TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH —— —— BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Phân tích vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với sự phát triển của lịch sử và ý nghĩa của vấn đề này tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
—— ——
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Phân tích vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với sự phát triển của lịch sử và ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách
Trang 2HÀ NỘI – 2024 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI CAM ĐOAN 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁ NHÂN KIỆT XUẤT 6
1.1 Khái niệm về cá nhân, cá nhân kiệt xuất 6
a) Cá nhân 6
b) Cá nhân kiệt xuất 6
1.2 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 7
1.3 Vai trò của cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ) đối với lịch sử 8
a, Khái niệm lãnh tụ 8
b, Vai trò của cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ) 8
PHẦN 2: Ý NGHĨA VỀ VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN KIỆT XUẤT TRONG THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM 9
2.1 Phân tích thực tiễn cách mạng Việt Nam khi chưa xuất hiện cá nhân kiệt xuất như Hồ Chí Minh 9
2.1.1 Các phong trào đấu tranh yêu nước hình thành để giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội 9
2.1.2 Các yếu tố thúc đẩy cách mạng khi chưa xuất hiện cá nhân kiệt xuất (Lãnh tụ) 11
2.1.3 Khó khăn và hạn chế 13
2.2 Thực tiễn cách mạng Việt Nam khi xuất hiện cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ) 15
2.2.1 Hồ Chí Minh – Lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc 15
2.2.2 Sự khác biệt giữa thực tiễn Cách mạng Việt Nam trước khi xuất hiện cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ) và khi xuất hiện trên nhiều phương diện 17
2.2.3 Bảng so sánh cụ thể trước khi xuất hiện và khi xuất hiện lãnh tụ 20
2.2.4 Ý nghĩa của những cá nhân kiệt xuất trong thực tiễn cách mạng Việt Nam 21
III - KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN
STT Họ tên Nội dung công việc Đánh giá Điểm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước khi vào bài thảo luận, nhóm 2 chúng em xin gửi lời cảm ơn chânthành đến Trường Đại học Thương Mại và đặc biệt là PGS.TS Đặng Minh Tiến,giảng viên bộ môn, người đã tận tâm truyền đạt kiến thức quý báu và kinhnghiệm thực tiễn cho chúng em Trong quá trình học tập cùng thầy, chúng emkhông chỉ tích lũy được kiến thức mà còn xây dựng tinh thần học tập nghiêmtúc, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho con đường phía trước
Chúng em cũng xin cảm ơn thầy đã tạo điều kiện để chúng em hoànthành bài thảo luận này Bộ môn Triết học Mác – Lênin là môn học bổ ích,mang tính thực tiễn cao, tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, chắcchắn bài làm vẫn còn những thiếu sót Kính mong thầy sẽ để lại góp ý để bàithảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan rằng bài thảo luận này là kết quả của sự nỗ lực và tìmhiểu nghiêm túc từ phía nhóm 2, dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn Tất
cả các nội dung, tài liệu và số liệu trong bài đều được chúng tôi thu thập, chọnlọc và tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, tuân thủ nguyên tắc trung thực vàkhoa học
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nhữngnội dung được trình bày trong bài thảo luận này
Hà Nội, ngày tháng nămĐại diện nhóm 2
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy lịch sử của nhân loại, những cá nhân kiệt xuất luôn đóng vaitrò quan trọng, không chỉ làm thay đổi vận mệnh của quốc gia, dân tộc mà còngóp phần định hình tiến trình phát triển của xã hội loài người Với sự gắn kếtbiện chứng giữa cá nhân và tập thể, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng cánhân kiệt xuất chính là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, đồng thời là nhân tố thúcđẩy xã hội tiến lên
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ điều này qua những tấm gương vĩđại như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay chí sĩ Phan BộiChâu Họ không chỉ truyền cảm hứng mà còn dẫn dắt cả dân tộc vượt qua muônvàn khó khăn, thử thách để giành độc lập, tự do và từng bước xây dựng đất nướcngày càng giàu mạnh Những bài học từ các cá nhân kiệt xuất này vẫn tiếp tụcsoi sáng con đường cách mạng và phát triển đất nước ngày nay
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài:
“Phân tích vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với sự phát triển của lịch sử, ýnghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam” Mục tiêu của bàithảo luận là tìm hiểu sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đềnày, từ đó nhận thức rõ vai trò của từng cá nhân trong xã hội hiện đại Đồngthời, chúng em cũng mong muốn làm sáng tỏ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nàytrong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ hơntrách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển dân tộc
Để nghiên cứu vấn đề này, bài thảo luận sẽ được chia thành các phần sau:
PHẦN I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cá nhân kiệt xuất
PHẦN II: Ý nghĩa về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong thực tiễn cách mạngViệt Nam
PHẦN III: Kết luận nội dung đề tài
4
Trang 6PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁ
NHÂN KIỆT XUẤT1.1 Khái niệm về cá nhân, cá nhân kiệt xuất
a) Cá nhân
- Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổbiến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm thựchiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất địnhcủa lịch sử - xã hội
Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt với các đặc trưng sau đây:Thứ nhất, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếpcảm tính Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể - cá nhân - củagiống loài
Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là cơ
sở hình thành lịch sử xã hội loài người
Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩmchất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người
Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử, vậnđộng phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cánhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một kiểu cá nhân cótính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ xã hội nhất định
Trang 7b) Cá nhân kiệt xuất
- Là người sở hữu những tài năng đặc biệt và đạt được các thành tựu nổi bậttrong lĩnh vực nào đó Họ thường để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử, văn hóa,
xã hội và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhân loại
VD: Hồ Chí Minh, Albert Einstein, Beethoven…
1.2 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
- Trong triết học Mác - Lênin, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được phân tíchtoàn diện trên nền tảng chủ nghĩa duy vật lịch sử Xã hội được hiểu từ cấp độ nhỏ nhưtập thể đến toàn thể nhân loại, với quan hệ cá nhân - xã hội dựa trên lợi ích, vừa thốngnhất vừa mâu thuẫn
+) Cá nhân không thể tách rời xã hội Mối quan hệ này luôn vận động, thay đổiqua các hình thái kinh tế - xã hội Trong xã hội nguyên thủy, lợi ích cá nhân và xã hộithống nhất, nhưng khi có phân chia giai cấp, quan hệ này vừa thống nhất vừa mâu
6
Trang 8thuẫn Ở chủ nghĩa xã hội, điều kiện mới tạo tiền đề để cá nhân phát huy năng lực,thống nhất lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.
+) Xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân, tạo điều kiện để cá nhân pháttriển, đồng thời cá nhân tác động lại xã hội thông qua trình độ nhân cách và tài năng.Những cá nhân có đạo đức và năng lực đóng góp tích cực, trong khi cá nhân kém nhâncách có thể kìm hãm sự phát triển
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội phụ thuộc cả yếu tố khách quan (trình
độ phát triển xã hội) và chủ quan (nhận thức, vận dụng quy luật) Để giải quyết mâuthuẫn cá nhân - xã hội trong quá trình phát triển, cần tránh hai thái cực:
1 Đề cao cá nhân, xem nhẹ xã hội, dễ dẫn đến chủ nghĩa cá nhân
2 Chỉ thấy xã hội mà coi nhẹ cá nhân, dễ dẫn đến chủ nghĩa bình quân,kìm hãm sáng tạo
- Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, nền kinh tế thúc đẩy phát triển cánhân nhưng cũng có nguy cơ phân hóa giàu nghèo, tạo mâu thuẫn giữa cá nhân và xãhội Vì vậy, cần phát huy vai trò con người và thực hiện chiến lược phát triển toàn diệntheo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX, hướng đến xây dựng con người Việt Nam yêunước, trách nhiệm, có lối sống văn hóa và tinh thần cộng đồng hài hòa
1.3 Vai trò của cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ) đối với lịch sử
a, Khái niệm lãnh tụ
- Trong lịch sử, vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất xuất hiện từ phong trào cáchmạng quần chúng Họ nắm bắt những vấn đề cốt lõi trong thực tiễn và lý luận, đóngvai trò nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật Lãnh tụ lànhững vĩ nhân lãnh đạo các phong trào chính trị…
Ví dụ: C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh, là những lãnh tụ tiêubiểu nhất của phong trào cách mạng vô sản thế giới,
Trang 9- Tầm quan trọng của lãnh tụ: Lãnh tụ không chỉ là đại diện cho trí tuệ và ý chícủa quần chúng, mà còn là nhân tố định hướng, dẫn dắt phong trào đạt đến mục tiêulớn lao Không có lãnh tụ, phong trào quần chúng có thể rơi vào trạng thái rời rạc hoặcthiếu định hướng rõ ràng
Như vậy, để trở thành lãnh tụ phải là người có phẩm chất cơ bản sau:
Một là, có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc,quốc tế và thời đại
Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành độngcủa quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ dân tộc, quốc tế và thời đại
Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của dân tộc,quốc tế thời đại
b, Vai trò của cá nhân kiệt xuất (lãnh tụ)
- Theo quan điểm duy vật lịch sử, vai trò sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trìnhphát triển lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thểcủa mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhâncủa cộng đồng nhân dân Họ có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+) Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những quyluật khách quan của những quá trình kinh tế chính trị, xã hội Là người thúc đẩy nhanhtiến trình cách mạng mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của quần chúng nếu
8
Trang 10người lãnh đạo có tài, đức cao , gắn bó mật thiết với quần chúng và đem lại lợi íchthiết thực cho quần chúng
+) Định hướng lại chiến lược và hoạch định chương trình hoạt động cách mạng
Là người sáng lập ra các tổ chức chính trị xã hội, tập hợp được nhân tài, là linh hồncủa các tổ chức đó
+) Tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng thống nhất ý chí và hànhđộng của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra
- Theo V.I Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyềnthống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” Bất cứ mộtthời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giảiquyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụđáp ứng nhiệm vụ đó
- Lãnh tụ xuất hiện là tất yếu vì: xã hội loài người vận động phát triển theo cácqui luật khách quan vốn có của nó Hoạt động của con người chỉ thực sự có tác dụngthúc đẩy sự phát triển của xã hội khi họ nắm được và hành động theo qui luật kháchquan đó Nhưng trình độ nhận thức của con người hoàn toàn khác nhau Không phảibất cứ ai cũng nắm được qui luật vận động của lịch sử Trong quá trình phát triển lâudài của phong trào quần chúng, khi lịch sử đòi hỏi, sẽ xuất hiện những cá nhân đápứng được yêu cầu đó
PHẦN 2: Ý NGHĨA VỀ VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN KIỆT XUẤT TRONG THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Như đã trình bày ở phần trên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cá nhân kiệtxuất là những con người tiêu biểu, đại diện cho tinh hoa của xã hội, những người cókhả năng vượt trội và ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử Mối quan hệ giữa cá nhânkiệt xuất và quần chúng nhân dân luôn là một mối quan hệ biện chứng, trong đó cánhân kiệt xuất không thể tách rời quần chúng, nhưng đồng thời, chính quần chúng
Trang 11cũng cần đến sự dẫn dắt và ảnh hưởng của những cá nhân kiệt xuất để thực hiện các sứmệnh lịch sử to lớn.
Tuy nhiên, vai trò của cá nhân kiệt xuất không chỉ dừng lại ở lý luận mà còn đượcminh chứng rõ ràng qua thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong suốt tiến trình lịch sửdân tộc, các cá nhân kiệt xuất như Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cách mạngkhác đã không chỉ là người khởi xướng mà còn là trung tâm đoàn kết, dẫn dắt quầnchúng nhân dân vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất Ý nghĩa thực tiễn của vấn đềnày không chỉ nằm ở việc nhìn nhận đúng đắn vai trò của cá nhân kiệt xuất mà còn ởcách vận dụng bài học từ họ để định hướng cho sự phát triển bền vững của đất nước.Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích ý nghĩa của vai trò cá nhân kiệt xuấttrong thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó rút ra bài học giá trị cho công cuộc đổi mới
