1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lâm học: Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng nghèo và trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh

159 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Cấu Trúc Và Đa Dạng Loài Cây Gỗ Của Trạng Thái Rừng Nghèo Và Trung Bình Thuộc Kiểu Rừng Kín Thường Xanh Mưa Ẩm Nhiệt Đới Ở Rừng Phòng Hộ Dầu Tiếng, Tỉnh Tây Ninh
Tác giả Phạm Văn Định
Người hướng dẫn TS. Phan Minh Xuân
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 45,41 MB

Nội dung

Các quần xã thực vật được phân tích theo thành phần loài cây gỗ, kế cấu họ/loài cây gỗ, cấu trúc quầnthụ, đặc điểm lớp cây tái sinh và đa dạng họ/loài cây gỗ.. và ctv 2015 trong nghiên c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

PHAM VAN DINH

ĐẶC DIEM CẤU TRÚC VA DA DANG LOÀI CAY GO CUA TRANG THAI RUNG NGHEO VA TRUNG BINH THUOC KIEU RUNG KIN THUONG XANH MUA AM NHIET DOI O RUNG PHONG HO DAU TIENG,

TINH TAY NINH

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP

TP H6 Chi Minh, Thang 06/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

PHẠM VĂN ĐỊNH

ĐẶC DIEM CAU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GO CUA TRẠNG THÁI RUNG NGHEO VÀ TRUNG BÌNH THUOC KIEU RUNG KIN THƯỜNG XANH MƯA AM NHIET DOI Ở RUNG PHONG HO DAU TIENG,

TINH TAY NINH

Chuyén nganh: Lam hoc

Trang 3

ĐẶC DIEM CẤU TRÚC VA ĐA DẠNG LOÀI CÂY GOCUA TRẠNG THÁI

RỪNG NGHÈO VÀ TRUNG BÌNHTHUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNGXANH MƯA AM NHIET DOI Ở RUNG PHÒNG HỘ DAU TIENG,

TINH TAY NINH

PHAM VAN DINH

Hội dong cham luận văn:

Hội Khoa học Lâm nghiệp TP HCM

TS BÙI VIỆT HAI

Hội Khoa học Lâm nghiệp TP HCM

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Phạm Văn Định, sinh ngày 01 tháng 02 năm 1995 tại huyện Tứ

Ky, tỉnh Hải Dương.

Tốt nghiệp THPT tại Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, tinh

Quảng Ninh, năm 2013.

Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý tài nguyên rừng, hệ chính quy tại Đại học

Lâm nghiệp năm 2017.

Quá trình công tác: Từ năm 2017 đến nay, công tác tại Phân viện Điều tra

Quy hoạch rừng Nam Bộ Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật.

Tháng 9 năm 2020 theo học Cao học ngành Lâm học tại trường Đại học

Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: 197 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, thành phố

Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0328962222.

Email: dinhk58@gmail.com.

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình

nào khác.

Tác giả

Phạm Văn Dinh

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu,

Phòng Đào tạo Sau Đại học và Quý Thay, Cô trong Khoa Lâm nghiệp thuộc Trường

Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tác giả hoàn

thành khóa học Cao học Lâm học.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Phan Minh Xuân

là giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tác giả hoàn thành

luận văn.

Tác gia xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại Ban Quản lý rừngphòng hộ Dầu Tiếng đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tác giả trong suốt thời gian thu thập

số liệu tại hiện trường

Tac gia cũng xin chân thành cảm on Ban lãnh đạo Phân viện Điều tra, Quyhoạch rừng Nam Bộ đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả

hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả anh em, bạn bè, đồngnghiệp, gia đình đã giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất trong quá trình học tập và

hoàn thành luận văn.

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2023

Tác giả

Phạm Văn Định

Trang 7

TÓM TẮT

Luận văn “Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng

nghéo và trung bình thuộc kiểu rừng kin thường xanh mưa âm nhiệt đới ở rừngphòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh” Thời gian nghiên cứu từ tháng 05 năm 2022

đến tháng 03 năm 2023 Mục tiêu của luận văn là xác định đặc điểm cấu trúc và đa

dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng nghèo và trung bình thuộc kiểu rừng kín

thường xanh mưa âm nhiệt đới ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh làm cơ

sở đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng Các quần xã thực vật

được phân tích theo thành phần loài cây gỗ, kế cấu họ/loài cây gỗ, cấu trúc quầnthụ, đặc điểm lớp cây tái sinh và đa dạng họ/loài cây gỗ Số liệu đã thu thập bao

gồm 30 6 tiêu chuẩn với kích thước ô tiêu chuẩn là 1000 mử Số liệu được xử lý

theo phương pháp phân tích quần xã thực vật

Kết quả nghiên cứu đã chi ra rằng số họ cây gỗ bắt gặp ở trạng thái TXB (31họ) thấp hơn so với trạng thái TXN (33 họ); tuy nhiên ở cả hai trạng thái TXB vàTXN tại khu vực nghiên cứu thì tổng số loài cây gỗ bắt gặp ở đều là 58 loài, đều có

05 họ ưu thế và 05 loài ưu thế; hai trạng thái này có sự tương đồng rất cao về thànhphần họ và loài cây gỗ Mật độ quần thụ ở trạng thái TXB (652 cây/ha) cao hơn sovới trạng thái TXN (569 cây/ha) Phân bố % số cây theo cấp đường kính đều códạng phân bố hình chữ J ngược Phân bố % số cây theo cấp chiều cao đều có dạngmột đỉnh lệch trái Chỉ số hỗn giao (HG) của hai trạng thái không có sự khác biệt.Chỉ số SCI của trạng thái TXB (0,3679) cao hơn trạng thái TXN (0,1599) Mật độ

cây tái sinh ở trạng thái TXB (10.233 cây/ha) lớn hơn so với trạng thái TXN (8.933

cây/ha) Hai trạng thái rừng này đều có khả năng tái sinh tự nhiên liên tục, trong đócấp chiều cao 1,6 + 2,0 m chiếm số lượng lớn nhất; phần lớn cây gỗ tái sinh ở haitrang thái này có chất lượng trung bình và có nguồn gốc từ hạt Thành phan loàithực vật của lớp cây gỗ tái sinh dưới tán rừng có sự tương đồng khá chặt chẽ vớithành phần cây mẹ Chi số Shannon (H', Pielou (J'), ưu thé Simpson (1 — A') giữahai trạng thái không có sự khác biệt rõ rệt Tuy nhiên; số loài cây gỗ và số cây gỗ

Trang 8

bat gặp trung bình trong 6 tiêu chuẩn có sự khác biệt rõ rệt; chỉ số Margalef (d) giữahai trạng thái có sự khác biệt rõ rệt và chỉ số đa dạng B-Whittaker ở trạng thái rừngTXN cao hơn so với trạng thái rừng TXB Điều đó chứng tỏ thành phần loài cây gỗ

ở trạng thái rừng TXN phân bố không đồng đều so với trạng thái rừng TXB Nói

cách khác, điều kiện môi trường dưới tán rừng TXB 6n định hơn so với trạng tháirừng TXN Trạng thái TXB bắt gặp 05 loài cây gỗ ở mức độ hiếm, 06 loài ở mức độrất hiếm và 47 loài ở mức độ cực kỳ hiếm Trạng thái TXN bat gặp 06 loài cây gỗ ởmức độ hiếm, 04 loài ở mức độ rất hiếm va 48 loài ở mức độ cực kỳ hiếm Nhữngthông tin của nghiên cứu này là căn cứ cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn

đa dạng ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh

Trang 9

The thesis titled "Structural characteristics and tree species diversity of poor and medium tropical evergreen forests in Dau Tieng Protected Forest, Tay Ninh province" presents a study conducted from May 2022 to March 2023 The study's objective was to identify the structural characteristics and tree species diversity of poor and medium tropical evergreen forests in the Dau Tieng Protected Forest, Tay Ninh province, to provide scientific information for forest protection and biodiversity conservation management measures The plant communities of the study area were analyzed based on data collected on the tree species composition, taxonomic diversity (families and species), and regeneration tree characteristics Data was collected on thirty 0.1 ha-standard squares and processed using the method of plant community analysis The study results are expected to contribute to the overall understanding of tropical evergreen forests in the region and inform the development of management strategies for the protection and conservation of the Dau Tieng Protected Forest.

