1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận triết học mác lênin Đề tài quy luật lượng chất và vận dụng với Đời sống học sinh,sinh viên

56 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Lượng Chất Và Vận Dụng Với Đời Sống Học Sinh, Sinh Viên
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn PGS.TS Phương Kỳ Sơn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng “Đốt cháy giai đoạn”, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thựchiện bước nhảy sinh viên khi học đủ những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTTKT & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

-

-BÀI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:Quy luật lượng chất và vận dụng với đời sống học sinh,sinh viên

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS PHƯƠNG KỲ SƠN

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Lớp: 232_MLNP0221_10

NĂM HỌC 2023-2024

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN

Tên lớp học phần : Triết học Mác - Lênin

Mã lớp học phần : 232_TMLNP0221_10

Họ và tên Chức vụ Công việc Tự

đánh giá

Nhóm đánh giá

Xác nhận

Nguyễn Xuân

Lê Nguyên Khôi Thư ký Tổng kết lại công

việc, soạn thảo văn bản đánh giá

Làm phần nội dung quy luật lượng thay đổi chất và ngược lại;

ý nghĩa phương pháp luận

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan Bài thảo luận cuối kỳ do nhóm 6 nghiên cứu

và thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Phương Kỳ Sơn trường đại họcThương Mại.Tất cả nội dung trong bài tiểu luận không có bất kỳ sự gian lậnhay sao chép của người khác, đó là sản phẩm do nhóm 6 đã đạt được sauquãng thời gian học tập tại trường cũng như kết hợp nghiên cứu, tìm tòi, đọctham khảo các tài liệu

Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, số liệu trongbài được thu thập và sử dụng một cách trung thực nhất

Trang 4

Giáo dục không phải là sự chuẩn

bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống.”

_John Dewey_

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 6 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đếnthầy cô Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi để học viênđược học tập, nghiên cứu Trong suốt thời gian bắt đầu học đại học, chúng

em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình vàbạn bè

Đặc biệt, chúng em xin được bày tỏ lòng kính trọng, tri ân sâu sắcnhất tới thầy giáo bộ môn, giảng viên cao cấp Phương Kỳ Sơn người đã địnhhướng và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thờigian học tập vừa qua Thầy luôn tận tâm, sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm củamình để giúp chúng em phát triển không chỉ trong học vấn mà còn giúpchúng em có thêm bài học về kỹ năng sống Đây chắc chắn sẽ là những kiếnthức giá trị, trở thành hành trang để chúng em có thể vững bước trên conđường học tập, lập nghiệp và trải nghiệp thực tế sau này

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng như trình độ nghiên cứu còn hạn chế,bài thảo luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Chúng em hy vọng sẽ nhận được đóng góp, nhận xét từ phía thầy cô và cácbạn để chúng em rút kinh nghiệm và điều chỉnh, sửa đổi để bài thảo luậncũng như các nghiên cứu sau này được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy Phương Kỳ Sơn dồi dào sứckhỏe, hạnh phúc để tiếp tục cống hiến và truyền đạt kiến thức cho các thế hệsau này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT 7

1 Vị trí, vai trò của quy luật chất và lượng 7

2 Khái niệm về quy luật lượng, chất 7

a, Chất 7

b, Lượng 8

3 Nội dung quy luật lượng- chất và ngược lại: 9

4 Ý nghĩa của phương pháp luận: 11

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN 13

053 Phạm Thị Thanh Hương 14

054 Chu Thị Hường 18

055 Hồ Bá Khánh 23

057 Lê Nguyên Khôi 27

058 Nguyễn Ngọc Lan 34

059 Nguyễn Ngọc Lan 40

060 Đào Hà Linh 42

061 Đào Thị Diệu Linh 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHẦN KẾT LUẬN 51

