cay/nam mức tăng tương ứng so với đối chứng lần lượt là 22,46;37,77; 44,23 và 49,25%; trong khi đó, ở mùa thứ hai, lần lượt là 23,27; 39,95; 45,55

và 51,79% Nghiên cứu đưa ra kết luận bón kali ở mức 750 g KaO /cây/năm giúpnăng suất, chất lượng quá và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây táo đạt caonhất

Theo Casero và ctv (2004), quan sát thấy rằng độ chua của quả táo GoldenSmoothee có mối tương quan thuận với nồng độ kali trong lá và quả Các kết quả

tương tự cũng được Hunsche, Brackmamn và Ernani (2003) thu được khi đánh giá

ảnh hưởng của việc bón kali đến chất lượng sau thu hoạch của táo Gala trồng trongđiều kiện khí hậu ở Brazil Theo Neilsen và ctv (2004) quan sát bốn giống táo: Gala,Fuji, Fiesta va Spartan nhận thay rằng bón phân kali hoặc bón phân lam tăng nồng độkali trong lá và quả làm tăng độ chua của quả Còn theo Nava và ctv, (2007), cho rằngtrong thời gian đầu mới trồng kali có thé được trao đổi trong dat cao; tuy nhiên việcbón bổ sung phân kali nói chung đều có thé làm tăng chất lượng qua táo như mau sắc

đẹp hơn, hàm lượng đường và độ chua cao, ngoại trừ độ săn chắc của quả Theo Ye

và ctv., (2020), khi bón phân vô cơ (dam, lân va kali) sẽ giúp làm tăng đáng kề tỷ lệđường và cải thiện mùi vị của quả táo so với không bón Bón kali riêng lẻ kết hợp vớibón bổ sung dam, lân với lượng ít hơn, dé quả tao đạt được nồng độ phenolic caohơn, đồng thời cải thiện năng suất táo cao hơn (Wu và ctv, 2013) Một nghiên cứukhác cũng cho rằng kali có tác dụng không nhỏ đối với năng suất và chất lượng táo.Đặc biệt đối với những vùng khí hậu khắc nghiệt và nguồn nước hạn chế, việc bón

Trang 25

khuyến cáo bón kali với lượng 360 kg/ha/vụ cho năng suất cây táo đạt cao nhất (Ai

và ctv, 2021).

Theo một nghiên cứu của Wang va ctv (2019) trên cây tao tàu ở Tân Cương,cho rang: Ham lượng lân và kali trong đất ảnh hưởng đáng kể đến chat lượng trái táo

Lân ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan và hàm lượng triterpenoid tổng số Ngoài

ra, hàm lượng chat ran hòa tan và triterpenoid tổng số cũng bị ảnh hưởng đáng ké bởihàm lượng kali; khi hàm lượng kali tăng lên, hàm lượng chất rắn hòa tan tăng dần,trong khi hàm lượng triterpenoid tổng số giảm Nghiên cứu này chỉ ra rằng khi hàmlượng lân va kali trong đất lần lượt là 0,76 gam/kg và 0,365 gam/kg thì chất lượng

quả đạt cao nhất; bên cạnh đó, bón kali còn giúp tăng đáng kể ham lượng Vitamin Ctrong quả táo.

Theo Prasad và Banker (2002) và Lal (2003), việc bón lân ảnh hưởng dang kếđến tất cả các chỉ tiêu ngoại trừ chiều cao cây, độ rộng tán và độ chua của quả táo.Còn kali ảnh hưởng rất ít hoặc không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng vànăng suất Sự kết hợp bón 500 g N, 500 g PzO và 50 g KzO/cây/vụ cho năng suất caonhất (Lal, 2003) Một nghiên cứu khác của Dayal và ctv (2010), kết luận lân ảnh

hưởng đáng kê đến sự phát triển của cây táo; chiều dai thân, chu vi thân, số lá/chồi

và diện tích lá tăng lên khi tăng mức lân từ 200 đến 500 g lân/cây/vụ

Một thí nghiệm đồng ruộng đã được tiến hành ở Rajasthan, An Độ: Đề xác

định sự kết hợp hiệu quả nhất giữa lân và kali nhằm cải thiện sự tăng trưởng, năngsuất và chất lượng quả của cây táo Các nghiệm thức bao gồm 3 mức lân là 0; 250 và

