1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giáo dục môi trường ở tiểu học môi trường và sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên dưới tác Động của con

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Môi Trường Ở Tiểu Học Môi Trường Và Sự Suy Giảm Tài Nguyên Thiên Nhiên Dưới Tác Động Của Con Người
Tác giả Dương Thị Mai Hương
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,94 MB

Nội dung

Đikèm với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNGKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

CỦA CON NGƯỜI

Sinh viên : Dương Thị Mai Hương Lớp : DHGDTH2.K20

Ngày sinh : 12/07/2001

Mã sinh viên : 193114202050

Hải Phòng, tháng 1/2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

CHỦ ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG 6

I SỰ XUẤT HIỆN CỦA SINH THÁI QUYỂN VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG 6

1 Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái quyển 6

1.1 Lịch sử hình thành sinh thái quyển 6

1.2 Khái niệm về sinh quyển 7

1.3 Thành phầần v t chầất c a sinh quy n ậ ủ ể 7

1.4 Ph m vi c a sinh quy n ạ ủ ể 7

2 Các nhân tốố sinh thái 8

II MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ CÁC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRÊN CẠN 9

1 Nguồn gốc, thành phần, cấu trúc của lớp đất bề mặt 9

1.1 Nguồn gốc 9

1.2 Thành phần 10

1.3 Cấu trúc 11

2 Các môi trường sinh thái trên cạn 12

2.1 Đồng rêu đới lạnh 12

2.2 Rừng lá nhọn phương Bắc (rừng Taiga) 12

2.3 Rừng lá rộng ôn đới 13

2.4 Rừng Địa Trung Hải 13

2.5 Thảo nguyên (đồng cỏ ôn đới) 13

2.6 Hoang mạc 13

2.7 Savan (hay đồng cỏ đới nóng) 14

2.8 Rừng rậm nhiệt đới 14

III MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 14

1 Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật 14

2 Những đặc điểm cơ bản của môi trường nước và sự thích nghi của sinh vật 15

2.1 Ánh sáng 15

2.2 Lượng oxi trong nước 15

2.3 Tỉ trọng của nước 15

2.4 Áp suất của nước 16

2.5 Dòng chảy 16

2.6 Các chất lơ lửng trong môi trường nước 16

3 Những đặc điểm cơ bản của môi trường không khí và sự thích nghi của sinh vật 17

Trang 3

I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 19

1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 19

2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên 19

2.1 Phân loại theo các thuộc tính tự nhiên của chúng 19

2.2 Theo khả năng bảo tồn, tái tạo và tính chất hao kiệt 20

2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng 21

3 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên 21

II TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ NĂNG LƯỢNG 21

1 Tài nguyên khoáng sản 21

2 Tài nguyên năng lượng 22

III TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG VÀ KHÍ HẬU 25

1 Tài nguyên đất 25

2 Tài nguyên rừng 28

2.1 Rừng 28

2.2 Tài nguyên rừng 29

2.3 Vai trò của tài nguyên rừng đối với con người và môi trường 29

2.4 Nguyên nhân gây ra mất rừng và suy thoái rừng 30

2.5 Giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 30

3 Tài nguyên khí hậu 31

3.1 Bức xạ mặt trời 32

3.2 Lượng mây 32

3.3 Khí áp (áp suất khí quyển) 32

3.4 Tốc độ và hướng gió 33

3.5 Nhiệt độ không khí 33

3.6 Lượng nước rơi (giáng thủy) 33

3.7 Bốc hơi và độ ẩm không khí 33

3.8 Nguyên nhân, các tác động của biến đổi khí hậu 33

3.9 Giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu 34

IV TÀI NGUYÊN NƯỚC, TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 34

1 Tài nguyên nước 34

2 Tài nguyên biển và đại dương 37

CHỦ ĐỀ: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 40

I TÌM HIỂU LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 40

II KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 42

1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 42

Trang 4

III VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC 45

1 Ô nhiễm môi trường nước 45

2 Ô nhiễm môi trường đất 46

IV VẤN ĐỀ TIẾNG ỒN, RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM KHÁC 47

1 Tiếng ồn 47

2 Rác thải 49

3 Ô nhiễm khác 50

V VẤN ĐỀ HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 50

1 Hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu 50

2 Sự lắng đọng axit 50

3 Sự suy thoái ôzôn trong tầng bình lưu 51

4 Sự gia tăng các thiên tai (thảm họa tự nhiên) 51

5 Mức độ biến đổi cảnh quan tự nhiên do con người 52

KẾT LUẬN 53

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại vàđược cả thế giới quan tâm Nằm trong khung cảnh đó của toàn thế giới, đặc biệt

là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Châu phi, môi trường Việt Nam chúng

ta đang xuống cấp cục bộ do đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, đô thị hóa và sự gia tăng mật độ dân số quá nhanh ở các khu đô thị Đikèm với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sảnxuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trong đó môi trường tự nhiên baogồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốncủa con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sángMặt Trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước,… Môi trường

tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi,cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêuthụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp đểgiải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đấtđai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản có trong lòngđất Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên Con ngườikhai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng Tuy nhiênnguồn tài thiên nhiên trong tự nhiên không phải vô hạn Do vậy con người phảibiết cách khai thác hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cáchhiệu quả Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quátrình sản xuất, là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệttrong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp

Trang 6

nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác, là cơ sở tạo tích lũy vốn và pháttriển.

