1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lâm học: Đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Lâm Học Của Rừng Tự Nhiên Lá Rộng Thường Xanh Trung Bình Tại Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát, Tỉnh Tây Ninh
Tác giả Nguyen Minh Thuc
Người hướng dẫn TS. Nguyen Minh Canh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 36,43 MB

Nội dung

Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu cấu trúc của các thảm thực vật rừng và đa dạng loài cây gỗ là một trong những nội dung rất quan trọng, là căn cứ khoa học để phân tích không chỉ đặc t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

NGUYEN MINH THUC

DAC DIEM LAM HOC CUA RUNG TU NHIEN LA RONG

THUONG XANH TRUNG BINH TAI VUON QUOC GIA

LO GO — XA MAT, TINH TAY NINH

DE AN THAC SI KHOA HOC LAM NGHIEP

Thành phố Hồ Chi Minh - Tháng 10/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

NGUYEN MINH THUC

DAC DIEM LAM HOC CUA RUNG TU NHIEN LA RONG THUONG XANH TRUNG BINH TAI VUON QUOC GIA

LO GO —- XA MAT, TINH TAY NINH

Chuyén nganh: Lam hoc

Trang 3

ĐẶC DIEM LAM HỌC CUA RUNG TỰ NHIÊN LA RONGTHƯỜNG XANH TRUNG BÌNH TẠI VUON QUOC GIA

LO GO - XA MAT, TINH TAY NINH

NGUYEN MINH THUC

Hội dong cham dé án:

1 Chủ tịch: TS PHAN MINH XUÂN

Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM

2 Thư ký: TS TRƯƠNG VĂN VINH

Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM

3 Ủy viên: TS LÊ HỮU PHÚ

Trung Tâm NC rừng và Đất Ngập Nước

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Minh Thực cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2023

Học viên ký tên

Nguyễn Minh Thực

Trang 6

CẢM TẠ

Đề hoàn thành đề án tốt nghiệp này, cho phép tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâusắc tới TS Nguyễn Minh Cảnh, người đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt nhữngkinh nghiệm quý báu và chỉ ra những cách làm cụ thé trong nghiên cứu khoa học dégiúp tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này

Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủnhiệm Khoa Lâm nghiệp và quý Thầy Cô giáo của Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạtcho tôi những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát, tỉnhTây Ninh, đặc biệt cảm ơn anh Hồ Đắc Long, em Tô Quang cùng các cán bộ thuộcVườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trongsuốt quá trình điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa để tôi có thể hoàn thành đề ántốt nghiệp này

Xin gửi lời yêu thương đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnhđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua dé tôi tập trung học tập, công tác vàthực hiện đề án tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2023

Học viên ký tên

Nguyễn Minh Thực

Trang 7

TÓM TAT

Đề tài “Đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bìnhtại Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat, tinh Tây Ninh” được tiến hành trên những diệntích điển hình ở trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh (TXB) trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối thang 8 năm

2023 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích đặc điểm cấu trúc và đa dạngloài cây gỗ đối với kiểu rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh, trạng thái rừngtrung bình (TXB) làm cơ sở khoa học cho đề xuất các biện pháp bao tồn da dạngsinh học và quản lý rừng tại lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat, tinh TâyNinh Trong nghiên cứu này, đề tài được thực hiện bằng phương pháp điều tra đođếm cây thân gỗ có đường kính D, 3 > 6 cm, ô tiêu chuẩn dùng dé thu thập số liệu là

ô có diện tích 1.000 m? (25 m x 40 m) Sử dụng các phần mềm Google Earth Pro,

Mapinfo 15.0, Microsoft Excel 2010, Statgraphics Centurion XV.I, Primer 6.0,

Biodiversity Pro 2.0 dé xử ly số liệu cho tat ca các nội dung nghiên cứu đặt ra trong

đề tài Kết quả nghiên cứu đã bắt gặp được 54 loài cây thân gỗ thuộc 35 họ thực vật.Trong đó ho Ko nia là họ chiếm ưu thế (10,45%), 07 họ đồng ưu thé là họ Dau, họThau dau, họ Bia, ho Sim, họ Bồ hòn, họ Hoa hồng và họ Côm chiếm ty lệ 50,24%.Thành phần họ thực vật đối với trạng thái rừng trung bình phân bố khá đồng đều,đạt tỷ lệ trung bình 66,46% Chỉ số IV% đối với nhóm loài cây gỗ ưu thế và đồng

ưu thế chiếm tỷ lệ 42,06% bao gồm 6 loài: Cầy, Trâm trắng, Bứa, Dâu rừng, Cám

và Com Trữ lượng và mật độ bình quân lâm phan đạt 166,49 mỶ/ha và 735 cây/ha.Kết cấu về mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở nhóm D,3<

20 cm và lớp H = 15 - 20 m Phân bố N%/D,3 và phân bố N°%/H lần lượt tuân theohàm phân bố Weibull (A = 0,23598; œ = 0,7611) và phân bố chuẩn (A = 12,749; 0?