500 gam PzOs/cây/vụ (lần lượt là P0, P1 và P2) và 3 mức kali là 0; 50 và 100 gamK20/cay/vu ( K0, K1 và K2 tương ứng) Kết quả cho thấy lân va kali tác động đáng

kế đến đường kính thân, trọng lượng quả, tỷ lệ ăn được của quả, tông chat rắn hòa tan(TSS), độ axit và năng suất táo Tuy nhiên, chiều dài cành và chiều rộng tán của câyảnh hưởng không đáng ké Đường kính thân tôi đa (53,79 cm) được ghi nhận ởnghiệm thức bón 250 gam PzOs/cây/vụ và không bón kali Năng suất cao nhất (57,70

kg/cây) thu được ở công thức bón 250 gam P20s/cay/vu va 50 gam K2O/cay/vu.

Những quả có chất lượng tốt nhất với trọng lượng quả 20,08 gam, tỷ lệ ăn được của

Trang 26

quả 12,10%, tong chat rắn hòa tan (TSS) 15,61% và độ axit 0,113% thu được khi kết

hợp bón 250 gam P;Os/cây/vụ và không bón kali (Lal va Dhaka, 2003).

Theo Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn (2002) liều lượng phân đạm, lân, kali

bón cho cây táo theo tỷ lệ 2:1:1 Mỗi tháng bón một lần với liều lượng 200 gam đối

với cây nhỏ hoặc 500 gam đối với cây lớn Bón theo đường viền ngoài mép tán, cuốckhoảng 10-20 hồ nhỏ (sâu 20cm, rộng 20cm) cho phân vào lap đất Kỹ thuật bon phân

cho cây táo:

Theo Đỗ Thị Thu Hang (2016), Bon phân ở mức: 322 gam (N) + 360 gamKzO/cây/năm, cây táo sinh trưởng phát triển mạnh nhất, cụ thể: chiều cao cây đạt 2,34

m, đường kính tán 2,45 m, đường kính gốc 5,7 cm, chiều dai lá 10,53 cm, chiều rộng

lá 8,54 cm Bon phân ở liều lượng: 276 gam N + 360 gam K2O /cây/năm cho năngsuất cá thé đạt cao nhất (19,2 kg/cây), khối lượng qua đạt 90,0 gam, độ Brix đạt

14,2%.

Theo mô hình thử nghiệm so sánh 2 công thức bón phân của Lê Thị Thanh

Phương (2014), công thức 1 bón 13 tan phân chuồng, 50kg NPK (16-6-8+13S), 100

kg NPK (15 15-15), 40 kg ure và 20kg kali clorua; liều lượng phân bón chia làm 3

đợt bón (sau cắt cành, ra hoa rộ, sau khi đậu quả); công thức 2 (đối chứng) bón 3 tấn

phân chuồng, 160 kg NPK (20-20-15), 50 kg NPK (20-0-10), 20kg ure và 20kg kaliclorua liều lượng phân chia làm 4 đợt bón (sau cắt cành, trước khi ra hoa rộ, quả bằng

hạt tiêu, qua có đường kính 1,5-2,0cm) Kết quả cho thấy, vườn đối chứng chi phíđầu tư cao và năng suất thấp So với vườn táo đối chứng, mô hình trình diễn phân bón

cân đối đã đem lại lợi nhuận cao hơn 9,7 triệu đồng/2000 m” Ngoài ra ở công thức |vườn táo ít sâu bệnh hại, quả giòn, vị ngọt thanh, màu sắc xanh bóng đẹp hơn vườntáo đối chứng

1.3.2 Các nghiên cứu về phân bón lá trên cây táo

Theo kết quả nghiên cứu của Saritha và ctv (2021) về ảnh hưởng của các mức

độ cắt tia và dinh dưỡng khác nhau qua lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng

Trang 27

như chiều dai chồi, số chồi/cành được ghi nhận ở mức cao nhất tương ứng (76,07 em

và 26,64 chồi/cành) Các yếu tô liên quan đến chất lượng quả đạt chỉ số cao nhất khi

áp dụng biện pháp cắt tia kết hợp với phun phan kali nitrat 1,5% qua lá Cụ thé: độBrix (12,46%), đường khử (6,29%), đường không khử (7,50%), đường tổng số

(12,47%), axit ascorbic (81,0%) va thời han sử dụng (17,07 ngày).

Theo Zhendong và ctv (2022) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của việc phun cácnồng độ phân bón lá khác nhau đến đặc điểm quang hợp và chất lượng táo tàu vụđông trong điều kiện canh tác nhà vòm, cho rằng: việc phun phân bón lá với nồng độphù hợp giúp tăng cường quang hợp và cải thiện chất lượng quả của táo tàu vụ đông

và nồng độ 0,005 gam/lit đạt hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện khả năng quang

hợp và chất lượng quả Nghiên cứu của Kumar và ctv (2018) sử dụng KNO3 1,0%

phun cho cây táo trong khoảng thời gian quả được hình thành giúp tăng cường sinh

trưởng, nâng cao năng suất và chất lượng quả đáng kể Ngoài ra, phun KaSO¿ 0,5%

trên cây táo cũng cho tỷ lệ giữ quả cao nhất Một thí nghiệm trên cây táo khác ở Trung

Quốc, về việc sử dụng KNO3 có nồng độ khác nhau (3%, 6%, 9%) dé tiễn hành phá

vỡ sự ngủ đông của cây táo Kết quả cho thay KNO3 6% có khả năng kích hoạt mạnhnhất hoạt động enzyme của hệ thống chống oxy hóa trong thời gian ngủ đông của câytáo, kích thích cây phát triển sinh dưỡng ra hoa, kết trái (Zhang và ctv, 2018)

Kết quả nghiên cứu của Meena và ctv (2023) cho thấy sự kết hợp của phân

bón nano (nano dam 2 ml/ lít nước + nano lân 2 ml/lít nước) giúp tăng tỷ lệ đậu quả,trọng lượng quả, năng suất và chất lượng quả Còn theo Srivastava và ctv (2013) khả

năng giữ quả và rụng qua bị ảnh hưởng rat lớn bởi việc phun qua lá các nguồn kalikhác nhau Trong số các nguồn cung cấp kali khác nhau, KNO3 (2%) được cho làvượt trội hơn trong việc giữ lại số lượng quả tối đa (41,54%) trên mỗi cành Dữ liệuliên quan đến hiện tượng rung trái cho thay hiện tượng rụng trái thấp nhất (48,45%)khi phun KNO2¿ (2%) trong khi ở công thức đối chứng cao nhất (55,61%) Các yếu tốcau thành năng suất và năng suất quả táo bị ảnh hưởng đáng kê bởi các nguồn kalikhác nhau: Chiều dài qua (4,86 cm) và chiều rộng qua (3,42 cm), trọng lượng quả(20,23 g) và năng suất (37,70 kg/cây) đạt cao nhất ở nghiệm thức phun KNO3 (2%)

Trang 28

Sự tham gia trực tiếp của đạm vào quá trình sinh trưởng và sự tham gia gián tiếp của

kali thông qua sự vận chuyền nguyên liệu có thê là một trong những lý do làm tăngkích thước và trọng lượng của quả, dẫn đến năng suất quả tăng đáng kể Những kếtquả này rất phù hợp với những phát hiện của Singh và ctv, (1981) về các đặc tính

năng suất.

Theo Zeraatgar và ctv, (2018) phun chế phẩm qua lá canxi nitrat 2% va salicylicnồng độ 4mM lên cây táo trước khi thu hoạch giúp cải thiện độ săn chắc của quả,giảm độ axit, tang hàm lượng vitamin C, độ axit chuẩn độ, tổng hàm lượng phenolic,hoạt động chống oxy hóa, enzyme catalase và giảm tổng chất rắn hòa tan (Zeraatgar

và ctv, 2018) Ngoài ra, một nghiên cứu khác, khi sử dụng Canxi clorua trên cây táo

rất hiệu quả dé tăng kích thước trai, cũng như trọng lượng va chất lượng như hàm

lượng vitamin C, protein, cao hơn khi không sử dụng (Aquil và ctv, 2007) Sử dụng canxi clorua (1%) hoặc canxi nitrat (1%) được áp dụng trước khi lưu trữ bảo quảnquả táo giúp tăng cường chất lượng quả sau khi bảo quản so với đối chứng và được

khuyến cáo cho ứng dụng thực tế (Moradinezhad và ctv, 2019).

Theo Ye và Peng (2019) để đánh giá ảnh hưởng của việc bón phân kẽm(ZnSO¿) qua lá đến năng suất và chất lượng qua của táo tàu; đã tiến hành thực hiệnthí nghiêm phun ZnSO, qua lá ở các nồng độ khác nhau gồm: phun nước lã (đốichứng), 0,2 (X1) 0,4 (X2), 0,6 (X3) và 0.8% (X4) Kết qua cho thấy khối lượng qua

đơn của mỗi nghiệm thức đều cao hơn đối chứng (CK) Ở X4 cho năng suất quả đơn cao nhất (25,75 gam) so với X3 (23,91 g) và cao hơn 41,2% so với đối chứng Tỷ lệ

đậu trái cao nhất (15,46%) ở X3 cao hơn đối chứng lần lượt là 9,34 và 51,1% Các

nồng độ khác nhau của ZnSO¿ có thé cải thiện sự phát triển của cây và chất lượng

quả của táo tàu.

Theo Wojcik và ctv (2008) sử dung Bo trên cây táo giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tang

kích thước, trọng lượng, năng suất quả và làm tăng hàm lượng các chất hòa tan trongquả Sử dụng Bo dạng phun trên lá tốt hơn bón vào đất Sự thiếu hụt Bo dẫn đến ức

Trang 29

vực trong cây trồng Yếu tố này có vai trò trong điều hòa hoạt động của màng tế bào

và biêu hiện gen (Shaaban, 2010) Ngoài ra, sử dụng Bo hoặc Bo + Ca giúp kiềm hãm

quá trình sinh etylen trong quá trình chín của quả, giúp trái cây bảo quản được lâuhơn, chất lượng quả ngon hơn Cung cấp Bo cho cây còn làm giảm bớt tỷ lệ rồi loạn

hóa nâu của quả, giúp quả giữ được màu sắc tươi mới Hơn nữa, vào thời điểm thuhoạch, những quả được phun Bo hoặc Bo + Ca thì xanh hơn, chắc hơn và có độ chua

chuẩn độ thấp hơn so với quả không được phun (Xuan và ctv, 2003) Ngoài kết hợp

với Ca, Bo còn kết hợp với Atonik để phun cho cây táo Kết quả cho thấy sử dụng

atomk (6 mg/l) + Bo (15 mg/l) hoặc atomk (9 mg/l) + Bo (20 mg/]) có tác động cao

nhất trong các hoạt động chất chống oxy hóa tại giai đoạn chín của quả, và hàm lượng

các chất chống oxy hóa axit ascorbic và carotenoid trong quả ở giai đoạn trưởng thành(Ibrahim và ctv, 2019).

Bồ sung vi chất dinh dưỡng qua lá ZnSO¿ hoặc FeSO hoặc MnSOs từ 0,2 đến

0,4% và axit boric 0,2% giúp tăng TSS và hàm lượng axit ascobic (Kamble và Desai,

1996) Đối với táo Trung Quốc phun 200 ppm ethephon cùng với urê giúp tăng tốc

độ di chuyển của đạm từ lá đến các bộ phận khác của cây và làm tăng chiều dài củacành mang trái, bộ qua và trọng lượng qua Ngoài ra, ZnSO¿ còn kết hợp với FeSOuphun cho cây táo ở Cao nguyên Hoàng thé Nhìn chung, phun FeSO¿ 0,6 % + 0ZnSO,4,3% +N, P thúc day hiệu quả nhất các đặc tính quang hợp, sinh trưởng, năng suất và

chất lượng quả của táo (Ye & Han 2018) Theo nghiên cứu của Pandey và ctv, (2012)

khi phun hỗn hợp của NAA 20 ppm + GA3 40 ppm + ZnSO, 0,4% cho cây táo giúp

giảm tỷ lệ rung quả và tăng ty lệ giữ trái lên đáng kế khi

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hồ việc sử dụngphân bón qua lá dé b6 sung các chất cho cây đặc biệt là các nguyên tố vi lượng vàmột số chất kích thích sinh trưởng thông qua các loại chế phẩm kích phát tố Các chấtnày bố sung kip thời sự thiếu hụt các chất trên cây nên có tác dụng rõ rệt Các loạiphân bón lá thường bồ sung vi lượng magie (Mg), kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu), khi cây bắt đầu hình thành nụ hoa, phun định kì 10-15 ngày 1 lần, và ngưng phun