và phát triển đất nước hiện nay
2.1 Phân tích thực tiễn cách mạng Việt Nam khi chưa xuất hiện cá nhân kiệt xuất như Hồ Chí Minh.
2.1.1 Các phong trào đấu tranh yêu nước hình thành để giải quyết hai mâu thuẫn
cơ bản trong xã hội
a Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản
- Được hình thành từ mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp:
Mâu thuẫn này là do sự xâm lược và cai trị của thực dân Pháp đã làm cho đờisống của người dân Việt Nam khổ cực, mất quyền tự do và quyền tự quyết.Chính quyền thực dân áp đặt các chính sách bóc lột kinh tế, áp bức chính trị vàvăn hóa, gây ra sự phẫn nộ và phản kháng trong lòng dân tộc
Tiêu biểu là xu hướng bạo động do Phan Bội Châu (1867-1940) tổ chức, lãnh đạo và
xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh (1872-1926) đề xướng
Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội (chủ trương xây dựng chế độ quân chủlập hiến như ở Nhật, tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật họctập Năm 1912 lập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội với tôn chỉ là đánh đuổi
10
Trang 12giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam.Nhưng chương trình, kế hoạch hoạt động của hội lại thiếu tôn chỉ rõ ràng KhiPhan bội Châu bị bắt thì ảnh hưởng của tổ chức này đối với phong trào yêunước Việt Nam chấm dứt.
Phan Châu Trinh và những người cùng chí hướng muốn giành độc lập dân tộcbằng con đường cải cách đất nước: “chấn dân trí, khai dân trí, hậu dân sinh”,bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thựcnghiệp Phan Châu Trinh đã đề nghị nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách
để cứu nước Phong Trào đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man, giết hại các sĩ phuyêu nước và nhân dân tham gia biểu tình
b Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến:
- Được hình thành từ mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và chế độ phong kiến:
Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đốivới nhân dân Việt Nam Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóclột, áp bức nông dân Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội ViệtNam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề Tình cảnh bần cùng khốn khổcủa giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiếntay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất vàquyền sống tự do
Trang 13Phong trào nổi bật:
Phong trào Cần
Vương do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu
(1885-1896), nhiều
cuộc khởi nghĩa đã
diễn ra sôi nổi rộng
khắp và thể hiện
tinh thần quật
cường chống ngoại
xâm của các tầng
lớp nhân dân khi
triều đình phong kiến đã đầu hàng Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó khôngcòn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp 1 cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhândân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nêncuộc khởi nghĩa của Phan đình Phùng thất bại năm 1896 là lúc chấm dứt vai tròlãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước Việt Nam
Phong trào tự phát của nông dân Yên Thế (1897-1913) do Hoàng Hoa Thámlãnh đạo, đây là cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân Việt Nam kéo dài gần
30 năm, ghi mốc son trong lịch sử đấu tranh chống TD Pháp Sự bền bỉ, ngoancường của phong trào thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân nhưng phong tràovẫn mang nặng “cốt cách phong kiến” không có khả năng mở rộng hợp tác vàthống nhất tạo thành 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên cuối cùng cũng
12
Trang 14+) Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do đường lối chính trịkhông rõ ràng, nhất là không biết dựa vào quần chúng nhân dân mà chủ yếu dựa vào
uy tín cá nhân nên không tạo sức mạnh tổng hợp, không tạo ra được sự thống nhất caotrong những người lãnh đạo phong trào, chính vì vậy nên khi người lãnh đạo bị bắt thìphong trào cũng tan rã theo
Thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đãnói lên 1 sự thật: con đường cứu nước của các phong trào cách mạng Việt Nam đều rơivào tình trạng bế tắc Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả
về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng vì thiếu một chính Đảng chânchính tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng, thiếu 1 đường lối chính trịđúng đắn, chưa tập hợp được đông đảo quần chúng nhân nhân tham gia cách mạng,chưa có phương pháp cách mạng khoa học …
2.1.2 Các yếu tố thúc đẩy cách mạng khi chưa xuất hiện cá nhân kiệt xuất (Lãnh tụ)
a, Ý thức dân tộc sâu sắc
Lịch sử đấu tranh kiên cường:
Nguồn gốc: Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc kháng chiến chốngngoại xâm từ thời kỳ phong kiến Ví dụ, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông vào thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương Trần QuốcTuấn, không chỉ là một chiến công vang dội mà còn là biểu tượng của tinh thầnyêu nước và ý chí độc lập của dân tộc
Tinh thần bất khuất: Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43) và BàTriệu (248) thể hiện tinh thần quật khởi của người Việt, nhất là phụ nữ ViệtNam, trong việc đấu tranh chống lại sự áp bức và xâm lược của ngoại bang.Những cuộc khởi nghĩa này đã trở thành huyền thoại, được truyền từ đời nàysang đời khác, nuôi dưỡng ý thức dân tộc sâu sắc