The study found that the number of plant families recorded in the medium forest type was lower than in the poor forest type However, both forest types were highly similar in family and species composition, with 58 tree species recorded in the study area The stand density of the medium forest was higher than that of the poor forest, and both forest types showed an inverted J-shaped distribution of stand diameter and a single peak skewed to the left in the stand height distribution The diversity index (HG) was not significantly different between the two forest types, but the SCI index of the medium forest was higher than the poor forest The regenerating tree density in the medium forest was higher than in the poor forest, and both forest types showed continuous natural regeneration The species

composition of the regenerating trees was similar to that of the parent trees The

Shannon index (H'), Pielou index (J'), and Simpson index (1 - ') of the two forest types were not significantly different However, the average number of species and

Vil

Trang 10

tree individuals recorded in the standard squares significantly differed The Margalef index (d) of the two forest types was significantly different, and the ÿ- Whittaker diversity index of the poor forest was higher than the medium forest, indicating that the environmental conditions under the canopy of the medium forest were more stable than those under the poor forest The study also revealed that the medium forest recorded 5 rare species, 6 very rare species, and 47 extremely rare species, while the poor forest recorded 6 rare species, 4 very rare species, and 48 extremely rare species These findings provide important information for forest management and diversity conservation in the Dau Tieng area of Tay Ninh province.

Trang 11

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Danh mục từ Viét tắt 2-5252 SSSSE2E2EE23E2121212112152111211111121111 111111211211 11 xe XII

Danh sach cac TP eee cee ce cece XIV Danh sacl cao hirlflsseeassssssiointistgi92x5E100385500052G/S08550GS0-GI2AS-SSEHAEIXSEGSESG0ESSSSGIGSESGS2936 t85 XVI

NHỢ HÀ TU sunnnnanndhnorgbttisttgtt.19002018030611015060400000606021030101010700390/01903130i185800M0/1501900500381E71 1eee epee es ƒjẪŸnŸỶỶŸỶŸỶ nccarca-cansererarranaaararneara 1

WEG GST BUI 8 sousxpnanssseneitbsit510000080u80063681888802g86401400906806GGIĐNGRGGSGESSSE210030.G08911058008.048004E3gu300608 2

Mục tiêu cụ thé cccccecccccceccscssseesessssseeseseseeesssnssssssesseesssssesassessesasssscsseseseesessnseeeeesees 21n tin ẢẢẢẢẢẢẢ D6i tuong va pham vi nghién 00 8 4HAĂẶĂĂĂ.HHĂ)L Chương 1TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU - 2< sss<5s<2 4

lẽ giả 4

la: đi LAI EU eee te rete dit 4

1,13 Ciấn tele TỔ thÃn” saaneneibiGiBnkocgiHGB0903E303105813001-8318tG203380200/5G2D20L-GE20/0G38280:20220.0 Š1.1.3 Quy luật phân bồ số cây theo cỡ đường kính (N/D 3) -5 - 51.1.4 Quy luật phân bồ số cây theo cỡ chiều cao (N/H1j) 5- 52552 5222c2zszsccze- 61.1.5 Nghiên cứu về tái sinh rừng -2-22+©2++22++22+t2EE2EEEEvEEExrrrrrrrrrrrrrrrree 6

Le, NghiEn cứu ion loll LÊN 20 sang hanh 0z03001000600516301100083900/ã900036800089032080 7

1.2 Ở Việt Nam 2- 5222 21222122121121221211212111111211211112111111121111110012111 211112 0 8

UO Ms TE CU rc irc Sl RT 8

10h, | 8 9

1X

Trang 12

1.2.3 Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D) ¿) -: -5- 111.2.4 Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hi„;) 5225252525552 131.3.5.MMghiễn cữm xỉ: tải str hig sseue gia nnhnhbgSinLi00018800803002902X6100000.0088030G6ã0g0100G 141.2.6 Nghiên cứu về đa dạng loài cây gỖ -22- 52222222222 22E2EErerxrerrrrrev l6

1.3 Thao lian chung ca 18

Chuong 2 DAC DIEM KHU VUC, NOI DUNG VA PHUONG PHAP

NGHIÊN CƯ uennneeneeseesoonotdoilGhuiiGiGGOEGSNSRGSGEILHG00801003000000:080 202.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 2- 2-2 2252 2S+2E£EE£EE£EE£EEEEzEzxzxerxrzex 20

"sa ế 20

2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 2-2 2 SS£SEÊEE£EE2EEEEEE212712121212112121212 c0 20

2.1.3: KHÍ Hậu tà THUY Vali a sossnosesasencunsnoansevennnaenennsannsnenuspeasenvaanansannnereeaneaeowarsennmesasnnss 21

2.2, NOudone nehieN: CTW eee wcre asco uterenme ren neER 21 2,3: Phươntg pháp nghiễh GỮUszss:sccsssssc6xsssvssss1551566031385958381635)636556639883646995695011748/88523888 22

2.3.1 Cơ sở phương pháp luận ceccecee sce ceeeceeeeeescesesscsscseeeesseneenees 22

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 2-2222 2+2E22EE+EE2EE2EE2EEzEErrxrzrrrree 232.3.2.1 Kế thừa số liệu 2-2 ©2+2ESESEEEEE2E212212121211211212112111112111211 2111 Xe 23

3.3.7.7, Phương phấp điều trụ hiện trưÒNg ses seccnersorarrarvorssonreevesensonasnnnercsnceieveimniire 23

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu - 2 2+21+2E+2E2EE2EE2212212121212112122122122 2e 252.3.3.1 Thống kê thành phan loài cây gỗ - -222-52¿22222z+2E2Exzrxzzxcrez 25

2.3.3.2 Phân tích kết cầu họ và loài cây gỗ -2-©22©22+22++22z22zzzzxzersrc 26

2.3.3.3 Phân tích cầu trúc quần thụ -22-©22222++22+22E+22E+2EE+2EEEerErsrrrerrree 27D.3.3:8, Định giá đấc điểm Tim cây ti sitive cvenccenanmanemeannnnacenumminemeneninaane 312.3.3.5 Xác định đa dang họ/loài cây gỗ - -5-52222222222222E222Eczxerrzrrrrerree 332.3.3.6 Đề xuất một số biện pháp quản lý và bảo tồn . -35

Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 36

3.1.1 Thành phan loãi cấy gỗ trạng thái TH ccHSE0E.021000 0.1756 36

3.1.1 Thành phần loài cây gỗ trạng thái TXN -2- 22 ©2++22++22+22zzzczzee 38

3.2 Kết cầu họ và loài cây gỗ -2-©2252222222222122112212211211221211211 2122 39

Trang 13

3.2.1 Kết cấu họ cây gỗ -22- 222222 221222122212211221122112711211121112111 211211 ca 393.2.2 Kết cầu loài cây gỖ :-22- 22 2222212221221122112711221127112111211121121.ee 423.2.3 So sánh kết cau họ và kết cau loài cây gỗ của hai trạng thái 443.3 Cầu trúe quần HH sisovecvvesvovevoveconevensevevenrsesensveeoneseieenveeveees esriwuticennerenweureueveveesnns 463.3.1 Kết cầu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính 463.3.2 Kết cầu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm cấp chiều cao 47

3.3.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính -2- 2 2222222E2EE+EE222222E222222xze 493.3.3.1 Phân bố thực nghiệm N%/D của hai trang thái 2-22 5¿552255z£: 49

3.3.3.2 Các đặc trưng thống kê về đường kính của hai trang thái 50

3.3.3.3 Phân bó N%/D của trạng thái TXEB -2-©22+22222E22EEZ2EE222222222222ee 513.3.3.4 Phân bó N%/D của trạng thái TXN 2-222222222222222222222222222ee 53

3.5.4 Phin bộ gỗ edly theo cấp chiỀU 080 sesccsseesscicngno 0.1 ng 02 Á21g/G00003038800 00600 553.3.4.1 Phân bố thực nghiệm N%/H của hai trạng thái -22- 525522252: 55

3.3.4.2 Các đặc trưng thống kê về chiều cao của hai trang thái - 56

3.3.4.3 Phân bố N%/H của trạng thái TXEB 2-22 ©22222z+2E++cxesrxrsrrreee 573.3.3.4 Phân bố N%/H của trạng thái TXN -2 2 ©2222z+22+22+22Eczzrzrxees 59

3.3.5 Tính phức tạp về cấu trúc của hai trạng thái rừng -2- 222222222 61

3.4 Đặc điểm lớp cây tái sib eee ccccccccce ccs ceeceeeseesesesseeseeteeeeseeeseeseensseseeeeseeseeees 623.4.1 Thành phần loài cây tái sinh - 2-2522 SS2E22E22E2E2E22E2E2E2E22222Eezer 623.4.1.1 Thành phan loài cây tái sinh trạng thái TXB 2 252552552552 62

3.4.1.2 Thành phan loài cây tái sinh trạng thái TXN -2 2z5752 : 63

SAD Tỉ thành Trời ru ii NÌLEMtaseseasdtnooueigiagitheigestgngt0g061500200000.010800.010000gu0505 643.4.3 Phân bồ số cây tái sinh theo cấp chiều cao -2-©22©2222222+22x+2zzzzzze 663.4.4 Phân bồ số cây tái sinh theo chat lượng ¿22552 222E2E+2zzzzzxzsez 683.4.5 Phân bồ số cây tái sinh theo nguồn gốc -2 22©-2+22z22++2++zzzzzzzez 68SAG, MIật đổ cây tái sinh TrIỂN VON s«cenaas kia non ghHÝnghggggh0k03504005010033386.0099010n00/0186x80 693ã ft tụng họ nỗ Tế tít E he nueonaeathdodiuiriseotBTiGnG000G00308300810G0)7quanG 703.5.1 Da dạng họ cây gỗ - +5: 22222222221221212112112112112112121211211112121 re 703.5.2 Đa dạng loài cây gỗ -¿- +52 22222222212222122121212712112121211211121 1E 72

XI

Trang 14

3.5.3 So sánh chi số đa dạng sinh học giữa hai trang thái rừng - 75

3.6 Dé xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trang thai TXN va TXB 76EET TUẦN VÀ/HỆ BG EU suunsrersnroronrttirriotiioagiiotogtisotutpfihtirgplaongtsitpsonC 78rea 78

De 1h 80

TÀI LIEU THAM KHẢO 2° 5<©5<£©<£EeeErerserreerxerxerrxerserrsrrscre 81

Cf QuannaseetserototrthGiiisttittiisiitStiiGIEGGAIGiGRAGDISERIGIDMESGEIESDIHB8080001u80-g030 86

Trang 15

DANH MỤC TU VIET TAT

Viết tắt Nghĩa đầy di

G, G% Tổng tiết điện ngang, phần trăm tổng tiết điện ngang

Hy Chiéu cao vit ngon

IVI% Chi số gia tri quan trong

Ku Độ nhọn của phân bố

M, M% Tổng trữ lượng lâm phần, phần trăm tổng trữ lượng rừng

N,N% Mật độ (số cây), phần trăm số cây

Trang 16

DANH SÁCH CAC BANG BANG TRANG

Bảng 3.1 Danh lục những loài cây gỗ quý hiếm tại trang thai TXB 36

Bảng 3.2 Danh lục những loài cây gỗ quý hiếm tại trạng thái TXN 38

Bảng 3.3 Kết cau họ cây gỗ của trạng thai TXB ở khu vực nghiên cứu 40

Bang 3.4 Kết cau họ cây gỗ của trạng thái TXN ở khu vực nghiên cứu 41

Bang 3.5 Kết cấu loài cây gỗ của trạng thái TXB ở khu vực nghiên cứu 42

Bảng 3.6 Kết cau loài cây gỗ của trạng thái TXN ở khu vực nghiên cứu 43

Bảng 3.7 So sánh kết cau họ và loài cây gỗ đối với hai trang thái rừng 45

Bảng 3.8 Hệ số tương đồng về họ cây gỗ giữa hai trang thái rừng - 45

Bang 3.9 Hệ số tương đồng về loài cây gỗ giữa hai trạng thái rừng - 46

Bảng 3.10 Kết cau mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ đối với trạng thái TXB theo niềm đường KAA sessesessesiissbssese015619500903806910143889350138948038399030303988g 46 Bảng 3.11 Kết cấu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ đối với trạng thái XEN theo fñiHOHTLđŒGN6 KAD cuassssssssssbdiitoisdsiGitG04S0001G88890316g88913810019B38LSLSG8SGE381005380 47 Bang 3.12 Kết cau mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ đối với trang thái TXB theo lop chidu in" 143A 48

Bang 3.13 Kết câu mật độ, tiết điện ngang va trữ lượng gỗ đối với trang thái TXN leo pt: 1h, | HH HH4 m04ecnedl0iuEngg.rig2n001CL5 48 Bang 3.14 Phân bố N%/D thực nghiệm của hai trang thái - 2 525525552 49 Bảng 3.15 Tổng hợp các đặc trưng thống kê về đường kính của hai trạng thái 50

Bang 3.16 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm của các hàm thử nghiệm phân bó N%/D trạng thái rừng Bảng 3.17 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bồ lý thuyết với phân bố thực nghiệm của các hàm thử nghiệm phân bố N%/D trạng thái rừng TÊN ee ee 53 Bang 3.18 Phân bố N%/H thực nghiệm của hai trạng thái -2- 5255255522 S5 Bang 3.19 Tong hợp các đặc trưng thống kê về chiều cao của hai trạng thdi 56

Trang 17

Bảng 3.20 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bồ lý thuyết với phân bố

thực nghiệm của các hàm thử nghiệm phân bố N%/H trang thái rừng

Bang 3.21 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố

thực nghiệm của các hàm thử nghiệm phân bố N%/H trạng thái rừng

v LẺ bopotoitndsgggghg183048090016000800g080H60018038830088800.8i24G8833838A3Ó/00SG10GGSNGHHS.8H8EE.GG403808183NHSENGEGG81038600088 59

Bảng 3.22 Chỉ số hỗn giao của hai trạng thái rừng 2 22©222222222zz22zz+ 61 Bảng 3.23 Chỉ số SCI của hai trang thai rig 2 ces eeceeecseecseecseecseecseesseeeseeeneeneeeees 62 Bảng 3.24 Tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái TXB 2- 22522222522 64 Bảng 3.25 Hệ số tương đồng về thành phần loài thực vật giữa lớp cây gỗ tái

sinh đưới tán rừng và tầng cây gỗ của trạng thái TXB - 64

Bảng 3.26 Tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái TXN -2- 52552: 65 Bảng 3.27 Hệ số tương đồng về thành phần loài thực vật giữa lớp cây gỗ tái sinh đưới tán rừng và tầng cây gỗ của trạng thái TXN - 66

Bang 3.28 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của từng trạng thái rừng 67

Bảng 3.29 Phân bố số cây theo chat lượng của từng trạng thái rimg 68 Bang 3.30 Phân bố số cây theo chất lượng của từng trạng thái rừng 69

Bảng 3.31 Phân bố số cây theo chất lượng của từng trang thái rừng 69

Bang 3.32 Các chỉ số da dạng họ cây gỗ của trạng thái rừng TXB - 70

Bảng 3.33 Các chỉ số đa dang họ cây gỗ của trạng thái rừng TXN - 71

Bảng 3.34 Các chỉ số đa dạng loài cây gỗ của trang thái rừng TXEB 12

Bang 3.35 Các chỉ số da dạng loài cây gỗ của trang thái rừng TXN 73

Bảng 3.36 So sánh đa dạng loài cây gỗ giữa hai trạng thái rừng - 76

XV

Trang 18

DANH SÁCH CÁC HÌNHHÌNH TRANGHình 3.1 Kết cau họ cây gỗ đối với trang thái rừng TXB - 2: 525525522 40Hình 3.2 Kết cấu họ cây gỗ tại trạng thái rừng TXN -2-52¿©222czcczzcce2 41

Hình 3.3 Kết cấu loài cây gỗ tại trạng thái rừng TXEB -2552555c2 43

Hình 3.4 Kết cấu loài cây gỗ tại trạng thái rừng TXN -2 2¿©2z22z2zzsce2 44Hình 3.5 Phân bố N%/D từ các hàm thử nghiệm trạng thái TXB 52Hình 3.6 Phân bố N%/D của trạng thai rừng TXB ¿22-52222222zcczzccv2 53

Hình 3.7 Phân bố N%/D từ các ham thử nghiệm trang thái TXN 54

Hình 3.8 Phân bố N%/D của trạng thái rừng TXN -2¿©2252222222zzzzszv2 55

Hình 3.9 Phân bố N%/H từ các hàm thử nghiệm trang thái TXB - - 58

Hình 3.10 Phân bố N%/H của trang thai rừng TXB -2- 2: 552s255z55e2 59Hình 3.11 Phân bố N%/H từ các hàm thử nghiệm trạng thái TXN 60Hình 3.12 Phân bố N%/H của trạng thái rừng TXN -2-©2252z22sz22x 61Hình 3.13 Biéu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của hai trạng thái 67Hình 3.14 Biéu đồ phân bó số cây theo chất lượng của hai trang thái - 68Hình 3.15 Biéu đồ phân bố sé cây theo nguồn gốc của hai trang thái - 69

Trang 19

MỞ DAUĐặt vấn đề

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người, rừng không những

cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân mà còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệđất, điều hòa nguồn nước, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sông Songrừng là một hệ sinh thái phức tạp và nhạy cảm, bao gồm nhiều thành phần với cácquy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và thời gian

Trong quản lý tài nguyên rừng, tac động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then

chốt dé cải thiện chất lượng rừng, làm cho rừng có cau trúc phù hợp với mục đíchquản lý và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh doanh rừng.Thực tiễn đã cho thấy, các giải pháp phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ cóthể giải quyết thỏa đáng khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất, quy luật sống của hệsinh thái rừng Nghiên cứu đặc điểm quy luật cấu trúc, đa dạng và tái sinh rừng làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà lâm nghiệp, việc nắm đượcnhững đặc điểm về cau trúc, đa dang và tái sinh rừng là co sở quan trọng dé đề xuất

các biện pháp lâm sinh hợp lý “dẫn dắt rừng” theo ý muốn của con người nhằm tận

dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, có sự kết hợp hài hòa giữa các nhân tố

cấu trúc để tạo ra một quần thể rừng có sé luong va chat lượng, bao dam chức nang

phòng hộ cao nhất, đáp ứng mục tiêu kinh doanh, phòng hộ góp phan quản lý kinhdoanh rừng bền vững

Ban quản lý khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng được thành lập năm 2008, là đơn

vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh TâyNinh Theo Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh TâyNinh về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Tây Ninh năm 2021 thì tổng diện tíchrừng và đất lâm nghiệp của đơn vị là 33.134,48 ha, trong đó diện tích trạng tháirừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo (TXN) là 8.443,2 ha và diện tíchtrạng thái rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB) là 1.320,0 ha

Trang 20

Khu vực rừng phòng hộ Dau Tiếng nam trong vùng có khí hậu và lượng mưa tương

đối ôn định qua các năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong

năm Mùa mưa kéo dài trong từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau Như vậy, với sự đa dạng cả về mặt không gian, địa hình và khíhậu đã tạo nên khu vực rừng của Ban quản lý khu rừng phòng hộ Dầu tiếng khá

phong phú và đa dạng.

Tại khu vực nghiên cứu, mặc dù trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về

lâm học rừng tự nhiên nhưng chỉ dừng lại ở bậc đại học Bên cạnh đó, rừng tự nhiên

luôn thay đối theo thời gian nên việc nghiên cứu cập nhật cơ sở dit liệu chi tiết làvan đề rất quan trọng và can thiết, kết quả nghiên cứu còn làm cơ sở dé định hướngnhững biện pháp lâm sinh phù hợp trong công tác quản lý rừng hiện tại và sắp tới.Ngoài ra, trên thực tế rừng ở khu vực Dầu Tiếng cần phải được bảo vệ và phát triểntốt hơn nữa nhằm phát huy tối đa chức năng phòng hộ môi trường Xuất phát từnhững thực tiễn trên, luận văn “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây

gỗ của trạng thái rừng nghèo và trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa

âm nhiệt đới ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện

Mục tiêu chung

Xác định đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng nghèo

và trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới ở rừng phòng hộDầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng và bảotồn đa dạng

Mục tiêu cụ thể

Đề đạt được mục tiêu chung, luận văn xác định 3 mục tiêu cụ thể sau:

(1) Xác định đặc điểm cấu trúc và tái sinh của trạng thái rừng trung bình và

Trang 21

Ý nghĩa nghiên cứu

Về lý luận, luận văn cung cấp những thông tin dé so sánh cau trúc và đa dạngloài cây gỗ và những đặc tính của trạng thái rừng nghéo và trung bình thuộc kiểurừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới ở mức địa phương, vùng và quốc gia Vềthực tiễn, luận văn cung cấp những thông tin dé làm co sở khoa học cho quan lýrừng và bảo tồn đa dang loài cây gỗ

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tầng cây cao và tầng cây tái sinh củatrạng thái rừng nghéo và trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa 4m nhiệtđới ở khu vực rừng phòng hộ Dầu Tiếng

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và đa

dạng loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu.

+ Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu tại hai trạng thái rừngnghèo và trung bình thuộc kiểu rừng kin thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực

rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh

+ Phạm vi về thời gian: Từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023.

Trang 22

nhà khoa học đã phân chia tải nguyên rừng thành các trạng thái khác nhau Một

trong những công trình tiêu biểu cho đối tượng rừng mưa nhiệt đới là Richard P.W(1952) đã nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái Theo ông, đặcđiểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là đại bộ phận thực vật là thân gỗ nên ông đãchia rừng mưa nhiệt đới ở Nigieria thành 6 tầng dựa trên các tiêu chí như dạngsống, tầng phiến, tầng thứ

Trong hệ thống phân loại trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng củaLoeschau (1963), rừng được chia làm bốn nhóm: Nhóm I: Nhóm chưa có rừng;Nhóm II: Rừng phục hồi, trong đó kiểu IIB là rừng phục hồi sau khai thác kiệt,thành phần loài phức tạp, không đều tuổi đo tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng.Vượt lên khỏi tán rừng có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữlượng không đáng kể Đường kính của tang cây phô biến không vượt quá 20 cm;

Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động Bao gồm các quan thụ rừng đã bị khai

thac bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kết cấu rừng bị thay đổi,trong đó kiểu phụ HIAI là rừng đã bị khai thác kiệt qué, tán rừng bi phá vỡ từngmang lớn, tầng trên có thé còn sót lại 1 số cây tang cao, to nhưng phẩm chất xấu,nhiều dây leo, bụi ram, tre nứa xâm lấn Nhóm IV: Là nhóm rừng thứ sinh giàuphục hồi hoàn toàn và rừng nguyên sinh (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1999)

Trang 23

1.1.2 Cấu trúc tô thành

Tổ thành rừng thực vật là một chỉ tiêu quan trong dé đánh giá sự phong phú

của hệ thực vật rừng tại các vùng địa sinh học khác nhau Theo Richard P.W (1952), trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có

trường hợp còn trên 100 loài Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn giao với nhau

theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi có một hoặc hai loài chiếm ưu thế.Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiềuloài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân cây,

cành cây.

Baur G.N (1962) đã nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên sông

Amazon, trên 6 tiêu chuẩn diện tích khoảng 2 ha đã thốnng kê được 36 họ thực vật

và trên ô tiêu chuẩn hơn 4 ha ở phía bắc New South Wales cũng đã ghi nhận được

sự hiện điện của 31 họ chưa kể dây leo, cây thân cỏ và thực vật phụ sinh

Theo Evans J (1984) khi nghiên cứu cấu trúc tô thành tự nhiên nhiệt đớithành thực (về sinh thái), tác giả đã xác định có tới 70 — 100 loài cây gỗ trên 1hecta, nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tô thành loài (dẫn theo Đỗ Hữu Huy,

2020).

Laura Klappenbach (2000) cho rằng thành phần loài cây liên quan đến các loạirừng, một số khu rừng chứa đựng hàng trăm loài cây, trong khi đó một số Khu rừngchỉ có một ít loài Rừng luôn biến đổi và phát triển thông qua một số chuỗi diễn thé,trong thời gian đó thành phan loài cây trong các khu rừng có sự thay đôi

1.1.3 Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D;s)

Mối quan hệ giữa các nhân tô điều tra trong lâm phan là quy luật cơ bản

trong nghiên cứu kết cấu rừng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Hầu hết

các tác gia đều sử dụng hàm toán học dé mô phỏng cho quy luật phân bố này Cóthé điểm qua một số công trình tiêu biểu gồm: Meyer (1934), sử dụng phương trìnhtoán học có dang đường cong giảm liên tục dé mô tả phân bồ số cây theo cỡ đườngkính, về sau gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer Richard P.W (1952) trongcuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cũng đề cập đến phân bố số cây theo cấp đường kính,ông coi dang phân bồ là một dạng đặc trưng của rừng tự nhiên Balley R.L and Dell

Trang 24

T.R (1973) đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài thông

theo mô hình của Schumacher và Coile Đặc biệt, dé tăng tính mềm dẻo, một số tácgiả dung hàm khác như Loestchau (1973) dùng hàm Beta Ngoài ra, một số tác giả

sử dụng các hàm Hyperbol, họ đường cong Pearson, họ đường cong Poisson, hàm

Logarith dé mô phỏng qui luật phân bố nay

Nhìn chung, việc sử dụng hàm này hay hàm khác để biểu thị qui luật cấu trúc

là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của tác giả, cũng như các loài cây sinh trưởng khácnhau và số liệu đo đạc ngoài thực tế

1.1.4 Quy luật phân bồ số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)

Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao dùng để biểu thị qui luật kết caulâm phần theo chiều thắng đứng Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học

sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng mà điển hình là công trình của Richards (1952) Cónhiều dang hàm toán học khác nhau dùng dé nắn phân bó N/H,, Việc sử dụng hàmnào tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, phụ thuộc vào đối tượng nghiêncứu cụ thé

Akhter Hossain M và ctv (2015) trong nghiên cứu về thành phần loài và tính

đa dạng của các loài thực vật ở rừng tự nhiên thuộc khu rừng phía Nam Chittagong

của Bangladesh, các tác giả đã cho kết luận: phân bố số cây theo cấp chiều cao códạng đường cong hình chữ J đảo ngược, số loài và tỷ lệ phần trăm số cây ở các cấpchiều cao nhỏ nhất thì chiếm số lượng lớn nhất

1.1.5 Nghiên cứu về tái sinh rừng

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái

rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ

ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau

khai thác, đất rừng sau nương rẫy Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay théthế hệ cây gỗ già cỗi Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trìnhphục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Theo quan điểm củacác nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tô thành

loài cây, câu trúc tuôi, chat lượng cây tái sinh và đặc diém phân bô Việc nghiên

Trang 25

cứu phân bồ cây tai sinh cũng có nhiều công trình dé cập đến, đáng chú ý là côngtrình Richards (1952) Tác giả đã nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới Kết quảnghiên cứu cho thấy, trong các ô dạng bản, thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống

hoặc khác biệt cây mẹ.