phân trước khi thu hoạch 10-15 ngày

Trang 30

Theo kết quả nghiên cứu của Mai Văn Hào và ctv (2022), trong điều kiện tạiNam Trung bộ các loại phân Multik Gold (liều lượng 6,0 kg/ha), Hugo (liều lượng1,0 kg/ha) và Kali Boron (liều lượng 0,9 kg/ha) phun qua lá trên cây táo 3 lần cáchnhau 15 ngày và lần thứ nhất vào giai đoạn ra hoa đậu quả sẽ tăng năng suất và chất

lượng Các loại phân Multik Gold, Hugo va Kali Boron giúp tăng kha năng đậu quả,

khối lượng quả cho năng suất cao tương ứng là 65,8 tan/ha, 61,5 tắn/ha và 59,6 tan/ha,

độ Brix của quả táo tương ứng 12,1%, 11,9% và 11,9%.

Theo Mai Văn Hào và ctv (2022), khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phâmphân phun qua lá trên giống táo TN05 cho thấy, các loại phân phun qua lá không ảnh

hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây táo ở các công thức có xử lý chế phâm phunqua lá; tuy nhiên có tác động đến chỉ tiêu chiều dài cành; trong đó, sử dụng phân bón

Canxi Bo và Multik Gold cho chiều dài cành lớn nhất 333,3 cm và 333.1 cm Ngoài ra,phân phun qua lá có tác động đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của giống

táo TN05, các loại phân, Multy K Gold, Huco, NDX-Superphos, Kali Boron và Flower

94 cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng (không xử lý) Đối với chất lượngthì các loại phân Multy K Gold, Huco, Kali Boron cho độ ngọt cao hơn đối chứng

Trang 31

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm tiến hành đồng thời và không có tính kế thừa:Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến năng suất vàchất lượng giống táo TN05 tại Ninh Thuận

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống

táo TN05 tại Ninh Thuận.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian tiến hành đề tài: từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 08 năm 2023

Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại Viện nghiên cứu Bông vàPTNN Nha Hồ Thôn Nha Hó, Xã Nhơn Sơn, Huyện Ninh Son, Tinh Ninh Thuận.2.3 Điều kiện đất đai và thời tiết tại nơi thực hiện thí nghiệm

2.3.1 Điều kiện đất đai

Thí nghiệm được thực hiện trên chân đất phù sa không được bồi hàng năm,bằng phẳng, đồng đều và chủ động tưới tiêu Đất có thành phần cơ giới nhẹ và có

hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

Theo Bảng 2.1 đất tại khu vực thí nghiệm có phản ứng rất chua với pH = 4,51.Hàm lượng các đạm (N) dễ tiêu (4,73%) được đánh giá ở mức thấp, trong khi đó hàmlượng lân và kali dé tiêu ở mức tương đối cao lần lượt là 33,35 và 21,69 mg/100g

Ngoài ra, khả năng trao đổi cation ở mức trung bình Do vậy, cần tăng cường bón

phân hữu cơ kết hợp vôi dé điều chính độ pH phù hợp, tăng cường hoạt động của visinh vật trong đất Đối với phân vô cơ nên chia ra nhiều lần để bón, không nên bóntập trung cùng một lúc đề tránh mắt đạm

Trang 32

Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu đất tại địa điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả Phương pháp phân tích

Caa' trao đôi meq/100 g 3,10 TCVN 4406 - 87

Mg:' trao đổi meq /100 g 3,30 TCVN 4406 - 87

Theo số liệu thống kê Bảng 2.2, năm 2023 nhiệt độ trung bình các tháng dao

động từ 25,1 - 29,5°C, độ am trung bình từ 72 - 84%, số giờ nắng dao động từ 160 —

296 giờ Tổng lượng mưa cả năm 2023 là 1510,9 mm và có sự chênh lệnh rất lớn giữa

các tháng trong thời gian thực hiện thí nghiệm thấp nhất vào tháng 2 và 3/2023 (0

mm) và cao nhất vào tháng 5/2023 (342,8 mm) Nhìn chung, điều kiện khí hậu vàthời tiết trong khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm tương đối phù hợp cho cây táosinh trưởng và phát triển

Trang 33

Bảng 2.2 Diễn biến thời tiết khí hậu tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng

- Giống táo TNOS:

Giống táo TN05 được Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hồ công bồ lưuhành tháng 3/2023; giống táo này phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, sinh trưởng

và phát triển khoẻ, có khả năng ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện tỉnh Ninh Thuậncũng như các tỉnh Nam Trung bộ Thời gian từ khi trồng (cây giống) đến khi cho thuhoạch lứa đầu tiên khoảng 16 - 18 tháng Thời gian từ cắt cành đến ra hoa đậu quả từ

56 đến 60 ngày, từ cắt cành đến quả chín từ 160 đến 170 ngày Quả chín có vị ngọt

thanh (độ brix có thé đạt đến 13.5%) khi chín có màu xanh vàng, nếu dé chin kỹ sẽchuyền sang màu vàng nhạt Khối lượng quả lớn, có thé đạt tới 290 g/quả, trung bìnhkhoảng 80 - 95 g/qua Tiềm năng năng suất từ năm thứ 3 có thé đạt trên 35 tắn/ha/vụ

Táo TN05 được trồng trong điều kiện nhà lưới bao kín, chống côn trùng, tưới

nhỏ giọt; mật độ trồng 5mx 5m Cây đang trong giai đoạn kinh doanh ôn định; trước

khi tiên hành thí nghiệm cây táo được tiến hành đón tỉa cành; hình thức đón tia là đốn

đau, tức là cắt cụt hết các loại cành, chi dé lại một đoạn gốc của vài cành lớn 3-5 cànhchính đã ra trong năm trước; thời gian đồn tỉa cành là tháng 12/2022 Cành táo được

Trang 34

cột tạo tán trên giàn lưới, chiều cao giàn từ 1,6 - 1,75 m Khi cây táo mọc cao hơn

giàn khoảng 25-50 cm, tiến hành bam ngọn dé tạo cành, chọn 2-4 cành khỏe dé tạo

bộ khung cành; cột cành cố định trên giàn, mỗi cành kéo về một hướng để tránh sựcạnh tranh sinh dưỡng, ánh sáng.

INOS 2048

melee

GIONG:

NAM TRONG:

nay CAT CAN

Hình 2.2 Vườn táo thí nghiệm 2 (phan bón lá)

Hình 2.3 Cây táo TN05 đã được đón tỉa cành (đốn đau)

Trang 35

- Loại phân hoá học:

+ Phân bón Super lân Lam Thao do Công ty cô phan Supe phốt phát và Hóa

chất Lâm Thao sản xuất; thành phần gồm: 16% P2Osan); 4% P2Oscta; 12 mg/kg Cd;

10% S; 12% độ âm; bố sung Ca, Mg, Si, Zn, Mn

+ Phân bón Kali clorua Phú My do Công ty phân bón và hóa chat dầu khí(PVFCo) sản xuất; thành phần gồm: 61% K2O nin nẹu; độ 4m (H2O) < 0.5%

- Loại phân bón lá:

+ Phân Multi K Gold do Công ty TNHH TM DV Trung Hiệp Lợi sản xuất;thành phần gồm: 46% K20, 13% N Liều lượng phun 100g/§ lít

+ Phân Siêu Kali * Kẽm do Công ty phân bón Bình Điền sản xuất; thành phan

gồm: 46 % KaOm, 11 % Nts, , Zn 50 ppm, độ am 5% Liều lượng phun 16g/S lít.

+ Phân Flower 94 do Công ty TNHH SXTM Toba sản xuất; thành phan gồm:30% KzO, 7% N, 0,1% NAA, Zn 1500 ppm Liều lượng phun 50g/§ lit

+ Phân Kali Bo Nhật do Công Ty TNHH Thương Mại Ngân Gia Nhật sản

xuất; thành phan gồm: N-P-K: 2-3-40, 14 SOs, 1.000B - 1.000 MgO Liều lượng phun

Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và chất lượng giống

tao TN05 tai Ninh Thuận

2.5.1.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tô được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot design) với balần lặp lại Thí nghiệm được thực hiện trên vườn táo TN05 đang trong giai đoạn kinhdoạnh 6n định (4 năm tuổi) Trong đó:

Yếu tổ lô chính (P): 3 lượng phân P2Os (ký hiệu P)

Trang 36

P1: 140 kgP2Os/ha P2: 160 kgP2Os/ha (d/c) P3: 180 kgP20s/ha

Yếu tổ lô phụ (K): 5 lượng phân K20 (ký hiệu K)K1: 260 kgK2O/ha

K2: 310 kgK2O/ha K3: 360 kgK20 (d/c) K4: 410 kgK2O/ha K5: 460 kgKzO/ha

Tổng số 6 cơ sở: 15 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 45 ô cơ sở

Diện tích mỗi 6 cơ sở: 5 mx 10 m= 50 mˆ(02 cây/CT)

Diện tích khu thí nghiệm: 45 6 x 50 m? = 2250 m? (không ké diện tích bảo vệ)

Trang 37

Mô tả thí nghiệm

Thí nghiệm 1 chỉ bón phân lân và kali không sử dụng phan bón lá

Chiều biến thiên là theo độ dốc của vườn, theo hướng từ trái sáng phải

Áp dụng phân bón nền: N - P20s - KzO: 280-160-360 (kg/ha/vụ) va 20 tấnphân chuồng hoai/ha/vụ

Lượng phân và cách bón

+ Nền phân chung: Lượng phân nền 20 tan phân bò hoai mục + 280 kg N/ha/vu(kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hó, thực

hiện từ giai đoạn 2017 — 2021).

+ Bón lót: trước giai đoạn đốn táo khoảng 7-10 ngày tiến hành bón toàn bộphân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh + phân supe lân; kết hợp bón vôi,xới xáo và lấp phân

+ Bón thúc: Chia làm 3 lần bón chính:

Lần 1: Sau khi cắt cành táo; bón 1/3 lượng kali clorua + bón 1/3 ure

Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ: bón 1/3 kali clorua + bón 1/3 ure

Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong: bón hết lượng phân hóa học còn lại

Quy trình kỹ thuật canh tác: Ngoại trừ yếu tố thí nghiệm, các biện pháp kỹthuật canh tác khác áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, tiết kiệm nướccho cây táo trong điều kiện khô hạn của Viện nghiên cứu Bông & PTNN Nha Hồ

(Quyết định số 211/QD-VNCB, ngày 22 tháng 12 năm 2021)

2.5.1.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Chỉ tiêu sinh trưởng thân cành (số liệu được lay sau các lần bón phân).+ Đường kính thân (cm): Đánh dấu điểm đo trên thân cách mặt đất 10 em (lần1), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng với lần đầu tiên, đánh dấu lại vị trí đo đểtránh đo sai vị trí trong các lần đo

+ Chiều dai cành cấp 1 (cm): Do bằng thước, do từ gốc cành đến mút cành.Điều tra mỗi ô 2 cây, mỗi cây 3 cành cấp 1

+ Đường kính cành cấp 1 (cm): Do bằng thước kẹp panme, đo cách gốc cành

10 cm, điều tra mỗi ô 2 cây, mỗi cây 3 cành cap 1

Trang 38

- Chỉ tiêu về ra hoa, đậu quả và phát triển quả:

+ Thời gian sinh trưởng của quả: thời gian từ quả đậu đến quả chín sinh lý Mỗi

6 theo đõi 5 điểm, mỗi điểm 3 cành cố định rải đều trên toàn 6

+ Tỉ lệ ra hoa, đậu quả: Chọn ngẫu nhiên 5 cành/cây (dùng dây cột cố địnhcành đã chọn), mỗi cành cô định theo đõi 20 chùm hoa trên mỗi lần lặp lại Đếm tổng

số nụ, số hoa nở, số quả xuất hiện của từng định kỳ theo dõi (4 ngày/lần) cho đến khi

kết thúc giai đoạn sinh thực của cây

Tỷ lệ ra hoa và đậu quả được tính theo công thức:

+ Tý lệ ra hoa (%) = Số hoa nở / Tổng số nụ điều tra x 100

+ Ty lệ đậu quả (%) = Số quả đậu / số nụ + số hoa nở x 100

- Chỉ tiêu vỀ năng suất:

+ Số quả/m?: Theo dõi bằng khung cố định, kích thước khung 50 em x 50 em,mỗi 6 cơ sở theo dõi 5 khung được bé trí theo 2 đường chéo góc

+ Khối lượng quả (g): Mỗi ô cơ sở theo dõi 5 điểm, mỗi điểm thu 5 quả ngẫu

nhiên (tổng 25 quả/ô) dé đo khối lượng quả, từ đó suy ra khối lượng quả trung bình

+ NSLT (tan/ha) = Khối lượng quả (g) x số qua/m? x 1032

Năng suất thực thu (NSTT): thu năng suất toàn bộ ô và suy ra năng suất thực

thu theo công thức sau:

+ NSTT (tắn/ha) = Năng suất 6 (kg) x 10.000/50 m? x 103

- Chỉ tiêu về chất lượng quả:

+ Kích thước quả: giai đoạn quả chín sinh lý, theo dõi 10 quả/ô.

+ Độ Brix (%): theo dõi 10 quả/ô lúc thu hoạch, ép lấy dịch quả, trộn chungdịch quả rồi tiến hành đo độ brix bang máy chiết quang kế

- Điều tra tình hình một số đối tượng dịch hại chính trên cây táo:

+ Đối với nhện đỏ (con/lá): Mỗi ô điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nam trên đường

chéo góc; mỗi điểm điều tra 10 cành, mỗi cành điều tra 3 lá thành thục ở 3 vị trí

gốc-giữa- ngọn cành đề xác định mật độ nhện đỏ Định kì điều tra 7 ngày/lần trong khoảng

Trang 39

+ Điều tra bệnh phan trắng: Chọn ngẫu nhiên 5 cành/ô nằm trên đường chéo

góc, mỗi cảnh điều tra 10 quả từ đó đánh giá mức độ bệnh (%) theo thang 5 cấp

(QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) Định kì điều tra 7 ngay/lan trong khoảng thời gian

từ ngày 110 đến ngày 138 ngày sau cắt cành

- Tính toán hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận (triệu đồng/ha) = Tổng thu — Tổng chi

+ Tổng thu (triệu đồng/ha) = Năng suất thực thu x giá bán

+ Tổng chi (triệu đồng/ha) = Chi phí vật tư + Chi phí công lao động Trongđó: Chi phí vật tư gồm chi phí các vật tư chung + Chi phí phân bón

Tỉ suất lợi nhuận (lần): Lợi nhuận/tông chi

2.5.2 Thí nghiệm 2

Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng giống táo TN05

tại Ninh Thuận.

2.5.2.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ trí theo kiêu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD,gồm 06 công thức, 3 lần lặp lại Thí nghiệm được thực hiện trên vườn táo TN05 đangtrong giai đoạn kinh doanh ồn định (>6 năm tuổi).Trong đó:

Trang 40

CT1: Multi K Gold

CT 2: Siéu Kali * “e8

CT 3: Flower 94

CT 4: Kali Bo Nhat

CT 5: Phân khoáng Hi-Potassium C30

CT 6: đối chứng (phun nước 14)

LLULI1 LLL2 LLL3

CI3 CT6 CT4 CT2 CT1 CT5 CT5 CT3 CTI CTI CT4 C13 CT4 C15 CT2 CT6 CT2 CT6

>

Chiéu bién thiénHinh 2.5 So dé bé tri thi nghiém 2

Quy mô thi nghiệm

Diện tích mỗi 6 co sở: 5m x 10m = 50 m? (2 cây; mật độ trồng 5mx 5m);Tổng diện tích thí nghiệm: 50 m? x 6 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 900 m?Phương pháp phun phân bón lá cho táo: phun 8 lần; phun khi cây bắt đầuhình thành nụ hoa, ở các thời điểm 45, 60, 75, 90, 105, 120, 135 và 150 ngay sau cat

canh.

+ Ngoại trừ yếu tố thí nghiệm là các loại phân bón lá, các biện pháp kỹ thuậtcanh tác khác áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, tiết kiệm nước chocây táo trong điều kiện khô hạn của Viện NC Bông & PTNN Nha Hồ (Quyết định số

211/QD-VNCB, ngày 22 tháng 12 năm 2021) — Phụ lục 1.

Phân nền tương tự thí nghiệm 1

Ngày đăng: 09/02/2025, 00:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN