Bên cạnh đó, sự phối hợp trong thực hiện chính sách còn hạn chế hay công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách cũng còn nhiều bất cập, sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyề
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ KIM CHÂU
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 8380102
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, xã hội chung của Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua quận Tân Phú có những bước phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án khu dân cư và đô thị, cũng như các công trình nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng, phát triển về số lượng và quy mô đa dạng Quy hoạch xây dựng còn thiếu và tình trạng xây dựng không phép vẫn tồn tại Ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng của một bộ phận người dân còn thấp, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng và phức tạp Những vi phạm này đã phá vỡ quy hoạch - kiến trúc, gây mất thẩm mỹ cho diện mạo và
mỹ quan đô thị Bên cạnh đó, sự phối hợp trong thực hiện chính sách còn hạn chế hay công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách cũng còn nhiều bất cập, sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền chưa quan tâm, sâu sát,
thiếu cương quyết… Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề án sẽ kế thừa các quan điểm pháp luật quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị các công trình nghiên cứu đã công bố để phát triển, bổ sung các quan điểm, làm rõ thêm các quan điểm phù hợp với thực hiện quản lý trật
tự xây dựng, đồng thời đề án sẽ tiếp tục mở rộng, đánh giá thêm một số nội dung nhóm quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Đề án nghiên cứu nội dung thực thi pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ tổ chức thực hiện pháp luật, bao gồm: công tác quy hoạch về trật tự xây dựng; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp
vụ cho cán bộ công chức quản lý trật tự xây dựng đô thị; công tác cấp giấy phép xây dựng; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng đô thị nhằm duy trì trật tự xây dựng trong quá trình
phát triển đô thị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi về thời gian: các thông tin và dữ liệu được thu thập để phân tích, đánh giá thực trạng chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 6
năm 2024
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án
Mục đích của đề án là làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất một
số giải pháp khả thi góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa phương
Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá và làm rõ các vấn đề lý luận và pháp
lý trong thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận từ đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị và đưa ra một số giải pháp khả thi phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4Đề án sử dụng phương pháp phân tích kết hợp với thống kê tập hợp văn bản pháp luật, những quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, diễn giải, suy luận, tổng hợp đối chiếu so sánh … về công tác quản lý trật tự xây dựng tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
6 Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề án có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn cấp huyện Đề án còn có thể là tài liệu hữu ích cho học sinh, sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề này
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng, giải pháp, lộ trình đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
1.1 Khái quát chung quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận
1.1.1 Khái niệm quản lý trật tự xây dựng đô thị
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt của Nguyễn Lân, "trật tự" chỉ thứ bậc và tình trạng ổn định, thể hiện sự sắp xếp các bộ phận theo nguyên tắc và quy định nhất định "Trật tự xây dựng" là trạng thái hình thành từ việc thực hiện pháp luật về xây dựng, nhằm duy trì sự ổn định trong lĩnh vực này Do
đó, khi các chủ thể tự nguyện thực hiện theo đúng quy định, phù hợp với xu thế phát triển thì trạng thái xây dựng sẽ được hình thành Ngược lại, nếu pháp luật không phản ánh đúng xu thế phát triển hoặc các chủ thể không tuân thủ pháp luật, thì trật tự xây dựng sẽ không thể tồn tại
Quản lý trật tự xây dựng có thể được hiểu là chuỗi các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiến nghị và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo sự tuân thủ trong lĩnh vực xây dựng
1.1.2 Đặc điểm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận
Một là, các chủ thể có thẩm quyền trong quản lý trật tự xây dựng thực
hiện quản lý trật tự xây dựng đô thị trên cơ sở các quy định của pháp luật để duy trì, đảm bảo trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận
Hai là, Quản lý trật tự xây dựng đô thị bao gồm các hoạt động kiểm tra,
thanh tra, đề xuất và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật
Ba là, việc quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận mang tính
khoa học, liên tục ổn định theo một thể thống nhất từ khâu lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
Trang 6phạm trong xây dựng ở đô thị trên cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch – kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự…
Bốn là, việc quản lý trật tự xây dựng cần có tính liên tục, kịp thời và
linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội
1.1.3 Thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014; Luật Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND ngày 01/4/2024
về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, hình thức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
1.2.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị
Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận là quá trình tổ chức, triển khai và áp dụng các quy định pháp luật nhằm bảo đảm việc xây dựng và phát triển các công trình trên địa bàn quận tuân thủ đúng quy hoạch, giấy phép xây dựng, và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quá trình này bao gồm lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xây dựng ở đô thị và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhằm duy trì trật tự xây dựng đô thị
Trang 71.2.1.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thứ nhất, Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng phải bảo đảm tuân
thủ các quy định hiện hành, như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch và các văn bản pháp luật có liên quan
Thứ hai, thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
phải phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư, và tốc độ đô thị hóa tại địa phương
Thứ ba, thực hiện pháp luật về quản lý xây dựng đòi hỏi các biện pháp cưỡng
chế mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm như xây dựng không phép, sai phép hoặc vi phạm quy hoạch
Thứ tư, thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị đang dần hiện
đại hóa, công nghệ hóa, các trình tự, thủ tục hành chính được tinh gọn, thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử quốc gia
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Hai là, nguyên tắc minh bạch; công khai
Ba là, nguyên tắc phòng ngừa vi phạm,
Bốn là, nguyên tắc xử lý nghiêm minh và công bằng
1.2.3 Nội dung thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận
1.2.3.1 Ban hành và công khai các văn bản pháp luật, quy hoạch xây dựng
Hoạt động xây dựng đô thị liên quan đến quy hoạch và kiến trúc đô thị cần phải tuân thủ quy hoạch xây dựng Mục đích và nội dung của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là đảm bảo các hoạt động xây dựng đô thị đáp ứng yêu cầu
về tuân thủ quy hoạch và kiến trúc xây dựng
1.2.3.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị
Trang 8Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đóng vai trò nền tảng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và các chủ thể liên quan về trật tự xây dựng đô thị Đây là phương tiện hiệu quả để phòng ngừa các hành vi vi phạm, đồng thời thúc đẩy sự tuân thủ tự giác đối với pháp luật, giúp người dân và tổ chức hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến xây dựng đô thị, quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng
1.2.3.3 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý trật tự xây dựng đô thị
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước Đội ngũ này không chỉ cần nắm vững các quy định pháp luật mà còn phải có kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách hiệu quả và minh bạch
1.2.3.4 Công tác cấp giấy phép xây dựng
Một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là quản lý xây dựng theo giấy phép để đảm bảo rằng các công trình được thực hiện phù hợp với quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp luật hiện hành Thông qua việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý các công trình theo giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, quy hoạch đô thị sẽ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cảnh quan kiến trúc và chất lượng công trình, pháp luật về xây dựng quy định rằng mọi công trình phải được cấp giấy phép trước khi khởi công, trừ một số trường hợp đặc biệt như: công trình bí mật nhà nước, công trình khẩn cấp,
1.2.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng đô thị
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm là những nội dung cốt lõi để thực hiện hiệu quả pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị Các hoạt động này không chỉ giúp nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật mà còn góp phần xây dựng môi trường sống đô thị bền vững và văn minh
Trang 9Thứ nhất, thanh tra hành chính được thực hiện bởi cơ quan Thanh tra xây
dựng nhằm thanh tra tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cấp tương ứng
Thứ hai, thanh tra chuyên ngành xây dựng là hoạt động do cơ quan thanh tra
xây dựng thực hiện, có thẩm quyền tiến hành thanh tra tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động xây dựng
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý trật
tự xây dựng đô thị
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý
Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, bởi lẽ mỗi đơn vị hành chính có vị trí địa
lý, diện tích, khí hậu, khoáng sản, tiêu chí phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, dân cư khác nhau
1.3.2 Yếu tố chính sách, pháp luật
Các chính sách, pháp luật thể hiện nội dung thực hiện tương ứng với
những đối tượng điều chỉnh Trong mọi hoàn cảnh, yếu tố này định hướng
cho các chủ thể thực hiện pháp luật hành động theo những nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật đã quy định mà các chủ thể phải nghiêm túc thực hiện
1.3.3 Yếu tố tổ chức tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước quản lý trật tự xây dựng đô thị
từ Trung ương đến địa phương đều thực hiện theo chức năng quản lý nhà nước, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn về trật tự xây dựng
1.3.4 Yếu tố kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa
Yếu tố kinh tế - xã hội được hiểu là tổng thể các điều kiện và hoàn cảnh trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, cùng với hệ thống chính sách kinh tế và
Trang 10chính sách xã hội, cũng như việc lãnh đạo trong việc triển khai và áp dụng chúng trong đời sống xã hội
Một là, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích và
tác động đến tư tưởng, thái độ và niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật
Hai là, điều kiện kinh tế xã hội có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tạo ra
sự thay đổi vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ
1.3.5 Yếu tố khoa học và công nghệ
Trong nhiều năm trở lại đây, việc chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước đang được áp dụng mạnh mẽ, nhân rộng và đạt được nhiều hiệu quả vượt trội Công tác thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị cần nhanh chóng chuyển đổi và tập thích ứng trước những xu thế đổi mới về công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực
Tiểu kết chương 1
Hoạt động xây dựng là hoạt động thường xuyên, liên tục trước nhu cầu
về nhà ở ngày càng cao để phục vụ cho đời sống con người, cũng như các hoạt động hành chính khác, hoạt động xây dựng thường phát sinh nhiều vi phạm phức tạp Do đó mà hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần xây dựng và phát triển đất nước
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tình hình xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Khái quát về quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Tân Phú được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ vào ngày 02/12/2003, có diện tích tự nhiên 1.597,15 ha (chiếm 0,76% diện tích đất của Thành phố); Dân số 470.805 người (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022); Mật độ dân số 29.573 người/km2 (mật độ trung bình năm 2022)
2.1.2 Hiện trạng xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân quận Tân Phú chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và tổ chức thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như quyết định cưỡng chế thi hành các quyết định này liên quan đến trật tự xây dựng UBND quận được phân cấp từ UBND Thành phố để cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ, công trình tín ngưỡng, quảng cáo, và
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ những trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông), cũng như các công trình khác trong phạm vi địa giới hành chính mà quận quản lý, ngoại trừ các công trình đã được phân cấp cho Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu chức năng
2.2 Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Công tác quy hoạch về trật tự xây dựng