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

C.Mác từng nhấn mạnh: “Quy luật lượng – chất là cơ sở của tất cả quyluật tự nhiên và xã hội.” Thật vậy, quy luật lượng – chất đóng vai trò rấtquan trọng trong việc hiểu và phân tích thế giới xã hội và tự nhiên Đókhông chỉ là một lý thuyết triết học mà còn là công cụ phân tích sắc bén giúpchúng ta khám phá cơ sở và quy luật của sự biến đổi trong mọi mặt của hiệnthực Bằng cách nắm rõ được quy luật lượng – chất, chúng ta sẽ bước vàomột cuộc hành trình triết học đầy thú vị, nơi mà sự phân tích sắc bén và tưduy lập luận được áp dụng để mở ra cánh cửa về bản chất của thế giới đồngthời đặt ra các câu hỏi sâu sắc về sự tồn tại và biến đổi của nó

Với quy luật lượng – chất dù là một lượng kiến thức rất nhỏ so vớinhững gì mà thầy đã dạy nhưng chúng em nhận thấy quy luật này có tácđộng rất lớn đối với việc học và rèn luyện bản thân nhất là đối với sinh viênnhư chúng em bởi triết học là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao,cung cấp đủ tri thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Vì vậy,thực hiện bài thảo luận về quy luật lượng – chất lần này cũng chính là cơ hội

để chúng em củng cố và ý thức hơn về việc chuyển đổi kiến thức từ lý thuyếtsang thực tế, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

Trang 8

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT

1 Vị trí, vai trò của quy luật chất và lượng.

- Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Vai trò:

 Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển,khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tíchlũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định

 Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi chothấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với

sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bướctuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc

2 Khái niệm về quy luật lượng, chất.

a, Chất

- Khái niệm: Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên

sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật,hiện tượng khác

- Đặc điểm cơ bản của chất:

 Thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng; nghĩa là khi nóchưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưathay đổi

Trang 9

 Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có thể có nhiềuchất.

Ví dụ : Trên thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng; mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có những tính chất vốn có để làm nên chính chúng, dùng để phân biệt sự vật này với sự vật khác Đường có tính chất ngọt, muối thì mặn,…

 Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưngkhông phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộctính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản

 Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật;quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúngthay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Nhưng thuộc tínhcủa sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác Bởivậy sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không

cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối

Ví dụ : Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính khác không là thuộc tính cơ bản Song trong quan hệ giữa con người với con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính của con người

về nhận dạng, về dấu vân tay,… lại trở thành thuộc tính cơ bản.

 Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tốtạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành,nghĩa là bởi kết cấu của sự vật

Ví dụ : Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố cacbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kim cương rất cứng, còn than chì rất mềm.

b, Lượng

Trang 10

- Khái niệm: Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sựvật, hiện tượng về quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở sốlượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịpđiệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Lượng còn biểu hiện ởkích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độcao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt…

- Đặc điểm cơ bản của lượng

 Tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vịtrí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định

 Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu

tố quy định bên trong chẳng hạn như số lượng nguyên tử của nguyên tốhóa học, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượngnhư chiều cao, chiều dài ; sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng củachúng cũng phức tạp theo

 Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm đượcnhưng trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy, lượngkhó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được nănglượng trừu tượng hóa như trình độ dân trí cao hay thấp,…

 Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy theotừng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là lượngtrong mối quan hệ này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác

Ví dụ: Số lượng học sinh giỏi sẽ nói lên chất học tập của lớp đó.

3 Nội dung quy luật lượng- chất và ngược lại:

- Tính thống nhất giữa chất và lượng:

 Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất vàlượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi

Trang 11

 Trong khoảng thời gian nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sựthay đổi về chất của sự vật, sự vật còn đang là chính, sự thay đổi đó gọi

“Điểm nút” là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi

về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật

 Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo thành “BƯỚC NHẢY”

“Bước nhảy” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sựvật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo ra Dựa vào các yếu tố ta chia bướcnhảy thành:

 Dựa vào nhịp điệu: Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần

+ Bước nhảy đột biến - khi chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ởtất cả mọi bộ phận cơ bản của nó

+ Bước nhảy dần dần - là quá trình thay đổi về chất diễn ra do sự tích luỹdần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làmcho sự vật, hiện tượng biến đổi chậm

Ví dụ : Quá trình học tập tích lũy từ từ cho đủ số tín chỉ để đủ điều kiện sang học kỳ mới là bước nhảy dần dần Trường hợp học vượt cấp là bước nhảy đột biến

 Dựa vào quy mô: Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ

+ Bước nhảy toàn bộ - là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộphận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi

Ví dụ : Chiến thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn, đất nước bước sang thời kỳ mới

+ Bước nhảy cục bộ - là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một sốyếu tố, một số bộ phận của sự vật, hiện tượng đó

Trang 12

Ví dụ : Dù xã hội đã hiện đại, bình đẳng nhưng 1 phần nhỏ vẫn chưa thay đổi, tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ,…

Như vậy, bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển , đồng thời lại

mở đầu cho giai đoạn phát triển mới tiếp theo, nó là sự gián đoạn trong quátrình phát triển liên tục của sự vật Cứ như vậy cái mới ra đời thay thế cái cũ

- Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:

 Khi chất mới ra đời, nó có tác động trở lại đối với lượng của sự vật, cóthể làm thay đổi quy mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu vận động của sựvật

Ví dụ:

Tôi đang là học sinh cấp ba và muốn trở thành sinh viên đại học thì tôi phải tích lũy đủ kiến thức của 3 năm học lớp 10; 11; 12 Khi tôi tích lũy đủ kiến thức của 3 năm học thì tôi tốt nghiệp và dùng kết quả đó xét tuyển đại học Chất cũ: Học sinh cấp ba

Chất mới: Sinh viên

Lượng: Những kiến thức học ở 3 năm cấp ba

Điểm nút: Thời điểm hoàn thành chương trình học

Bước nhảy: Sự chuyển hóa từ học sinh cấp ba thành sinh viên

Khi tôi thực hiện bước nhảy thành công thành sinh viên thì bản thân tôi cómột lượng mới là kiến thức và số lượng kiến thức của chương trình học ở đạihọc Nó khác với kiến thức cấp ba, thì tức là khi hoàn thành chất mới thì sẽhình thành lên lượng mới

 Khái quát nội dung quy luật: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự

thống nhất biện chứng giữa hai mặt lượng và chất Sự thay đổi dần dần

về lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất thông qua bướcnhảy Chất mới ra đời tác động đến sự thay đổi của lượng mới Quá trình

đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vậnđộng, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

4 Ý nghĩa của phương pháp luận:

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải chú ý cả hai mặtlượng và chất, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật

Trang 13

- Cần chú ý từng bước tích lũy về lượng tạo ra sự biến đổi về chất, đồng thờiphát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới.

- Quy luật này là cơ sở khoa học để chúng ta khắc phục hai biểu hiện tưtưởng sai lầm sau đây:

 Tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn tạo nhanh sự biến đổi vềchất mà chưa có sự tích lũy đủ về lượng

Ví dụ: Bạn kinh doanh nhưng bạn chưa tích lũy đủ vốn, đủ lượng kiến thức

về buôn bán, sản phẩm, khách hàng, đối thủ, cung ứng, marketing, => Chưa tích lũy đủ lượng mà đã thực hiện bước nhảy.

 Tư tưởng bảo thủ trì trệ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là sự tăng lênđơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi cóđiều kiện

 Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các bước nhảy và sửdụng kết hợp các bước nhảy để cải tạo, biến đổi

Trang 14

CHƯƠNG 2:

VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

Trang 15

Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hương

Mã SV: 23D140083

STT: 053

Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người, luôn hiện hữuxung quanh chúng ta Từ khi sinh ra, chúng ta đã tích lũy tri thức theo từnggiai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất như ngôn ngữ, đồ vật, màusắc,… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học,toán học, lịch sử Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường,chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tựnhiên và xã hội Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng trang bị thêm cho mìnhnhững kiến thức thực tiễn, những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống saunày, Quá trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quyluật lượng chất Trong đó quá trình học tập của mỗi học sinh là một quátrình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉcủa bản thân mỗi học sinh

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũngdiễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thựchiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng khôngnằm ngoài điều đó

Bản thân em, khi lên đại học có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằngkhối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể đòi hỏibản thân em phải luôn chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự

Trang 16

thay đổi này Bên cạnh đó, các nhiệm vụ học tập như làm bài nhóm, thựctập, vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với em và các bạn sinh viênkhác Sự khác nhau giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học là khác nhau

về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, giống như quá trìnhbiến đổi từ lượng thành chất Khi còn là học sinh cấp ba, muốn trở thànhsinh viên thì chúng ta phải tích lũy đủ kiến thức của ba năm học lớp 10, 11

và 12 Khi tích lũy đủ kiến thức thì tức là đã hoàn thành ba năm học, thìchúng ta sẽ thi tốt nghiệp và dùng kết quả đó để xét tuyển đại học Thì trongtrường hợp này, chất cũ là học sinh cấp ba, chất mới là sinh viên, lượng lànhững kiến thức ở những năm cấp ba, điểm nút là thời điểm hoàn thànhchương trình, còn bước nhảy là sự chuyển hóa từ học sinh cấp ba thành sinhviên Khi thực hiện bước nhảy thành công, chúng ta đã trở thành một sinhviên thì sẽ có một lượng mới, tức là cái kiến thức và chương trình học ở đạihọc sẽ khác với kiến thức, lượng kiến thức cũ ở cấp ba thì khi hình thànhchất mới sẽ hình thành một lượng mới Chính vì vậy mà bản thân em cầnphải thay đổi nếp sống sao mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, để

có thể đạt được các thành tích bản thân mong muốn

Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng

“Đốt cháy giai đoạn”, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thựchiện bước nhảy sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi

về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Học tậpnghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học màchúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiệnđược Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải

mê vui chơi , dẫn đến sự chậm trễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mớinhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi làlúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tậpchăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được

kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lạinóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đãđến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy” Như vậy, muốn tiếp thu được

Trang 17

tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phảihàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi vềchất theo hướng tích cực.

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian,cùng với đó, con người cũng phải vận động chạy theo nó để không bị bỏ lạiphía sau Là một sinh viên thời đại mới phát triển và tiên tiến hơn rất nhiều,chúng ta không thể không ngừng phấn đấu trau dồi bản thân mình Chúng tasinh ra ai cũng có điểm chung là phải sống và làm việc, còn thành công đếnnhư nào là do sự nỗ lực, cố gắng, do sự rèn luyện mà nên Bởi thế, việc phải

tự học tập,tìm kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi bản thân khi còn là 1 sinhviên trên giảng đường Đại học là điều quan trọng và cần thiết Khi sinh viênbiết tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ độnghơn trong công việc của mình

Trong hành trình học tập, sinh viên thường phải đối mặt với nhiều kỳ thiquan trọng Tuy nhiên, kết quả của những kì thi này không đánh dấu sự kếtthúc của một giai đoạn, mà còn mở ra cánh cửa của một giai đoạn mới, nơichúng ta đòi hỏi một trình độ cao hơn và một lượng kiến thức đa dạng hơn.Như ở cấp 3, chúng ta thi kết thúc kì 1 xong thì không có nghĩa là đã kếtthúc năm học, bắt đầu được nghỉ hè, mà chúng ta đã cần phải chuyển sanghọc kì 2, học nhiều kiến thức mới hơn Do đó, mỗi sinh viên cần phải khôngngừng phấn đấu và học hỏi để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ caohơn Chúng ta cần phải liên tục tích lũy kiến thức, áp dụng lý thuyết vànhững gì đã học vào thực tiễn cuộc sống, biết kết hợp giữa lý thuyết đã đượchọc và thực hành để giúp ta có thể hiểu rõ hơn về những kiến thức đã đượctiếp thu, như nhà văn Goethe đã từng nói: “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám,còn cây đời mãi mãi xanh tươi” Việc này giúp chúng ta tránh được tư tưởngbảo thủ và không cho phép sự trì trệ trong quá trình học tập và rèn luyện.Sau khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và bước chân vào cánh cửađại học, bản thân em và một bộ phận không nhỏ sinh viên đã có những suynghĩ như: gần đến thi thì học, còn 1-2 tháng nữa mới thi mà nên khi đếncuối kỳ do chủ quan, không tập trung học ngay từ đầu nên đã có kết quả học

Trang 18

tập không như mong muốn của mình Xét theo quan điểm của triết học, chấtthay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động đó được thể hiện:Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật.Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những trithức cao hơn, sâu hơn Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi,trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng), đóng góp cho xã hội,tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt(lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó Một lớp học tập tốt,nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấnđấu đạt được thành tích cao Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵnsàng giúp đỡ mọi người Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộcvào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên

Trong triết học Trung Quốc, có một ngạn ngữ nổi tiếng: “Gieo hành vigặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận” Ýnghĩa sâu sắc của câu nói này chính là phản ánh quy luật lượng chất trongtriết học Rõ ràng, những thói quen mà chúng ta thường xuyên thực hiệntrong cuộc sống hàng ngày không chỉ đơn thuần là hành vi mà còn là kết quảcủa sự tích lũy của nhiều hành động lặp đi lặp lại Những thói quen này, khitích lũy đủ (lượng), sẽ tạo thành nét đặc trưng trong tính cách của mỗi cánhân (chất) Và từ tính cách của mỗi người, số phận của họ sẽ được quyếtđịnh Vì vậy, sinh viên cần rèn luyện cho mình những thói quen tích cực,như sự chăm chỉ, tự chủ và năng động trong quá trình học tập Trong cuộcsống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyệnnhững thói quen học tập có ích, như biết tiết kiệm thời gian, làm việcnghiêm túc và khoa học Những thói quen này, khi được tích lũy và thựchiện đều đặn, sẽ góp phần hình thành tính cách của họ, và từ đó giúp họ đạtđược thành công không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống

Việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng

và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trongviệc học tập và rèn luyện của bản thân em nói chung và các bạn sinh hiện

Trang 19

nay Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nàolượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất Tóm lại, trong hoạt động nhận thức và học tập, việc tích lũy kiến thức

và kỹ năng là vô cùng quan trọng, đó là quá trình tích lũy về lượng, chúng tacần phải biết thực hiện những bước nhảy, những cải tiến và phát triển mới đểbiến đổi về chất Điều này bao gồm việc sử dụng những kiến thức để giảiquyết các vấn đề phức tạp, phản ánh và đánh giá bản thân và thách thức bảnthân vượt qua những giới hạn Vì vậy, mỗi sinh viên không chỉ cần tích cựchọc tập và rèn luyện mà còn phải có tinh thần sẵn sàng chủ động và sáng tạotrong việc áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào thực tiễn Chúng tacần phải trang bị cho bản thân không chỉ về mặt kiến thức mà còn về mặtphẩm chất đạo đức và những kỹ năng mềm Chỉ khi đạt được sự cân bằnggiữa lượng và chất, chúng ta mới có thể đạt được thành công và trở thànhnhững người có ý thức, có trách nhiệm và đóng góp tích cực cho xã hội

Họ và tên: Chu Thị Hường

Mã SV: 23D140141

STT: 054

Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các sự vật hiện tượng đa dạngphong phú trong thế giới khách quan, con người đã dần dần nhận thức đượctính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hìnhthành khái niệm “quy luật” Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ đượcquy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Quyluật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi vềchất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nócho biết cách thức của sự vận động và phát triển của xã hội

Trang 20

Đặc biệt, quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khókhăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thânmỗi học sinh Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thayđổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mìnhbằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sáchtham khảo,…thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua nhữngbài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp Khi đã tích lũy đủlượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới caohơn.Sau khi thực hiện được bước nhảy, chất mới trong mỗi người được hìnhthành và tác động trở lại lượng Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩcũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởngthành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông Và tạiđây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quátrình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổthông Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảngcủa thầy cô mà phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bêncạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các côngviệc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ Sau khi đã tíchlũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới,bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp

để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc Cứ như vậy,quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận độngkhông ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúpcon người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát

triển Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng

thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, em đã rút ra một vài kết luận

có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại của mình.

Đầu tiên, từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Trang 21

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn

ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiệnbước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng vậy Để cómột tấm bằng Cử nhân yêu cầu mỗi sinh viên cần phải tích lũy đủ số lượngcác tín chỉ của các môn học Có thể coi học tập là quá trình tích lũy vềlượng, điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy Do đó, trong hoạt độngnhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( trithức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Hàng ngày, sinhviên đều phải đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới Qua quátrình rèn luyện tích lũy kiến thức của sinh viên trong 4 năm trên giảngđường, từ thầy cô hay các kỳ thực tập( lượng)…và tốt nghiệp Đại học đạtkết quả cao, cầm tấm bằng Cử nhân, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinhviên ra trường làm việc Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sangchất mới

Thứ hai, sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực

Cuộc sống vẫn luôn vận hành và phát triển không ngừng theo thời gian, vàcon người cũng phải chạy đua để theo kịp thời gian Là một sinh viên, chúng

ta cũng cần cải thiện bản thân phấn đấu không ngừng nghỉ Ai trong chúng

ta sinh ra đều có sứ mệnh là sống và làm việc, thành công hay không dựatrên sự nỗ lực của mỗi người Chính vì vậy, việc tự học, tự nghiên cứu traudồi kiến thức của mỗi sinh viên là hết sức cần thiết Trong đời sống conngười, muốn có bất kỳ sự thay đổi về chất nào cũng đều phải có sự tích lũy

về lượng, dưới sự giúp đỡ nào của bất kỳ ai thì đều không có sự biến đổi nào

về chất Như trong thi cử, sinh viên có thể gian lận để vượt qua kì thi ,nhưng bản chất thì vẫn chưa sự tích luỹ nào để làm biến đổi về chất

Thứ ba, trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn

Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi

về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương phápluận trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể cầm

Trang 22

được tấm bằng Cử nhân, sinh viên phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ mônhọc; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích lũy đủ số lượng tiết củacác môn học Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút

và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy Khi kết quả thi (bước nhảy) đạt kết quảtốt phản ánh sự kết thúc một giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình họctập rèn luyện của sinh viên Vì vậy, trong việc học tập và các hoạt động họcthuật khác, sinh viên phải từng bước tích lũy kiến thức (lượng) để làm thayđổi kết quả học tập (chất) theo quy luật Trong quá trình học tập và rènluyện, sinh viên cần tránh tư tưởng nhảy cấp Nghĩa là sau khi hoàn thànhkiến thức cơ bản, tức đã có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có thể tiếptục nghiên cứu những kiến thức khó hơn Ví dụ như trước khi lên Đại họcsinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước, nếu không, tình trạngmất gốc sẽ xảy ra Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên luôn

bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề Cho đến khi giai đoạn thi đến gầnmới bắt đầu học lại từ đầu, đó là giai đoạn ôn thi chứ không phải giai đoạnhọc lại kiến thức mới Chính vì vậy, dù sinh viên có chăm học cũng khôngthể đảm bảo đủ lượng kiến thức để vượt qua kì thi Tóm lại, muốn tiếp thuđược nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên phải họcdần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao Từ đó, sự biến đổi về lượng

sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực

Thứ tư, liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị chomình từ những điều đơn giản nhất như kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… chođến những kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoahọc – nghệ thuật Việc trải qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bướcđệm cho hành trình tích luỹ ấy Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thunhững kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau Trong quá trình liên tục phấnđấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thayđổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức

Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm

Trang 23

những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ Từ đó, làmbiến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự

nỗ lực ấy Ở trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tựtìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, giáo trình, luận văn, luận án, thầy cô, bạn bè,

… tích luỹ và học hỏi những kỹ năng mềm thiết yếu cho mai sau Được tự

do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạtđược những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và

tự tin bước ra đời Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất lượng liên tụcdiễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng

ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình.Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữliệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học –nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hếtsức có thể

Thứ năm, cần rèn cho mình tính chủ động trong học tập, cố gắng phấn đấu rèn luyện và học tập, “học tập suốt đời”

Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của

sự vật Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấuquy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật Khi chúng ta mới bước chân vào môitrường mới, chưa có đủ kinh nghiệm (chất), nhiệm vụ của bản thân là họchỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng) để thích nghi được và

có kết quả tốt Trong quá trình học tập, học viên phải trải qua rất nhiều kỳthi Mỗi khi kết thúc một giai đoạn, chúng ta lại bước sang một giai đoạnmới đòi hỏi có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vìvậy, mỗi học viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận nhữngtri thức mới ở trình độ cao hơn Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảothủ, trì trệ trong học tập rèn luyện

Có thể nói, quy luật lượng chất có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và đào tạo.Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta còn nhiều hạn chế trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn.

Trang 24

Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của ngành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy Xuất phát

từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục.Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong đời sống hàng ngày, giúp thức tỉnh bản thân phải học tập thật nghiêm túc, kiên trì tích lũy những kiến thức không chỉ ở trong sách vở mà còn ở nhiều phương tiện khác nữa.

Là một sinh viên của Trường Đại học Thương Mại, em cần vận dụng quy luật một cách đúng đắn và hợp lý để đưa ra phương pháp học tập phù hợp nhất, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho cuộc sống.

Họ và tên : Hồ Bá Khánh

MSV : 23D140142

STT : 055

Cách mà bản thân em đã ứng dụng quy luật lượng – chất vào học tập :

1 Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ :

Để tiếp tục theo học tại trường Đại học Thương Mại sau khi tốt nghiệpcấp 3, bạn cần đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của trường sau kỳ thi THPTQuốc Gia hằng năm Việc đạt được số điểm đủ yêu cầu đòi hỏi bạn phảitrang bị đầy đủ kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi THPTQG hoặc bàithi Đánh giá năng lực Ngoài ra, điểm học bạ trong 12 năm học cũng cần đạtmức tối thiểu theo quy định của trường Các thành tích đặc biệt như giải họcsinh giỏi quốc gia, giải tỉnh, hay các chứng chỉ quốc tế cũng sẽ là một lợi thếcho bạn Có thể xem quá trình học tập như một quá trình tích lũy về lượng,

và kỳ thi là điểm nút Việc hoàn thành bài thi là bước nhảy để đạt được mứcđiểm dẫn đến sự biến đổi về chất, hay nói cách khác là đạt được mục tiêuđậu vào trường Đại học Thương Mại Trong quá trình rèn luyện ở trườnghọc, việc tích lũy kiến thức là một dạng tích lũy về lượng Sự tích lũy này

Trang 25

diễn ra dần dần qua từng năm học, từng học kỳ, từng bài giảng Mỗi ngày,kiến thức sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượngthông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất, cụ thể là đậu và trở thànhsinh viên của trường Đại học Thương Mại Lượng kiến thức được tích lũytrong 12 năm học bao gồm nhiều lượng, chất, điểm nút và bước nhảy nhỏhơn Việc tích lũy kiến thức qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiếnthức nhất định, bạn sẽ chuyển sang mức độ mới cao hơn Như vậy, thời giangiữa các mức độ học tập được gọi là độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và

sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là bước nhảy Trong 12 năm học,bạn cần thực hiện một lượng lớn bước nhảy, vượt qua số lượng điểm nútnhất định, và đạt được nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích lũy

về lượng Bên cạnh việc tích lũy kiến thức, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng

tư duy, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm bài thi Những kỹ năng này sẽ giúpbạn vận dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốtnhất trong kỳ thi

2 Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Thương Mại, có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới :

Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và đại học : So với học ở phổ thông thì khối lượng

kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể Một ví dụ đơn giản,nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khốilượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn.Trong khi ở đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 10 đến 15 buổi học (từ 2đến 3 tháng) Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tânsinh viên gặp những khó khăn Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìmhiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi này Không chỉ khác biệt vềkhối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đadạng kiến thức Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thônghoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,

Trang 26

Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên Ở đây là sự khácnhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thểnói sự chuyển đổi từ phổ thông lên đại học cũng giống như quá trình biếnđổi từ lượng thành chất Chính vì vậy mà sinh viên cần phải thay đổi nếpsống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu củangành giáo dục đối với đại học Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mớiđạt được những thành tích, kết quả tốt trong quá trình học tập và nghiên cứucủa mình.

Thứ hai, trong quá trình học tập, sinh viên cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ : Như chúng ta đã biết, sự vận động

và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần vềlượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất vàviệc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó Để có một tầmbằng đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các mônhọc Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút làcác kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiếnthức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt độngnhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (trithức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cần học tập đềuđặn hàng ngày để lượng được thấm sâu vào mỗi sinh viên Tránh việc gấprút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức đượctrong quá trình học tập

Thứ ba, trong học tập và nghiên cứu sinh viên cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn : Trong quá trình học tập và rèn

luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưabiến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Sinh viên khi học đủ nhữngkiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thứcsâu hơn, khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tậpmang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải aicũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình học tập dokhông tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm trễ trong học tập, rồi

Trang 27

“nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học.Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do

đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượngkiến thức qua được kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay

từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác,chưa học cơ bản đã đến nâng cao, chưa học xong đại cương đã muốn họcchuyên ngành luôn Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều

và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học

từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất

Thứ tư, sinh viên phải liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh

tư tưởng chủ quan : Khi bước chân vào đại học, có một bộ phận không nhỏ

trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực vàphấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão Xét theo quan điểmcủa triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động

đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ,nhịp điệu của sự vật Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng tađược tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn Nhiệm vụ của mỗi sinh viên

là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng),trở thành những giáo viên, kỹ sư, nhà quản lý văn hóa, họa sĩ có trìnhđộ đóng góp cho xã hội Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rấtnhiều kỳ thi Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và

là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có mộttrình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cầnphải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độcao hơn Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tậprèn luyện

Thứ năm, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động : Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen,

gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận” câu nói đó có ýnghĩa triết học của nó Đó là quy luật lượng - chất trong triết học, rõ ràng là,những thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của

Trang 28

nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hưnhư thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phậncủa mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ Khi tích lũy hành vi(lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện chomình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy trithức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày Trong cuộc sống cũngnhư trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thànhnhững thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian,chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ khi tham gia các tiết học trên lớp,

về nhà chăm chỉ làm bài tập, nghiên cứu sách tham khảo, học tập nghiêm túc

và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nêntính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộcsống

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứnggiữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò tolớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên Đại học hiện nay Lượng

và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng đượctích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạtđộng nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng

và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi

có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất Những việc làm vĩ đại của con,bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viênphải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyệncủa mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện.Nắm rõ và vận dụng đúng quy luật lượng và chất vào quá trình học tập củabản thân sẽ giúp sinh viên có được kết quả học tập tốt hơn

Họ và tên : Lê Nguyên Khôi

MSV : 23D140143

Ngày đăng: 03/02/2025, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN