1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh Đề tài phân tích nội dung phong cách hồ chí minh

37 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung Phong Cách Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn TS. Ong Van Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,31 MB

Nội dung

Chung em xin cam ơn khoa Lý luận chính trị đã giúp chúng em được mở mang tri thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh nước n

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

Khoa Ly luan chinh tri

BAI TIEU LUAN MON: TU TUONG HO CHÍ MINH

Đề tài: Phân tích nội dung phong cách Hồ Chí Minh

Thanh phố Hồ Chí Minh, ngày 12, tháng 12, năm 2023

Trang 3

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH SỐNG CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY 222tr 25

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện đề sinh viên chúng em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất

Chung em xin cam ơn khoa Lý luận chính trị đã giúp chúng em được mở mang tri thức

về tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định đối với

vận mệnh nước nhà, qua đó chúng em có thể nhận thức được một cách đầy đủ và toàn diện

về cuộc đời sự nghiệp những đóng góp và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn

thể dân tộc Việt Nam

Nhóm chúng em xin gửi đến thầy Ông Văn Năm lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Trong suốt thời gian qua, thầy đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu về vị anh hùng giải phóng dân tộc vô cùng lỗi lạc mang tên Hồ Chí Minh Những giờ học của thầy đã giúp chúng em hiệu rõ hơn về những tư tưởng vĩ đại cũng như những phong cách tốt đẹp của Người, từ đó có thêm động lực đề học tập và rèn luyện bản thân, noi theo tắm gương sáng của Người

Việc thực hiện bài tiêu luận về chủ đề này là cơ hội để chúng em củng cô kiến thức và vận dụng những gì đã học vào thực tiễn Bài tiêu luận của chúng em được thực hiện với mong muốn làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh Tuy nhiên,

đo trình độ lý luận còn hạn chế, củng với những gián đoạn trong hoc tap, bai tiêu luận này

không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy nhận xét, góp ý để bài tiêu luận được

hoàn thiện hơn

Trang 5

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ đáng kinh, một dai anh hao của Đảng và dân

tộc Việt Nam Người đã dé lại cho cách mạng Việt Nam nói riêng và văn hóa thế gidi noi

chung một di sản vô cùng to lớn đó chính là hệ thống về tư tưởng, về nhân cách và phong cách của một con người tuy giản dị nhưng vô cùng uyên bác

Việc nghiên cửu về di sản, cuộc đời và con người của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đang được thực hiện không chỉ bởi các nhà khoa học, các quan chức lãnh đạo Đảng và

nhân dân trong nước mà đã lan tỏa rộng khắp trên phạm vi toàn cầu qua các nghiên cứu của những học giả đến từ các nước khác nhau trên mọi phương diện

Nghiên cứu và học tập phong cách ứng xử và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng Hồ Chí Minh có cách ứng xử ở tầm nghệ thuật, gần như hoàn thiện Phong cách ứng xử được thê hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ,

nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Chủ tịch

Hồ Chí Minh Việc tìm hiểu về phong cách của vị lãnh tụ kính yêu cho ta thấy được sự quý mến của đồng bảo Việt Nam và nhân dân thế giới dành cho Người, ngoài ra đây cũng là những đức tính, nhân cách cao đẹp mà ta cần phải học tập Bác trong mọi khía cạnh Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích những nét nôi bật trong phong cách sống của

Hồ Chí Minh cũng như việc học tập theo lỗi sống của Người ở giới trẻ ngày nay

Trang 6

CHUONG 1: KHAI QUAT VE PHONG CACH HO CHI MINH

1.1 Khai niém

1.1.1 Phong cach

Phong cách được hiểu là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm

cách đã trở thành nề nếp ôn định của một người hoặc một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt, tạo nên

những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thê đó Với cách hiểu này, chúng ta có thê nói

