Đây là một sự phân biệt đối xử về các loại thuế dựa vào nguồn gốc xuất xứ, hoàn toàn trái với quy định của Điều III:2 GATT về việc không áp dụng các khoản thuế nội địa hay các khoản lệ p
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT WTO -* -Chủ đề:
Tìm hiểu và phân tích nguyên tắc NT trong vụ việc DS59: Indonesia — Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Kết quả chấm bài của GV 1:……
Kết quả chấm bài của GV 2:………
Điểm số:………
Hà Nội ngày 16 tháng 04 năm 2023
Nhóm trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên) )
Phạm Hương Giang
1
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 3
I Tóm tắt vụ việc 3 II Vấn đề pháp lý 4 III Lập luận của các bên trong vụ việc 5 1 Bên nguyên đơn: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EC 5
2 Bên bị đơn: Indonesia 6
IV Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp và bình luận 7 1 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp 7
a) Phạm vi áp dụng của các biện pháp điều chỉnh bởi nguyên tắc đối xử quốc gia 7
b) Xác định sự phân biệt đối xử về thuế 9
2 Bình luận về ý kiến cơ quan giải quyết tranh chấp 10
C KẾT LUẬN 11
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
2
Trang 4A MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay Tiến trình hội nhập quốc tế nhìn chung đã mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nhưng cũng gặp phải không ít những thách thức, khó khăn Đó là sự gia tăng ngày càng nhiều về số lượng và phức tạp về nội dung các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc
tế Thực tiễn xét xử cho thấy rất nhiều các vụ kiện phát sinh đều liên quan chủ yếu tới nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)-một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động thương mại quốc tế Để cung cấp cái nhìn thực tế cho vấn
đề này, nhóm chúng em lựa chọn vụ việc “Indonesia — Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô” để nghiên cứu và tìm hiểu thêm ý kiến của
cơ quan tranh chấp về nguyên tắc NT và tầm ảnh hưởng của nó tới những đất nước đang phát triển hiện nay – điển hình trong vụ việc là Indonesia
B NỘI DUNG
I Tóm tắt vụ việc
Nguyên đơn: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng đồng Châu Âu
Bị đơn: Indonesia
Nhằm sản xuất “ô tô nội địa”, Indonesia đã thông qua các Chương trình
1993 và 1996
Chương trình 1993 quy định (1) giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận
và linh kiện ô tô, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của ô tô thành phẩm; (2) giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận được sử dụng để sản xuất các linh kiện và
bộ phận của ô tô, tỷ lệ hàm lượng nội địa càng cao thì thuế nhập khẩu càng giảm; (3) giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô có hàm lượng nội địa nhất định
Chương trình 1996 đưa ra các ưu đãi dành cho doanh nghiệp sản xuất “ô
tô nội địa”- thỏa mãn các yêu cầu về tỷ lệ hàm lượng nội địa Đối với các ô tô sản xuất tại Indonesia: (1) miễn thuế nhập khẩu và (2) miễn thuế tiêu thụ đặc biệt Khi xem xét các biện pháp của Indonesia, các bên cũng cho rằng Indonesia
đã dành tổng trị giá trợ cấp hơn 5% cho các sản phẩm hưởng ưu đãi
3
Trang 5Do đó, chỉ có các bộ phận và linh kiện của Hàn Quốc là có thể được hưởng de facto những ưu đãi này, bởi xe nội địa duy nhất được sản xuất tại Indonesia là một kiểu nhái của Kia Sephia Hàn Quốc Những ưu đãi trên được dành cho hàng của Hàn Quốc và làm thiệt hại cho các bộ phận cũng như linh kiện “tương tự” được nhập từ các thành viên khác của WTO (Bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EC,…)
Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt đưa ra đề nghị tham vấn với Indonesia vào tháng 10 và 11 năm 1996 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO chấp nhận luận điểm của nguyên đơn và cho rằng Chương trình năm
1993 đưa ra các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Điều khoản III:4 GATT và các lợi ích về thuế bán hàng theo các biện pháp đã vi phạm theo Điều III:2 GATT nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc gia
II Vấn đề pháp lý
Nguyên đơn cho rằng Chương trình của Indonesia là một yêu cầu về nội địa hóa và do đó không phù hợp với Điều 2 Hiệp định TRIMS và Điều III:4 của1
GATT Ban Hội thẩm cần phải xác định xem các biện pháp này có phù hợp với Điều III không Từ đó, đặt ra vấn đề giải thích điểm 1 của danh sách trong Danh mục minh họa của Hiệp định TRIMs mà bên đi kiện viện dẫn
Ban Hội thẩm cần xem xét liệu việc thuế nhập khẩu quy định trong các Chương trình ô tô của Indonesia có thuộc phạm vi áp dụng của điều III:4 GATT hay không
Trong vụ việc, các bên phản đối sự phân biệt đối xử về thuế của Indonesia đối với sản phẩm của họ Ngược lại, Indonesia cho rằng ô tô nhập khẩu và nội địa không giống nhau Như vậy, điều đặt ra cho Ban Hội thẩm là cần xác định xem đây có phải hai loại “sản phẩm tương tự” hay không
Cuối cùng, đứng trên danh nghĩa là một quốc gia đang phát triển liệu việc
áp dụng Hiệp định SCM (liên quan tới đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho quốc gia đang phát triển) có phù hợp với điều III:8(b) để bào chữa cho chương trình “ưu ái” sản phẩm trong nước của Indonesia không
III Lập luận của các bên trong vụ việc
1 Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs có nội dung như sau: “… không một thành viên nào được phép áp dụng
TRIMs trái với các quy định tại Điều III hoặc Điêu x của GATT 1994”.
4
Trang 61 Bên nguyên đơn: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EC
Bên nguyên đơn lập luận rằng những lợi ích về thuế doanh thu do chương trình 1993 và chương trình 1996 mang lại là không phù hợp với điều III:2 GATT Cụ thể, nguyên đơn cho rằng Indonesia đã đánh thuế các sản phẩm nhập khẩu cao hơn các sản phẩm nội địa tương tự đơn giản vì nguồn gốc xuất xứ của
nó hoặc tỷ lệ nội địa hóa chưa đủ Đây là một sự phân biệt đối xử về các loại thuế dựa vào nguồn gốc xuất xứ, hoàn toàn trái với quy định của Điều III:2 GATT về việc không áp dụng các khoản thuế nội địa hay các khoản lệ phí nội địa vượt quá cho các sản phẩm nội địa dù trực tiếp hay gián tiếp
Bên nguyên đơn cáo buộc rằng việc miễn thuế doanh thu và thuế hải quan đối với các bộ phận linh kiện trong Chương trình năm 1996 vi phạm điều I:1 GATT liên quan đến 3 yếu tố: “lợi thế”, “sản phẩm tương tự” và “vô điều kiện” Được biết dòng xe “ô tô quốc gia” của Indonesia là bản sao của hãng Kia Sephia thuộc Hàn Quốc, do đó các sản phẩm nhập khẩu của Hàn Quốc bao gồm xe, các
bộ phận, phụ tùng ô tô sẽ có “lợi thế” về việc miễn thuế doanh thu và thuế hải quan, trong khi các “sản phẩm tương tự” khác từ các quốc gia thành viên lại không được hưởng ưu đãi đó “vô điều kiện” chỉ vì không đủ tỷ lệ nội địa hóa Điều này đã gây ảnh hưởng tới việc nhập khẩu các bộ phận, phụ tùng ô tô tương
tự từ những quốc gia thành viên khác
Nhật Bản đã cáo buộc rằng chương trình Ô tô Quốc gia vi phạm điều X:1 GATT, cho rằng Indonesia công bố các quy định thương mại chậm trễ và không
“theo cách thức để chính phủ và thương nhân làm quen với chúng” Nhật Bản cũng cáo buộc rằng Indonesia vi phạm Điều X:3 yêu cầu về quản lý đồng bộ, công bằng và hợp lý các quy định (liên quan đến các mức thuế, chi phí và các khoản thu khác)
Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ lập luận rằng việc miễn thuế hải quan và thuế doanh thu trong Chương trình Ô tô năm 1996 là biện pháp trợ cấp “cụ thể” gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với lợi ích của họ theo Điều 5(c) Hiệp định SCM2 Hoa Kỳ lập luận rằng việc Indonesia “mở rộng phạm vi” trợ cấp dựa trên
tỷ lệ nội địa hóa đã vi phạm Điều 28.2 Hiệp định SCM đồng thời cho rằng3
2 5(c) SCM: “Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của
Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như: gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác”
3 28.2 “Không một Thành viên nào mở rộng phạm vi của những chương trình đó và không một chương trình
nào sẽ được gia hạn thêm khi hết hạn”
5
Trang 7Indonesia đã vi phạm Điều 3 Hiệp định TRIPS (đãi ngộ quốc gia) bởi các điều khoản trong Chương trình có dấu hiệu phân biệt đối xử với các thành viên WTO khác
2 Bên bị đơn: Indonesia
Indonesia cho rằng có tồn tại xung đột giữa điều III:2 GATT và Hiệp định SCM và chỉ có Hiệp định SCM là được áp dụng Họ cho rằng có sự xung đột chung giữa các điều khoản của Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM và các mục trong điều III hiệp định thương mại hàng hóa GATT
Indonesia cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu quy định trong các Chương trình ô tô của mình không phải là các quy định mang tính bên trong (trong thị trường nội địa) và do đó không thuộc phạm vi áp dụng của Điều III.4 Indonesia
đã nhấn mạnh tính không bắt buộc của các quy định liên quan tới tỷ lệ hàm lượng nội địa: các quy định này vẫn cho phép doanh nghiệp quyết định chọn nhà cung cấp khác để mua bộ phận và linh kiện xe Họ khẳng định rằng đa phần các
bộ phận và linh kiện để sản xuất ô tô của mình đều được làm theo đơn đặt hàng Thêm nữa, ô tô nhập khẩu và ô tô nội địa không tương tự nhau
Phía bị đơn lập luận rằng việc miễn thuế cho các sản phẩm nội địa là khoản chi trả trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa theo điều III:8 GATT
Cụ thể, Điều III:8(b) quy định rằng điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho nhà sản xuất nội địa Bởi vậy, những sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế cao hơn những sản phẩm nội địa
Họ cho biết chương trình tháng 6 năm 1996 đã hết hiệu lực Do vậy, việc miễn thuế hải quan và thuế doanh thu trong Chương trình này không là những biện pháp trợ cấp “cụ thể” gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với lợi ích của cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ dựa theo nghĩa của Điều 5(c) Hiệp định SCM Bên bị đơn đáp lại rõ ràng rằng Điều 28.1 quy định rằng Điều 28.2 chỉ áp dụng đối với những khoản trợ cấp không phù hợp với hiệp định SCM Theo Điều 27.3 Indonesia lập luận rằng bởi vì các khoản trợ cấp dựa trên tỷ lệ nội địa4
hóa là được phép nên chúng không mâu thuẫn với hiệp định SCM và do đó không vi phạm Điều 28 (điều này quy định về hướng giải quyết cho những Chương trình trợ cấp không phù hợp với các quy định của Hiệp định SCM)
4 Điều 27.3 TRIMS “Những quy định cấm tại điểm 1(b) Điều 3 sẽ không áp dụng với các Thành viên đang phát
triển trong thời gian năm năm, và sẽ không áp dụng với các Thành viên chậm phát triển nhất trong thời gian tám năm, kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.”
6
Trang 8IV Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp và bình luận
1 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp
* Ban Hội thẩm chấp nhận luận điểm của bên đi kiện Chương trình 1996
bị coi là không phù hợp với Điều I.1 của GATT khi xem xét lợi thế “vô điều kiện” và cân nhắc về “sản phẩm tương tự” Ban Hội thẩm gạt bỏ bào chữa của Indonesia khi Indonesia dựa vào điều 27 của Hiệp định SCM, cho rằng chỉ có các biện pháp trợ cấp dành cho nhà sản xuất được coi như các trợ cấp phù hợp với mục đích của điều III.8.b (chứ không phải các biện pháp phân biệt đối xử về thuế hoặc các dạng phân biệt đối xử khác đối với các sản phẩm) Do đó, các biện pháp trợ cấp của Indonesia bị coi là không phù hợp với các Điều 1 và III (2, 4) của GATT và 2 của Hiệp định TRIMs về nguyên tắc đối xử quốc gia.
a) Phạm vi áp dụng của các biện pháp điều chỉnh bởi nguyên tắc đối xử quốc gia
Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ lập luận rằng đây là một yêu cầu về nội địa hóa và do đó không phù hợp với Điều 2 Hiệp định TRIMS và Điều III:4 của GATT Khi xem xét cáo buộc khiếu nại này, Ban Hội thẩm trước hết đã xem xét mối quan hệ giữa Hiệp định TRIMS và Điều III:4 của GATT để có thể quyết định những cáo buộc nào cần xem xét trước Về điểm này, Ban Hội thẩm lưu ý rằng Hiệp định TRIMS "là một Hiệp định dược phát triển một cách toàn diện trong hệ thống WTO", áp dụng độc lập với Điều III và chứa đựng những điều khoản chuyển tiếp chuyên biệt bao gồm những yêu cầu thông báo Vì vậy, Ban Hội thẩm kết luận rằng Hiệp định TRIMS có sự tồn tại pháp lý độc lập, cụ thể hơn Điều III:4 liên quan tới phạm vi các cáo buộc đang được xem xét” Xem xét điều 2.1 Hiệp định TRIMS, Ban Hội thẩm cho rằng, điều khoản này yêu cầu phải có hai yếu tố để chỉ ra một vi phạm: (1) sự tồn tại của một biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại và (2) biện pháp đó mâu thuẫn với Điều III hoặc điều XI GATT (trong tranh chấp này các cáo buộc chỉ liên quan tới Điều III)
Thứ nhất, Ban Hội thẩm xem xét về việc liệu các biện pháp của Indonesia
có phải là “các biện pháp đầu tư” và “có liên quan tới thương mại” không Ban
5 Indonesia - Certain Measures Affecting the Automobile Industry - Report of the Panel (Báo cáo của Ban Hội thẩm), truy cập lần cuối ngày 17/04/2023
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_DownloadDocument.aspx?
Symbol=WT/DS54/R#WT/DS55/R#WT/DS59/R#WT/DS64/R&Language=English&CatalogueId=14191&Cont ext=ShowParts
7
Trang 9Hội thẩm cho rằng, Hiệp định TRIMS bao gồm cả đầu tư nước ngoài và đầu tư nội địa Chính vì vậy, đây là những biện pháp nhằm khuyến khích việc phát triển khả năng sản xuất trong nước đối với ô tô thành phẩm và các sản phẩm linh kiện
ở Indonesia nên những biện pháp trên là những biện pháp đầu tư Sau đó, họ lưu
ý rằng nếu các biện pháp là các yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa thì tất yếu sẽ liên quan đến thương mại vì các yêu cầu này khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm nội địa hơn là các sản phẩm nhập khẩu, do đó nó cũng ảnh hưởng tới thương mại
Thứ hai, điểm gây nên tranh cãi về các biện pháp “quy định các ưu đãi về thuế cho các ô tô thành phẩm có sử dụng một tỉ lệ phần trăm nội địa hóa nhất định và các ưu đãi bổ sung về thuế quan đối với các bộ phận và các linh kiện nhập khẩu sử dụng cho các ô tô thành phẩm có tỉ lệ phần trăm nội địa hóa nhất định”
Việc giải thích thuật ngữ “ưu đãi” đặt ra câu hỏi liên quan tới phạm vi áp dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia Ban Hội thẩm phủ nhận quan điểm của Indonesia về “việc giảm thuế nhập khẩu quy định trong các Chương trình ô tô của mình không phải là quy định mang tính bên trong – thị trường nội địa, do đó không thuộc phạm vi áp dụng điều III:4 GATT) Ban Hội thẩm cho rằng các lợi ích về thuế và phí hải quan đã cấu thành những “ưu đãi” rõ ràng theo Đoạn 1 Danh sách minh họa 6
Việc giải thích thuật ngữ “quy định” đặt ra câu hỏi về bản chất của các TRIMs bị cấm theo luật WTO Theo điểm 1 của Danh mục minh họa, trong số các biện pháp không phù hợp với Điều III, có việc đặt ra các điều kiện “mà chỉ khi tuân thủ các điều kiện này mới được hưởng một ưu đãi nào đó và biện pháp này quy định ( ) a Doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất
xứ trong nước ( )” Xét về mặt từ ngữ, điểm 1 có thể được hiểu là biện pháp liên quan phải tạo ra một nghĩa vụ, bắt buộc doanh nghiệp thực hiện một hành động – mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước Indonesia đã nhấn mạnh tính không bắt buộc của các quy định liên quan tới tỷ lệ hàm lượng nội địa: các quy định này vẫn cho phép doanh nghiệp quyết định chọn nhà cung
6 Đoạn 1 của Danh mục minh hoạ quy định về hai trường hợp vi phạm HIệp định TRIMS, bao gồm Các TRIMS không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia quy định tại đoạn 4 Điều III của Hiệp định Thương mại hàng hoá GATT 1994 bao gồm tất cả các TRIMS bắt buộc hoặc có thể thực thi theo luật nội địa hay theo các quyết định hành chính, hoặc tuân thủ với những yêu cầu cần thiết để được hưởng một ưu đãi:
(a) Việc một doanh nghiệp mua hay sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc nội địa hoặc từ các nguồn nội địa khác, cho dù được cụ thể hoá theo các sản phẩm nhất định, theo khối lượng hoặc giá trị của sản phẩm, hoặc theo một phần của khối lượng hoặc giá trị của sản xuất nội địa của nó.
8
Trang 10cấp khác để mua bộ phận và linh kiện xe Cách lý giải của Indonesia không được Ban Hội thẩm chấp nhận Ban Hội thẩm cho rằng chỉ hành động cho hưởng ưu đãi với điều kiện sử dụng bộ phận và linh kiện nội địa cũng đã là vi phạm Điều 2 Hiệp định TRIMs Việc cho các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm nội địa hưởng ưu đãi có thể không tạo ra nghĩa vụ bắt buộc Tuy nhiên, nó vẫn
có thể gây ra những hậu quả tương tự như nghĩa vụ bắt buộc: doanh nghiệp sẽ sử dụng hàng nội địa thay vì hàng nhập khẩu Điều kiện cạnh tranh công bằng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu không còn được bảo đảm Khi này, có thể coi là
có sự phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa
b) Xác định sự phân biệt đối xử về thuế
Trước hết, Ban Hội thẩm bác bỏ lời bào chữa của Indonesia về việc tổn tại
sự xung đột giữa Điều III:2 GATT và Hiệp định SCM vì những điều khoản này7
liên quan tới những khía cạnh khác nhau trong vụ tranh chấp Ban Hội thẩm cho rằng để chứng minh một vi phạm theo câu thứ nhất của Điều III:2, nguyên đơn cần phải chứng minh rằng các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế “vượt quá” mức thuế dành cho các sản phẩm nội địa tương tự Indonesia không bác bỏ việc các ô
tô nhập khẩu bị đánh thuế cao hơn các sản phẩm nội địa vì họ cho rằng ô tô nhập khẩu và nội địa không tương tự nhau Sau khi xem xét cuộc thảo luận về các sản phẩm tương tự theo điều III:2 về một số loại xe có động cơ nhập khẩu tương tự như National Car, áp dụng các tiêu chuẩn mà Cơ quan Phúc thẩm tán thành trong vụ Japan – Alcohol 8 và Canada – Periodicals 9thì Ban Hội thẩm đưa ra kết luận: Ban Hội thẩm cho rằng sự phân biệt dựa trên nguồn gốc sản phẩm như vậy
để đánh thuế trong thị trường nội địa một mình nó đã đủ để cấu thành vi phạm Điều III:2, mà không cần chứng minh rằng các sản phẩm tương tự trên thực tế
đã được trao đổi mua bán, cho thấy một khía cạnh trong việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia
7 Điều III:2 GATT quy định: “Những sản phẩm từ lãnh thổ của bất cứ thành viên nào được nhập khẩu vào lãnh
thổ của một thành viên khác sẽ không bị áp dụng, trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế nội địa hoặc các khoản
lệ phí nội địa khác vượt quá những khoản thuế và lệ phí áp dụng, trực tiếp hay gián tiếp cho các sản phẩm nội địa tương tự Hơn nữa, không có Thành viên nào được phép áp dụng các loại thuế nội địa hay các lệ phí nội địa khác vào các sản phẩm nhập khẩu theo cách thức trái với các nguyên tắc được quy định trong đoạn 1”
8 DS8: Japan — Taxes on Alcoholic Beverages (Nhật Bản — Thuế đối với đồ uống có cồn) truy cập lần cuối 17/04/2023
https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds8_e.htm
9 DS31: Canada — Certain Measures Concerning Periodicals (Canada — Một số biện pháp liên quan đến tạp chí định kỳ), truy cập lần cuối 17/04/2023
https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds31_e.htm
9