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đadạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặngsan hô,… tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và nhiềuloài thú hoang dã trên thế giới Nước ta còn là một trong 8 “trung tâm giốnggốc” của nhiều loài cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc vàgia cầm

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật,hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiềuloài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và nước

ta nói riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng Vậy nguyên nhân nào dẫnđến sự suy kiệt nghiêm trọng đó, giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên là gì

Đó là lí do, em làm chuyên đề: “Môi trường và sự suy giảm tài nguyên thiênnhiên dưới tác động của con người”

Trang 7

NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

I SỰ XUẤT HIỆN CỦA SINH THÁI QUYỂN VÀ CÁC NHÂN TỐ SINHTHÁI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái quyển

1.1 Lịch sử hình thành sinh thái quyển

Sinh thái quyển (ecosphere) là tổng thể các thành phần vô cơ và sinh vậtcấu thành sinh quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất có sự sống và tổng thể các loàisinh vật sống ở đó

Trái Đất có khi quyển và đại dương cách đây 4.400 triệu năm Trong khíquyển có các chất vô cơ như Dưới tác dụng của năng lượng Mặt Trời, sấmchớp, một số phân tử vô cơ đã kết hợp với nhau tạo thành các phân tử hữu cơđơn giản Một số phân tử chất hữu cơ có khả năng đặc biệt là trao đổi chất vớimôi trường bên ngoài, lớn lên và phân chia, chúng chính là mầm mống đầu tiêncủa sự sống

Qúa trình tiến hóa của vật chất kết quả là tạo ra sự sống và sự sống đãtham gia vào các quá trình biến đổi của Trái Đất từ khoảng 1 tỉ năm trước đâyvới:

- Giai đoạn đầu của tiến hóa vật chất là sự tiến hóa vật lí và hóa học (từ

15 đến 4,1 tỉ năm về trước)

- Giai đoạn tiến hóa sinh học bắt đầu từ mầm mống đầu tiên của sự sống,xuất hiện khoảng 4,1 tỉ năm trước đây Các cơ thể đơn bào dạng bọt biển làm báchủ Trái Đất khoảng 6 triệu năm, Rồi đến nhuyễn thể và các loài sâu bọ

- Đến kỉ Cambri, quá trình tiến hóa sinh học diễn ra nhanh chóng, chỉtrong khoảng thời gian từ 10 - 20 triệu năm Kết quả, Trái Đất đã có hàng triệudạng sống hình thành Người vượn xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 4,5 triệu

Trang 8

năm, còn Người hiện đại xuất hiện vào khoảng 2 triệu năm trước Sự xuất hiệncủa sinh vật trên Trái Đất là nhân tố tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổivật chất và làm rút ngắn quá trình tiến hóa của chúng.

=> Như vậy, quá trình hình thành sinh thái quyển là quá trình tiến hóacủa vật chất từ cơ thể vô cơ, tới hữu cơ rồi hình thành cơ thể sống và đạt tớiđỉnh cao hiện nay là trí tuệ con người

1.2 Khái niệm về sinh quyển

- VI Vernadxki cho rằng sinh quyển là 1 thành tạo mang tín chất hành tinh:

“Trong sinh quyển của chúng ta, sự sống không tồn tại độc lập với hoàn cảnh xungquanh, mà chất sống - nghĩa là toàn bộ sinh vật, có quan hệ hết sức chặt chẽ vớimôi trường xung quanh của sinh quyển”

- X.V Kalexnik đưa ra định nghĩa cụ thể ngắn gọn hơn: “Sinh quyển là 1 bộphận của vỏ hành tinh chứa đầy vật chất sống (nghĩa là toàn bộ cơ thể sống) và cácsản phẩm so hoạt động sống của chúng sinh ra

1.3 Thành phần vật chất của sinh quyển

Sinh quyển bao gồm các thành phần sâu đây:

- Vật chất sống: bao gồm tất cả các cơ thể sinh vật, kể cả các bào tử và cácviroit bay lơ lửng trong không gian

- Vật chất có nguồn gốc sinh vật: than đá, dầu mỏ, khí đốt,

- Vật chất được hình thành do các tác động của các cơ thể sinh vật: Lớp vỏphong hóa, lớp phủ thổ nhưỡng, không khí trong tầng đối lưu

1.4 Phạm vi của sinh quyển

Phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:

Trang 9

- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tần ôzon của khí quyển (cách mặt đất từ

25 - 30 km) trong tầng bình lưu, các bào tử có thể tồn tại trong độ cao này

- Giới hạn dưới xuống tới đáy đại dương và trong lớp vỏ phong hóa ở cáclục địa

=> Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ môi trường không khí tầngđối lưu, môi trường nước, môi tường đất và lớp vỏ phong hóa của thạch quyển (có

độ sâu trung bình 60 m)

- Sự tương tác qua lại giữa các cơ thể sống và môi trường sống của chúngảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các môi trường sống: môi trườngnước, môi trường đất, môi trường không khí Vì vậy bảo vệ đa dạng sinh học khôngchỉ bảo vệ vốn gen, mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường sốngcủa chúng

2 Các nhân tố sinh thái

- Các nhân tố sinh thái bao gồm: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân

tố con người

- Các nhân tố sinh thái (NTST) có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của NTST này sẽ góp phần làm thay đổi NTST kia và ngược lại, chẳng hạn ánh sáng làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của không khí

- Mỗi NTST của môi trường có ảnh hưởng khác nhau tới các loài sinh vật Phần lớn các nhân tố khí hậu như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió và các nhân tố khác như thức ăn luôn thay đổi theo thời gian và không gian

- Những thay đổi của các NTST có thể theo chu kì hoặc không có chu kì rõ ràng Chúng tác động đến cơ thể sinh vật theo những quy luật khác nhau

Trang 10

Các nhân tố hữu sinh Người Các nhân tố vô sinh

- Nhân tố con người được tác khỏi nhân tố hữu sinh thành 1 nhân tố độclập Do sự phát triển cao về trí tuệ, nên con người đã tác động vào thiên nhiênbằng các hoạt động của mình, thông qua chế độ xã hội Trong quá trình tồn tạicủa mình, con người không chỉ thai thác thiên nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên,biến các cảnh quan hoang sơ thành các cảnh quan văn hóa, nhằm thỏa mãn nhucầu vật chất và văn hóa ngày càng cao của mình Vì vậy, hoạt động của conngười đã làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳnmôi trường và sinh giới ở nhiều nơi

Trang 11

II MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ CÁC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRÊNCẠN

1 Nguồn gốc, thành phần, cấu trúc của lớp đất bề mặt

1.1 Nguồn gốc

- Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do quá trình phong hóa cáclớp đá gốc dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài củaTrái Đất Hoạt động của các sinh vật như thực vật, động vật và nhất là các sinhvật có vai trò quân trọng trong quá trình hình thành đất

- Con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến biến đổi của Trái Đất và sựhình thành lớp đất mặt

- Đất được hình thành trước khi con người xuất hiện

- Bằng các hoạt động sản xuất của mình, con người có vai trò quan trọngđến sự hình thành 1 số loại đất: Đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất sói mòn trơsỏi đá

Mùn trong đất có 3 nhóm chính: axit humic, axit funvonic và hợp chấthumin Các axit mùn có thể ở dạng tự do hoặc kết hợp, nhưng đa sô chúng đều

Trang 12

kết hợp với các cation canxi, magie, sắt, nhôm, Các loại đất khác nhau có tỉ lệaxit mùn khác nhau.

- Nước trong đất không tồn tại riêng rẽ mà liên kết với các phân tử rắntrong đất, với không khí và các khe hở trong đất Nước trong đất tồn tại ở 4 dạng

cơ bản: nước ở thể rắn; thể hơi, nước liên kết và nước tự do Nước tự do có vaitrò quan trọng đối với thực vật tạo nên nguồn nước ngầm cung cấp cho hoạtđộng con người

- Không khí trong đất là do không khí trong khí quyển thâm nhập vào và

do hoạt động sống của các sinh vật trong đất tạo nên, chúng nằm trong các khe

hở của đất

=> Nước và không khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trìnhphong hóa, là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trongđất và thực vật

1.3 Cấu trúc

Một phẫu diện đất điển hình thường có các tầng (từ trên xuống dưới)

- Tầng thảm mục, gồm xác hữu cơ: cành, lá, đang bị phân hủy

- Tầng tích lũy mùn, bề mặt chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy từ các sinhvật

- Tầng rửa trôi là tầng chỉ có khi sự rửa trôi mạnh liệt, cuốn trôi các vậtchất từ trên xuống

- Tầng tích tụ là tầng tập trung vật chất rửa trôi từ trên xuống, bao gồm sét

Trang 13

=> Cấu trúc của đất phụ thuộc vào thành phần cấp hạt và cấu tượng củađất, ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái của đất: khả năng giữ nước, độ tơi xốp,thoáng khí Đặc điểm của đất còn phụ thuộc vào khí hậu ở các đới Đất vừa làmôi trường sống, vừa trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp chất dinh dưỡng chosinh vật và con người.

- Trên thế giới có nhiều nhóm đất khác nhau:

+ Nhóm đất pốt dôn phân bố ở vùng có khí hậu rét, lượng mưa dồi dào vàđiều kiện thoát nước tốt

+ Những vùng khí hậu ôn hòa với rừng rụng lá theo mùa có nhóm đất nau

+ Nhóm đất đỏ, nghèo dinh dưỡng phân bố ở những vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới có lượng mưa phong phú

2 Các môi trường sinh thái trên cạn

- Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần xã cảnh quanvùng địa lí gọi là các sinh đới (biôme)

- Sinh đới là những vùng rộng lớn có những đặc thù nhất định về kiểu dất,khí hậu và sinh vật

- Từ địa cực về xích đạo có 8 biôme lớn trên cạn: đồng rêu, rừng thôngphương Bắc, rừng lá rộng ôn đới, rừng Địa Trung Hải, thảo nguyên, hoang mạc,savan và rừng rậm nhiệt đới

2.1 Đồng rêu đới lạnh

- Phân bố ở vùng cực lạnh, nước đóng băng quanh năm

Trang 14

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất không quá 10°C.

- Ngày mùa hạ dài, Mặt Trời có những tháng không lặn Mùa đông, đêmcũng kéo dài hàng tháng

- Thành phần thực vật nghèo, chủ yếu là rêu, thân gỗ chỉ có phong lùn vàliễu miền cực chỉ cao bằng ngón tay

- Thành phần động vật nghèo, chỉ có gấu Bắc cực

2.2 Rừng lá nhọn phương Bắc (rừng Taiga)

- Phía Nam là rừng Taiga gồm chủ yếu những cây lá nhọn: thông, linhsam, vân sam, thông rụng lá

- Mùa đông dài, khí hậu lạnh

- Hệ động vật nghèo về số lượng loài, những loài thú lớn như hươucanađa, nai sừng tấm chúng ăn mần cây, vỏ cây và địa y; thú ăn thịt có gấu, chósói và cáo Chim định cư thì không nhiều, hầu hết ăn hạt cây, nhiều loài về mùađông di cư xuống phía nam

2.3 Rừng lá rộng ôn đới

- Phát triển ở phía Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á

- Mùa hè ấm, lượng mưa vừa phải; mùa đông thời tiết khắc nhiệt làm cho

lá câu rụng

- Có giới động vật phong phú: trên cây có sóc, chim, ; trên đất có hươu,lợn lòi, chó sói, chuột,

2.4 Rừng Địa Trung Hải

- Có nhiều ở châu Âu, hiện nay đã bị suy thoái, trừ 1 số nơi được ưu tiênbảo vệ thì rừng gồm 1 số cây xanh tốt như sồi xanh, sồi bần

2.5 Thảo nguyên (đồng cỏ ôn đới)

- Có mùa hạ dài và nóng, sang mùa đông thì đỡ lạnh và có ít tuyết

Trang 15

- Thảm thực vật chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm ưu thế Bao gồm nhữngđộng vật ăn thực vật chạy nhanh: bò bisông, ngựa hoang, lừa, sóc, chó sói đồngcỏ.

2.6 Hoang mạc

- Có ở miền nhiệt đới và ôn đới

- Mưa ở hoang mạc thường rất hiếm

- Giới thực vật nghèo chỉ có 1 số cây bụi xơ xác, lá cây nhọn gần nhưbiến thành gai nhọn, song có những cây mọng nước Những cây khác mọcnhanh về mùa xuân, ra hoa, kết quả nhanh trong vòng 1 tháng rồi chết khi đấtbắt đầu khô

- Trên mặt đất chỉ có những loài thú chịu khát như lạc đà 1 bướu và tronglòng đất, các loài gặm nhấm sống phong phú

2.7 Savan (hay đồng cỏ đới nóng)

- Ít mưa; mùa mưa ngắn, mùa khô dài

- Về mùa khô, cây phần lớn rụng lá, cỏ khô vì thiếu nước Cỏ mọc thànhrừng, nhiều nhất là cỏ tranh lá dài, sắc nhọn

- Trên mặt đất, chỉ có những loài thú cỡ lớn: linh dương, báo, sư tử, chimchạy (đà điểu )

- Do do thiếu nước tưới và chăn nuôi dê, cừu phát triển nên nhiều savanđang chuyển dần thành hoang mạc

2.8 Rừng rậm nhiệt đới

- Phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm

- Rừng nhiệt đới không rụng lá theo mùa, quanh năm xanh tốt, tạo thànhnhiều tầng; có hệ động vật, thực vật phong phú Được xem là khu vực có độ đadạng sinh học cao và điển hình

- Do sự khai thác quá mức làm rối loạn chu trình sống của các thảm thựcvật

Trang 16

III MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1 Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

- Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh vật

- Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống và chiếmtới 80 - 95% khối lượng của các mô sinh trưởng

- Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể sinh vật:quang hợp, vận chuyển và trao đổi khoáng; vận chuyển máu và chất dinh dưỡng

- Môi trường nước có độ đậm đặc lớn hơn môi trường không khí

- Trong quá trình phát triển cá thể: ấu trùng của ếch, nhái, muỗi không thểtách khỏi môi trường nước; hoặc 1 số động vật chỉ có thể sống ở môi trường ẩmướt như ốc sên, giun, ếch, nhái,

- Nhiệt độ trong nước có biên độ dao động hẹp Sinh vật sống trong nước

có giới hạn hẹp về nhiệt so với sinh vật sống trên cạn

Trang 17

2.2 Lượng oxi trong nước

- Hệ số khuếch tán của oxi trong nước nhỏ hơn không khí khoảng 320000lần, có hàm lượng không quá 10ml/1 lít, ít hơn trong không khí 21 lần

- Hô hấp của sinh vật trong nước tương đối phức tạp Oxi trong nướcnước có nguồn gốc chủ yếu nhờ quang hợp của tảo, thực vật và khuếch tán từkhông khí

- Trong môi trường nước, tầng nước mặt có nhiều oxi hơn lớp nước dướisâu

2.3 Tỉ trọng của nước

- Nước có tỉ trọng lớn nhất ở 4°C

- Tỉ trọng của nước thay đổi theo nhiệt độ Vì vậy, trong môi trường nướcluôn xảy ra dòng đối lưu thẳng đứng do có sự khá nhau về tỉ trọng ở tầng nướcmặt và tầng sâu

2.4 Áp suất của nước

- Thay đổi theo chiều sâu: càng ở dưới sâu ấp suất càng tăng

- Các loài cá ở tầng trên, tầng giữa và tầng đáy có cấu tạo và đặc điểmhình thái cấu tạo khác nhau

2.5 Dòng chảy

- Tạo nên sự luân chuyển các tính chất vật lí và hóa học của môi trườngnước

- Các vị trí khác nhau của sông, suối có vận tốc dòng chảy khác nhau

- Để thích ứng được các tốc độ nước chảy khác nhau, 1 số loài các có cấutạo thay đổi

2.6 Các chất lơ lửng trong môi trường nước

- Là các hạt đất, mảnh vụn có nguồn gốc từ sinh vật

- Các chất lơ lửng có ảnh hưởng đến độ trong và thành phần ánh sángtrong môi trường nước, ảnh hưởng đến sự sống của các thực vật trong nước

Trang 18

- Dựa vào thành phần các loại muối trong nước và độ mặn, người ta chiathành: Nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

+ Nước lợ là vùng giao tiếp giữa nước mặn của biển và nước ngọt củasông ngòi, có độ mặn thay đổi theo mùa từ 5 - 10 %, Cl = 8 -16 g/l

+ Môi trường nước mặn là biển và đại dương, chúng chiếm 71% bề mặtTrái Đất và có độ sâu trung bình hơn 4000m, độ mặn 30 - 38 % Thành phầnthực vật nghèo, nhiều tảo, vi khuẩn; động vật phong phú

+ Môi trường nước ngọt chiếm khoảng 4 - 5 % diện tích các lục địa, đượcđặc trưng bởi hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, đầm, phá), nước chảy (sông, suối)

có thành phần sinh vật thủy sinh khác nhau Dựa vào thành phần canxi trongnước, người ta chia nước ngọt thành 2 dạng: nước cứng có [Ca2+] > 25 mg/l;nước mềm có [Ca 2+] < 9mg/l

3 Những đặc điểm cơ bản của môi trường không khí và sự thích nghi của sinh vật

Không khí có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống Không một sinh vậtnào có thể sống thiếu không khí Không khí cung cấp ôxy cho các sinh vật hôhấp, sản ra năng lượng cho cơ thể hoạt động

Không khí được đặc trưng bởi: thành phần, độ đậm đặc, áp suất

- Độ đậm dặc của không khí thấp hơn nước nên ít có tác dụng nâng đỡ.Sinh vật sống trên mặt đất có cấu tạo riêng, đảm bảo cho cơ thể thích nghi vớimôi trường sống trong không khí: mô cơ ở thực vật và hệ cơ xương ở động vậtphát triển Động vật trên cạn khi di chuyển chịu ít lực cản, nên có đến 75% sốloài động vật sống trên mặt đất có khả năng bay, nhiều nhất là chim

- Áp suất và nhiệt độ không khí giảm khi lên cao (ở độ cao 5800m, ápsuất chỉ còn 380mmHg, nhiệt độ giảm /100m), nên càng lên cao số loài sinh vậtcàng ít Trên cao, áp suất giảm kèm theo ôxy giảm, làm tăng nhịp hô hấp vàđộng vật bị mất nhiều nước

Trang 19

- Thành phần không khí ở tầng đối lưu tương đối đồng đều Tính theo thểtích các chất khí chủ yếu là nitơ (78,19%), ôxy (21,45%), CO (0,03%), agon2

(0,9%) và các chất khí khác: hidro (H ), amoniac (NH ), ôxitcacbon (CO), đioxit2 3

lưu huỳnh (SO ), ôxit nitơ (NO), sunfua hidro (H S), hơi nước, ôzôn (O ), hêli2 2 3

(He)…

Trong không khí, hơi nước tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nhưng tạo ra độ

ẩm không khí Các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật đềuchịu ảnh hưởng nhiều của độ ẩm không khí Cơ thể sống trên cạn luôn có phảnứng chống sự mất nước, nhưng nhu cầu về độ ẩm không khí của các loài khônggiống nhau: cây samu, cao su sinh trưởng tốt ở nơi có độ ẩm cao, cây phi laochịu được độ ẩm thấp

Hoạt động sinh lí của cơ thể sinh vật bị ảnh hưởng khi môi trường khôngkhí bị ô nhiễm Thành phần của không khí bị thay đổi, đặc biệt là nồng độ cácchất: CH , SO , CO, NO, các hợp chất của Clo có nguồn gốc từ các hoạt động4 2

công nghiệp và giao thông vận tải do con người gây ra

Hoạt động của con người thải ra các chất khí: CO , CO, CFC…, gây hiệu2

ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Trái Đất

Trang 20

CHỦ ĐỀ: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN THIÊNNHIÊN

1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên là tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin ở TráiĐất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và

tế - kĩ thuật, phong tục, tập quán…

Tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên được sử dụngnhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội Tài nguyên thiên nhiên là khái niệm có tínhhai mặt Một mặt, chúng thuộc phạm trù xã hội có quan hệ đến trình độ pháttriển lực lượng sản xuất Mặt khác, chúng là những vật thể tự nhiên, sự phân bốcủa chúng do các quy luật tự nhiên chi phối Trình độ lực lượng sản xuất càngcao, thì càng nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên được con người sử dụng Dovậy, khối lượng, số lượng và khả năng sử dụng tài nguyên không ngừng biến đổi

2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chíkhác nhau

2.1 Phân loại theo các thuộc tính tự nhiên của chúng

- Tài nguyên đất đai

- Tài nguyên khí hậu

- Tài nguyên khoáng sản

Trang 21

- Tài nguyên biển và đại dương

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên năng lượng

2.2 Theo khả năng bảo tồn, tái tạo và tính chất hao kiệt

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên không bị hao kiệt vàtài nguyên có thể bị hao kiệt

- Tài nguyên không bị hao kiệt là những loại tài nguyên có trữ lượng rấtlớn và khối lượng của chúng không thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể trongquá trình sử dụng lâu dài

Ví Dụ: Năng lượng Mặt Trời Năng lượng gió, không khí, tổng trữ lượngnước của thế giới, năng lượng địa nhiệt… Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng khônghợp lí sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

- Tài nguyên có thể bị hao kiệt là những vật thể và hiện tượng tự nhiên

mà số lượng và chất lượng của chúng thay đổi một cách căn bản trong quá trình

sử dụng Tài nguyên có thể bị hao kiệt được phân thành:

+ Tài nguyên phục hồi là các tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liêntục và được con người sử dụng lâu dài như: rừng, động vật, độ phì của đất, nướcngọt Các tài nguyên phục hồi nếu được khai thác và sử dụng hợp lí thì khôngnhững không bị hao hụt đi trong quá trình sử dụng mà còn có thể giàu thêm.Chẳng hạn, việc bón phân, canh tác hợp lí và trồng cây họ đậu làm tăng độ phìcủa đất; việc lai tạo và chuyển đổi gen làm tăng số lượng loài sinh vật…+ Tài nguyên không có khả năng phục hồi là những tài nguyên có giớihạn về khối lượng, bị hao hụt dần trong quá trình sử dụng và không thể bổ sungđược Đó là toàn bộ khoáng sản và nhiên liệu Chúng được hình thành trong lịch

sử địa chất lâu dài Vì vậy cần phải hết sức tiết kiệm trong quá trình sử dụngchúng

Trang 22

2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng

- Tài nguyên cho các ngành sản xuất vật chất: cho công nghiệp (khoángsản, năng lượng, hải sản, lâm sản…), cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp(đất, nước, khí hậu…), cho xây dựng…

- Tài nguyên cho lĩnh vực không sản xuất vật chất (du lịch, chữa bệnh,nghiên cứu khoa học, dưỡng bệnh…)

3 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên

Mục đích của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên là nhằm:

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

để thỏa mãn nhu cầu của con người và phát triển nền kinh tế quốc dân

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên cao nhất

- Kết hợp những lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài về sử dụng tàinguyên

Nội dung của đánh giá tài nguyên thiên nhiên xác định: chủng loại và trữlượng tài nguyên; chất lượng, thành phần và tỉ lệ các thành phần có ích; cự likhai thác và định cư của lãnh thổ; điều kiện giao thông và chi phí chuyên trở tàinguyên tới nơi tiêu thụ; các giải pháp môi trường trong quá trình khai thác, vậnchuyển, chế biến và sử dụng tài nguyên…

II TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ NĂNG LƯỢNG

1 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là các thành tạo hóa – lí tự nhiên được trực tiếp sử dụnghoặc có thể lấy chúng ra từ kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành côngnghiệp Chúng có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng đá), lỏng (dầu mỏ, nướckhoáng) hoặc khí (khí đốt) và là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệphiện đại Khoáng sản chia làm 4 nhóm:

- Khoáng sản nhiên liệu: dầu mỏ, than, khí đốt, đá cháy, quặng phóng xạ,

Trang 23

- Khoáng sản không kim loại: secpentin, photphorit, apatit.

- Vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, đá hoa…

Trữ lượng khoáng sản của Trái Đất là một đại lượng hữu hạn Hằng năm,

có hàng trăm tỉ tấn quặng được lấy ra từ lòng dất và con số đó ngày càng tănglên do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Khai thác khoáng sản sinh ra mộtkhối lượng đất bóc và phế thải: 10 tỉ tấn do khai thác than, 65 tỉ tấn do khai thácquặng kim loại và 40 tỉ tấn do khai thác quặng kim loại Chính khối lượng đấtbóc và phế thải này lại cần một diện tích lớn để chứa và gây nhiều tác động tớimôi trường Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi lại được và đang cạnkiệt nhanh chóng Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này, cần phải thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp:

- Hoàn chỉnh các phương pháp thăm dò, tính toán và lập bản đồ địa chất

- Sử dụng công nghệ tạo ra ít chất thải, công nghệ sạch hay công nghệthân thiện với môi trường Đặc biệt cần nghiên cứu tìm những vật liệu mới thaythế

- Tiết kiệm trong quá trình khai thác, sàng tuyển, sử dụng khoáng sản vàtìm kiếm thêm các nguồn khoáng sản mới ở đáy đại dương

2 Tài nguyên năng lượng

Năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc chủ yếu từ năng lượng Mặt Trời

và năng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất Năng lượng Mặt Trời tồn tại ở cácdạng chính là bức xạ Mặt Trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng

Trang 24

lượng chuyển động của thủy quyển, khí quyển (gió, bão, sóng, các dòng chảysông suối, các dòng hải lưu…) Năng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất có cácdạng chính là các nguồn nước sóng, năng lượng núi lửa, năng lượng phóng xạ,năng lượng của các khối đất đá nóng trong thạch quyển…

Tài nguyên năng lượng của Trái Đất có thể được phân thành một số dạng

là cường độ yếu và không ổn định, khó chuyển hóa thành năng lượng thươngmại

+ Năng lượng gió, thủy triều, sóng biển và các dòng hải lưu là nhữngloại năng lượng tái tạo, sạch, có trữ lượng lớn và việc sử dụng chúng không gây

ô nhiễm môi trường

+ Thủy năng là năng lượng sạch Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứanước lớn gây ra nhiều tác động tới môi trường: động đất cưỡng bức, thay đổi khíhậu và thời tiết khu vực, mất đất canh tác,…

+ Năng lượng địa nhiệt tồn tại dưới các dạng: hơi nước nóng và nhiệtthoát ra từ các vùng có hoạt động núi lửa; năng lượng của các suối nước nóng,năng lượng của các khối macma; gradien nhiệt của các lớp đất đá Ưu điểm làviệc khai thác và sử dụng chúng không gây ra ô nhiễm môi trường, mất ít diệntích và không gây hiệu ứng nhà kính Nhược điểm là diện tích phân bố hẹp, việc

Trang 25

khai thác các nguồn địa nhiệt lớn ở vùng núi lửa thường tiềm ẩn nhiều rủi ro vàtai biến môi trường.

+ Năng lượng nguyên tử và nguyên tử hạt nhân là các dạng năng lượng

cơ bản khác của Trái Đất Chúng có mặt trong lòng đất từ khi Trái Đất hìnhthành và có khối lượng đủ cung cấp cho nhân loại trong thời gian dài Nhưngkhả năng khai thác năng lượng nguyên tử và hạt nhân còn bị giới hạn bởi sựthiếu an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và khả năng điều khiển phản ứngtổng hợp hạt nhân

- Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng củathiên nhiên (than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy,…)

=> Có vai trò quan trọng đối với đời sống con người do mật độ nănglượng cao, dễ sử dụng, khá phổ biến và dễ trao đổi

+ Than đá có trữ lượng rất lớn Than được dùng để tạo ra điện, hơinước, nhiệt trong các nhà máy luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng,…

+ Dầu mỏ, khí đốt đang và sẽ là nguồn năng lượng quan trọng củaloài người trong vài thập kỉ tới Dầu mỏ và khí đốt chiếm 51-62% nguồn nănglượng của các quốc gia

- Năng lượng điện là dạng năng lượng đặc biệt, được phát minh vào thế

kỉ XVIII, hiện đang là dạng năng lượng phổ biến và quan trọng nhất của conngười

* Tài nguyên năng lượng ở Việt Nam với nguồn năng lượng khá phongphú với khoảng 10 tỉ tấn than, 4-5 tỉ tấn dầu mỏ, 30 triệu kW thủy năng, khoảng

18 vạn tấn khoáng Uranium, 400 nguồn nhiệt suối khoáng thiên nhiên có nhiệt

độ trên mặt từ 75 đến 100*C, ngoài ra còn có năng lượng Mặt Trời, gió, thủytriều, sóng biển…

Trang 26

III TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG VÀ KHÍ HẬU

1 Tài nguyên đất

Đất là vật thể tự nhiên tương đối độc lập được hình thành do kết quả tácđộng tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thờigian, con người

Đất có các chức năng cơ bản sau đây:

- Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và pháttriển

- Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoángsản và hữu cơ

- Là nơi cư trú cho các động, thực vật trong đất

- Là địa bàn để xây dựng các công trình kinh tế, cư trú, văn hóa, an ninh

và quốc phòng

- Là địa bàn để lọc và cung cấp nước

Đất là loại tài nguyên có giới hạn về diện tích và một trong những tínhchất độc đáo của đất là độ phì nhiêu Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấpnước, thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ) cho câysinh trưởng và phát triển bình thường Độ phì nhiêu của đất có thể phục hồi lạiđược nhờ chế độ canh tác hợp lí

Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới khoảng 148 triệu Tỉ lệ phần trămcác loại đất trên thế giới như sau: tuyết băng hồ - 11,5%, đất hoang mạc – 8,7%,đất núi – 16,3%, đất đài nguyên – 4%, đốt potdon – 9,2%, đất nâu rừng – 3,5%,đất đỏ - 17,1%, đất đen – 5,2%, đất màu hạt dẻ - 8,9%, đất xám – 9,4 %, đấtphù sa – 3,9%, các loại đất khác – 3,2% (FAO 1990)

* Hiện trạng sử dụng đất của thế giới:

- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh không sản xuất được

Trang 27

- 20% diện tích đất ở vùng quá khô hay hoang mạc cũng không sản xuấtđược

- 20% diện tích đất ở vùng quả dốc không canh tác nông nghiệp được

- 10% diện tích đất ở vùng có tầng đất mỏng

- 10% diện tích đang trồng trọt

- 20% đang làm đồng cỏ, gồm những đồng cỏ chăn thả tự nhiên và đồng cảthâm canh

* Hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam:

Việt Nam có 6 quá trình làm cho đất thoái hóa: do xói mòn, rửa trôi; nạncát bay ở vùng duyên hải; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa; đất thoái hóa do canhtác nông nghiệp, chăn nuôi; đất thoái hóa do khai thác

Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa làm mất đi một phần đất nôngnghiệp ở đồng bằng và thung lũng, sự gia tăng dân số gây sức ép đến đất đai.Việt Nam hàng năm số đất nông nghiệp bị mất cho việc xây dựng nhà cửakhoảng trên 10.000 ha Từ năm 1978 đến nay, đã có trên 130.000 ha đất được sửdụng cho thủy lợi, 62.000 ha cho giao thông và 21.000 ha cho xây dựng côngnghiệp

Ngày 02/03/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số387/QĐ-BTNMT về việc Phê duyệt và Công bố kết quả thống kê diện tích đấtđai của cả nước năm 2020

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, Tổng diện tích tự nhiên của cả nước

là 33.134.427 ha Cụ thể diện tích từng nhóm đất như sau:

- Thứ nhất là Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.983.482 ha

Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 11.718.391 ha; Đất lâmnghiệp có diện tích là 15.404.790 ha; Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là

Ngày đăng: 06/02/2025, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w