đến phong cách của bất cứ một người nào, từ một người bình thường đến một lãnh tụ, một

vĩ nhân, cũng như phong cách quân nhân, phong cách lãnh đạo của Đảng

1.1.2 — Phong cách Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thẻ, tạo thành một hệ thống lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ va pham cách đã trở thành nền nếp trong tất cả các hoạt động, công tác, học tập, sinh hoạt, ứng xử của Người, phát triển theo logic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt), và biểu hiện ra qua hoạt động của cuộc sông hàng ngày (phong cách ứng xử, diễn đạt, sinh hoạt, phong cách làm việc) Đó là phong cách rất mẫu mực của người cách mạng, người lãnh đạo, người đảng viên Phong cách Bác có những đặc điểm chung của phong phong cách của người Việt Nam Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mồi quan hệ với cái chung của cả loài người Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những điểm riêng biệt, độc đáo Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp Đông - Tây, mang tính nhân loại, nó không chỉ bao gồm cả truyền thông mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện tại, mà còn có cả tương lai Vì vậy khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay phương Tây đều cảm thấy gần gũi Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người Việt Nam, nhưng đây là phong cách của một người có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, phong cách của một người chiến sĩ cộng sản chân chính, công dân số một

Việt Nam

1.2 Cơ sở hình thành

1.2.1 Những giá trị văn hóa truyền thống

Có nhiều nhân tô góp phần hình thành phong cách Hồ Chí Minh Trước hết phải kế đến các đặc điểm thuộc về gia đình, quê hương, đất nước Sinh ra trong một nhà Nho yêu nước, ngay từ bé Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu một nền giáo dục Nho học, điều đó định hình cho Người một tác phong làm việc và sinh hoạt nề nếp thê hiện trong cả suy nghĩ và hành động Bên cạnh đó yếu tổ lịch sử - văn hóa cũng góp phân vào việc hình thành phong cách Hồ Chí Minh Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng “lây dân làm gốc”, khi cần thiết tô chức các hội nghị dân

chủ đê lấy ý kiến nhân dân( triều đại nhà Trần với Hội nghị Diên Hồng) Các truyền

thống văn hóa dân tộc đó đã có ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Tất Thành sau này

Trang 7

Nguyễn Tắt Thành khi lên mười lăm đã “sớm hiểu biết và rat dau xót trước cảnh thống

khố của đồng bào Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuôi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào

Người đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc Người khâm phục các cụ Phan

Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào Người đã lựa chọn con đường ởi riêng của mình Người không đi theo Phan Bội sang Nhật, không dựa vào nước Pháp như nhiều bậc

sĩ phu đương thời Người muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào Hồ Chí Minh không ngại khó khăn, hiểm nguy, tập trung mọi tâm huyết, trí lực, thê lực để đấu tranh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc và dân tộc Cách nghĩ, cách làm của Người mang đậm dấu ấn riêng, phong cách riêng

của một con người mà sau này sẽ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của một danh

nhân văn hóa kiệt xuất

1.2.2 Những giá trị kết tỉnh văn hóa Phương Đông và Phương Tây

Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ kết tính từ những giá trị của dân tộc mà còn bắt nguồn từ tỉnh hoa văn hoá nhân loại cả phương Đông và phương Tây được người kế thừa

và phát triển Trong văn hoá phương Đông, Hỗ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kế thừa

và phát triển những nhân tổ tích cực của Nho giáo Nền học vấn đầu tiên mà Hồ Chí Minh

tiếp nhận là Nho học Đến tuôi thanh niên và cả thời kỳ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh

luôn quan tâm nghiên cứu văn hoá phương Đông Trong các tác phẩm bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến khái niệm phạm trù, mệnh đề của Nho giáo Song trong khi vận dụng những yếu tô tích cực của Nho giáo, người cũng đồng thời phê phán, loại bỏ những yếu tổ tiêu cực của học thuyết đó

Ví dụ như: Nếu như chữ “trung”, “hiếu” trong Nho giáo là trung với vua, hiểu với cha

mẹ, thì được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới là trung với nước, hiếu với dân Trung với nước, hiệu với dân là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và g1ữ nước Ngoài ra, Người đã đặt chân đến nhiều nước trên thế giới, hiểu được nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa thế giới, cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây Sự ảnh hưởng của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp Người đã đến với các dòng tư tưởng khai sáng Tự Do - Bình đăng - Bác ái, đến với những tư tưởng tôn trọng nhân dân, tư tưởng quần chúng là người sáng tạo nên lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin

Từ đó, ta có thê thấy, Người tuy chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá

đân tộc không gì lay chuyên được ở Người, đề trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một

lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

Trang 8

Phong cach H6é Chi Minh chinh 1a sw tiéu biéu cho phong cách của những người cách mạng, những con người chân chính, luôn mang trong mình những tư tưởng đường lỗi cách mạng đúng đắn, những phương pháp cách mạng thích hợp nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Phong cách Hồ Chí Minh không phải ở tầm cao không vươn tới được, mà rất gần gũi, thân thiện với chúng ta

1.2.3 Thực tiễn hoạt động cách mạng và những tô chất nhân cách của Người Những năm tháng hoạt động trong nước và buôn ba khắp thế giới đề học tập, nghiên cứu, Hồ chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn Làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành phong cách riêng của mình Bác Hỗ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: năm 1931-1933 và năm 1942-43) đã từng lãnh án tử hình vắng mặt Nhưng Người luôn tin vào ly tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên lúc nào Người

cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận thức đúng đắn về

thời đại đã tạo điều kiện đê Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại

Có được điều đó là nhờ vào phong cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh

Pham chat, tài năng đó được biểu hiện ở phong cách tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tỉnh tường, phong cách làm việc khoa học, sáng suốt trong việc

nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh Phẩm chất, tài năng đó cũng được biểu

hiện ở bán lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, đầu óc thực tiễn Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã xây

dựng một hệ thống phong cách toan diện, sâu sắc và sáng tạo đề lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thang loi

Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập đề chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ nhiệt

thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tô quốc, hạnh phúc của đồng bào Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Người quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Quan niệm lấy đức làm gốc

của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng

có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tải thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau đề hoàn thành nhiệm

vụ cách mạng

Ngoài ra, Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ

ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân

Trang 9

ái của Người Tình yêu thương của Người còn thê hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm Với tắm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phân tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mắt dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phâm chất yêu thương con người Đặc biệt phâm chấtcần kiệm liêm chính, chí công vô tư được thê hiện rất rõ trong phâm chất của Người Cùng với những nhân tố bên ngoài, chính thực tiễn hoạt động cách mạng và

những phâm chất nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh là nhân tô góp phần làm nên phong

cách của Người

1.3 Vai trò của phong cách Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của

Người, là một triết ly song, tạo thành một chỉnh thê nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức

và thâm mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và phát triển của Việt Nam

“+ Dong vai tro quan trọng trong việc giành độc lập dân tộc:

+ Là một lãnh đạo tâm huyết và sáng tạo, với tầm nhìn rộng lớn về tương lai của Việt Nam Người đã đưa ra những chiến lược và giải pháp đề giải quyết những thách thức và khó khăn mà đất nước đã phải đối mặt Không chỉ tập trung vào khía cạnh quân sự mả còn chú trọng đến phát triển kinh tế và xã hội thê hiện qua việc kết hợp chiến lược và chiến

thuật để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước

+Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tổ quan trọng đề dẫn đến sự thắng lợi của cách mạng Người luôn nhân mạnh tầm quan trọng của tự chủ và độc lập quốc gia Phong cách lãnh đạo của Người đã thúc đây lòng yêu nước và ý chí giữ gìn độc lập của

nhân dân Hồ Chí Minh đã xây dựng một mô hình lãnh đạo dựa trên sự đồng lòng và sự

hiểu biết giữa các tầng lớp nhân dân Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Điều này đã giúp tạo ra một động lực mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước

+Sự thấu hiểu và gần gũi với nhân dân: Người luôn giữ sự gần gũi với nhân dân, thường

xuyên thăm và làm việc trực tiếp với họ đê hiệu rõ vấn đề và khó khăn mà họ đang phải

đối mặt Điều này đã dựng một liên kết mạnh mẽ với nhân dân và tạo ra sự tin tưởng

% Xây dựng và phát triển đất nước:

+Chính sách ngoại giao độc lập và hòa bình: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến

lược ngoại giao khôn khéo, “Độc lập, tự chủ, tự cường trong quan hệ với các nước”, “Quan

hệ hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới”, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, thiện chí, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước với phương châm “thêm bạn, bớt thù” Trước năm 1945, Hỗ Chí Minh có nhiều hoạt động quốc tế dé tìm kiếm đồng

Trang 10

minh cho cach mạng Việt Nam Người đã khéo léo tận dụng mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ

- Anh - Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Dương đề tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ Coi trọng giáo dục và đào tạo như là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của quốc gia Người đề xuất và thực hiện nhiều chính sách để nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục

+Văn hóa, nghệ thuật: Hồ Chí Minh nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa và nghệ

thuật trong việc định hình tĩnh thân và bản sắc dân tộc Người khuyên khích sự sáng tạo va

phát triển văn hóa dân tộc, xem đó là một phần quan trọng của sự giàu có và độc lập văn hóa

“+ Phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn Đảng, Nhà nước, nhân dân ở nước ta hiện nay:

+Đối với Đảng và Nhà nước ta: Phong cách Hồ Chí Minh nói riêng cũng như tư tưởng của Người nói chung chính là “kim chỉ nam” cho hành động, của Đảng, Nhà nước ta Trên các chặng đường cách mạng vừa qua, đặc biệt là trong thời kỳ tiễn hành công cuộc đôi mới đất nước, Đảng ta đã có sự đôi mới trong tư duy, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, SỨC chiến đầu, bản lĩnh chính trị, trí tuệ để đủ sức tiếp tục gánh vác trọng trách là Đảng cầm quyền Sự nghiệp đôi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày cảng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức Hơn bao giờ hết, việc học tập và nêu theo tắm gương phong cách Hồ Chí Minh đối với cán bộ Nhà nước, Đảng viên là vô cùng cần thiết, và quan trọng như: Tỉnh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thông nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội

Từ quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phần đấu cho “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”,

để nước ta “sánh vai với cường quốc năm châu”

+Đối với nhân dân: Trong bat cứ một lĩnh vực nào của đời sông xã hội, bất cứ một hoạt

động nào của tô chức hay cá nhân một người, đạo đức con người cũng thê hiện vai trò quan trọng của nó Khi đạo đức suy thoái, xã hội không thê phát triển bền vững Chính vì thé mỗi người sống trong xã hội cần phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực nhận thức, hành v1 của bản thân Xác định xác định lẽ sông và trách nhiệm với cộng đồng, như

Bác đã từng nói “Giá trị thực sự của mỗi con người là ở chỗ người đó làm được gì cho cộng đồng, cho đất nước, cho nhân loại”

+Đặc biệt là thế hệ trẻ: Phong cách, đạo đức, lối sống đối với tuôi trẻ cảng quan trọng

đề nuôi dưỡng hoài bão, nghị lực đấu tranh cho chân lý, tình thương, lẽ phải Xã hội thay

đôi “chóng mặt” với sự phát triên của công nghệ, kinh tế, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là những hệ lụy khiến cho con người dễ cuốn vào cạm bấy, tệ nạn xã hội Việc học

Trang 11

tap va van dung phong cach Hồ Chí Minh không bao giờ cần thiết như hiện nay Thể hệ trẻ cần phải phát huy lỗi sống lành mạnh, cần kiệm, tôn trọng pháp luật, nếp sống có trật tự,

kỷ luật; trung thực trong công việc, hoà đồng, nhân ái trong cuộc sống Không ngừng trau dồi nâng cao hiểu biết, tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa lành mạnh, biết cách phòng ngừa

và phê phán những yếu tổ phản văn hóa, các tệ nạn xã hội, bài trừ lỗi sống thực dụng, ích kỷ

Trang 12

CHUONG 2: NOI DUNG PHONG CACH HO CHi MINH

2.1 Phong cách tư duy

Trong hệ thống phong cách của Người, phong cách tư duy là một nội dung tạo nên những nét đặc sắc, đưa đến những quyết định đúng đắn, phù hợp, hiệu quả, góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ

Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các điểm:

s* Một là: Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sảng tạo

Tỉnh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo đã được hình thành trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh từ lúc Người mới bước vào tuổi thanh niên Khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tỉnh

thần độc lập, tự chủ, sáng tạo ở Hồ Chí Minh càng bộc lộ rõ nét và đã trở thành đặc điểm,

thuộc tính bền vững của phong cách tư duy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người

Độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không rập khuôn, giáo điều Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép, giáo điều, máy móc

Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biệt làm chủ bản thân và công việc

Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ từ sớm và được rèn giũa qua bao nhiêu năm

tháng hoạt động cách mạng Ra đi tìm đường cứu nước Người không đi theo lỗi mòn của các bậc tiền bồi, không dựa vào các nước khác mà Người chọn con đường sang Pháp, các nước châu Âu, châu Mỹ và đi hầu khắp các châu lục khác để nghiên cứu, khảo sát, tìm mục tiêu, con đường cứu nước mới, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế của thời đại Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù Đồng thời, sáng tạo cũng là tìm tòi, đề xuất những cái mới mà có thê trả lời được những câu hỏi của cuộc sông đặt ra Sáng tạo còn la san sàng từ bỏ những cái cũ đã lỗi thời, không phù

hợp với thực tiễn

Theo Hồ Chí Minh: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đối lại cho hợp lý: cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì ta phải làm” Người cũng đã nhiều lần chỉ rõ tác hại của kiểu phong cách

lề lối làm việc thụ động, máy móc rập khuôn, hành chính mệnh lệnh, trông chờ dựa dẫm,

ý lại cấp trên, tư duy thiếu tính năng động, nhạy bén, thiếu sáng tạo đó là do “cách làm việc” thấy cái đúng thì không kiên quyết bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh phê bình; hoặc biểu hiện đồi với không ít cán bộ, đảng viên mắc phải là “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”: chỉ thích khen và không bằng lòng khi bị nhắc nhở, phê bình Do đó, những cán bộ, đảng viên như vậy thường không “cả gan nói, cả gan đề xuất ý kiến” và

Trang 13

không “có gan phy trách, có gan làm việc” Cho nên, các công việc được giao thường dat chât lượng, hiệu quả rât thập

Tiếp nhận Chủ Nghia Mac - Lé nin đã làm cho tư duy của Hồ Chí Minh phát triển lên

một tầm cao mới, đó là tính cách mạng triệt để và tính khoa học chặt chẽ Và cũng từ đây,

tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh thê hiện rõ trong việc lựa chọn và vận

dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam một cách phù hợp, không bắt chước, không rập khuôn giáo điều mà mang tính sáng tạo, tính thực tiễn rất cao Người

đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, với Cương lĩnh chính trị mang nội dung phù hợp với điều kiện và thực tế Việt Nam Nhờ phong cách tư duy đó, Hồ Chí Minh đã phát hiện

ra quy luật của cách mạng Việt Nam, sáng tạo ra con đường và phương pháp tiên hành cách mạng phù hợp với thực tiễn của đất nước Người đã có những luận điểm sáng tạo về con

đường đưa một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển vốn là nước thuộc địa

nửa phong kiến làm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi mở đường đưa đất nước đi lên

Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa

“+ Hai la: Phong cach tu duy khoa học, cách mạng và hiện đại

Như trên đã phân tích, tư duy Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo Nhưng sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh là sáng tạo trên nền thực tiễn Việt Nam Cùng với tính sáng tạo thì tư duy của Người luôn gắn với thực tiễn đất nước và thời đại Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà Người đưa ra những luận điểm đúng đắn nhằm giải quyết những vấn

đề thực tiễn đang đặt ra Do đó, có thể thấy phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự vận dụng phép biện chứng duy vật, quan điểm lấy thực tiễn là cơ sở, điểm xuất phát của quá trình nhận thức chân ly

Phong cách tư duy này thê hiện rất rõ trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Ví dụ như, khi xác định động lực của cách mạng, chủ nghĩa Mác đưa ra quan niệm đầu tranh giai cấp là một trong những động lực cơ bản để phát trién xã hội trong điều kiện

xã hội còn tồn tại mâu thuẫn giai cấp Mác đưa ra quan điểm nay là bởi vì trong thời của Mác các cuộc cách mạng tư sản đã thành công, sau đó các quốc gia tư sản được thành lập

và trong các quốc gia tư bản đó mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Vì vậy xã hội tư bản muốn phát triển phải giải quyết mâu thuẫn này Nguyễn Ái Quốc khi gặp chủ nghĩa Mác — Lênin đã khăng định “đây là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi”, nhưng Người không nói đấu tranh giai cấp là

động lực cơ bản mà Người đưa ra mệnh đề: chủ nghĩa dân tộc còn là một động lực lớn ở

các nước đang đầu tranh giành độc lập dân tộc, nghĩa là muốn cứu nước và giải phóng dân tộc cần phát huy động lực này Điều này xuất phát từ việc phân tích thực tiễn xã hội phương

Đông nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng, khi thực dân Pháp xâm lược và thống tr nước

ta, trong nước tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong

đó mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất, chủ yêu nhất, cần phải giải quyết trước hết và trên hết Điều này thê hiện việc lấy thực tiễn phương Đông đề phát triên lý luận của chủ nghĩa

Trang 14

Mac Va thực tiễn việc dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trong cuộc cách mạng dân

tộc dân chủ Nhân Dân ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn

Nhờ có phong cách tư duy đó, cùng với sự cần cù chịu khó, óc quan sát và suy nghĩ từ

thực tiễn, Hồ Chí Minh đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu rộng và chắc chắn, để

trở thành một trí thức tự học, nhưng uyên bác về nhiều mặt Đó là phong cách tư duy không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, di toi những kết luận mới, đề ra những luận điêm mới, vừa kế thừa, vừa phát triển sáng tạo đề tiếp tục vượt lên phía trước Vì vậy, Hồ Chí Minh đã bắt kịp với nhịp sông và sự phát triển của thời đại, dé

có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử

%%_ Ba là: Phong cách tư duy hài hòa, uyền chuyển, có lý có tình

Biểu hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phố biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được”

đề nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn Người từng viết: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: Ây là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”, hay: “Irừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những

ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đồ, đối với tất cả những người khác thi ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ” Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý Người viết: “Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sĩ, và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng nên Vậy nên, những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình, thì phải kính trọng độc lập, tự do của dân tộc khác”, Vor phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh phê phán thói “kiêu ngạo cộng sản” Người nói: “ Vì chủng

ta đều là con cua gial cap công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành

ôi”

với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân Thế thôi”

Sự hài hòa, uyên chuyền, lý tưởng và đạo đức nhân văn còn thê hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Người Bản thân Lời kêu gọi có sức mạnh giục giã như lời hịch của núi sông, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tô quốc,

nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu,

không hề có một chữ nảo nói đến căm thù và chém giết Trong thư gửi tướng R Salan - người từng tháp tùng Hồ Chí Minh trong chuyên thăm nước Pháp - vừa được cử làm Tổng chỉ huy Quân đội Pháp thay tướng J Valluy, Người viết: “ chúng ta đã là những người bạn tốt Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch Điều đó thật đáng tiếc!”

Với phong cách tư duy có lý có tình, Bác Hồ đã xử lý đúng đắn, hài hòa từ những sự việc trọng đại của đất nước đến những vấn đề cụ thê đối với cuộc sông của mỗi con người

Trang 15

Chính với phong cách tư duy này, Người đã thức trắng trọn một đêm, đề đi đến kết luận đúng đắn đổi với vụ án tử hình nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu (ngày 5- 9-1950) Sự quyết định thấu lý đạt tình đối với vụ án lịch sử này của Người, đã được toàn dân, toàn quân rất đồng tình ủng hộ

2.2 Phong cách diễn đạt

Trong diễn đạt, Hồ Chí Minh luôn xác định rõ chủ đè, đối tượng và mục đích cần truyền

đạt, từ đó mà tìm cách nói, cách viết phù hợp với đối tượng nhằm đạt mục tiêu đề ra Người

đặt cho mình và cũng yêu cầu mọi người thực hiện bốn vấn đề có liên quan chặt chẽ với

nhau khi diễn đạt đó là: Nói, viết cái gì? Nói, viết cho ai? Nói, viết dé làm gì? Nói viết như thế nào? Trong bốn vấn đề trên thì “cái gì”, “cho ai”, “đề làm gì” quyết định cách thể hiện

“như thế nào?” Chúng ta có thê thấy cách diễn đạt trong các bài nói, bài viết của Người rất mộc mạc, ngắn gọn trong sáng, gián dị, khúc triết và dé hiéu, phù hợp với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tượng người đọc, người nghe Nhờ đó,

những bài nói, bài viết của Người luôn được mọi người cảm thụ sâu sắc và có sức thuyết

phục mạnh mẽ Tựu chung lại, phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh thể hiện ở những

khía cạnh sau:

s* Một là: Cách nói, cách viết giản di, cu thé, thiét thực

Bác hay dùng câu đơn và những từ ngữ dễ hiệu, có tính khái quát Bác yêu cầu cán bộ,

đáng viên khi nói và viết, “điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết Không

nên nói âu”, viết “phải đúng sự thật, không được bia ra”, “Chua điều tra, chưa nghiên cứu,

chưa biết rõ chớ nói, chớ viết”, “khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”

Mục đích nói và viết của Hồ Chí Minh cốt làm cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với

tất cả mọi người nên Bác hay dùng cách nói, cách viết gian di, cu thể, thiết thực Mở đầu

tác phâm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ chủ kiến của mình: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quần Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô

vẽ trang hoàng gì cả Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tinh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh Văn chương và hy vọng

sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh! !!”

s* Hai là: Diễn đạt ngắn gon, cô đọng, hàm súc, trong sáng, có lượng thông tỉn cao Bác thường viết ngắn, có khi rất ngắn, nên những tư tưởng lớn của Người trở nên dễ thuộc, dễ nhớ, nhanh chóng di vao quan chúng, hướng dẫn họ hành động Bác căn dặn:

“Phải viết gọn gàng, rõ ràng, văn tắt Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi Viết chuyện có nhiều ngóc ngách thì phải nắm lấy cái chính, không

nên kề con cả con kê” Ví dụ Bác viết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chi 9

Trang 16

lại như châm ngôn: “Nước lấy dân làm gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Để có cách nói, cách viết ngắn gọn trước hết phải có tư duy mạch lạc, ngôn từ phong phú, vốn sống dồi dào, đồng thời cũng phải rèn luyện công phu Không phải ngay từ đầu

Hồ Chí Minh đã biết nói ngắn gọn mà phải thông qua quá trình tự học, tự rèn, thông qua những cuộc tranh luận, những buôi diễn thuyết, Người mới có cách diễn đạt cô đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều Những bài nói, bài viết của Bác luôn đem lại cho người nghe, người đọc lượng thông tin cao và chính xác Những tư liệu, sự kiện mà Người đề cập bắt nguồn từ thực tế cuộc sống đã được suy xét, kiểm tra, chọn lọc Bằng những sự kiện, tư liệu đó, Hồ Chí Minh không phải lý giải dài dòng nhưng có sức thuyết phục cao đối với người nghe,

người đọc

s* Ba là: Lôi điên đạt sinh động, gắn với những hình anh, sw vi von, so sánh cụ thể

Khi nói, khi viết, Bác Hồ thường kết hợp với kế chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vẫn điệu, hay sử dụng lỗi so sánh ví von, sử dụng thành ngữ đề làm cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với quần chúng Người dùng hình ảnh “con dia hai vòi”

để nói về bản chất của chủ nghĩa để quốc; ví “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái đích đề bắn”; “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”; người đọc nhiều lý luận mà không biết đem thực hành, vận

dụng chỉ là “cái hòm đựng sách”

Nhờ hiểu dân, gần dân, học dân thường ngày và học trong ca dao, tục ngữ, trong dân gian, cô tích mà Bác có thê phô thông hoá những vấn đề phức tạp đôi khi còn xa lạ với dân chúng, giản đơn hoá những vấn đề khó hiểu Chính vì vậy mà tư tưởng của Người đến với mọi người, bằng những ngôn từ quen thuộc dễ hiểu, dễ nhớ, nhiều khi còn dễ thuộc vì có vần có nhạc trong văn Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Hồ Chí Minh là người

Việt Nam, Việt Nam hơn Việt Nam nào hết Ngót ba mươi năm bôn tâu bốn phương trời,

Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam Ngôn ngữ của Người phong phủ, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khẻo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lỗi châm biếm kín đáo và thú vị Làm thơ, Người thích li

ca dao, vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy”

Là một người đọc nhiều, hiểu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nhưng khi nói, khi viết bao giờ Người cũng sử dụng một loại ngôn ngữ tùy theo đổi tượng người nghe, người đọc Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân bao giờ Hồ Chí Minh cũng trở về với ngôn ngữ dân tộc, dùng cách nói của nhân dân Người phê phán gay gắt những người ham dùng chữ, hay nói chữ, sính dùng chữ, tiếng nước ngoài

s* Bon la: Noi di d6i voi lam

Trang 17

Đây là một phong cách diễn đạt đặc biệt Ngay từ năm 1927, trước khi Đảng ra đời, trong cuốn sách gồm những bài giảng cho các lớp huấn luyện cho Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên (Đường kách mệnh), Hồ Chí Minh đã đòi hỏi tư cách của người cách mạng là “Nói thì phải làm” Hồ Chí Minh, luôn có phong cách: nói đi đôi với làm, đã nói

là làm; nói ít làm nhiều, mà nhiều khi làm mà không nói Thí dụ khi chống giặc đói ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ mới thành lập, Hồ Chí Minh kêu gọi những người có ăn cứ mười ngày (hoặc ba ngày) nhịn ăn một bữa để dành gạo cứu giúp những người đang bị đói Khi kêu gọi như vậy thì chính bản thân Người đã gương mẫu thực hiện Với hành động thường ngày, Hồ Chí Minh không muốn dạy ai cả, cũng không phải là nhằm đưa ra những hành động thị phạm Người làm việc này, việc nọ một cách tự nhiên, thật lòng, như hít thở khí trời, không làm ra vẻ ta đây, ra oai Nhưng, tự những hành động đó lại toát lên những thông điệp được người Việt Nam yêu nước coi đó là lời nói, cử chỉ hướng dẫn hành động: là những lời dạy, những hành động làm mẫu đề hoàn thiện tư tưởng, đạo đức, phong cách của mình

2.3 Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là tổng hòa các phương pháp, cách thức thực hiện

nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, được thê hiện qua tư tưởng vả thực tiễn hoạt động lãnh đạo

của Người Đó là phong cách lãnh đạo có nhiều nét độc đáo, đặc sắc, phong phú mang đậm tính dân tộc, tính quần chúng, chứa chan lòng yêu nước, thương dân, đồng thời thê hiện tính cách mạng, khoa học, hiện đại; mà nội dung có thê cô đọng ở những điểm chủ yếu sau đây:

%% Một là: Phong cách lãnh đạo dân chủ nhưng quyết đoán

Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại g1ao, khoa học- kỹ thuật, Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đối rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đôi, bỗ sung

Theo Bác, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ

và quần chúng để ra sáng kiến” Tuy nhiên, dân chủ không có nghĩa là “cá mè một lứa”,

“mạnh ai nấy làm” mà phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ

trách”; Người chỉ rõ: “Lãnh đạo không tập thé, thi sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ

quan Kết quả là hỏng việc Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn

xộn, vô chính phủ'”

Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách là tập trung Tập thê lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung” Người thường nói: đề ra công việc,

đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó Ai thực hiện? - Tập thé, quan chung

Vi vay, có dân chủ, bàn bạc tập thê mới cùng nhất trí, cùng quyết tâm thực hiện, tránh được

Trang 18

“trống đánh xuôi, kèn thôi ngược” Sở di xảy ra mất đoàn kết vì người lãnh đạo còn chuyên quyên, độc đoán, áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi người miền cưỡng đông tình, sau hội nghị, đã không thông thì không quyết tâm thực hiện

Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ Từ soạn thảo Tuyên ngôn độc lập đến viết một bài báo, Người đều tham khảo ý kiến của Bộ

Chính trị, hay những người xung quanh Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định

Mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, Người đều

dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đáng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn

bị kỹ, trao đối rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Dang và pháp luật của Nhà

nước phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đôi, bố

sung

Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là biết động viên, khuyến khích, “khiến cho cán

bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật Khi cần thiết, để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, Người

quyết định triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt (1964) - một “Hội nghị Diên Hồng” của

thời đại mới

Theo Người, thực hành dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thẻ, biết lắng nghe ý kiến mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo và quy tụ được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh to lớn đề giải quyết thắng lợi mọi nhiệm

vụ Người đã sớm cảnh báo về hiện tượng mắt dân chủ, không tôn trọng tập thê trong công tác của cán bộ, nhất là những người có chức, có quyền cao Phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thê của Hồ Chí Minh hoàn toàn đối lập với phong cách làm việc theo kiêu áp đặt mệnh lệnh hành chính, độc đoán chuyên quyền, chủ quan duy ý chí, dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoan, tủy tiện, tự do vô chính phủ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lối làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể phải đi liền với sự quyết đoán và tĩnh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân

%% Hai là: Phong cách lãnh đạo quân chúng

Theo Bác, người lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của quần chúng: tiếp thu và tích cực sửa chữa khuyết điểm theo ý kiến phê bình của quần chúng, của những người “không quan trọng” Đương thời, Người thường đi xuống cơ sở đề lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ

không phải chỉ dé huấn thị cấp dưới; biết động viên, khuyến khích “khiến cho cán bộ cả

gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, làm cho cấp dưới không sợ nói lên sự thật và cấp trên không

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN