Chính sách tiêu biểu đối với người đi học: Chính sách tiêu biểu đối với người đi học được ra đời nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tài chính cho học sinh, sinh viên, khuy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
-NHÓM 7
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA, XÃ HỘI
CHỌN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA 01 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐƯỢC
NÊU TRONG TẬP BÀI GIẢNG GVHP: TS NGUYỄN HỒ PHONG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
-NHÓM 7
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA, XÃ HỘI
CHỌN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA 01 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐƯỢC
NÊU TRONG TẬP BÀI GIẢNG
GVHP: TS NGUYỄN HỒ PHONG
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:
1 NGUYỄN VŨ NGỌC LAN (NT)
2 PHAN SĨ HỒ
3 PHẠM THỊ MỸ QUYÊN
4 VÕ YẾN OANH
5 TRẦN ĐẶNG MAI TRINH
6 VĂN VỊNH NGHI
7 HỒ THỊ TỐ HUỲNH
8 HUỲNH ĐỖ NA UY
9 NGUYỄN LÊ THỊ TUYẾT NHI
10 NGUYỄN PHƯỚC ĐIỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024
Trang 3ĐỀ: Mỗi nhóm hãy chọn và phân tích nội dung của 01 chính sách xã hội được nêu trong tập bài giảng.
Chính sách tiêu biểu đối với người đi học:
Chính sách tiêu biểu đối với người đi học được ra đời nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tài chính cho học sinh, sinh viên, khuyến khích phát triển sự độc lập, tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống, có ý chí vươn lên trong học thúc đẩy công bằng xã hội bằng cách đảm bảo mọi đối tượng đều có
cơ hội học tập, và cung cấp hỗ trợ tâm lý để giúp họ vượt qua áp lực học tập- vấn đề nan giải của nhiều gia đình khi có con em trong độ tuổi đi học Những mục tiêu này hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần vào
sự phát triển bền vững của xã hội.
1 QUYẾT ĐỊNH SỐ 751/QĐ-TTG VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN.
Khái quát về quyết định:
Quyết định 751/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 30/5/2017 với mục tiêu chính là điều chỉnh tăng mức cho vay tín dụng dành cho học sinh, sinh viên Quyết định này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các em tiếp tục quá trình học tập.
Nội dung chính của quyết định:
Tăng mức vay tối đa: Quyết định này đã nâng mức cho vay tối đa lên 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên Đây là một mức tăng đáng kể so với quy định trước đó, giúp các bạn sinh viên có thêm nguồn tài chính để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt.
Mục tiêu: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, được tiếp cận các nguồn vốn vay để hỗ trợ quá trình học tập.
Hiệu lực: Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/6/2017.
Ý nghĩa:
Trang 4Quyết định 751/QĐ-TTg là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề giáo dục và đào tạo Việc tăng mức cho vay sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình các em, đồng thời khuyến khích các bạn trẻ tiếp tục theo đuổi con đường học vấn.
Mở rộng cơ hội học tập:
Giảm gánh nặng kinh tế: Việc tăng mức cho vay giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho gia đình, tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ hơn có cơ hội được tiếp cận với giáo dục đại học.
Đảm bảo tính công bằng: Quyết định này góp phần đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho tất cả các bạn trẻ có năng lực đều có thể theo đuổi ước mơ học tập của mình.
Đầu tư cho tương lai:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên
sẽ giúp tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Phát triển kinh tế - xã hội: Sinh viên được đào tạo tốt sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khích lệ tinh thần học tập:
Tạo động lực: Việc được hỗ trợ tài chính sẽ tạo động lực cho sinh viên
cố gắng học tập tốt hơn, đạt được thành tích cao.
Giảm thiểu tình trạng bỏ học: Quyết định này giúp giảm thiểu tình trạng
bỏ học giữa chừng của sinh viên, đặc biệt là những bạn đến từ vùng sâu, vùng
xa hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Thúc đẩy xã hội hóa giáo dục:
Tăng cường hợp tác: Quyết định này thúc đẩy sự hợp tác giữa Nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc hỗ trợ giáo dục.
Mở rộng nguồn lực: Việc tăng mức cho vay sẽ giúp mở rộng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
*Mở rộng:
Song song với đó ta có thêm về các điều kiện để được vay: theo quyết định 05/2022/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, đối tượng được vay vốn sinh viên
Trang 5năm 2024 tiếp tục là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học ( hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam Đó là các trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định.
Vậy việc vay vốn học tập còn phụ thuộc sinh viên thuộc đối tượng nào và sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn theo quy định
Mặt tích cực:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường.
Việc cho vay học sinh, sinh viên tạo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, bất kể hoàn cảnh xuất thân việc vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất cho phép nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiếp cận được với giáo dục chất lượng cao mà không phải quá lo lắng về vấn đề tài chính.
Ví dụ:
Theo một cuộc phỏng vấn cá nhân bạn Văn Vịnh Nghi lớp 18.1 “ nhờ có quyết định vay vốn này của chính phủ mà mình đỡ phần tiền học phí được phần nào, gia đình mình chỉ còn chu cấp cho mình tiền ăn uống thôi, mình cũng có thêm động lực để cố gắng trong học tập và tạo cho bản thân sự kỉ luật, tính kiên trì nữa.”
Mặt hạn chế:
Mức vay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: Mặc dù đã tăng so với trước đây( Điều 1 Điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định
số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên múc vốn cho vay tối đa là 800.000
Trang 6đồng/tháng/học sinh, sinh viên.), nhưng mức vay tối đa 1.500.000 đồng/tháng vẫn chưa đủ để đáp ứng toàn bộ chi phí sinh hoạt và học tập của sinh viên, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Thủ tục vay vốn còn rườm rà: Nhiều sinh viên phản ánh thủ tục vay vốn còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức Điều này gây khó khăn cho những bạn sinh viên ở vùng sâu, vùng xa hoặc có ít kinh nghiệm.
Không thuộc diện đối tượng được vay vốn: theo quyết định 05/2022/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, việc phải dựa vào các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và đủ điều kiện đẻ vay vốn đã vô hình làm hạn chế các bạn sinh viên khác cũng muốn vay vốn để phụ giúp gia đình và tạo động lực trong học tập nhưng không thuộc trong các đối tượng đó.
Bên cạnh đó, nguồn vốn dành cho chương trình cho vay sinh viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của tất cả sinh viên có nhu cầu vay vốn Công tác quản lý, giám sát chưa chặt chẽ: Việc quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay của sinh viên còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng một số trường hợp
sử dụng vốn vay không đúng mục đích.Có một vấn đề bất cập là khi làm giấy
tờ học sinh, sinh viên phải về hộ gia đình cư trú và vay vốn ở dưới đó.
Ví dụ:
1.Nhiều sinh viên gặp nhiều khó khăn về mặt quy trình xét duyệt giấy tờ ở địa phương, làm chậm trễ quá trình vay vốn cũng như lỡ mất suất vay vốn.
2 Một số sinh viên muốn vay vốn để tạo sự độc lập cho bản thân cũng như động lực để bản thân cố gắng hơn trong học tập nhưng không thuộc các diện đối tượng được vay vốn theo quy định- làm hạn chế một số sinh viên và chưa
có sự công bằng
Kết luận:
Quyết định 751/QĐ-TTg không chỉ là một chính sách tài chính mà còn
là một thông điệp về sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo dục và thế hệ trẻ Quyết định này đã tạo ra những tác động tích cực và lâu dài, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và phát triển, khuyến khích các bạn học sinh, sinh
Trang 7viên học tập và ren luyện bản thân tinh thần vượt khó và sự kiên trì trong học tập.
2 QUYẾT ĐỊNH SỐ 57/2015/QĐ-TTG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN.
Khái quát về quyết định:
Quyết định 57/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
16 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, quy định về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên.
Quyết định này quy định chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên.
Nội dung quyết định:
Các loại hình hoạt động tình nguyện:
Hoạt động tình nguyện thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc từ 24 tháng trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh hoặc các tổ chức khác của thanh niên tổ chức.
Nguyên tắc: Hoạt động tình nguyện của thanh niên thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm mục đích nhân đạo, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện thực tế của địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện Chính sách: Quyết định quy định chính sách hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện trong quá trình và sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện Các chính sách bao gồm:
+ Hỗ trợ về tài chính: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, hỗ trợ chi phí,
v.v.
“Điều 4 Kinh phí thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên
1 Kinh phí thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định này do ngân sách nhà nước
Trang 8bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2 Kinh phí thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Quyết định này do cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tình nguyện tự trang trải hoặc huy động các nguồn viện trợ, tài trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.” [Khoản 1, khoản
2, điều 4, quyết định số 57/2015/QĐ-TTg].
+ Hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng: Nâng cao kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho hoạt động tình nguyện
“Điều 7 Chính sách đối với thanh niên trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện
1 Được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động tình nguyện.
2 Được hưởng tiền bồi dưỡng trong thời gian hoạt động tình nguyện, được trang bị phương tiện làm việc, phương tiện bảo hộ cá nhân (nếu có) bảo đảm
an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.
3 Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn, kết nạp Đảng nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.”
[Khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 7, quyết định số 57/2015/QĐ-TTg].
+ Ưu tiên trong học tập, việc làm - Khen thưởng, tôn vinh: Xét tuyển
vào các trường đại học, cao đẳng; ưu tiên trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, v.v Khen thưởng đối với thanh niên, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện.
“Điều 6 Chính sách đối với thanh niên sau khi kết thúc chương trình, đề án,
dự án
1 Được ưu tiên xét duyệt để hưởng chính sách về định cư, tái định cư ở các vùng kinh tế mới, làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên.
2 Được cấp có thẩm quyền nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
Trang 93 Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4 Được ưu tiên xét tuyển khi tuyển sinh vào hệ đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học.
5 Nếu trở về địa phương nơi xuất phát thì được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
6 Thanh niên có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.”
[điều 6, quyết định số 57/2015/QĐ-TTg].
Ngoài ra, Quyết định cũng quy định trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm:
+ Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện
+ Cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện
+ Ủy ban nhân dân các cấp nơi diễn ra hoạt động tình nguyện
Các bộ, ngành, đoàn thể (Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
- Mặt tích cực và hạn chế đối với sinh viên:
Từ các chính sách quy định trong quyết định của Chính phủ về hoạt động tình nguyện của thanh niên, ta có thể thấy những ảnh hưởng đáng kể đến sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện Cả mặt tích cực và hạn chế đều có sự ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của sinh viên, cả về kỹ năng mềm và cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai
Mặt tích cực:
Trước tiên, các hoạt động tình nguyện mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên, đặc biệt là trong việc phát triển các kỹ năng mềm và giá trị đạo đức Khi tham gia tình nguyện, sinh viên có cơ hội nâng cao các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý thời gian, và khả năng lãnh đạo
Việc thực hiện các dự án hoặc tham gia tổ chức các chương trình giúp sinh viên phát triển khả năng sáng tạo, tư duy linh hoạt và tinh thần trách nhiệm Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng rèn luyện sự kiên nhẫn, lòng nhân ái, và ý thức đóng góp cho cộng đồng
Trang 10Ví dụ:
Trong các chương trình tình nguyện do Đoàn Thanh niên tổ chức, sinh viên thường tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như dọn dẹp môi trường, dạy học cho trẻ em vùng sâu vùng xa, hoặc tổ chức các buổi hội thảo nâng cao nhận thức về sức khỏe Những trải nghiệm này không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các vấn đề xã hội mà còn giúp họ trưởng thành hơn trong suy nghĩ
và hành động, xây dựng nhân cách tốt đẹp và tinh thần vì cộng đồng Ngoài ra, sinh viên có thể gặp gỡ, giao lưu với bạn bè mới và mở rộng mạng lưới xã hội, điều này rất hữu ích trong sự phát triển nghề nghiệp sau này.
Một lợi ích khác là các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ dành cho thanh niên tham gia tình nguyện, chẳng hạn như được ưu tiên khi xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học, hoặc hỗ trợ đào tạo nghề sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện Điều này có thể khuyến khích sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ có thêm động lực và thấy rõ những lợi ích thực tế từ việc đóng góp cho cộng đồng
Ví dụ:
thực tế là khi sinh viên hoàn thành các chương trình tình nguyện xuất sắc, họ
có thể được xét khen thưởng hoặc cấp giấy chứng nhận, làm đẹp hồ sơ cá nhân khi ứng tuyển vào công việc hoặc học bổng.
Mặt hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, các chính sách và hoạt động tình nguyện cũng có những hạn chế nhất định đối với sinh viên Một trong những vấn đề lớn nhất là việc tham gia tình nguyện có thể tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức, gây ảnh hưởng đến việc học tập và các kế hoạch cá nhân khác Nếu không biết cách cân đối, sinh viên có thể rơi vào tình trạng căng thẳng hoặc chậm trễ trong học tập
Ví dụ:
nhiều sinh viên khi tham gia các chiến dịch tình nguyện mùa hè kéo dài vài tuần
đã gặp khó khăn trong việc bắt kịp chương trình học ngay khi năm học mới bắt đầu.