KINH DOANH 1.1 Khái niệm Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP HỌC PHẦN: HQ9-GE27
THÀNH VIÊN:
02 NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
12 NGUYỄN MINH DŨNG
22 QUÁCH TRUNG HIẾU
32 NGÔ NHƯ PHƯƠNG
42 NGUYỄN NGỌC YẾN VY GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN TIẾN
TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022.
Trang 2CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN, THUYẾT TRÌNH:
Trình bày hiểu biết về kinh doanh, hoạt động kinh doanh và chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh Kinh doanh là gì? Hãy trình bày những hoạt động kinh doanh chủ yếu?
MỤC LỤC
1 KINH DOANH 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Phương thức kinh doanh 2
1.3 Các loại hình kinh doanh 2
1.3.1 Doanh nghiệp 2
1.3.2 Hợp tác xã 4
1.3.3 Hộ kinh doanh 4
1.3.4 Cá nhân thực hiện hoạt động thương mại 5
1.4 Những lĩnh vực kinh doanh 5
2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Mục đích 6
2.3 Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh 7
2.3.1 Khái niệm 7
2.3.2 Các đặc điểm của chủ thể kinh doanh 7
2.3.3 Đặc trưng của các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh 7 2.3.4 Những chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh 8
2.4 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 8
CÂU HỎI CUỐI BÀI 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3BÀI LÀM THẢO LUẬN
1 KINH DOANH
1.1 Khái niệm
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
(Theo Khoản 16, điều 4, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)
Bản chất của kinh doanh: là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích
thu lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người
Tiếp cận theo chuỗi giá trị của Micheal Porter
Chuỗi giá trị là một khái niệm mô tả chuỗi tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ – từ việc tiếp nhận nguyên vật liệu ban đầu cho đến khi đưa ra thị trường và mọi thứ liên quan
Quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ được cấu thành từ một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị, được gọi là chuỗi giá trị Trong đó, giá trị gia tăng tạo ra ở mỗi khâu được chuyển vào giá trị chung của sản phẩm hoặc dịch vụ
VD: chuỗi giá trị của tập đoàn Vinamilk
1
Trang 4Nguồn: cafebiz.vn
Có thể thấy trong chuỗi giá trị ở hình trên, Vinamilk đã bắt đầu từ việc sử dụng nguồn lực
đã được chọn để nghiên cứu và phát triển sản phẩm Tiếp đến là giai đoạn chăn nuôi lấy sữa bò Nguồn sữa lấy trực tiếp đó sẽ được đem đi xử lý và sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh Cuối cùng những lô sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được đem đi cung ứng và phân phối qua những trung gian phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
1.2 Phương thức kinh doanh
- Phương thức sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo nguyên lý tối đa hóa lợi nhuận
- Phương thức tối đa hóa lợi ích xã hội: sản xuất theo đơn hàng của Nhà nước, Nhà nước
bù lỗ để bán hàng theo mức giá có lợi cho toàn xã hội
Người làm kinh doanh phải biết mình sản xuất cái gì, cho ai, sản xuất như thế nào để định hướng được phương thức hoạt động kinh doanh, từ đó đem lại cơ sở cho sự tồn tại bền vững của hoạt động kinh doanh
1.3 Các loại hình kinh doanh
1.3.1 Doanh nghiệp
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Công ty có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty
VD: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
2
Trang 5Công ty Cổ phần
Công ty mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
VD: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty Hợp danh
Công ty trong đó phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của công
ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
VD: Công ty Luật Hợp Danh The Light
3
Trang 6Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
1.3.2 Hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh như một loại hình doanh nghiệp nhưng mang tính xã hội cao, là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể Hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên
VD: HTX Nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Eco Farm,…
1.3.3 Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ VD: Quán cơm tấm, Tiệm tạp hóa,…
4
Trang 71.3.4 Cá nhân thực hiện hoạt động thương mại
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại
(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP)
VD: Người bán hàng rong, người bán vé số dạo, người cắt tóc dạo,…
1.4 Những lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh được phân loại theo ngành kinh doanh Đây là những lĩnh vực kinh doanh nổi bật
- Kinh doanh tài chính
5
Trang 8- Sản xuất công nghiệp
- Nông lâm ngư nghiệp
- Vận tải
- Kinh doanh bất động sản
- Thông tin, tin tức, giải trí
- Bán lẻ và phân phối
- Kinh doanh dịch vụ
- …
2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 Khái niệm
Hoạt động kinh doanh là bất kì hoạt động nào mà doanh nghiệp tham gia với mục đích
chính là tạo ra lợi nhuận Đây là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các hoạt động kinh
tế được thực hiện bởi một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
2.2 Mục đích
- Tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển
- Tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp ngân sách, tạo ra việc làm… góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
- HĐKD chính là các mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi
- Nhằm đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật…
- HĐKD đúng đắn có tác dụng định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng Nếu không có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không bù đắp được chi phí bỏ ra, không có nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng, không có ngân sách, không tạo ra công
ăn việc làm
6
Trang 9Không hoạt đông kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại, không phát triển không đóng góp cho xã hội
2.3 Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh
2.3.1 Khái niệm
Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận
Luật thương mại năm 2005 sử dụng thuật ngữ thương nhân để chỉ các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thương mại hay xúc tiến thương mại một cách độc lập và thường xuyên
2.3.2 Các đặc điểm của chủ thể kinh doanh
Là chủ thể pháp lý được tổ chức dưới một hình thức nhất định với tư cách doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể
Được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp giấy phép đầu tư
Tiến hành một cách độc lập và thường xuyên các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán hoặc dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận
2.3.3 Đặc trưng của các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh
Thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp Điều này thể hiện qua việc hoạt động kinh doanh mà chủ thể kinh doanh thực hiện được coi là công việc mang tính chất lâu dài, ổn định và tạo ra thu nhập
Diễn ra trên thị trường, đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
Các hoạt động kinh doanh mà chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, sinh lời
7
Trang 10 Thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục và độc lập.
2.3.4 Những chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong
Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm
cố định
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác
(Theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh)
2.4 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra và truyền đạt thông tin kinh tế, tài chính về các thực thể kinh tế (VD như doanh nghiệp hoặc tập đoàn)
Tài chính
Hoạt động tài chính là các giao dịch khác nhau liên quan đến việc di chuyển tiền giữa công ty và các nhà đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ nợ để đạt được mục tiêu kinh tế và tăng trưởng dài hạn, đồng thời ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả hiện có trên bảng cân đối kế toán; Các hoạt động này có thể được phân tích thông qua dòng tiền
từ phần tài chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty
8
Trang 11Sản xuất
Sản xuất là sản xuất hàng hóa để sử dụng hoặc bán có sử dụng lao động và máy móc, công cụ
Tiếp thị
Tiếp thị là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng Nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức
Sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện thuật ngữ tiếp thị kỹ thuật số Đó là tiếp thị sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số
Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan là hoạt động cung cấp hàng hóa / dịch vụ tới khách hàng Trong một khoảng thời gian nhất định Bán hàng thường được tích hợp với tất cả các ngành nghề kinh doanh Và là chìa khóa thành công của một công ty
Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Vấn đề này đề cập đến các hoạt động liên quan đến đổi mới của công ty hoặc chính phủ Nghiên cứu và phát triển tạo thành giai đoạn đầu tiên phát triển một dịch vụ hoặc sản phẩm mới tiềm năng
CÂU HỎI CUỐI BÀI
1 Các loại hình kinh doanh chính tại Việt Nam là:
A Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH
B Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh, Cá nhân thực hiện hoạt động thương mại.
C Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH
D Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH, Doanh nghiệp nhà nước
2.Hãy phân biệt chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp
9
Trang 12Giữa chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp còn một số điểm để phân biệt như sau: – Lượng nhân công: chủ thể kinh doanh có thể có giới hạn ví dụ như kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh còn doanh nghiệp thì có thể tự do trong việc sử dụng lao động – Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp có thể phải xin các giấy phép con, chủ thể kinh doanh thì có thể hạn chế hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật doanh nghiệp 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
(thuvienphapluat.vn)
[2] Luật Minh Khuê (2021) “Chủ thể kinh doanh là gì? Khái niệm chủ thể kinh doanh”
luatminhkhue.vn
[3] http://daihoctantrao.edu.vn/media/files/c2(3).pdf
[4] Hoạt động tài chính là gì? Nguyên tắc thực hiện https://luatduonggia.vn/hoat-dong-tai-chinh-la-gi-nguyen-tac-thuc-hien/
10