Lượng Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định chất khách quan của hiệntượng, sự vật về mặt qui mô, mức độ phát triển các yếu tố thể hiện ở lượng cácthuộc tính, nhịp độ của quá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
MÔN HỌC:TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN CUỐI KÌ PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VẬN
DỤNG TRONG THỰC TIỄN
GVHD: THS CHU THỊ HIỀN SVTH:
1 Phùng Thị Tuyết Trang 23158153
2 Nguyễn Hoài Xuân Mai 23158095
3 Nguyễn Thị Yến Nhi 23158114
4 Lê Thanh Trúc 23158156
5 Nguyễn Hồ Kiều My 23158101
Mã lớp học: 232LLCT13105
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cô Chu Thị Hiền - giảng viên bộ môn Triết học Cảm ơn vì cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua để
có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất Chúng em chúc cô có thật nhiều sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống
Trong suốt khoảng thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, một tinh thần học tập hiệu quả, một thái độ nghiêm túc với môn học Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, mang tính thực tế và là hành trang thiết yếu để mỗi thành viên trong nhóm em có thể vững bước cho tương lai sau này
Đối với chúng em, đây là một môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên chúng
em nói riêng và những người lao động ngoài xã hội nói chung Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, dù các thành viên nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý đề bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm của giảng viên: ………
Trang 4MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 2
B PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG VÀ CHẤT 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.1.1 Lượng 3
1.1.2 Chất 3
1.1.3 Độ 3
1.1.4 Điểm nút 3
1.1.5 Bước nhảy 3
1.2 Nội dung quy luật lượng và chất: 4
1.3 Sự tác động của lượng và chất 6
1.3.1 Sự ảnh hưởng của lượng đến chất 6
1.3.2 Sự ảnh hưởng của chất đối với lượng 8
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận quy luật lượng - chất 9
1.4.1 Ý nghĩa trong nhận thức 9
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 11
2.1 Khái quát về quá trình học tập tích lũy kiến thức của sinh viên hiện nay 11
Trang 52.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên 112.3 Giải pháp giúp sinh viên ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, trở thành lao động có chất lượng hiện nay 122.3.1 Sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng đúng đắn và tích lũy kiến thức kinh nghiệm 122.3.2 Sinh viên cần phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiệnbước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn 132.3.3 Sinh viên cần phải tránh tư tưởng chủ quan 14
PHẦN KẾT LUẬN 16
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống đời thường hằng ngày, qua quan sát và đúc kết, ta dần nhận rađược mối quan hệ và tính trật tự của các hiện tượng, từ đó hình thành nên kháiniệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quyluật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tínhchỉnh thể của chúng
Con người không thể tự ý xoá bỏ hay tạo ra được quy luật mà chỉ nhận thức vàvận dụng nó vào trong thực tiễn
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”
là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật Nhận thức được quy luật này
có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trong việc xem xét các sự vật,hiện tượng khi nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển của sự vật vàhiện tượng Đặc biệt là khi nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH vớinhững khó khăn về mọi mặt, do đó việc ý thức và có hiểu biết đúng đắn quy luậtlượng – chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày những cơ sở lýluận chung về nội dung của quy luật lượng – chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thựctiễn của việc nhận thức và vận dụng quy luật này để phát triển nền kinh tế ViệtNam, đồng thời khẳng định lại một lần nữa tính tất yếu của tư tưởng của chủ tịch
Hồ Chí Minh với những nguyên lý Mác – Lênin trong quản lý và phát triển đấtnước
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các khái niệm cơ bản lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy
Tìm hiểu quy luật lượng chất, làm rõ mối quan hệ giữa lượng và chất
Trang 7Cách áp dụng phương pháp luận lượng và chất vào đời sống thực tiễn
3 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp để tổng hợpngắn gọn, đầy đủ và chính xác các nội dung khái niệm về lượng, chất, độ, điểm nút
và khái niệm của quy luật lượng và chất Từ đó phân tích và đưa ra cái nhìn tổngquan, cũng như cách áp dụng quy luật vào đời sống hằng ngày
Trang 8A PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG VÀ CHẤT 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Lượng
Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định chất khách quan của hiệntượng, sự vật về mặt qui mô, mức độ phát triển các yếu tố thể hiện ở lượng cácthuộc tính, nhịp độ của quá trình vận động và phát triển của hiện tượng, sự vật cũngnhư thuộc tính của nó Nói một cách dễ hiểu hơn thì lượng thể hiện tính qui địnhkhách quan, sẵn có của sự vật trên các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành,qui mô của sự tồn tại, tốc độ và nhịp độ của các giai đoạn vận động, phát triển của
sự vật
1.1.2 Chất
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của một sựvật, hiện tượng nào đó; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấutạo thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là cáinào khác
1.1.3 Độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để biểu thị sự thống nhất về lượng và chất,
là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng không làm thay đổi cơ bản về chất của
sự vật, sự vật chưa biến đổi thành cái khác Trong giới hạn của độ, lượng và chấttác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động
Trang 91.2 Nội dung quy luật lượng và chất
Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại là cách thức cơ bản của các quá trình vận động, phát triển Nó
là những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sựthay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chấtcủa sự vật, hiện tượng cũng tạo ra những thay đổi mới về lượng của sự vật, hiệntượng trên các khía cạnh khác nhau
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan và phổ biến được lặp đi lặp lại rất nhiềutrong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, tư duy trong tự nhiên, xãhội
Lượng thay đổi dẫn đến chất thay đổi
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều là một thể thống nhất giữa hai mặt chất vàlượng Hai mặt ấy không tách rời nhau mà lại tác động lẫn nhau một cách biệnchứng Sự biến đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật, hiệntượng Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn tới sự thayđổi về chất Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi
về chất Giới hạn mà sự thay đổi về lượng không khiến chất thay đổi được gọi là
độ Khái niệm độ chỉ tính chất quy định, mối quan hệ thống nhất giữa chất vàlượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng không làm thay đổi cơbản chất của sự vật, hiện tượng Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượngvẫn còn là nó, chưa thể chuyển hoá thành sự vật và hiện tượng khác
Sự vận động, thay đổi của sự vật, hiện tượng sẽ bắt đầu từ sự biến đổi vềlượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sựthay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt đượcđiếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.Chất và lượng là hai mặt đối lập, chất luôn luôn cố định và lượng thườngxuyên thay đổi nhưng hai mặt ấy không thể nào tách rời nhau mà nó tác động qua
Trang 10lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độnhất định khi sự vật đang tồn tại.
Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản
về chất của sự vật
Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưangay tới sự thay đổi về chất của sự vật
Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi
về lượng trước đó gây ra
Các hình thức của bước nhảy:
• Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanhchóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật
• Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời giandài
• Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả cácmặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật
• Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố ở một số bộphận của sự vật
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tớiđiểm nút Khi chất mới xuất hiện thì có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chấtmới tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều khía cạnh: làm thay đổikết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng Chất mới ra đời sẽ ảnh hưởng ngược lại với lượng dẫn đến sự biến đổi củalượng mới Quá trình đó tiếp tục diễn ra, tạo nên quy luật phổ biến của các quátrình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duyKhái quát lại là, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứnggiữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi từ từ về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn
Trang 11đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; và chất mới sẽ tác động trở lại lượng,tạo ra những thay đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng Quá trình đó liên tiếpdiễn ra, hình thành trở thành quy luật cơ bản, phổ quát của các quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ về chất: Khi ta nói đến đường ăn là nói đến chất của đường (C6H O )12 6
và thuộc tính của đường là: cấu trúc tinh thể, màu trắng, tan trong nước, có vịngọt…
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083, nhiệt độ sôi là 2880oC Những thuộc tính này nói lên tính chất riêng củađồng giúp phân biệt nó với các nguyên tố kim loại khác
Ví dụ về lượng: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tửnước (H2O) nghĩa là gồm hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi
Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
Khi làm bài kiểm tra, nếu bạn dò lại bài sau khi đã làm bài xong, nhận ra vàkịp thời sửa những lỗi nhỏ thì bài làm của bạn chắc chắn sẽ hoàn chỉnh hơn và đạtđiểm cao hơn
Ta sẽ gọi ai đó là học sinh cấp ba nếu họ đang học lớp 10, 11, 12 (lượng).Nhưng sẽ không ai gọi một người nào đó là học sinh cấp 3 khi họ đã lên đại học(chất đã biến đổi)
Trong năm học bạn chăm chỉ học tập để có được kiến thức và cách tư duy,
đó gọi là lượng Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, vậy lúc này chất chưabiến đổi chỉ có lượng thay đổi Lượng tích lũy tới khi thi cuối kì (điểm nút), bạn lênlớp 11 thì chất đã thay đổi
1.3 Sự tác động của lượng và chất
1.3.1 Sự ảnh hưởng của lượng đến chất
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như quátrình phát triển trong nhận thức của tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về
Trang 12lượng được tích tụ lại khi vượt quá giới hạn độ tại điểm nút thì sẽ gây nên sự thayđổi dần dần về chất Sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện thay thế Sở dĩ như thế
là bởi vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật hiện tượng Lượng thìluôn luôn biến đổi, còn chất tương đối cố định Do đó sự phát triển của lượng vàomột lúc nào đó sẽ mâu thuẫn với chất cũ Khi chất cũ kìm hãm thì lúc đó nảy sinhyêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, tạo ra một độ mới nhằm thúc đẩy cho lượngphát triển Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vêchất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Nội dung quy luật này được phát biểu như sau: Mọi sự vật hiện tượng đềuvận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúcnào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì tạo ra bước nhảy, tạo sự biếnđổi về chất của sự vật Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mớixuất hiện
Điều cần lưu ý : Quy luật này chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữachất và lượng đã xác lập, mối quan hệ này được xây dựng một cách khách quan màkhông thể nào áp đặt một cách tuỳ tiện Mặt khác sự chuyển đổi lượng và chất lúcnào cũng phụ thuộc vào những yếu tố nhất định Quy luật lượng - chất được vậndụng trong học tập của sinh viên ở mối quan hệ học tập và nâng cao trình độ củasinh viên Trong sự phát triển tri thức của sinh viên, sự thay đổi dần về lượng kiếnthức gọi là tiến hóa, tiến hoá chuẩn bị cho sự nâng cao trình độ của sinh viên.Trong giai đoạn tiến hoá, việc học tập chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còntrình độ của sinh viên được nâng cao là kết quả của quá trình tiến hoá, chấm dứtmột quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn lượng tri thức đưasinh viên lên một trình độ cao hơn
Ví dụ về sự ảnh hưởng về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất: Trong năm họcbạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng Trong khi đó bạn vẫn đang là
Trang 13học sinh lớp 11, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi Lượng tích lũy đến khi thicuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 12 tức là chất đã thay đổi.
1.3.2 Sự ảnh hưởng của chất đối với lượng
Trong quá trình nhận thức thực tiễn, cần hết sức coi trọng quá trình tích luỹ vềlượng, nếu không coi trọng quá trình tích lũy thì sẽ không có sự biến đổi về chất.Quy luật này có một chiều ngược lại, chất mới ra đời sẽ làm biến đổi tốc độ, quy
mô lượng mới Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô pháttriển về lượng một cách phù hợp, không được bảo thủ, dừng lại Khi một sinh viênđạt đến một trình độ mới thì không nên dừng lại mà phát huy năng lực bản thân đểtiếp tục tích luỹ kiến thức nâng cao lượng kiến thức bản thân nhằm đạt được trình
độ cao hơn, việc nâng cao trình độ có thể thực hiện qua nhiều con đường, nhiềucách khác nhau Sự vận động và phát triển của sự vật lúc nào cũng diễn ra theocách tích lũy tả khuynh hay hữu khuynh Tả khuynh là sự thay đổi về lượng muốn
có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh thì ngược lại khi lượng biến đổi đã tớivượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất Chất là yếu tốbất biến , khi lượng thay đổi trong giới hạn độ, chất chưa có biến đổi căn bản Chấtđổi sẽ xuất hiện hiện tượng nhảy vọt tại điểm nút
+ Biến đổi về chất diễn ra nhanh chống, liên tục, đột ngột, căn bản, toàndiện Chất cũ (sự vật cũ) mất đi, chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới)
+ Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới → tiếp tục biến đổi
→ Quy luật lượng đổi - chất đổi không những nói lên một chiều là lượng đổidẫn đến chất đổi mà còn có một chiều ngược lại, là khi chất mới xuất hiện, nó lạitạo ra một lượng mới tương ứng với nó để có sự thống nhất mới giữa chất vớilượng, biểu hiện ở chỗ sự tác động của chất mới đến qui mô, trình độ, nhịp điệuv.v… đối với lượng mới tạo thành tính thống nhất giữa chất mới với lượng mới
Ví dụ về sự ảnh hưởng về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng: chất mới có thểlàm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của