Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu của đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên trạng thái rừng nghèo (TXN) và trung bình (TXB) thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới ở rừng phòng hộ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào đối tượng nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau:
(1) Về thành phần loài cây gỗ:
- Trạng thái TXB đã bắt gap được 58 loài thuộc 50 chi, 31 họ thực vật; trong đó có 06 loài thuộc danh mục các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam — Phần thực vật (2007), 10 loài thực vật quý hiếm có tên trong danh mục các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ IUCN, 02 loài thuộc nhóm IIA được quy định tại Nghị định số
84/2021/NĐ-CP.
- Trang thái TXN đã bắt gặp được 58 loài thuộc 52 chị, 33 họ thực vật; trong đó có 04 loài thuộc danh mục các loai quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam — Phần thực vật (2007), 09 loài thực vật quý hiếm có tên trong danh mục các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ IUCN, 02 loài thuộc nhóm IIA được quy định tại Nghị định số
84/2021/NĐ-CP.
(2) Về kết cấu họ và loài cây gỗ: Hai trạng thái TXB và TXN có sự tương đồng rat cao về thành phan họ và loài cây gỗ và đều có 05 họ ưu thé và 05 loài ưu thé.
(3) Về cấu trúc quần thụ:
- Trạng thái TXB có mật độ bình quân 652 cây/ha; tông tiết điện ngang bình quân 19,0 m”/ha và tong trữ lượng gỗ bình quân 140,9 m*/ha. Trạng thái TXN có mật độ bình quân 569 cây/ha; tổng tiết điện ngang bình quân 12,7 m’/ha và tổng trữ lượng gỗ bình quân 83,4 m/ha.
- Phân bố % số cây theo cấp đường kính ở cả hai trạng thái đều có dạng phân bố hình chữ J ngược và phù hợp với hàm phân bố khoảng cách.
- Phân bố % số cây theo cấp chiều cao ở cả hai trạng thái đều có dang một đỉnh lệch trái và phù hợp với hàm phân bố Weibull.
- Chỉ số hỗn giao (HG) của hai trạng thái không có sự khác biệt. Chỉ số SCI
của trạng thái TXB cao hơn trạng thái TXN.
(4) Về đặc điểm lớp cây tái sinh:
- Trạng thái TXB đã bắt gặp được 32 loài thuộc 27 chị, 22 họ thực vật; trong đó có 03 loài thuộc danh mục các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam — Phần thực vật (2007), 04 loài thực vật quý hiếm có tên trong danh mục các loài thực vật quý hiểm theo Sách đỏ IUCN, 01 loài thuộc nhóm IIA được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Trạng thái TXN đã bắt gặp được 35 loài thuộc 30 chị, 21 họ thực vật; trong đó có 03 loài thuộc danh mục các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam — Phần thực vật (2007), 07 loài thực vật quý hiếm có tên trong danh mục các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ IUCN, 01 loài thuộc nhóm IIA được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
- Mối quan hệ về thành phần loài thực vật giữa lớp cây gỗ tái sinh đưới tán rừng và tầng cây gỗ của hai trạng thái TXB và TXN tại khu vực nghiên cứu khá chặt chẽ. Trạng thái TXB có 07/32 loài ưu thế và trạng thái TXN có 12/35 loài ưu thế.
- Ở hai trạng thái TXB và TXN thì đều có khả năng tái sinh tự nhiên liên tục, trong đó cấp chiều cao 1,6 + 2,0 m chiếm số lượng lớn nhất; phần lớn cây gỗ tái sinh ở hai trạng thái này có chất lượng trung bình và có nguồn gốc từ hat.
- Mật độ cây tái sinh bình quân của trạng thái TXB và TXN lần lượt là 10.233 cây/ha và 8.933 cây/ha, trong đó phần lớn là cây tái sinh có triển vọng có kha năng phát triển dé tham gia tang tán rừng trong tương lai.
(5) Đa dạng họ và loài cây gỗ: Tổng số loài cây gỗ bắt gặp của hai trạng thái rừng là bằng nhau (58 loài); chỉ số Chỉ số Shannon (H’), Pielou (J'), ưu thé Simpson (1 —d’) giữa hai trạng thái không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên; số loài cây gỗ và số cây gỗ, bắt gặp trung bình trong ô tiêu chuẩn có sự khác biệt rõ rệt; chỉ số
79
Margalef (d) giữa hai trạng thái có sự khác biệt rõ rệt và chỉ số đa dang B-Whittaker ở trang thái rừng TXN cao hon so với trạng thái rừng TXB. Điều đó chứng tỏ thành phần loài cây gỗ ở trạng thái rừng TXN phân bó không đồng đều so với trạng thái rừng TXB. Nói cách khác, điều kiện môi trường dưới tán rừng TXB 6n định hơn so với trạng thái rừng TXN. Trạng thái TXB bắt gặp 05 loài cây gỗ ở mức độ hiếm, 06 loài ở mức độ rất hiếm và 47 loài ở mức độ cực kỳ hiếm. Trạng thái TXN bắt gặp 06 loài cây gỗ ở mức độ hiếm, 04 loài ở mức độ rất hiếm và 48 loài ở mức độ cực kỳ hiếm.
(6) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh: Luận văn đã tiến hành đề xuất các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên trạng thái TXN và TXB trong khu vực nghiên cứu nhằm quản lý và phát triển rừng theo hướng ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng rừng, nâng cao mức độ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên
thực vật rừng và cảnh quan trong khu vực nghiên cứu.
Đề nghị
- Rừng tự nhiên là một đối tượng rất đa dạng và phong phú về đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ. Chính vì vậy, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Cao học, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản nhất về đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên ở các trạng thái TXB và TXN mà chưa có điều kiện để nghiên cứu một số trạng thái rừng khác.
- Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi diễn thế cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ trong lâm phần nhằm đánh giá sự thay đôi cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ trong lâm phần
theo thời gian dài.
- Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi diễn thế lớp cây tái sinh nhằm đánh giá đầy đủ về các yêu tố và kha năng tái sinh tự nhiên của rừng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận có thể đưa vào áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu khác với phạm vi lớn hơn và tăng dung lượng mẫu quan sát nhằm bao quát được nhiều hơn các kiêu trạng thái rừng khác nhau dé nâng cao giá tri sử dụng. Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược quản lý sử dụng rừng một cách hợp lý và bền vững hơn trong
tương lai.