1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan sát mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và tưởng tượng của con người sv tự chọn Độ tuổi

17 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Sát Mô Tả Và Giải Thích Về Tri Giác, Tư Duy Và Tưởng Tượng Của Con Người
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Tâm Lý Giáo Dục Học
Thể loại Bài Tập Tâm Lý Học Đại Cương
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

Định nghĩa: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.. Đặc điểm - Là quá trình t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC

=====o0o=====

BÀI TẬP TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên :

Mã sinh viên :

Lớp :

Khoa :

Hải Phòng, năm 2023

1

Trang 2

I Quan sát mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và tưởng tượng của con người Sv tự chọn độ tuổi

A TRI GIÁC

1 Khái niệm tri giác

1.1 Định nghĩa:

Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan

1.2 Đặc điểm

- Là quá trình tâm lý

- Tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng

- Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp

- Tri giác là một hành động tích cực của con người

 So sánh quá trình cảm giác và tri giác:

 Giống nhau:

- Là quá trình tâm lý

- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng

- Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan

 Khác nhau:

- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định

- Tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người

1.3 Vai trò

2

Trang 3

- Trị giác giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý hành động của mình trong thế giới

- Tri giác cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy, tưởng tưởng và sáng tạo

2 Quan sát và năng lực quan sát

 Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có

mục đích rõ rệt

Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát

- Chuẩn bị chu đáo trước khi quan sát

- Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống

- Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

- Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát

- Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí những kết quả đó và rút ra những nhân xét cần thiết

 Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm

quan trọng, chủ và đặc sắc của sự vật, hiện tượng

3 Các quy luật cơ bản của tri giác

3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác

- Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan

3

Trang 4

- Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tượng) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù hợp với thế giới đồ vật

3.2 Quy luật về tính lựa chọn của trị giác

 Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn

 Bối cảnh là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ngoài đối tượng tri giác

 Đối tượng của tri giác là hình Bối cảnh tri giác là nền

Ví dụ: Bức tranh Bà già và cô gái

 Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan

 Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm đặc điểm của vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản ); đặc điểm của cá điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ); sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác

 Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hướng của cá nhân, vốn kinh kiệm sống

3.3 Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác

 Khi tri giác một sự vật, hiện tượng con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ

ra được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân

 Tính có ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra công dụng của sự vật hiện tượng càng cụ thể, càng chính xác

 Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể

3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác

4

Trang 5

 Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi

Ví dụ: Trước mắt ta có một cái cây thì dù ta ở vị trí nào, gần hay xa trong óc ta vẫn có hình ảnh trọn vẹn về cái cây đó

 Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trường hợp chúng ta tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy, ta luôn cảm giác thấy giấy có mầu trắng kể cả khi

ta viết dưới ánh mặt trời cũng như lúc hoàng hôn, khi mà độ sáng có thể giảm đi

cả trăm lần

 Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Do cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định

- Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược giúp

cơ thể phản ánh được những đặc điểm của đối tượng đang tri giác cùng với những điều kiện tồn tại của nó

- Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tượng

3.6 Quy luật tổng giác

 Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn

 Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm:

- Tư duy, trí nhớ, cảm xúc

- Tâm trạng, chú ý, tâm thế

- Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,

- Nhu cầu, hứng thú, tình cảm Những đặc điểm nhân cách này chi phối:

- Tốc độ tri giác

- Độ chính xác của tri giác

 Khả năng tổng giác của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Khả năng tổng giác trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt của con người

Kết luận sư phạm:

5

Trang 6

Trong sử dụng đồ dùng dạy học

- Sử dụng màu sắc hợp lý khi muốn gây sự chú ý

- Sử dụng ngôn ngữ để tách được những nội dung bản chất

Trong giảng dạy, luôn tạo cho học sinh có thói quen phân loại tri thức để có thể lĩnh

hội tốt hơn

Tránh định kiến trong giao tiếp với học sinh.

Giúp học sinh phản ánh đúng những đặc điểm của sự vật hiện tượng khi tri giác.

B TƯ DUY

1 Khái niệm chung về tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mỗi liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện tượng khách quan, mà trước đó ta chưa biết

Bản chất của tư duy: Về nội dung phản ánh, tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng

- Về phương thức phản ánh, tư duy phản ánh gián tiếp, khái quát nhờ ngôn ngữ, nhờ thao tác tư duy, nhờ máy móc, nhờ kết quả của nhận thức của loài người

- Sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý, định lý, quy luật

2 Đặc điểm của tư duy

6

Trang 7

a) Tính “có vấn đề” của tư duy

 Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người Muốn kích thích được tư duy phải có đồng thời hai điều kiện sau:

 Trước hết phải gặp tình huống có vấn đề Tức là tình huống có chứa một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp cũ mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không đủ sức để giải quyết những vấn đề mới đó, tức là phải tư duy

 Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, có nhu cầu giải quyết và có đầy đủ tri thức để giải quyết vấn đề

 Trong dạy học cần làm xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề với học sinh, giúp học sinh có nhu cầu nhận thức, tình huống phải vừa sức đối với học sinh và

do quá trình học tập mang lại

b) Tính gián tiếp của tư duy:

 Khác với nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh các sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp

 Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy Nhờ ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (Các quy luật, quy tắc, khái niệm ) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát ) để nhận thức cái bên trong, cái bản chất của sự vật hiện tượng

 Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người

sử dụng những công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế ) để nhận thức đối tượng

mà không thể trực tiếp tri giác chúng

 Nhờ tính gián tiếp của tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai

c) Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

7

Trang 8

 Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng, những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật và hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù Nói cách khác, tư duy mang tính trừu tượng và khái quát

 Nhờ đặc điểm này của tư duy mà con người có thể nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này, chứ không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại

Ví dụ: nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác dụng của nhiệt, người

kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray

d) Tư duy có liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Sở dĩ tư duy của con người có những đặc điểm đã nêu trên đây (tính có vấn đề, tính gián tiếp, trừu tượng và khái quát) chính là vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy

Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau (ngôn ngữ là vỏ bề ngoài của tư duy, tư duy được chứa đựng trong ngôn ngữ) nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được (bản thân từ, câu không phải là tư duy mà nó chỉ biểu hiện hình thức tư duy)

Đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

e) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

 Mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại, hai chiều; tư duy được tiến hành trên

cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp, tính đúng đắn của các kết quả

tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn, dưới hình thức trực quan Ngược lại, tư duy

và những kết quả của nó có ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính, làm cho nó mang tính lựa chọn, tính có ý nghĩa

 Những đặc điểm trên đây cho thấy tư duy là sản phẩm của sự phát triển lịch sử

xã hội, mang bản chất xã hội Nói cách khác, con người là chủ thể duy nhất của quá trình tư duy đích thực

f) Vai trò của tư duy

- Tư duy có vai trò to lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của con người

Cụ thể:

+ Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác, tri giác mang lại để đi sâu vào bản

8

Trang 9

chất của sự vật hiện tượng và tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau

+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn có khả năng giải quyết trước những nhiệm vụ của ngày mai, trong tương lai do nắm được bản chất, quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người

+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp giải quyết những cái tương tự nhưng chưa biết do đó, làm tiết kiệm công sức của con người

g) Các giai đoạn của tư duy

- Tư duy là một hành động trí tuệ Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống

có vấn đề và nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết Quá trình tư duy gồm những giai đoạn sau:

+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: Vì hoàn cảnh có vấn đề là điều kiện quan trọng của tư duy cho nên khi gặp hoàn cảnh có vấn đề chủ thể tư duy phải ý thức được đó là tình huống có vấn đề cho bản thân mình, tức là đặt ra vấn đề cần giải quyết phát hiện ra mâu thuẫn chứa trong tình huống có vấn đề, mâu thuẫn giữa cái

đã biết và cái chưa biết, phải tạo ra nhu cầu giải quyết Việc xác định vấn đề dưới dạng nhiệm vụ, quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy

+ Huy động các tri thức, kinh nghiệm: Là khâu làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt + Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết (Cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ của tư duy)

9

Trang 10

+ Kiểm tra giả thuyết: Tìm sự tương ứng của giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn để đi đến khẳng định, phủ định hoặc chính xác hóa giả thuyết đã nêu

+ Giải quyết nhiệm vụ: Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, tức là đi đến câu trả lời cho vấn đề đặt ra

 K.K.Platônốp đã sơ đồ hoá các giai đoạn đó như sau:

Chú ý: Một quá trình tư duy nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn trên

và theo đúng trình tự xác định Tính giai đoạn của tư duy mới chỉ phản ánh được cấu trúc bề ngoài của tư duy, tức là mới chỉ nói đến cái bề ngoài, còn nội dung bên trong là một quá trình phức tạp diễn ra trên cơ sở những thao tác tư duy đặc biệt (thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc)

h) Các thao tác tư duy

+ Phân tích — tổng hợp:

 Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần, thuộc tính, quan hệ khác nhau để nhận thức

nó sâu sắc hơn

10

Trang 11

 Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các bộ phận, thành phần thuộc tính, quan hệ của đối tượng nhận thức thành một chỉnh thể

 Phân tích và tổng hợp thống nhất với nhau Sự phân tích được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện trên kết quả của phân tích

+ So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy”

+ Khái quát hóa — trừu tượng hóa:

 Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tỉnh, liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại

 Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để sự gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy

 Các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, chúng thống nhất với nhau theo một hướng nhất định do nhiệm vụ tư duy quy định (chiến lược

tư duy) Các thao tác tư duy đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác tư duy trong một hành động tư duy

i) Các loại tư duy

Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia thành ba loại: Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng

Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy ở người trưởng thành được chia làm ba loại: tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lí luận

Trong thực tế, người trưởng thành rất ít khi sử dụng thuần tuý một loại tư duy mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó một loại nào đó giữ vai trò chủ yếu Ở con người đều có tất cả các loại tư duy và tính chất của hoạt động nghề nghiệp đã làm cho họ thiên về một loại tư duy cụ thể nào đó

11

Ngày đăng: 24/12/2024, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w