Van steenis J (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừngnhiệt đới đó là tai sinh phân tán - liên tục và tái sinh vệt Hai đặc điểm này không

chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ sinh, một đối tượng rừng

khá phô biến ở nhiều nước nhiệt đới

Khi đề cập đến điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy

mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm điều tra tái sinh

có diện tích từ 1 - 4 m” Do diện tích điều tra nhỏ nên việc đo đếm có nhiều thuận

lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh

trung thực tình hình tái sinh rừng.

Về điều tra tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới M Loeschau (1977) đã đưa

ra một số đề nghị như: để đánh giá một khu rừng có tái sinh đạt yêu cầu hay khôngphải áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thé dựa

vào những nhận xét tổng quan về mật độ tái sinh như nơi có lượng cây tái sinh rất

lớn Từ những tính toán về sai số cũng như về mặt tô chức thực hiện thì các 6 được

chọn là những 6 vuông có diện tích 25 m’ dễ dàng xác lập bằng gậy tre Các 6 do

đếm được xác lập theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 6 bố trí liên tiếp theo kiểuphân bó hệ thống không đồng đều Như vậy, các ô vừa đại diện đầy đủ toàn bộ khu

vực điều tra, và những nhân tố điều tra vừa có dạng gan với phân bố chuẩn.

Tóm lại, kết quả của các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giớicho thay những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ởmột số nơi Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh dé xây dựng cácbiện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững

1.1.6 Nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ

Da dang thực vật được hiểu là trong một phạm vi nghiên cứu thi xuất hiện cóbao nhiêu loài, số lượng loải càng nhiều thì tính đa dạng càng cao Sự đa dạng về

Trang 26

loài trên thế giới được thể hiện bằng tổng số loài có mặt trên toàn cầu, trong các

nhóm đơn vị phân loại Dự đoán số lượng các loài sinh vật trên thế giới khoảng 5đến 50 triệu loài, số loài được định danh đầy đủ tên kép latinh khoảng 1,5 triệu loài,

trong đó có 2/3 số loài ở vùng nhiệt đới (May R.M., 1988) Đến năm 2009, trong

cuốn “Số lượng loài đang sống ở Australia và trên thé giới” Chapman (2009) đã đưa

ra số liệu thống kê, trên thế giới có gần 11 triệu loài Đối với thực vật, căn cứ vào

một số tài liệu và ngày càng có loài mới được phát hiện, dự đoán tổng số loài thực

vật hiện có khoảng 400.000 loài (Botanic Gardens Conservation International BGC)) (dẫn theo Phan Minh Xuân, 2019).

-Nghiên cứu đa dạng thực vật và thảm thực vật trên thế giới đã được thựchiện khá lâu, trong đó một số công trình nghiên cứu có giá trị như: thực vật chíHồng Kông (1861), thực vật chí Australia (1866), thực vật chí An Độ gồm 7 tập(1872 — 1897) Trên bán đảo Đông Dương có một số công trình nghiên cứu như:thực vật chí Đông Dương 8 quyền (Lecomcete, 1905 — 1952); Lâm nghiệp Đông

Dương (Maurand, 1943); thảm thực vật Đông Dương với lượng mưa hàng năm(Dop và Gaussen, 1931); nghiên cứu thảm thực vật trên cơ sở phân loại thổ nhưỡng

và khí 14 hậu (Carton, 1940); Kiểu rừng thưa vùng Đông Nam Á (Champsoloix,

1959) (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1999).

Trong cuốn “Định lượng đa dạng sinh học” (Magurran A.E., 2004), tác giảcho thấy rõ các vấn đề khi nghiên cứu đa dạng sinh học và định lượng các chỉ số đa

dang, mô tả sự đa dạng anpha (a) và béta (B), các phương pháp ước lượng độ giàu

có và các phân tích thống kê về đa dạng, hướng dẫn cách lựa chọn các chỉ số phùhợp khi nghiên cứu về lĩnh vực đa dạng sinh học

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Trạng thái rừng

Về phân loại trạng thái rừng trước đây, dựa trên hệ thống phân loại củaLoetschau; Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã bô sung cho phù hợp (QPN 6-84) với

đặc điểm rừng ở Việt Nam áp dụng hệ thống phân loại này vào việc phân loại trạng

thái rừng dé phục vụ cho công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên rừng

Trang 27

Thái Văn Trừng (1978) dựa trên quan điểm sinh thái đã chia rừng nước tathành 14 kiểu thảm thực vật Đây là công trình tổng quát, đáp ứng được yêu cầu vềquy luật sinh thái Xuất phát từ tính đa dạng của rừng nhiệt đới, tác giả đã kết luận:Không thê dùng quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinhđiển đã sử dụng ở vùng ôn đới Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vịphân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quan thé làm tiêu chuẩn phân loại.

Bảo Huy (1993) đã xác định trạng thái hiện tại của các lâm phần Bằng lăng ở

Tây Nguyên theo hệ thống phân loại Losechau, đồng thời tác giả cũng xác định cácloại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp khác nhau thông qua trị số IV%

Lê Sáu (1996), Trần Cam Tú (1998), Nguyễn Thành Mén (2005) khi phân

loại trạng thái rừng tự nhiên tại Kon Ha Nung - Tây Nguyên, Huong Sơn - Hà Tĩnh,

Phú Yên đã dựa trên hệ thong phân loại rừng của Loeschau (1960) đã được ViệnĐiều tra, Quy hoạch rừng Việt Nam bồ sung (QPN 6-84)

Đến năm 2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông

tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 quy định tiêu chí xác địnhphân loại rừng và phân chia rừng theo những tiêu chí khác nhau, theo đó khi căn cứ vào trữ lượng rừng, rừng tự nhiên được chia thành những loại sau: Trữ lượng dưới

10 m’/ha là rừng chưa có trữ lượng; 10 + 100 mÌ/ha là rừng nghèo; 101 + 200 mÌ/ha

là rừng trung bình; 201 + 300 mỶ/ha là rừng giàu và trên 300 m’/ha là rừng rất giàu

Hiện nay, nước ta đang áp dụng Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày

16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về phân chia

trạng thái rừng Trong các tiêu chí phân chia rừng có điểm khác biệt so với Thông

tư số 34/2009/TT-BNNPTNT đó là: trữ lượng rừng dưới 10 m’/ha là rừng chưa cótrữ lượng; 10 + 50 m”/ha là rừng nghèo kiệt; 50 + 100 m*/ha là rừng nghéo; 100 +

200 m*/ha là rừng trung bình và trên 200 m/ha là rừng giàu Theo thông tu

33/2018/TT-BNNPTNT thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là trạng thái rừng lá

rộng thường xanh nghẻo và rừng lá rộng thường xanh trung bình.

1.2.2 Cấu trúc tô thành

Cấu trúc tô thành thực chat là sự tham gia của các thành phan loài cây trong

Trang 28

quan thé rừng Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái vàhình thái của rừng Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trong dùng dé đánh giá mức độ

đa dạng thực vật, tính 6n định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng Rất nhiều công

trình khoa học của nhiều tác giả đã tập trung vào các đặc điểm cấu trúc của các kiểu

rừng tự nhiên nhằm phục vụ việc bảo ton, phat triển và kinh doanh lâu dài Nghiên

cứu cau trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng(1963, 1978, 1999) đã dựa trên số lượng và sinh khối nhóm các loài cây ưu thếtrong rừng nhiệt đới âm của Việt Nam đề phân chia các ưu hợp và phức hợp Cácnghiên cứu cho thấy nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp không quá 10 loài, số lượng

cá thé của mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5% và số lượng các thé của 10 loài ưu thế

chiếm khoảng 40-50% tổng số cá thể của các tầng lập quần trong quân thê trên đơn

vị điện tích điều tra Trường hợp độ ưu thế các loài cây không rõ ràng gọi là các

phức hợp.

Nguyễn Văn Trương (1983) trong rừng tự nhiên hỗn loài, chỉ tính loài cây gỗ

từ trạng thái sào trở lên cũng có đến ba bốn chục loài trên một hecta, nhưng loài cây

gỗ lớn có thé vươn tới chiều cao 30m chỉ có từ 10-20%

Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996) khi nghiên cứu tô thành loài cây

đối với rừng tự nhiên ở Dak Lắk và Hương Sơn — Hà Tĩnh đều xác định: Tỷ lệ tổthành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phimục đích một cách cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đốitượng theo hướng điều chỉnh tô thành hợp ly

Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999) khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ởKon Hà Nùng - Tây Nguyên và Hương Sơn - Hà Tĩnh đã xác định danh mục cácloài cây cụ thé theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bó của số loài

cây theo cấp tô thành tuân theo luật phân bố giảm

Võ Đại Hải (2014) khi nghiên cứu cấu trúc tô thành tầng cây cao ở trạngthái rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy, tôthành loài ở tầng cây cao khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, biến động từ

28 + 45 loài, trong đó có từ 4 + 7 loài tham gia vào công thức tô thành, các lâm

Trang 29

phan rừng tự nhiên trạng thái ITA tại khu vực nghiên cứu đều có hai tang tán.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) khi nghiên cứu về đặc điểm cau trúc rừng tựnhiên lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, từ dữ liệutrên 6 ô tiêu chuẩn định vị, tác giả đã xác định được 14 loài ưu thế tham gia vàocông thức tổ thành

Võ Hiền Tuân (2017) khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của trạng

thái IIA¡, IIA;, ITB tại khu vực miền Trung Việt Nam đã cho thấy trạng thái rừng

IIA, có 61 loài, trạng thái rừng IITA, có 96 loài va trạng thái rừng IIIB có 81 loài.

Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành cả 3 trạng thái trên chỉ có 7 loài và chủ

yếu là những cây ít có giá trị về mặt kinh tế nhưng lại có khả năng phòng hộ tốt

Đỗ Hữu Huy (2020) khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của trạngthái IITA), IHA;, IIB tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tinh Hà Tĩnh cho thấy, trangthái rừng IIIA, có số lượng loài biến động từ 49 đến 57 loài nhưng chỉ có 4 loài

tham gia vào công thức tô thành, trạng thái rừng IITA, số lượng loài biến động từ 46

đến 47 loài nhưng số loài tham gia vào công thức tô thành chỉ có 6 - 7 loài và trạngthái IIIB số loài biến động từ 36 đến 40 loài nhưng số loài tham gia vào công thức

tổ thành chỉ có từ 4 + 5 loài

1.2.3 Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D,3)

Ở nước ta, trong những thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu quy luật phân bố số

cây theo cỡ đường kính mới được các nhà lâm sinh học quan tâm Các công trình

tiêu biểu của các tác giả như sau:

Đồng Sĩ Hiền (1974) khi nghiên cứu đối tượng rừng tự nhiên hỗn loài đã đưa

ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố N/D; ; là phân bố giảm, nhưng do quá trìnhkhai thác chọn thô không theo quy tắc, nên đường thực nghiệm thường có dạngphân bố giảm, hình răng cưa Với kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả đãdùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả và nắn phân bố thực nghiệm

số cây theo cấp đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích

và biêu độ thon cây đứng cho rừng gỗ hỗn loài ở Việt Nam

Nguyễn Hải Tuất (1982) đã sử dụng phân bố giảm, phân bố khoảng cach dé

11

Trang 30

biểu diễn cấu trúc đường kính của rừng thứ sinh, đồng thời áp dụng phương trình

Pearson vào nghiên cứu cau trúc quan thé

Nguyễn Văn Trương (1983) đã thử nghiệm các hàm mũ, logarit, phân bố

Poisson và phân bố Pearson dé biểu thị cấu trúc N/D¡ 3 của rừng tự nhiên hỗn loài,

trong đó phân bố Pearson không mang lại kết qua mong muốn

Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986, 1990) đã sử dung hàm phân bố giảm, phân bố

khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và vận dụng quá trình Poisson vào

nghiên cứu cấu trúc quan thê

Lê Minh Trung (1991) thử nghiệm mô phỏng phân bố N/D,; trong rừng tựnhiên ở Gia Nghĩa - Đắk Nông bằng bốn dạng hàm: Poisson, Weibull, Hyperbol và

Meyer, tác giả đã kết luận: Hàm Weibull có khả năng tiếp cận tốt Tuy nhiên, theo

tác giả việc xác định hai tham số của phương trình rất phức tạp vì thế đã sử dụngham Meyer dé tính toán

Trần Văn Con (1991) sử dung mô hình weibull để mô phỏng cấu trúc số cây

theo cấp đường kính của rừng Khộp và cho rằng: khi rừng còn non có dạng phân bốgiảm, khi rừng càng lớn sẽ có xu hướng chuyên sang phân bố một đỉnh và lệch dần

từ trái sang phải.

Lê Sáu (1996) khang định phân bố weibull thích hợp nhất dé mô tả phân bốN/D, 3 cho tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bó thực nghiệm có dạng

giảm liên tục hay một đỉnh.

Trong khi nhiều tác giả có xu hướng xử dụng hàm weibull để mô phỏng cautrúc đường kính rừng tự nhiên hỗn loài Đào Công Khanh (1996) đã dùng hàmSchumacher dé mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D; ¿ cho rừng hỗ loài ở Hương

Sơn - Hà Tĩnh, với kết quả khả quan hơn hắn so với phân bố weibull

Phùng Văn Khang (2014) khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kínthường xanh hơi âm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bốN/D của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA, va IIA; đều có dạng phân bé giảm

Võ Đại Hải (2014) khi nghiên cứu về cau trúc của trạng thái rừng HA tại khu

vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh, kết qua cho thấy quy luật phân bồ số

Trang 31

cây theo cấp đường kính có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và khoảngcách.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) cũng đã xác định hàm phân bố khoảng cách làhàm mô phỏng tốt nhất cho phân bố N/D;¿ tại khu vực nghiên cứu Kết quả nghiêncứu này đã góp phần làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng tự nhiên theo hướng bền

vững và làm cơ sở cho nghiên cứu động thái

Nguyễn Minh Cảnh (2018) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vậtthân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận,khi nghiên cứu cấu trúc, kết quả phân bố số cây theo cấp đường kính ở các trạng thái

rừng đều có đỉnh phân bó lệch trái và phân bố giảm Phân bố N%/D,; ở trạng thái rừng

IIB thuộc kiểu Rkx và Rkn tại khu vực nghiên cứu đều có dang phân bố theo hamkhoảng cách; trong khi đó, phân bố N%/D,3 ở cả ba trạng thái rừng IITA), ITA, vàIIA; của cả 2 kiêu Rkx và Rkn tại khu vực nghiên cứu đều có dạng phân bố theo hàm

Weibull.

Nhìn chung, khi xây dựng mô hình cấu trúc N/D,3, với đối tượng là rừng tựnhiên hỗn giao khác tuôi thì việc sử dụng hàm phân bố khoảng cách, hàm phân bốWeibull, hàm phân bố Meyer áp dụng đối với phân bố giảm là phù hợp hơn Tuynhiên, việc sử dụng hàm này hay hàm khác cần căn cứ vào dãy tần số phân bố thựcnghiệm, nói cách khác phải dựa vào quy luật vận động vốn có của rừng

1.2.4 Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H„„)

Theo nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy, phân bố số cây theo cỡchiều cao ở các lâm phần rừng tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều

đỉnh, phản ánh kết cấu tầng phức tạp của rừng chặt chọn

Gần đây, một số tác giả khác như: Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh(1996), Lê Sáu (1996), Tran Cam Tú (1999), Nguyễn Thành Mến (2005) đãnghiên cứu phân bố N/H dé tìm tầng tích tụ tán cây Các tác giả đều đi đến nhận xétchung là: Phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả

thích hợp bang hàm phân bố Weibull

Võ Đại Hải (2014) khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái IIA tại khu vực

Trang 32

rừng phòng hộ Yên Lập, tinh Quảng Ninh cho thấy quy luật phân bố số cây theochiều cao có thê mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.

Phùng Văn Khang (2014) khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kínthường xanh hơi âm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bốN/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục

Nguyễn Minh Cảnh (2018) khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dang thực

vật thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình

Thuận cho thay phân N%/H Ở cả 2 kiểu Rkx và Rkn, tại các trạng thái rừng IIB vàIIIA; đều có dang hàm phân bố Weibull, trong khi đó, phân bố N%/H ở trạng tháirừng IIIA, và IIIA; đều có dang hàm phân bố chuẩn

Nhìn chung, khi xây dựng mô hình cấu trúc N/H, với đối tượng là rừng tựnhiên hỗn giao khác tuổi thì việc sử dụng hàm phân bố khoảng cách, hàm phân bốWeibull áp dụng đối với phân bố một đỉnh lệch trái là phù hợp hơn Tuy nhiên, việc

sử dụng hàm này hay hàm khác cần căn cứ vào dãy tần số phân bố thực nghiệm, nóicách khác phải dựa vào quy luật vận động vốn có của rừng

1.2.5 Nghiên cứu về tái sinh rừng

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành rừng trong tương lai nếu như điều kiệnthuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây thân gỗ tái sinh Nghiên cứu về tổthành cây tái sinh cho phép dự đoán và đánh giá được tình hình rừng kế cận, do tính

kế thừa giữa các thế hệ của các loài cây rừng Theo quan điểm của các nhà nghiêncứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tô thành loài cây, cấu trúctuôi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố

Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) đãnhắn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của câytái sinh Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quátrình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh

Nguyễn Văn Trương (1983) đã đề cập đến mối quan hệ giữa cau trúc quần xãthực vật rừng tới tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài Điều này sẽ được luận vănvan dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên

Trang 33

Trần Câm Tú (1998) nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ởHương Sơn, Hà Tĩnh và đã rút ra kết luận: áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tựnhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tài nguyênrừng bền vững.

Theo Nguyễn Văn Thêm (2002), tác giả cho rằng tái sinh là quá trình phụchồi thành phần cơ bản của rừng, theo nghĩa hep tái sinh rừng là quá trình phục hồi

thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ, khái niệm tái sinh rừng còn

được hiểu theo nghĩa rộng là tái sinh hệ sinh thái rừng

Trong lĩnh vực sản sản xuất, điều tra và quy hoạch rừng, người ta chỉ đánhgiá kết quả tái sinh tự nhiên của rừng dựa theo thành phần loài, mật độ, kích thước

và chất lượng của những cây tái sinh hợp mục đích kinh doanh Bởi vì những cây

tái sinh đã đạt đến cấp H > 1,0 m là những cây triển vọng, nên những cấp H của câytái sinh được phân chia cách nhau 1,0 + 2,0 m (Nguyễn Văn Thêm, 2002)

Phùng Văn Khang (2014) khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín

thường xanh hơi ầm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tinh Đồng Nai cho thấy mật độ cây

tái sinh dưới tan ba trạng thái rùng IIB, UIA, va IITA; tương ứng là 11.700, 11.100

và 9.400 cây/ha; đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và sinh trưởng tốt Sự

tương đồng giữa thành phần cây ở tầng trên với thành phần cây tái sinh ở tầng dưới

có hệ số tương đồng thấp, điều đó cho thấy cây tái sinh có thể thay thế không hoàntoàn thành phần cây mẹ ở tầng trên

Võ Hiền Tuân (2017) khi nghiên cứu về tái sinh của trạng thái IIIA¡, IITA, vàIMB tại khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy cả ba trạng thái có số loài biến

động từ 10 + 44 loài, nhưng chỉ có trung bình 6 loài tham gia vào công thức tổthành Mật độ tai sinh tương ứng của ba trạng thái này là 1.200 + 1.508 cây/ha,

7.446 + 8.246 cây/ha va 7.569 + 8.246 cây/ha Phần lớn các cây tái sinh chiếmphẩm chat tốt (từ 70,9% + 92,3%) và tỉ lệ cây có phẩm chất xấu thấp (dưới 6,3%)

Nguyễn Minh Cảnh (2018) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật

thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình

Thuận, kết quả tái sinh rừng: Đối với kiêu Rkx, trạng thái rừng IIB bắt gặp được 67

15

Trang 34

loài, IIA1 bắt gặp được 58 loài, IIIA2 bat gặp được 71 loài, IIA3 bắt gặp được 50

loài cây tái sinh Mật độ cây tái sinh bình quân các trạng thái rừng IIB, IITA1, HIA2

và IIIA3 lần lượt là 5.716, 5.467, 5.840 và 4.364 cây/ha; Đối với kiêu Rkn: Ở trạngthái rừng IIB bắt gặp được 38 loài, IIAI bat gặp được 62 loài, IIA2 bắt gặp được

47 loài và IIIA3 bắt gặp được 60 loài cây gỗ Mật độ cây tái sinh bình quân trạngthái rừng IIB, IIA 1, IIA2 và IIIA3 lần lượt là 4.747, 5.084, 5.991 và 6.053 cây/ha

Phan Minh Xuân (2019), khi nghiên cứu đặc điểm lâm học cho ba trạng thái

rừng (nghèo, trung bình và giàu) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - PhướcBửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tác giả đã kết luận: Ba trạng thái rừng này đều có khả

năng tái sinh tự nhiên liên tục Mật độ cây tái sinh ở trạng thái rừng nghéo (15.313

cây/ha) lớn hơn so với trạng thái rừng trung bình (9.962 cây/ha) và trạng thái rừng

giàu (9.087 cây/ha).

Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng

tỏ việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta

hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhântạo mới chỉ được triển khai trong quy mô hạn chế Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ

về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết nếu muốn đềxuất biện pháp kỹ thuật chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế

1.2.6 Nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ

Đã có nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học, đặcbiệt là đa dang hệ thực vật, đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu “Thảm thựcvật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1978) tác giả đã tong kết và công bố công

trình nghiên cứu của mình với 7.004 loài thực vat bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi

và 189 họ ở Việt Nam Ông đã nhắn mạnh sự ưu thé của ngành thực vật hạt kíntrong hệ thực vật Việt Nam với 6.336 loài chiếm 90,9%, 1727 chi chiếm 93,5% và

239 họ chiếm 82,7% trong tổng số taxon mỗi bậc

Nguyễn Tiến Bân và ctv (1984) đã xuất bản tập “Danh lục thực vật TâyNguyên” công bố 3.754 loài thực vật bậc cao có mạch, bằng một nửa số loài của hệ

thực vật Việt Nam Công trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong

Trang 35

phú vào bậc nhất nước ta nên rất có ý nghĩa (dẫn theo Nguyễn Bá Thu, 1995).

Di theo hướng nghiên cứu các hệ thực vật ở từng vùng, Phạm Hoàng Hộ

(1985) đã xuất bản “Danh lục thực vật Phú Quốc” và công bố 793 loài thực vật có

mạch trên diện tích 592 km” Đặc biệt có 3 quyền “cây cỏ Việt Nam” (1991-1993)của tác gia đã mô ta 10.950 loài thực vật có mạch.

Bộ sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 2003 được

xem là có giá trị cao và được nhiều người sử dụng Gần đây, có một số công

trình tiêu biểu như: “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” của Tran Hợp (2002); 2 tậpsách rất có giá trị là “Từ điển thực vật rừng thông dụng” của Võ Văn Chi (2003-2004) Từ các tài liệu đã công bố của các nhà sinh vật Việt Nam và tổng hợp trên

cơ sở những tài liệu đáng tin cậy thì trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có tới

28.682 loài, trong đó thực vật có 19.357 loài.

Võ Hiền Tuân (2017) khi so sánh một số đặc điểm cấu trúc và đa dang loàitang cây cao của trạng thái IITA), IIA, IIIB tại khu vực miền trung cũng sử dụng chỉ

số đa dạng dé so sánh đa dạng loài giữa các trạng thái rừng khác nhau, kết quả chothấy số loài biến động trong 6 ô đo đếm từ 62 đến 102 loài Mức độ đa dạng loài cây

tầng cây gỗ ở các trạng thái rừng khác nhau cũng có sự khác biệt, mức độ đa dạng

của trạng thái IIIB là lớn nhất, tiếp theo là trạng thái ILA, và thấp nhất là trạng thái

THA).

Nguyễn Minh Cảnh (2018) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vat

thân gỗ của các trạng thái rừng khác nhau tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh

Binh Thuận, tác giả đã phân tích những thành phan đa dạng (S, N, d, J’, H’ và 0’) đốivới trạng thái rừng IITA; va IIIA; ở hai kiểu rừng và đã kết luận ở kiểu rừng Rkx cótính đa dạng cao hơn Rkn Ngoài ra tác giả cũng phân tích đa dạng theo cấu trúc vànhững yếu tô ảnh hưởng đến đa dạng loài cây gỗ (cao độ, trạng thái rừng và kiểu rừng)

Phan Minh Xuân (2019) đã nghiên cứu kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loàiloài cây gỗ cho những trang thái rừng ở khu vực Bình Châu — Phước Bửu, trong kếtquả nghiên cứu, tác giả đã mô tả những đặc trưng lâm học và phân tích so sánh kếtcau và đa dang loài cây gỗ theo các trạng thái rừng nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả

17

Trang 36

còn phân tích tính so sánh đa dạng loài cây gỗ theo ảnh hưởng của những yếu tố

như: loại đất, độ gần biển cho kiểu rung, kiéu quan xã và cau trúc quần xã thực vật.1.3 Thảo luận chung

Từ những tài liệu tổng quan, luận văn nhận thấy những vấn đề cần được thảo

luận sau đây:

Đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng là mối quan tâm to

lớn không chỉ của các nhà sinh thái học, sinh học, lâm học và môi trường, mà còn

cả các nhà quản lý và hoạch định chính sách Vì thế, những nghiên cứu về đa dạngthực vật là một vấn đề cần thiết

Đa dạng sinh vật được định nghĩa khác nhau tùy theo tác giả Tuy vậy, phần

lớn những nghiên cứu về đa dạng sinh vật chỉ tập trung vào đa dạng loài Vì thế,luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ của hai trạng thái rừng nghèo

và trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa 4m nhiệt đới ở khu vực nghiên

cứu.

Trong sinh thái học, đa dạng sinh vật của một khu vực nào đó được xác định

thông qua ba thành phan — đó là sự giàu có về loài, đa dạng về loài và mức độ đồng

đều về độ phong phú hay độ ưu thế của các loài Nghiên cứu đa dạng sinh học được

phân tích theo hướng định lượng thông qua những chỉ số đa dạng, có rất nhiều chỉ

số khác nhau, tuy nhiên tuỳ theo nghiên cứu mà chỉ số nào sẽ được sử dụng Trongluận văn này, tác giả sử dụng những đặc trưng và chỉ số đa dạng như sau: số loài(S), Mật độ (N), chỉ số Margalef (d), chỉ số tương đồng Pielou (J’), Chỉ số Shannon-

Weiner (H’), chỉ số Simpson (2), chỉ số tương đồng Sorensen (SI) và chỉ số hiém

(RI) So sánh giữa các trạng thái rừng, luận văn sử dụng chỉ số B-Whittaker

Trong phân loại thực vật, việc nhận biết tên các loài cây và phân loại chúngngoài thực địa là van đề rất khó khăn, do bởi su da dạng và vô cùng phức tạp vềthành phần loài cây ở rừng tự nhiên nhiệt đới Bên cạnh đó, khi rút kết thành sách,mặc dù ở các bậc phân loại như ngành, lớp, bộ đều có sự thống nhất nhưng ở nhữngbậc thấp hơn vẫn có sự sắp xếp khác nhau, đặc biệt là bậc họ và loài, điều này là do

quan điêm của các nhà phân loại thực vật Hiện nay, các tài liệu phô biên thường

Trang 37

được sử dụng dé định danh và phân loại thực vật, điển hình như của tác giả: PhạmHoàng Hộ (1999), Tran Hợp (2002), Võ Văn Chi (2003 - 2004), Trần Hop vàNguyễn Bội Quynh (2003) Dé thống nhất tên khoa học và đơn vị phân loại, luận

văn sử dụng tài liệu “Từ điển thực vật thông dụng” của Võ Văn Chi (tập 1, 2003 và

tập 2, 2004).

Lớp cây tái sinh là những cây con có D¡ 3 nhỏ hơn 6 em Đây là nhân tố quan

trọng cần được nghiên cứu vi chúng chính là lớp cây gỗ lớn trong tương lai sẽ bỗ

sung hoặc thay thé cho lớp cây thành thục ở các tang sinh thái Qua đó giúp cho cácnhà quản lý lâm nghiệp lựa chọn các biện pháp lâm sinh phù hợp nhằm duy trì hoặcthay đổi cấu trúc quần thụ rừng trong tương lai, thúc đây khả năng sản xuất và

phòng hộ của rừng.

19

Trang 38

Chương 2

ĐẶC DIEM KHU VUC, NOI DUNG

VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý

Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng được giao quản lý diện tích rừng vàđất lâm nghiệp nằm trên địa phận hành chính của 5 xã: Suối Dây, Tân Thành, Suối

Ngô, Tân Hòa thuộc huyện Tân Châu và xã Suối Đá thuộc huyện Dương Minh

Châu tỉnh Tây Ninh.

Theo hệ tọa độ VN2000 (múi chiếu 3 độ) thì lâm phần BQL được giới hạn

bởi các tọa độ: Từ 12°20’ + 12° 00’ vĩ độ Bắc; Từ 106°20’ + 106°40’ kinh độ Đông

Phạm vi ranh giới: Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương, phía Bắcgiáp đường biên giới Cam-pu-chia, phía Nam giáp vùng ngập hồ Dầu Tiếng, phíaTây giáp vùng ngập hồ Dầu Tiếng và xã Tân Đông, huyện Tân Châu

2.1.2 Địa hình va thé nhưỡng

- Địa hình: Lâm phận BQL nam trên địa hình bằng phẳng đến một ít lượn

Sóng, cao dần từ phía Nam lên phía Bắc, điểm cao nhất có độ cao tuyệt đối 95 m, độcao bình quân 65 m Phía Bắc trong Khu rừng phòng hộ Dau Tiếng có nhiều trang

cỏ ngập nước theo mùa.

- Thổ nhưỡng: Rừng phòng hộ hồ Dau Tiếng nằm trên nền đất phù sa cổ vàđất đỏ bazan, trong đó đất đỏ bazan chiếm một tỷ lệ nhỏ Từ nền vật chất đó các loại

dat được phong hóa ra chủ yếu là đất xám (chiếm tỉ lệ lớn) và đất feralit Lâm phậnBQL gồm các nhóm đất chính: Nhóm đất xám, chủ yếu phát sinh trên nền đá

Granite và phù sa cổ; nhóm dat đỏ hình thành trên đá Bazan

Trang 39

2.1.3 Khí hậu và thủy văn

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có haimùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc tháng 5

năm sau (khoảng 5 - 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến thang 11 (khoảng 6 - 7tháng) Nền nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26,6°C, giá trị

trung bình cao thường xuất hiện vào các tháng 3 và tháng 4 (trung bình 27,6

-28,3°C); nhiệt độ thấp thường xuat hiện trong tháng 12 và tháng 2, chế độ nhiệt cao,

ổn định và biên độ nhiệt khá lớn là yếu tố thích hợp dé phát triển cây trồng Lượngmưa bình quân năm 1.800 mm, số ngày mưa bình quân năm là 116 ngày Độ âm

trung bình năm là 82%.

- Thủy văn: Khu vực có mạng lưới sông suối khá dày, những con suối lớnnhư: suối Ngô, suối Bà Chiêm, rạch Sanh Đôi tất cả đều đồ về hồ Dau Tiếng.Nước ngầm trong khu vực khá phong phú, vùng hồ Dầu Tiếng là nguồn dự trữ nước

déi dao vì vậy nguồn nước luôn được đảm bảo, chưa xảy ra tình trạng thiếu nước

sinh hoạt, nước phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các nội dung nghiên cứu sẽ được

thực hiện như sau:

(1) Thành phần loài cây gỗ của hai trạng thái rừng

- Thành phần loài cây gỗ của trạng thái TXB

- Thanh phan loài cây gỗ của trạng thái TXN

(2) Kết cầu họ và loài cây gỗ của hai trạng thái rừng

- Kết cấu họ cây gỗ của trạng thái TXB và trạng thái TXN

- Kết cau loài cây gỗ của trạng thái TXB và trạng thái TXN

(3) Cấu trúc của hai trạng thái rừng

- Kết cau mật độ, tiết điện ngang va trữ lượng gỗ theo nhóm cấp đường kính

của trạng thái TXB và trạng thái TXN.

- Kết câu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm cấp chiều cao

của trạng thái TXB và trạng thái TXN.

21

Trang 40

- Phân bố số cây theo cấp đường kính (N%/D) của trạng thái TXB và TXN.

- Phân bồ số cây theo cấp chiều cao (N%/H) của trạng thái TXB và TXN

- Tính phức tạp về cấu trúc của trạng thái TXB và trạng thái TXN

(4) Đặc điểm lớp cây tái sinh của hai trạng thái rừng

- Thành phần loài cây tái sinh của trạng thái TXB và trạng thái TXN

- Tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái TXB và trạng thái TXN

- Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái TXB và trạng thái TXN

- Phân bố tái sinh theo chat lượng của trang thái TXB và trang thái TXN

- Phân bố tái sinh theo nguồn gốc của trạng thái TXB và trạng thai TXN

- Số lượng cây tái sinh triển vọng trong lâm phần

(5) Đa dạng họ và loài cây gỗ của hai trạng thái rừng

- Da dang họ cây gỗ của trạng thái TXB và trạng thái TXN

- Da dạng loài cây gỗ của trạng thai TXB và trạng thái TXN

- So sánh chỉ số đa dạng sinh học giữa hai trạng thái rừng

(6) Đề xuất kết quả nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Cơ sở phương pháp luận

Các loài thực vật và số lượng cá thé của chúng phân bố trong tự nhiên là

không đồng nhất theo không gian và thời gian, với ảnh hưởng của những điều kiệnmôi trường (khí hậu, đất đai, con người, đặc tính sinh học ) từ đó hình thành nhữngkiều rừng khác nhau và thực vật phân bố cũng khác nhau Bên cạnh đó, do nguồngốc hình thành rừng, kích thước cá thé và những yếu té tác động lại được phân chiathành những đơn vị quản lý khác nhau, đó là trạng thái rừng Vậy, trong một kiểurừng với những trạng thái rừng khác nhau thì thành phần loài, kết cấu loài, cấu trúc,

tình trạng tái sinh và đa dạng loài cũng sẽ khác nhau.

Dé giải quyết những van đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp điều tratrong nghiên cứu lâm học dé thu thập số liệu; sử dụng các phương pháp trong thong

kê toán học, các phần mềm chuyên dụng đề xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu Từ

các kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần vào quản

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN