1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu, mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và hứng thú

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 15,16 MB

Nội dung

Vai trò: - Trong mối quan hệ này sẽ có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau: + Đầu tiên là quá trình đối tượng hóa quá trình xuất tâm: Là quá trìn

Trang 1

Sinh viên thực hiện: Tạ Vũ Phương Linh

Mã sinh viên: 233114201018

Lớp: ĐHGDMN.K24

Khoa: ĐHGDTH&MN

HẢI PHÒNG - 2024

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Vai trò của tâm lý học là nghiên cứu và hiểu về tư duy, cảm xúc,

hành vi và quá trình tâm lý của con người Tâm lý học giúp chúng tahiểu về cách con người nghĩ, cảm nhận và hành động trong các tình huống khác nhau Nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức và

công cụ để nắm bắt và giải thích các quá trình tâm lý, từ những khía cạnh cơ bản như học tập, nhận thức, cảm xúc, đến những khía cạnh phức tạp hơn như nhân cách, tình dục, tâm lý xã hội và bệnh tâm lý.Tâm lý học có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Ví

dụ, trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý học giúp chúng ta hiểu về quá

trình học tập và phát triển của trẻ em, từ đó đưa ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả Trong lĩnh vực kinh doanh, tâm lý học giúp

chúng ta hiểu về hành vi tiêu dùng, quản lý nhân sự và tạo ra môi

trường làm việc tích cực Trong lĩnh vực y tế, tâm lý học đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm lý và tâm thần

Tâm lý học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp và công nghệ để cải thiện chất lượng

cuộc sống và trị liệu cho những người có vấn đề tâm lý Nó cung

cấp cho chúng ta những kiến thức và công cụ để hiểu và hỗ trợ con người trong mọi khía cạnh của cuộc sống

II NỘI DUNG

ĐỀ 2

Câu 1: Tại sao nói tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp? Hãy liên hệ với bản thân

Câu 2: Tìm hiểu, mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và hứng thú

Câu 1: Tại sao nói tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và

giao tiếp? Hãy liên hệ với bản thân.

Theo quan niệm của duy vật biện chứng : tâm lí là thuộc tính củathứ vật chất có tổ chức cao (hệ thần kinh người, não người), là hìnhthức phản ánh đặc biệt của chủ thể đối với hiện thực khách quan.Trong đó quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội quyết định gián tiếptâm lí con người

Trang 3

- Tâm lí của con người là quá trình chuyển những kinh nghiệm xãhội lịch sử thành kinh nghiệm của bản thân mỗi người thông quahoạt động và giao tiếp.

*Về hoạt động:

1 Định nghĩa: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữacon người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả vềphía chủ thể (con người)

Điều đó có nghĩa là hoạt động giữ một vai trò thiết yếu việchình thành phát triển tâm lí con người

2 Vai trò:

- Trong mối quan hệ này sẽ có hai quá trình diễn ra đồng thời và

bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau:

+) Đầu tiên là quá trình đối tượng hóa( quá trình xuất tâm):

Là quá trình trong đó có chủ thể chuyển năng lực của mình thànhsản phẩm của hoạt động, hay nói cách khác là tâm lí của conngười( chủ thể ) sẽ được bộc lộ, được khách quan hóa trong quátrình làm ra sản phẩm

+) Thứ hai là quá trình chủ thể hóa( quá trình nhập tâm): Làquá trình khi con người hoạt động chuyển từ phía khách thể vào bảnthân những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức,nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh hay còn gọi là lĩnhhội thế giới

 Từ đó, chúng ta có thể thấy trong hoạt động con người vừa tạo

ra sản phẩm về phía thế giới lại vừa tạo ra tâm lí của minh Nói ngắngọn lại, tâm lí được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động

- Về nguồn gốc, tâm lí của con người là sản phẩm của hoạt động

Trang 4

- Mỗi hoạt động có những yêu cầu nhất định( nội dung, công cụlao động…) đòi hỏi con người phải biến đổi bẩn thân sao cho phùhợp với những yêu cầu đó.

Hoạt động là phương thức hình thành tâm lí người 

Ví dụ đặc trưng vai trò của hoạt động trong sự hình thành pháttriển tâm lí con người :

+ Trong thời kì từ 7-12 tuổi, hoạt động chủ đạo: học tập và pháttriển trí tuệ

 Đặc trưng tâm lí: lĩnh hội nển tảng của tri thức, phương phápnhận thức, chuẩn mực hành vi Sẽ ham mê, say sưa mày mò, tìmhiểu khám phá, năng động

* Về giao tiếp:

1 Định nghĩa: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với

con người, thông qua đó mà con người có thể bộc lộ, bày tỏ nhữngquan điểm, trao đổi với nhau về các thông tin, tư tưởng, cảm xúc trigiác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

* Nói ngắn gọn hơn, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệgiữa người với người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thểnày với chủ thể khác

 Cũng giống như hoạt động, giao tiếp cũng là yếu tố , là điềukiện cơ bản trong việc hình thành nên và phát triển tâm lí con ngườitheo từng giai đoạn khác nhau

2 Vai trò:

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người.Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuấthiện sớm nhất ở loài người

Trang 5

+ Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnhhội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội và tổnghòa các mối quan hệ xã hội thành bản chất con người, đồng thờicon người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng tri thức của nhânloại, xã hội.

+ Con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thứcđược các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thânmình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xãhội, tự đánh giá bản thân mình

Nói tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệngười- người, là yếu tố cơ bản của sự hỉnh thành và phá triển tâm lí

Ví dụ về vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâmlí:

+ Nhờ có ngôn ngữ, giao tiếp mà học sinh có thể hiểu, tiếp thu,được giải đáp sự thắc mắc bởi những người lớn hơn

* Mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động:

+ Giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khi con người trao đổinhững ý kiến, góp ý lẫn nhau để tạo ra một sản phẩm chung

+ Hoạt động cũng là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp

ví dụ như nháy mắt để ám chỉ một điều gì đó hay vẫy tay, bắt tay đểthay lời chào hỏi

Vì thế mà ta có thể khẳng định một điều cả giao tiếp và hoạtđộng đều là 2 mặt không thể thiếu trong quá trình hình thành và pháttriển tâm lí người

Từ tất cả các ý trên, tâm lí người là sản phẩm của hoạt động

và giao tiếp.

* Liên hệ với bản thân:

Trang 6

- Là một sinh viên năm nhất của trường Đại Học Hải Phòng, em sẽ

cố gắng tích cực tham gia các hoạt động: Học tập, nghiên cứu khoahọc và các hoạt động đoàn thể trong lớp, khoa và nhà trường Cốgắng xây dựng bài, tự tin giao tiếp làm quen với các bạn, thầy côtrong trường để có thể hoàn thiện bản thân, mở rộng vốn giao tiếp

và kinh nghiệm trong các hoạt động Tham gia các hoạt động và rènluyện giao tiếp sẽ là nhiệm vụ quan trọng của em trong suốt quátrình rèn luyện và học tập trong trường đại học, la cơ hội giúp emrèn luyện kỹ năng sư phạm, trau dồi kiến thức chuyên ngành và mởrộng các mối quan hệ giao tiếp

Câu 2 Tìm hiểu, mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và hứng thú của con người (SV tự lựa chọn độ tuổi)

* Về tri giác

- Định nghĩa:

+ Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh rõ một cách trọn vẹncác thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếptác động vào các giác quan của chúng ta

+ Tri giác nằm trong hoạt động nhận thức cảm tính, tri giác phảnánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định

+ Tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động củacon người

- Vai trò:

+ Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh hành

vi và hành động của con người trong thế giới xung quanh

+ Sự quan sát được phát triển như là một bộ phận cấu thành củacác thao tác lao động, giữ vai trò xác lập sự phù hợp của các sảnphẩm lao động với hình ảnh lí tưởng đã được hoạch định của nó

Trang 7

- Các qui luật cơ bản của tri giác:

1) Qui luật về tính đối tượng của tri giác

+ Tính đối tượng của tri giác được hình thành bằng sự tác động

của những sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới xung quanh vàogiác quan ta

+ Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc vềmột sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài Hình ảnh ấy một mặtphản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hìnhảnh chủ quan về thế giới khách quan

 Vì thế, tính đối tượng của tri giác có vai trò hết sức quan trọng,

nó chính là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạtđộng của con người

* Dưới đây là một bức ảnh, ví dụ giúp chúng ta hiểu rõ hơn qui

luật về tính đối tượng của tri giác:

Trang 8

- Như bức ảnh trên , chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bạn học sinh

đã sử dụng các giác quan của mình như dùng tay để sờ vào chiếcbàn đạp chạm, vào sự vật để từ đó hình thành lên tính đối tượng củatri giác

- Nhờ vốn hiểu biết trước đó của mình thông qua học hỏi hay làtìm hiểu, hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại đã cho bạn học sinhthấy đó là một chiếc bàn đạp của xe điện Đó là sự vật nhất định củathế giới bên ngoài

- Nghĩa là con người muốn tạo ra một hình ảnh tri giác thì sẽ phải

sử dụng và bao hàm các hoạt động của cơ quan phân tích, đồng thờicũng phải có sự hiểu biết rõ về sự vật, hiện tượng mà mình đang trigiác để có thể lấy nó ra thông qua các đặc điểm đặc trưng của sựvật, và đưa nó vào hình ảnh của sự vật, hiện tượng

 Từ đó, ta có thể thấy rằng nếu chỉ dựa trên những hình ảnh về đặcđiểm mà sự vật hiện tượng đem lại thông qua các giác quan khó có thể đemlại tri giác một cách đầy đủ, trọn vẹn

2) Qui luật về tính lựa chọn của tri giác

+ Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác: tri giác

là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh Vì vậy những sự vật(hay thuộc tính của sự vật) nào càng được phân biệt với bối cảnh thìcàng được ta tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn

+ Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan

như là sự hứng thú, nhu cầu, xu hướng… của mỗi cá nhân và yếu

tố khách quan ví dụ như đặc điểm của vật kích thích, đặc điểm hoàncảnh tri giác, ngôn ngữ của người khác…

+ Vai trò của đối tượng và bối cảnh cũng có thể hoán đổi cho nhautheo từng hoàn cảnh nhất định

Trang 9

* Dưới đây là một bức ảnh, ví dụ giúp chúng ta hiểu thêm qui luật

về tính lựa chọn của tri giác:

- _ - Như bức ảnh trên, ta có thể nhìn thấy một người phụ nữ đang

ngồi chăm chú nhìn vào chiếc máy laptop của mình Người phụ nữ

đã tri giác một sự vật đó là chiếc laptop đối diện, mặc dù xung

quanh phòng có rất nhiều sự vật khác nhau nhưng người phụ nữ chỉ chú ý vào chiếc máy laptop của mình, tức là người đó đã tách chiếc máy laptop của mình ra khỏi các bối cảnh xung quanh trong căn

phòng, lấy chiếc laptop đó làm đối tượng phản ánh của mình

- Khi người phụ nữ tri giác vào chiếc máy laptop đó, thì chiếclaptop trở thành đối tượng tri giác của người phụ nữ, tất cả các sựvật, hiện tượng xung quanh như những người xung quanh, cốc tràsữa bên cạnh laptop,… đều trở thành bối cảnh( cái nền) của sự trigiác

- Cũng có thể trong một hoàn cảnh nào đó, đối tượng người phụ

nữ chọn không còn là chiếc laptop nữa mà là cốc trà sữa do nhu cầukhát và cần một cái gì đó để uống của người phụ nữ đó Vì thế, đốitượng sẽ là cốc trà sữa và bối cảnh là chiếc máy laptop

Trang 10

 Thể hiện được vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoánđổi cho nhau.

3) Qui luật về tính có ý nghĩa của tri giác

- Những hình ảnh chúng ta tri giác, thu nhận được luôn luôn có

một ý nghĩa xác định Điều đó phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn sự vật, hiện tượng, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năngngôn ngữ của mỗi người

 Điều đó sẽ giúp con người gọi được tên của sự vật, hiện tượng

và sắp xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sựvật xác định và khái quát, gọi nó trong một từ nhất đinh Trong trigiác, việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh được gắn liền với việchiểu ý nghĩa và tên gọi của nó

- Vai trò của qui luật này cũng sẽ giúp chúng ta gọi tên ra được đó

là sự vật hiện tượng gì và biết được công dụng chính của nó

* Sau đây là hình ảnh ví dụ để giúp ta hiểu rõ hơn qui luật tính có

ý nghĩa của tri giác:

Trang 11

- Như bức ảnh trên, chúng ta có thể thấy người đàn ông đang tri giácvào một sự vật mà anh đang cầm ở trên tay Anh đã tách đối tượng

đó ra khỏi các bối cảnh xung quanh thì việc hiểu ý nghĩa và tên gọicủa sự vật đó sẽ khá dễ dàng Nhờ việc có vốn hiểu biết, kinhnghiệm từ trước đó nên người đàn ông đã biết rằng thứ mình cầmtrên tay được gọi là cái cốc thủy tinh

- Ngoài biết được tên gọi, nguời phụ nữ còn hiểu rõ được côngdụng mà mục đích sử dụng của sự vật đó là để uống và đựng nước.Không chỉ vậy, do cái cốc thủy tinh được làm bằng vật liệu thủytinh nênrất dễ vỡ, người đàn ông đã hiểu ra ý nghĩa đó và thực hiệnhành động cầm sự vật đó tương đối nhẹ nhàng

Trang 12

 Từ đó, qui luật này có thể thấy rõ vì sao phải đảm bảo việc trigiác những tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ để truyền đạt đầy đủ,chính xác trong việc dạy học.

4) Qui luật về tính ổn định của tri giác

- Tính ổn định của tri giác là khẳ năng phản ánh sự vật, hiện tượngmột cách không thay đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi

- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúccủa sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thờiđiểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinhcũng như vốn kinh nghiệm về đối tượng Là điều kiện cần thiết củahoạt động thực tiễn của con người

* Sau đây là hình ảnh, ví dụ để ta hiểu rõ hơn qui luật về tính ổn định của trigiác:

- Như bức ảnh trên, chúng ta có thể thấy một anh chàng đang viếtbài vào một trang giấy trắng dưới ánh đèn học màu cam

Trang 13

- Khi ánh đèn học chiếu vào tờ giấy trong một không gian tối, thìvõng mạc của anh chàng sẽ hiện lên tờ giấy đó có màu cam thay vì

là màu trắng Nhưng nhờ tính ổn định khi tri giác và sự kinh nghiệmhiểu biết về tờ giấy từ trước đó, anh chàng vẫn tri giác được tờ giấy

có màu trắng thay vì là màu cam như võng mạc anh phản chiếu

Từ đó, tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạtđộng và đối tượng là một điều kiện cần thiết để định hường trongmôi trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong mọi hoạt độngtrong thế giới đa dạng và biến đổi vô tận này

5) Quy luật tổng giác

- Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời

sống tâm lí con người, vào đặc điểm nhân cách của họ

- Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thếgiới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhâncách, đặc điểm tâm lý của con người cũng tham gia tích cực vào quátrình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh

vi và chính xác hơn

Quy luật tổng giác sẽ chịu ảnh hưởng từ sinh lí, tâm lí của conngười

- Nguyễn Du đã viết lên một câu thơ bất hủ để làm rõ qui luật này:

“Người buồn cảnh có vui bao giờ” Từ đó, ca có thể tháy tri giác làmột quá trình tích cực, ta có thể điều khiển được nó

* Dưới đây là bức ảnh, ví dụ để ta có thể hiểu rõ hơn về qui luật tổnggiác:

- Như chúng ta thấy, trong ảnh đang là một người phụ nữ với sắc mặtbuồn bã đang ngắm nhìn những chú cây nhỏ xinh xinh đựng trong các cốc

Trang 14

thủy tinh.

- Do tâm trạng của người phụ nữ đang không vui, cho nên khinhìn vào những chú cây xanh mát được đặt cạnh cửa sổ cùng vớikhung cảnh hữu tình, làn gió mát nhẹ của mùa xuân cô cũng thấykhung cảnh nơi đây không được đẹp

Có nghĩa rằng khi tâm trạng ta không vui, dù trước mắt làkhung cảnh có đẹp đến đâu đi chăng nữa thì ta cũng thấy nó rất là tẻnhạt

- Điều này cũng đúng khi ngược lại Nếu tâm trạng ta đang phấnkhởi, vui tươi thì đi đến đâu ngắm nhìn khung cảnh gì ta cũng sẽthấy sự vật hiện tượng đó rất đẹp và tràn đầy sức sống

* Về tư duy

- Định nghĩa: Tư duy là là một quá trình tâm lý phản ảnh nhữngthuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tínhquy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước

đó ta chưa biết

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN