1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên chủ Đề quan Điểm về ý chí và sự vận dụng quan Điểm này Đánh giá sự thể hiện sức mạnh ý chí trong học tập, cuộc sống của những người trẻ hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Về Ý Chí Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Này Đánh Giá Sự Thể Hiện Sức Mạnh Ý Chí Trong Học Tập, Cuộc Sống Của Những Người Trẻ Hiện Nay
Tác giả Phan Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TÊN CHỦ ĐỀ: Quan điểm về ý chí và sự vận dụng quan điểm này đánh giá sự thể hiện sức mạnh ý ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TÊN CHỦ ĐỀ: Quan điểm về ý chí và sự vận dụng quan điểm này đánh giá

sự thể hiện sức mạnh ý chí trong học tập, cuộc sống của những người trẻ hiện nay

Họ và tên sinh viên : Phan Thị Hải Yến

Mã số sinh viên : 030436200235

Lớp, hệ đào tạo : HQ8-GE18 hệ chất lượng cao

CHẤM ĐIỂM Bằng số Bằng chữ

TP HỒ CHÍ MINH – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1 Cơ sở lý luận……… 3

1.1 Khái niệm ý chí……….3

1.2 Đặc điểm của ý chí………4

1.3 Vai trò của ý chí………4

1.4 Các phẩm chất ý chí của nhân cách……… 5

1.5 Hành động ý chí………6

2 Thực trạng vấn đề……… 7

2.1 Thực trạng khái quát……….7

2.2 Những đặc trưng về ý chí của bản thân………8

2.3 Những nguyên nhân của thực trạng ở bản thân………9

3 Biện pháp………9

4 Kết luận……… 11

Trang 3

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Khái niệm ý chí:

Ý chí: khả năng vượt khó, sức mạnh của sự nỗ lực ở con người.

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn

Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách

Ta thường nói người này có ý chí, nguời kia thiếu (kém) ý chí…

Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra

Ý thức là hình thức tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ mạnh yếu,

mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức của ý chí

( Giáo trình Tâm lý học đại cương- Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)

Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang Tr.167)

1.2 Đặc điểm của ý chí:

Ý chí của con người mang tính chất xã hội và lịch sử Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện xã hội – lịch sử

Ý chí không tồn tại độc lập ngoài hành động mà nó luôn luôn tồn tại trong hành động cụ thể nhất định

Ý chí của con người được nảy sinh và hình thành trong quá trình lao động và những hoạt động khác

Ý chí không tách rời nhận thức và xúc cảm của con người Nhận thức càng sâu sắc,

rõ ràng thì quyết tâm càng cao Tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng kiên cường (https://mail.google.com/mail/u/0?

ui=2&ik=2ccd491053&attid=0.1&permmsgid=msg-f:1704274200397947191&th=17a6cc5b0a952137&view=att&disp=inline)

Trang 4

1.3 Vai trò của ý chí:

Chống lại đam mê và dục vọng bên trong và những áp lực – khó khăn của thế giới bên ngoài

Giúp con người có sức mạnh phi thường, vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không vượt nổi

Làm cho đời sống con người và đời sống xã hội có định hướng, mới hơn và hoàn thiện hơn

(https://www.academia.edu/31914800/T%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB

%8Dc_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C6%B0%C6%A1ng_%C3%9D_CH

%C3%8D_V%C3%80_H%C3%80NH_%C4%90%E1%BB%98NG_

%C3%9D_CH%C3%8D)

VD: Nick Vujicic- Sinh ra với hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, Nick không có cả chân và tay Thế nhưng người đàn ông này đối diện với nghịch cảnh của bản thân bằng một tinh thần thép Nick đã chứng minh cho mọi người thấy rằng “chúng ta không có quyền lựa chọn cách mình được sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách mình sẽ sống” Sự lạc quan của Nick đã giúp anh vượt qua số phận, điều đó còn truyền nguồn cảm hứng và động lực to lớn đến thế hệ trẻ trên toàn thế giới Năm

17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận Life Without Limbs, thông qua đó anh đã đến khắp nơi trên thế giới, thực hiện sứ mạng mang đến ý chí nghị lực cho những hoàn cảnh kém may mắn như chính anh Anh vô cùng yêu đời, sống và hoạt động như một người bình thường Anh có thể chơi golf, bơi lội hay thậm chí là lướt ván Hiện anh đang sống hạnh phúc bên người vợ xinh đẹp và một cậu con trai (Câu chuyện về ý chí nghị lực)

1.4 Các phẩm chất ý chí của nhân cách:

Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với

tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ

Có những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất ý chí giúp con người kìm hãm hành động của mình khi cần thiết

 Tính mục đích:

Đây là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí

Trang 5

 Tính độc lập

Đó là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài

Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh, chống lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai

 Tính quyết đoán

Đó là khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc

kỹ càng, chắc chắn Con người quyết đoán là con người tin tưởng sâu sắc rằng mình phải làm như thế này, mà không thể làm như thế khác được Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm Người quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và hoài nghi

 Tính bền bỉ (kiên trì)

Phẩm chất bền bỉ của ý chí được thể hiện ở sự khắc phục những khó khăn, trở ngại, khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đã đề ra

Tính bền bỉ không có nghĩa là sự lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích mù quáng,

mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích

 Tính tự chủ

Đó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những hoạt động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể Các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên luôn luôn gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người Các phẩm chất ý chí được thể hiện trong hành động ý chí

( Giáo trình Tâm lý học đại cương- Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)

Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang Tr.168)

1.5 Hành động ý chí

a Định nghĩa

Hành động được điều chỉnh bằng ý chí được gọi là hành động ý chí Nói cách khác hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra

b Đặc điểm cơ bản của hành động ý chí

Trang 6

- Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại, vì vậy ý chí là sự phản ánh hiện thực khách quan

- Nguồn gốc kích thích hành động ý chí không phải là cường độ vật lý của kích thích mà là cơ chế động cơ hóa hành động, trong đó chủ thể nhận thức

ý nghĩa của kích thích để từ bỏ quyết định có hành động hay không

- Hành động ý chí có mục đích được ý thức một cách rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức

- Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành để đạt được mục đích

- Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra

c Cấu trúc của hành động ý chí

Một hành động ý chí điển hình thường có ba giai đoạn sau đây:

 Giai đoạn chuẩn bị: đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau Giai đoạn này gồm các khâu

+ Xác định mục đích, hình thành động cơ: trong giai đoạn này con người ý thức một cách rõ rang mục đích hành động của mình, đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật Việc đấu tranh động cơ còn được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động

+ Lập kế hoạch hành động để đạt được mục đích với những phương tiện và biện pháp cụ thể

+ Quyết định hành động

 Giai đoạn thực hiện hành động: việc chuyển từ quyết định hành động đến việc thực hiện hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến từ ý thức, nguyện vọng thành hiện thực Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức”

+ Hình thức hành động bên ngoài

+ Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên ngoài)

Trang 7

Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định Có hai loại khó khăn trở ngại: khó khăn trở ngại bên trong (chủ quan) và khó khăn trở ngại bên ngoài (khách quan) Ý chí thể hiện tập trung và rõ rang khi nó khắc phục các khó khăn, đạt mục đích đề ra bằng sự nỗ lực của bản thân

 Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: trong quá trình hành động con người luôn luôn đối chiếu đánh giá kết quả với mục đích đề ra Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc, con người cảm thấy thỏa mãn, hài long hoặc chưa thỏa mãn, chưa hài lòng Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành sự kích thích và động cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những cố gắng mới để có những thành công mới

Ba giai đoạn trên đây của hành động ý chí có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế nhất định, có hành động ý chí rút gọn, tức là không đầy đủ các giai đoạn trên

( Giáo trình Tâm lý học đại cương- Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)

Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang Tr.170)

2 Thực trạng vấn đề:

2.1 Thực trạng khái quát:

Cách đây 20 năm, vào ngày 17-10-2000, Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trậm Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động trong cả nước Cuộc vận động Ngày vì người nghèo và lấy ngày 17-10 hằng năm là Ngày Vì người nghèo Trong 20 năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các tầng lớp nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài cùng cả hệ thống chính trị tích cực hưởng ứng Cuộc vận động này: các tổ chức thành viên đã phối hợp chặt chẽ để xây dựng nhà "Ðại đoàn kết" tặng hộ nghèo, có nhu cầu về nhà ở; giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập đời sống; giúp đỡ hộ cận nghèo mua bảo hiểm y

tế, giúp khám, chữa bệnh cho những hộ nghèo, khó khăn; tặng học bổng, sách vở,

đồ dùng học tập cho học sinh nghèo hiếu học…

Tuy nhiên, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện nay trong cả nước còn nhiều Vẫn còn không ít người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển, vùng biên cương, hải đảo đang phải đối mặt nhiều trở ngại trong cuộc sống, cần tiếp tục được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội Trong khi đó, đất nước ta đã và đang gặp rất nhiều thách thức trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Nhất là thời gian qua, dịch Covid-19 xuất hiện, kéo dài rồi tái bùng phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới những mục tiêu phát triển của đất nước Bên cạnh đó, công tác giảm

Trang 8

nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới luôn là bài toán khó bao lâu nay

Nguyên nhân của thực trạng này là: thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn đầu tư, thiên tai, dịch bệnh, giao thông khó khăn… Chưa kể, còn nguyên nhân quan trọng khác là một số hộ nghèo chưa chủ động quyết tâm vươn lên, vẫn còn

tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước Thậm chí, tâm lý đó còn tồn tại ở cả một bộ phận cán bộ, lãnh đạo địa phương khi không muốn thoát nghèo, cho nên công tác quản lý, điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa khách quan, chưa đúng theo quy định; có nơi xuất hiện hành vi

vụ lợi, không trung thực, khai man, khai khống… để trục lợi chính sách Những vấn đề, khó khăn đặt ra trong công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay

là không ít, phức tạp, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của không chỉ hệ thống chính trị mà còn của từng người dân nghèo trong ý chí, nghị lực vươn lên

(https://nhandan.vn/cung-suy-ngam/khoi-day-y-chi-va-nghi-luc-thoat-ngheo-620794/)

2.2 Những đặc trưng về ý chí của bản thân

Từng là một người có suy nghĩ và không có ý định học đại học từ khi mới bước vào cấp 3 chỉ vì không muốn khổ cực học 4-5 năm thêm nữa và sợ phải sống xa gia đình, họ hàng và bạn bè thân thuộc Nhưng sau khi được lời khuyên của bố mẹ, họ hàng và những lần giao tiếp với mọi người xung quanh mình thì trong đầu mình vực dậy lên một ý chí quyết tâm phải thi đỗ vào đại học và bây giờ mình đang rất

tự hào vì mình đang là sinh viên năm nhất của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Vì lí do gì mà mình đã thực hiện được quyết tâm ấy, là nhờ vào một ý chí kiên cường chăm chỉ học tập và ôn thi nghiêm túc

Đầu tiên cần đặt ra mục tiêu mình cần đạt được là đậu đại học và mục đích của việc đậu đại học để làm gì, để chúng ta có thêm, tích lũy nhiều kiến thức và sau này tìm được một công việc thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và xác định ngành nghề mình muốn học Sau khi đã xác định được mục tiêu của mình thì bắt đầu đưa ra quyết định cần lên kế hoạch học tập và ôn thi như thế nào để có thể đậu đại học vào ngành mình yêu thích Trong quá trình ôn thi đại học, lượng kiến thức

vô cùng rộng gồm kiến thức lớp 10, 11, và 12 Không những thế nếu muốn đạt được điểm cao để đậu vào những trường top đầu thì phải ôn kiến thức nâng cao và

vô cùng khó Đã vậy, trong thời gian lớp 12 thời điểm rất quan trọng để học và ôn thi đại học thì đất nước ta có virus xâm nhập đại dịch COVID-19 khiến học sinh phải nghỉ học rất nhiều và dời lịch thi đại học Vì không thể học tập trung nên giáo viên giảng online và tự giải đề, trong khoảng thời gian đó không ít những lần mình nản chí và có ý định từ bỏ vì những khó khăn thách thức tác động Nhưng ý chí

Trang 9

trong đầu mình lại vực dậy và nhắc nhở bản thân dù thế nào cũng không được từ

bỏ, từ đó mình càng trở nên quyết tâm và kiên cường hơn, chủ động liên lạc với bạn bè để cùng nhau giải đề và ôn tập, giữ vững quyết tâm cùng nhau đậu đại học mặc dù bị nhiều yếu tố chi phối

2.3 Những nguyên nhân của thực trạng ở bản thân

Chính là nhờ vào bố mẹ, họ hàng và những người bạn bè thân thiết đã khuyên răn

và tư vấn giúp mình có thêm ý chí để quyết tâm đậu vào đại học Nhờ vào những chuyến đi chơi giao tiếp với rất nhiều người trong đó rất nhiều những cô chú, anh chị học ở trình độ cao, có nhiều kiến thức nên nói chuyện rất thu hút bfa tạo thêm cho mình động lực để mình cố gắng và làm cho mình tạo ra suy nghĩ “ tại sao họ làm được còn mình thì không thể Hơn nữa, nhà trường rất quan tâm, mời các anh chị cựu sinh viên và giờ rất thành công về tổ chức những buổi ngoại khóa và tư vấn

về vấn đề thi đại học từng chi tiết giúp mình có thêm những cái nhìn mới mẻ, cụ thể về việc học đại học Thêm vào đó mình có theo dõi các anh chị là nhà khởi nghiệp trên mạng xã hội, là những người có kiến thức chuyên môn cao và học đã tốt nghiệp đại học và rất thành công, họ lan tỏa những điều cần thiết, những động lực đến với mình giúp mình giải tỏa áp lực, căng thẳng trong thời gian quan trọng đó

3 Biện pháp

Trước những khó khăn và mệt mỏi bạn lấy gì để đứng vững trên đôi chân của mình, có phải ý chí chính là ánh đèn soi rọi, tiếp thêm năng lượng cho bạn? Vậy ý chí là gì? Làm cách nào để rèn luyện ý chí một cách mạnh mẽ nhất?

Ý chí là một năng lực tâm lý mà không phải ai cũng có như nhau, đó là một thuộc tính của nhân cách trong mỗi con người Tùy vào mục đích hành động, giá trị mục đích mang lại, hoàn cảnh xã hội mà ý chí biến đổi mạnh yếu khác nhau Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện ý chí trở nên mạnh mẽ theo các cách sau:

Kiểm soát sự thôi thúc: Sự thôi thúc xuất phát từ trong suy nghĩ hoặc từ tác

động bên ngoài của những người xung quanh và môi trường sống Bạn có thể kiểm soát được sự thôi thúc bằng cách phớt lờ hoặc hành động theo nó nếu sự thôi thúc đó là điều bạn muốn

Ví dụ: Uống cà phê mỗi buổi sáng là không tốt, nhưng như một thói quen, mỗi sáng trong đầu bạn lại hiện lên suy nghĩ: “Tôi muốn uống cà phê quá!” Điều đó cứ thôi thúc bạn phải uống cho được cà phê, nhưng nếu ý chí vững vàng bạn sẽ khước

từ sự thôi thúc này và uống nước lọc Lập lại sự khước từ này lâu ngày bạn sẽ bỏ được thói quen uống cà phê

 Đàn áp suy nghĩ: Suy nghĩ dẫn đến hành động, nếu bạn nghĩ nhiều về vấn đề

gì, quan tâm nhiều đến vấn đề gì thì bạn sẽ muốn làm điều đó Những lúc như vậy bạn hãy nghĩ đến những chuyện khác để che lấp đi suy nghĩ đó

Trang 10

Ví dụ: Nếu như sau khi uống nước lọc, bạn vẫn cứ "thèm cà phê" thì hãy nghĩ đến công việc, nghĩ đến cái cây để bàn vừa mới ra thêm lá hoặc là một câu chuyện hài nào đó để quên đi hương vị cà phê cứ thoang thoảng trong đầu

 Điều khiển cảm xúc: Cảm xúc có sức mạnh vô cùng vĩ đại, nó có thể giúp bạn tạo nên một trận cuồng phong mà chính bạn cũng không tưởng tượng được Cảm xúc chính là chất xúc tác tuyệt vời để nuôi dưỡng ý chí, giúp ý chí của bạn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng cũng chính cảm xúc sẽ khiến bạn tuyệt vọng và muốn từ bỏ Do đó, hãy tập điều khiển cảm xúc trong mọi tình huống

Ví dụ: Mỗi ngày thức dậy với niềm vui lúc nào công việc cũng tiến triển và trôi chảy, chẳng những thế bạn còn thực hiện nó tốt hơn những ngày bình thường Nhưng khi buồn bã, gặp chuyện không vui chẳng mấy ai có động lực làm gì cả, mọi việc đương nhiên trì trệ và tệ hại

 Vạch ra mục tiêu: Cảm xúc có sức mạnh vô cùng vĩ đại, nó có thể giúp bạn tạo nên một trận cuồng phong mà chính bạn cũng không tưởng tượng được Cảm xúc chính là chất xúc tác tuyệt vời để nuôi dưỡng ý chí, giúp ý chí của bạn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng cũng chính cảm xúc sẽ khiến bạn tuyệt vọng và muốn từ bỏ Do đó, hãy tập điều khiển cảm xúc trong mọi tình huống

Ví dụ: Mỗi ngày thức dậy với niềm vui lúc nào công việc cũng tiến triển và trôi chảy, chẳng những thế bạn còn thực hiện nó tốt hơn những ngày bình thường Nhưng khi buồn bã, gặp chuyện không vui chẳng mấy ai có động lực làm gì cả, mọi việc đương nhiên trì trệ và tệ hại

 Chia nhỏ mục tiêu: Một mục tiêu lớn đương nhiên sẽ tốn nhiều công sức, thời gian, và tạo áp lực, vì vậy hãy chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành những mục tiêu nho nhỏ và hành động từ từ Điều này chẳng những giúp bạn không

bị vội, không bị rối, dễ thở mà còn không cảm thấy áp lực Đồng thời, mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ trong mục tiêu lớn bạn sẽ lại cảm thấy vui

vẻ, hài lòng về bản thân và có thêm ý chí để thực hiện tiếp những mục tiêu còn lại

Ví dụ: mục tiêu giảm 6kg trong 3 tháng thì trong 1 tháng đầu giảm được 2 kg, tháng sau giảm 2kg và tháng thứ ba giảm 2kg

 Ăn mừng thành quả: Đừng cứ mãi lao động và bắt bản thân làm việc cật lực mãi, thay vào đó mỗi khi đạt được kết quả tốt hãy thư giãn một chút và tặng một phần quà xứng đáng cho chính mình hoặc tổ chức một buổi tiệc để chia

sẻ thành quả đó với bạn bè, người thân Điều này sẽ giúp bạn có thêm ý chí

và động lực để tiếp tục cố gắng, thậm chí là cảm thấy hứng thú đề ra thêm nhiều mục tiêu hơn nữa trong tương lai

Ngày đăng: 05/12/2024, 16:09