= 17,859) Đa dạng họ thực vật của trạng thái rừng lá rộng thường xanh trung bình

đạt ở mức trung bình (H’ = 1,47 - 2,27), đa dạng loài cây gỗ đạt ở mức cao (H’ =2,74 - 3,24) Tại khu vực nghiên cứu, ghi nhận được 25 loài cây gỗ quý, hiếm vanguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và/hoặc IUCN 2022 và/hoặc Nghị định

06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.

Trang 8

The topic “Silvicultural characteristics of average evergreen broad-leaf natural forest in Lo Go - Xa Mat National Park, Tay Ninh province” was conducted on typical areas of average forest status belonging to the evergreen broad-leaf forest

type (TXB) from May to August 2023 The objective of the study is to determine

some characteristics of forest structure and tree species diversity of the average

forest status in the study area The study aims to use this information as a scientific

basis for forest management and propose measures for biodiversity conservation In

this research, the study was carried out by surveying and measuring woody trees with

diameter D, 3 > 6 cm, the sample plot used to collect data is a 1.000 m’ plot (20 mx

50 m) Using Google Earth Pro, Mapinfo 15.0, Microsoft Excel 2010, Statgraphics

Centurion XV.I, Primer 6.0, Biodiversity Pro 2.0 to process and analyze data The

research results have identified 54 species of woody plants belonging to 35 plant

families Among them, the Irvingiaceae family is the dominant family (10,45%),

followed by 7 co-dominant families including: Dipterocarpaceae, Euphorbiaceae,

Clusiaceae, Myrtaceae, Sapindaceae, Rosaceae and Elaeaocarpaceae, accounting for

50,24% of the total The composition of plant families in the average forest state 1s

relatively evenly distributed, reaching an average rate of 66,46% The [V% index for

the group of dominant and co-dominant tree species accounted for 42,06%, including

6 species: 1 malayana, S wightianum, G oblongifolia, B sapida, P annamensis and

E apiculatus The average density and mass of the TXB status are 735 trees ha” and166,49 m ha’ The structure of density, basal area and wood volume is mainly

concentrated in the group Dị; < 20 cm and H = 15 - 20 m The best simulation

functions for the N%/D,3 and N%/H distribution, respectively, are the Weibull

function (A = 0,23598; œ = 0,7611) and the Normal distribution function (A = 12,749;

o° = 17,859) The diversity of plant families of this forest type is average (H’ = 1,47

-2,27) and the tree species diversity is high (H’ = 2,74 - 3,24) In the study area, there

are 25 rare and endangered tree species listed in Vietnam Red Data Book 2007 and/or

IUCN 2022, and/or Decree 06/2019/ND-CP and Decree 84/2021/ND-CP.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

Ce Tí T 5.«- c««eecosdoeechecddeoevkeuuSboosgrcokesrdkoraiob Zridoicgf gi ok uigdottdodcgfncirdoccErdi2dizgrdezrodb2 i

LY iGhiGa TS iisccsnenasnaasanseasenaamm mura ea aaa REMERON ll LO1 Cam G0aM eee ill

CCU Whoa cess esa zasses a oa Serna a Baca sii gga g TTS DRS salve GPRS RAR aE GA DOES SRE 1V

Muc tidu nghién Cu eee ce cece 3

Muc tidy tong quat 0ẺẼ na 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tai ceecec cece cceceesseesessesseesessessessesseesesseeseesess 3

a 3

Y nghia thure tiQmn eee an 4Chương 1 TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU -5 s©c<55s+ 51.1 Tổng quan về cấu trúc rừng - 2: 2+©22+2222222EE22E+2212232221221211221 222.22 51.1.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng -2 2©2++22++22++£2++2z+ztxrerrrrrsree 51.1.2 Phương pháp phân tích kết cấu loài cây gỗ - -2-522©22222+2z++cse2 61.1.3 Phương pháp phân tích cau trúc rừng . -2¿©2222++22+z22+ztzz+rzzsrsrez 7

12, Tors queer ve din a itll Wal J5“ 9

12.1 Khái niệm dadane sinh VẬẲsssseasnnseosiasessoosseiesgvsS0015643500039040321142858S5183383048033508gE% 9

1.2.2 Những nghiên cứu về đa dạng sinh vật 2 2¿©2222zz2E+zz+zzxzzzzzz+z 101.2.3 Phương pháp phân tích da dạng loài cây gỗ - -+ +©2255z+ +s+ 11

Trang 10

1:3 THảO lưậf CHỮ E sa se ngon táng nàng GA gý 5661153 861486135438356888EaS3EBSSS4835544218143.48088.88i8 11

Chương 2 DOI TƯỢNG, PHAM VI, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP

NGHIÊN CỬ serecensrersscmsarecoeanennnenscensnanoasanarpnennrameensamanmmanenempmnnennes 132.1 Đối tượng, phạm vi va điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu 13

RO Caen ai: i | «S2 m2 ngụ, HH d270.7.0071300220701 0 7 0v 2 13

25i5/25iEHATTi NI HP HIẾN OU nauancsdnnghibibitdesniiibidgG3513013000151530810151830404G8Q14ES4SSN9395033/8006800386 14

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu 2- 2 2++22+22z++zx+zzzzee 14

Ded oi VI THỊ HA: sera EEESEEESEIEDOREEGEEEEELEDIGIEGREIRRHUGEILSEHEECSGEIAESGSIOIERRGRGBIGSERjGES-SE 14

2.1.3.2 Địa hình, thé nhưỡng VQG - 2-22 ©2222222E22EE22E22E12212212221222222 xe 142.1.3.3 Điều kiện khí hậu, THUY VAM 01 15

2⁄2: INO UP HOMICH GỨỮU saecnsessasassssiss nhigtEsg00nEG136.0985.8388353S3U901401411438:8038070080380354081880088 17

2.3 Phone Thấp TTPHIỂHGỨTossssxoseetsgsizrsolibitztglg40EBASGISGHG-XSGRiASGGIEB9438538060-G101888210000038 17

2,3,1; Phương Pháp lUỆHssssceszsinis665c6651591601613695960393883 583810350 6369596398896ã6995695011748/885358E 17

2.3.2 Giả thuyết khoa học 2- 2 522S22E 2E22122121212121212121211111 21 xe 202.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 2-2222 2+2E22EE2EE2EE£EE2EEzEErrxrzrrrree 202.3.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu -2-©222222222 2222222212222 2EezErcrkv 202.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu trên ơ tiêu chuẩn -2 2 5+ BÀI2.3.3.3 Phương pháp điều tra trong nghiên cứu cấu trúc rừng - 222.3.3.4 Phương pháp điều tra trong nghiên cứu đa dạng 2-52552552 232.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu -2 2- 22 22 52>Ez+E+zzzzzzzzzzz 232.3.4.1 Phân tích kết cau họ và lồi cây gỗ -2- 22 ©22222++2z+czzrsrxrerrrr 252.3.4.2 Phương pháp phân tích cấu trúc quần thy cccceecceceeecesseesesseesteeseeseeeeeens 242.3.4.3 Phương pháp phân tích da dạng họ và lồi cây gỗ . -5- 262.3.5 Cơng cụ xử lý số liệu 2-2 2 52+S1£2E2EE2EE£EE22E22E2212121212121 2121 xer 27Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỬ Ï cu agygga nan gyB nhnõtg ha 001306000788 ad 283.1 Kết cấu họ và lồi cây gỗ đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình 283.1.1 Kết cấu họ thực vật + ss2S23SE22121E11212121211111111121 1111011101211 te 283.1.2 Kết cấu lồi cây gÕ -:-22-2222222221222122112211221122112111211121112111211cee 303.2 Cau trúc quan thụ đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình 31

Trang 11

3.2.1 Một số đặc trưng lâm học đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình 313.2.2 Kết cầu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm Dịa¿ 323.2.3 Kết cau mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp Hạy, 34

3.2.4 Phân bố sé cây theo cấp đường kính (N%/D) ạ) -2- -222222222222z22xzz+ 363.2.5 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/H)) -©2¿©2+22+2E+2E22E2Ezzzzzez 383.3 Đa dạng họ thực vật và đa dạng loài cây gỗ đối với rừng lá rộng thường xanh

tt f9 Dit lise ree 41

5::Ì».0a dạng họ thine VỆ sec access gbiSBSEBIAGEELEEIRNHIEE-ERDRGIEEQONGEIERGSIGIBRSGTAzBqBERcanssgsi 413.3.2 Da đạng loài cây gố ccccc 10011 21011116111116011101111,106 42

3.3.3 Độ giàu có và kiêu phân bố của loài -2-2¿©2222++2x++tx++zxzersreex 433.3.4 Mối quan hệ giữa các quần xã thực vật đối với rừng lá rộng thường xanh

(tui BÌNH HssszsdzetrtoiortollictgtSlSGTEGEEHEPHIGBEEEEOIHGĐGEIEBSSHSEMSNGE2EHIGRSEG-SaiTASpSiisoisdi 45

3.3.5 Mối quan hệ giữa các loài đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình 483.3.6 Danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp tại khu vực

IiEHIGHLUTHSsscessskesiosorrbecarsosrlrosg.csdkiogkgineiineeiirksidscglEtloBt0-ssidolok.riBisktSssEjixi-OsasiSoBedesed 49

3:31: DUONS CONG K-DIGHUiNHUE sseaseesessassisesA56658136853315603656L55455001835138I2103088404E53E 51

3.3.5 Pa đụng thee cần trúc quốn Ch ercccincrcaoinaseranraiirmnarmrernnteemmpenaunrmnctnnien 523.4 Ung dụng kết qua nghiên cứu vào việc đề xuất các biện pháp quan ly rừng,

bảo tồn đa dang sinh hỌc - 2-5222 SE2S22E22E2212121221211212112112121121121 xe 54TẤT LIU THANH NHÀ icctsccnaseancassaanninaccennnanseinnnenernaanaunmasanasass 60

PHU LỤO:.22c 6 2ázz66616<61586x605581486s43.g6S8:x35038S,4Gs1SBnS3EESECSgSSg4SESG403E568/G0068 67

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ

CV% Hệ số biến động

D, D¡; (cm) Đường kính thân cây tại vi trí 1,3 mét.

Dr (m) Đường kính tán cây.

g và G (mn) Tiết diện ngang thân cây và quần thụ

H, Hy, (m) Chiều cao vút ngọn

H Chỉ số đa dạng Shannon-Weinner

IVI Chỉ số giá trị quan trọng hay độ ưu thế của loài, %

J Chi số đồng đều của Pielou

M (m’/ha) Trữ lượng quan thu

N Tổng số cây trên 6 mẫu hoặc trên 1 ha

N (cây/ha) Mật độ quần thụ

ND,NĐD¡; Phân bó số cây theo cấp đường kính

N/H Phân bố số cây theo cấp chiều cao

ND-CP Nghị định Chính phủ.

Tụ Số cá thé của loài trên 6 mẫu

NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC Ô tiêu chuẩn

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 Ban đồ hiện trạng rừng năm 2022 của VQG Lò Gò — Xa Mát 13

Hình 2.2 Bản đồ bồ trí các ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) - 5-2 2+sz2z+cz+- 18 Hình 2.3 Sơ đồ bố trí OTC tạm thời 2-2 s+SE£SE£2E£EE£EEEEEEEE212121221 22 xe 19 Hình 2.4 Sơ đồ nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu 2 - 20

Hình 3.1 Biểu đồ thé hiện tỷ lệ kết cấu họ thực vật tính theo IV;% 29

Hình 3.2 Biểu đồ thé hiện tỷ lệ kết cấu loài cây gỗ tính theo IV;% 30

Hình 3.3 Biéu đồ biểu diễn mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ 33

Hình 3.4 Biéu đồ biểu diễn mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ 35

Hình 3.5 Đồ thị biểu dién phân bó sé cây theo cấp đường kính (N%/D}3) 36

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn phân bồ số cây theo cấp đường kính (N%/D, ạ) 37

Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/H]) 39

Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/H) 40 Hình 3.9 Sơ đồ nhánh các quần xã thực vật (OTC) của trạng thái rừng trung

bình (TXB) ở các mức tương đồng 2- ¿22 +S+2E+2E2E2E2E2Ezxzxee 45 Hình 3.10 Sự phân bồ của nhóm loài ưu thé ở các quần xã thực vật (OTC) của

trang thái rừng trung Bình (ECB) ceeseeeeeeirinniriabiotietigtieteetsasepsgiEi0g3e 8 0600 46

Hình 3.11 Mối quan hệ giữa các quần xã thực vật (OTC) của trạng thái rừng

trung bình (TXB) ở mức tương đồng 55% và 65% -. 2 2z552 47 Hình 3.12 Mối liên hệ giữa các loài ở mức 30% và 50% - 222522522522 48 Hình 3.13 Biéu đồ đường cong K — Dominance - 2-52 522S2E+2z22z2zz>z2 51

Trang 14

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANGBang 3.1 Ty lệ kết cau họ thực vật tính theo IV;% ở trạng thái rừng TXB 28Bang 3.2 Ty lệ kết cấu loài cây gỗ tính theo IV;% ở trang thái rừng TXB 30Bang 3.3 Một sé chỉ tiêu lâm học đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình 31Bảng 3.4 Kết cau mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính D, ;.33Bang 3.5 Kết cầu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao H„„.34Bang 3.6 Kết qua mô phỏng về quy luật phân bố N%/D,; tại khu vực nghiên

Bảng 3.7 Kết quả mô phỏng về quy luật phân bố N%/H tại khu vực nghiên cứu 38Bang 3.8 Đặc trưng thống kê về đa dạng họ thực vật tại khu vực nghiên cứu 41

Bang 3.9 Đặc trưng thống kê về đa dạng loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu 42Bang 3.10 Tổng số loài theo các kiểu phân bố của trạng thái rừng trung bình 44Bảng 3.11 Danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp tại khu

VC TONITE NCW bo nassberininiisbiRtid060010083601380000664G066000014EGBBH80010103863/880005380014558008038NE 50

Bang 3.12 Da dang loài cây gỗ theo nhóm đường kính D¡ s và lớp chiều cao Hyp

đối với trạng thái rừng trung bình (TXB)) -2¿ 2¿2222E22E22E22Ezz2z22ze2 52

Trang 15

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Hiệp định Quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học (CBD) đã được 179 nước trênthé giới thông qua, trong đó có Việt Nam Tài nguyên đa dang sinh học đang thu hút

sự quan tâm của toàn nhân loại bởi giá trị và tầm quan trọng của nó Thế giới sinh

học trải qua hàng triệu năm phát triển dé được như ngày nay với khoảng 10 - 100

triệu loài sinh sống, trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã được định tên (Hawksworth

và Ritchie, 1998) đang bị tan phá nghiêm trọng Khoảng 20% số loài đã bị biến mattrong vòng 30 năm qua và 50% hoặc hơn nữa sẽ ra đi vào cuối thế ky 21 (Myers,1993; Sharma, 2004; trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005)

Theo báo cáo Quốc gia về đa dạng sinh học, Việt Nam nằm ở phần Đông bánđảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phầnđất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam khoảng 1.650 km Sự đadạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính

đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở da dạng các hệsinh thái, loài và nguồn gen Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian Nhữngnguyên nhân chính tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học ở Việt Nam bao gồm các

áp lực sau: khai thác quá mức và sử dụng tài nguyên sinh vật không bền vững: cáchoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc xây dựng các cơ sở hạ tầng góp phần làmmắt và suy thoái noi cư trú của động vật hoang dã và gây 6 nhiễm môi trường sống;biến đổi khí hậu; di nhập các sinh vật ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên và Môi

trường, 2011).

Đa dạng sinh học của hệ sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việccung cấp các dịch vụ hệ sinh thái (Mace và cs, 2012) Nhận thức được tầm quantrọng của đa dạng sinh học đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, Chính phủViệt Nam đã có rất nhiều nỗ lực dé quản lý nguồn tài nguyên quý giá này, thông

Trang 16

qua việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn trên cả nước, nhằm bảo tồn, duy trì vàphát triển bền vững đa dạng sinh học, góp phần hỗ trợ, phục vụ hiệu quả cho côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu vàcam kết quốc tế đối với các công ước về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam làthành viên Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu Chiến lượcquốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gia tăng

diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn,kết nói; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triểnkinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đôi

khí hậu (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2022).

Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu cấu trúc của các thảm thực vật rừng và

đa dạng loài cây gỗ là một trong những nội dung rất quan trọng, là căn cứ khoa học

để phân tích không chỉ đặc tính sinh thái của rừng, mà còn là cơ sở để đề xuất cácgiải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững Cấu trúc rừng hợp lý sẽ đảm bảo chochúng tồn tại và phát triển tốt Bởi lẽ, chúng là những yếu tố cốt lõi giúp các nhàlâm học hiểu được đối tượng mình đang quản lý Cấu trúc rừng sẽ phản ánh tốt các

chức năng sinh thái của các loại thảm thực vat Da dạng loài cây gỗ sẽ bị tác động

trực tiếp bởi cấu trúc số cây theo cấp đường kính (Thomas A Spies, 1998) Phânloại được cấu trúc rừng là cơ sở rat quan trọng dé đánh giá và kiểm soát các hệ sinhthái rừng (Gao và cs., 2014) Chính vì lẽ đó, quản lý rừng bền vững là xu thế tất yêucủa quản lý rừng hiện đại, mục tiêu này có thể đạt được hay không phụ thuộc rấtnhiều vào sự hiểu biết về đặc điểm cấu trúc rừng của các nhà hoạch định chính sáchlâm nghiệp (Yu, 2019) Để đạt mục tiêu trên, giải pháp quản lý rừng một cách hiệuqua, sử dụng bền vững tài nguyên rừng thì việc hiểu rõ đặc điểm cấu trúc rừng và

tính đa dạng sinh học thực vật được đặt lên thành mối quan tâm hàng đầu.

Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat nằm ở phía Tây vùng đất thấp miền ĐôngNam Bộ Địa hình khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 15 — 40 m trên mực nướcbiển Con sông lớn nhất trong khu vực là sông Vàm Cỏ Đông Con sông này bắtnguồn từ Campuchia, đồng thời cũng là một đoạn của biên giới dài 20 km giữa ViệtNam và Campuchia VQG có nét đặc trưng độc đáo với hệ sinh thái chuyền tiếp

Trang 17

giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây rất đadạng về sinh cảnh: Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá với quần thêcây họ Dầu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ: sinh cảnh rừng khộp Tây Nguyênvới ưu thế cây Dầu Trà beng và các hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của Đồngbằng sông Cửu Long.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về những vấn đề cấp bách đối với công tácbảo tồn đa dạng sinh học, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đề tài này tập trungnghiên cứu, đánh giá đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên núiđất lá rộng thường xanh trung bình tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc lâm phậnVườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, góp phần quan trọng trong việc tạolập cơ sở dữ liệu khoa học nhằm theo dõi, giám sát và đề ra biện pháp phù hợptrong quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tong quát

Phân tích đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ đối với kiểu rừng tự nhiên

lá rộng thường xanh trung bình (TXB) dé làm cơ sở khoa học cho đề xuất các biệnpháp bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng tại lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò —

Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.

Mục tiêu cụ thé

- Xác định kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quan thụ đối với những quan xã thựcvật ở kiểu rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB)

- Đánh giá được tính đa dạng loài cây gỗ đối với kiểu rừng tự nhiên núi đất lá

rộng thường xanh trung bình (TXB).

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp dir liệu chi tiết về thành phần thực vật bắt gặp tại lâm phận VườnQuốc gia Lò Gò — Xa Mat, tinh Tay Ninh đối với kiểu rừng tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh trung bình (TXB).

- Đề xuất được các biện pháp cho quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tạilâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát, tỉnh Tây Ninh đối với kiểu rừng tự

Trang 18

nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB).

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài là tư liệu góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vữngtài nguyên thực vật tại lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

Trang 19

Chương 1

TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về cấu trúc rừng

1.1.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Duy trì và phát triển các hệ sinh thái rừng theo hướng bền vững là mục tiêuchính của quản lý rừng hiện đại, mục tiêu này có thé đạt được hay không phụ thuộcphần lớn vào sự 6n định của cau trúc không gian rừng (Yu, 2019) Các nghiên cứutrước đây đã chỉ ra rằng, cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc không gian và phi khônggian, là những yếu tố có thé điều chỉnh được trong quá trình quản lý tài nguyênrừng (Tao và cs, 2020) Trong đó, cau trúc phi không gian mô ta các đặc điểm cơban của lâm phần như cấu trúc tổ thành, đường kính, chiều cao Cấu trúc khônggian không chỉ phản ánh các thuộc tinh không gian của cây rừng mà còn có thé chobiết mối quan hệ loài, sự tương tác của loài với môi trường và các quá trình hìnhthành quần xã thực vật (Liu và cs, 2021; Yan va cs, 2021)

Phân loại trang thái rừng là một việc làm cần thiết trong quan lý rừng tựnhiên Tùy theo điều kiện lập địa, hiện trạng thảm thực vật mà các nhà khoa học đã

phân chia tài nguyên rừng thành các trạng thái khác nhau.

Theo Richards P.W (1968), khi phân tích những đặc trưng lâm học của

rừng, nhà lâm học cần phải làm rõ những điều kiện hình thành (khí hậu, địa hình,địa chất, hoạt động của con người và sinh vật) kết cấu, cấu trúc và chức năng củanhững thành phần hình thành rừng Phân loại được cấu trúc rừng là cơ sở quantrọng dé đánh giá và kiểm soát hệ sinh thái rừng

Cho đến nay, các nhà lâm học trên thế giới đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu

về cau trúc rừng Richards P.W (1968) đã nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới

về mặt hình thái và phân biệt tô thành thực vật của rừng mưa thành hai loại, đó làrừng mưa hỗn hợp có tô thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành

Trang 20

loài cây đơn giản Baur G.N (1964) đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinhdoanh rừng mưa, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các

biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng vào từng rừng mưa tự nhiên Nghiên cứu tìm

hiểu những cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả, phân loại và đưa ra những kháiniệm về dạng sống, về tầng phiến Ngoài ra còn biểu điễn các đặc trưng cấu trúcrừng mưa và hình thái của chúng bằng những phẫu đồ rừng Catinot R (1965).Rollet B (1971; trích dẫn bởi Phạm Ngọc Giao, 1995), đã mô tả cấu trúc hình tháirừng mưa bằng các phẫu đồ rừng, biểu diễn các mối tương quan giữa chiều cao vút

ngọn và đường kính ngang ngực, tương quan giữa đường kính tán và đường kính

ngang ngực bằng các hàm hồi quy

Rừng tự nhiên Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng

về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc Vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng đãđược nhiều tác giả quan tâm Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểmcấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam Thái Văn Trừng (1978) đãxây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật rừng trên quan điểm sinh thái Ông chiarừng tự nhiên ở nước ta thành 14 kiểu thảm thực vật Vũ Dinh Hué (1984) đã laykiểu rừng làm don vi phân loại trên co sở 2 chỉ tiêu là trang thai và loại hình xã hợpthực vật Vũ Đình Phương (1985 - 1988) dựa vào 5 nhóm nhân tố là nhóm nhân tốsinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái rừng, khả năng tái tạo củarừng bằng con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng dé phânchia các lô khác nhau, phục vụ cho công tác điều chế rừng Bảo Huy (1993) và ĐàoCông Khanh (1996) nghiên cứu tổ thành loài cây đối với rừng tự nhiên ở Dak Lak

và Hương Sơn - Hà Tĩnh qua đó đã xác định tỷ lệ tô thành của các nhóm loài câymục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục đích Lê Sáu (1996) vàTrần Cẩm Tú (1999) nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng - Gia Lai

và Hương Sơn - Hà Tĩnh Đỗ Văn Thông (2019) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học

của rừng tự nhiên nghéo trên những lập địa khác nhau ở tỉnh Bình Thuận.

1.1.2 Phương pháp phân tích kết cấu loài cây gỗ

Thành phần loài cây gỗ là một trong những vấn đề được các nhà lâm họcquan tâm trong QXTV Kết cấu loài cây gỗ biểu thị thành phần loài cây gỗ và tỷ lệ

Trang 21

của chúng trong QXTV (Nguyễn Văn Thêm, 2002) Phân tích vai trò của các loàicây gỗ thông qua chỉ số giá trị quan trong (Important Value Index - IVI) được cáctác giả (Curtis và Mclntosh, 1951; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2010) áp dụng

dé biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quanthé thực vat Chi số IVI biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đốicủa hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế Chỉ

số IVI của mỗi loài được tính bằng một trong hai công thức sau đây:

1.TVI= RD + RF + RC (Rastogi, 1999; Sharma, 2003),

2 IVI=RD + RF + RBA (Mishra, 1968)

Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần xuất xuất hiện tương đối, RC là

độ tàn che tương đối va RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài (Rastogi,1999; Sharma, 2003; Pandey và cs, 2002) Chỉ số IVI của một loài dat giá trị tôi đa

là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó

Mật độ tương đối (RD) được xác định bằng tỷ số giữa mật độ trung bình(tổng số cá thể của một loài nghiên cứu xuất hiện ở tất cá các ô mẫu nghiên cứu chiacho tổng số các ô mẫu nghiên cứu) của loài nghiên cứu và tổng mật độ của tất cảcác loài Tần suất xuất hiện tương đối (RF) là tỷ lệ % giữa tần suất xuất hiện củamột loài nghiên cứu (tỷ số % giữa số lượng các ô mẫu có loài xuất hiện và tổng sốcác ô mẫu nghiên cứu) và tổng số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài Mức hay

gap là > 50%; mức thường gặp: 25% - 50%; mức ít gặp là < 25% Nhược điểm của

chỉ số IVI% của Curtis và McIntosh (1951) là thay đổi tùy theo kích thước và sốlượng ô mẫu (trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1999; Nguyễn Văn Thêm, 2010)

1.1.3 Phương pháp phân tích cấu trúc rừng

Khi nghiên cứu về rừng tự nhiên nhiệt đới, những vấn đề được các nhà lâmhọc quan tâm là thành phần loài cây gỗ, kết cấu loài cây gỗ cấu trúc quan thụ củacác loài cây gỗ và tái sinh tự nhiên Những thông tin này là căn cứ khoa học để xâydựng những biện pháp quản lý rừng và những phương thức lâm sinh Trong đó, cấu

trúc rừng biểu thị thành phần và sự tô chức, sắp xếp của các thành phần theo khônggian (chiều đứng và chiều ngang) và thời gian (Nguyễn Văn Thêm, 2002) Đã có

nhiêu công trình nghiên cứu về câu trúc rừng như:

Trang 22

Davis và Richards (1934; 1936; trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1999) đã mô

tả cau trúc rừng hỗn loài tự nhiên nhiệt đới bằng phương pháp biéu đồ rừng (biểu đồphẫu diện rừng trắc điện rừng, phẫu đồ rừng) Ở Việt Nam, Thái Van Trừng (1999)

cũng đã áp dụng phương pháp này dé phân tích và so sánh những kiểu rừng khácnhau, đã phân chia tầng thứ của rừng hỗn loài nhiệt đới thành 5 tầng: tầng vượt tán,tang ưu thé sinh thái, tầng dưới tán, tang cây bụi và tang cỏ quyết

Sau này nhiều nhà lâm học áp dụng những mô hình toán học để mô tả cấutrúc rừng Đồng Sĩ Hiền (1974) đã mô tả phân bố N/D của rừng tự nhiên hỗn loài ởViệt Nam bằng hàm phân bố Meyer và họ đường cong Pearson Nguyễn Hải Tuất(1982) và Nguyễn Văn Trương (1984) đã áp dụng hàm phân bố Meyer và hàm phân

bố khoảng cách dé mô tả phân bố N/D và phân bố N/H tùy theo trang thái rừng

Quy luật phân bố số cây theo đường kính là quy luật cơ bản nhất của kết caulâm phần Hầu hết các tác giả đều sử dụng hàm toán học để mô phỏng cho quy luậtphân bố này Có thé kế đến một số công trình nghiên cứu tiêu biéu như sau: Meyer(1934), sử dụng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục để mô tảphân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau gọi là phương trình Meyer hay hàmMeyer Naslund (1936-1937) đã xác lập luật phân bố Chiarlier kiêu A dé nan phân

bố số cây theo cỡ kính của các lâm phần rừng thuần loài đều tuổi (trích dẫn bởiPham Ngọc Giao, 1995) Diatchenko, Z.N sử dung phân bố Gamma dé biểu thịphân bố số cây theo cỡ đường kính lâm phần Thông ôn đới Loetsch F (1973), đã

dùng hàm Beta còn J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1992), đã dùng hàm Weibull

để mô phỏng phân bố N/D khi nghiên cứu rừng nhiệt đới tại Marsanhoo - Brazin

(trích dẫn bởi Phạm Ngọc Giao, 1995) Bailey (1973; trích dẫn bởi Nguyễn MinhCảnh, 2018), đã mô hình hoá cấu trúc thân cây với phân bố số cây theo cỡ đườngkính (N/D) bằng hàm Weibull

Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao dùng dé biểu thị quy luật kết caulâm phan theo chiều thang đứng Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học

sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng mà điển hình là công trình của Richards P.W (1968)

Có nhiều dang hàm toán học khác nhau dùng dé nắn phân bố N/H Việc sử dụnghàm nào là tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, tùy thuộc vào đối tượng

Trang 23

nghiên cứu cụ thê.

1.2 Tổng quan về đa dạng sinh vật

1.2.1 Khái niệm đa dạng sinh vật

Đa dang sinh học có nghĩa là tinh đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sốngcủa tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinhthái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần Tính đa dạng nàythể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học (Công ước đa dạng

sinh học, 1992).

Đa dang sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về loài sinh vật và hệ sinh

thái trong tự nhiên (Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Lâm nghiệp, 1996).

Da dang sinh học bao gồm đa dạng di truyền (tính da dạng về mặt di truyềntrong một loài) và đa dang sinh thái (số lượng các loài trong một quan xã sinh vật)

(Kimmins, 1998).

Đa dạng sinh vật là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất

(Phạm Nhật, 2001).

Whittaker (1975) và Sharma (2003) phân biệt ba loại đa dạng sinh học loài

khác nhau đó là: (1) Đa dạng sinh học Alpha liên quan đến thông tin thành phần sốlượng loài của một khu vực, hiện trường nghiên cứu cụ thé; (2) Da dang sinh hoc

Beta mô tả cho biết sự khác nhau về thành phan loài giữa 2 hiện trường nghiên cứugan kề doc theo một lát cắt, chỉ số Beta thấp khi thành phần loài của 2 hiện truờngnghiên cứu có tính tương đồng cao và ngược lại, giá trị này đạt tối đa khi giữa 2hiện trường nghiên cứu không hề có chung một loài xuất hiện (tương đồng là zero);(3) Đa dạng sinh học Gamma được định nghĩa là mức độ gặp một loài bô sung khithay đổi địa lý trong các khu vực khác nhau của một kiểu cư trú Da dang này chobiết sự khác nhau về thành phần loài và các chỉ số đa dạng sinh học của hai khu hệsinh sông, cư trú lớn cách xa hay gần kê nhau

Các nhà sinh học định nghĩa đa dang sinh học là tổng số nguồn gen, tông sốloài và tổng số hệ sinh thái của một khu vực nhất định (Magurran, 2004)

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) đa dạng sinh học là tập hợp tất cả cácnguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính

Trang 24

đa dạng và phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong các

cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khácnhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau

1.2.2 Những nghiên cứu về đa dạng sinh vật

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật:Raunkiaer (1934); Rastogi (1999) và Sharma (2003) đưa ra công thức tinh tần sốxuất hiện của loài trên các ô mẫu nghiên cứu Chỉ số mức độ chiếm ưu thế(Concentration of Dominance - Cd) được tính toán theo Simpson (1949) Chi số giá

trị quan trọng (Important Value Index - IVI) được các tác gia (Curtis và McIntosh,

1951; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2010) áp dụng dé biểu thi cấu trúc, mối

tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thé thực vật McIntosh và

cs (2001) đã sử dụng phương pháp phi tham số dé nghiên cứu đa dạng thực vật của

rừng ngập mặn và vùng cửa sông ở Ranong (Thailand).

Đã có nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học:Trần Ngũ Phương (1970) chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai với 8 kiểu Dadạng hệ thực vật được đề cập trong công trình nghiên cứu về Thảm thực vật rừngViệt Nam của Thái Văn Trimg (1978) Phạm Hoàng Hộ (1999) xuất bản 3 quyềnCây cỏ Việt Nam mô tả đầy đủ có hình vẽ kèm theo về hệ thực vật rừng Việt Nam.Sau này có nhiều nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ như Lê Quốc Huy (2005)

đã sử dụng chỉ số IV để phân tích đa dạng loài cây gỗ, cấu trúc không gian, mốitương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong những QXTV thuộc rừng thứ sinh

Vũ Mạnh (2016) đã nghiên cứu chi tiết về đa dạng loài cây gỗ của những ưu hợp họSao Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thêm vàNguyễn Tuấn Bình (2017) đã phân tích đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cau trúc củamột số ưu hợp thực vật thuộc rừng kín thường xanh âm nhiệt đới ở khu vực Mã Đàthuộc tỉnh Đồng Nai Nguyễn Minh Cảnh (2018) đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc

và đa dạng thực vật thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiênNúi Ông, tỉnh Bình Thuận Phan Minh Xuân (2019) nghiên cứu đa dạng thực vậtthân gỗ trong rừng kín thường xanh hơi âm nhiệt đới của Khu Bảo tồn Thiên nhiên

Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trang 25

1.2.3 Phương pháp phân tích đa dạng loài cây gỗ

Khái niệm đánh giá đa dạng sinh học có thê hiểu với 2 hoạt động khác nhau,nhưng có liên quan quyết định lẫn nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số

đa dạng sinh học, thứ hai là đánh giá giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học bao

gồm giá tri sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương

và toàn cầu (Sonja Vermeulen va cs, 2002)

Trong sinh thái học, đa dạng sinh vật của một khu vực nào đó được xác định

thông qua ba số đo: sự giàu có về loài, đa dạng loài và chỉ số đồng đều về độ phongphú hay độ ưu thé của loài (Magurran, 2004)

Chỉ số đa dạng Beta được sử dụng để so sánh đa dạng giữa những môitrường sống khác nhau Chỉ số ưu thế Simpson được sử dụng để xác định đa dạngsinh vật của những quan xã sinh vật ở một môi trường nhất định (đa dang Alpha).Phân bố độ phong phú của các loài trong quần xã (chỉ số đồng đều) có thể được đođạc bằng các chỉ số khác nhau; trong đó thông dụng nhất là chỉ số của Pielou

(Magurran, 2004).

1.3 Thao luận chung

Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật là vấn đề được các nhà khoa học, nhàquản lý và hoạch định chính sách quan tâm từ rất sớm Vì thế, những nghiên cứu vềcau trúc và đa dạng thực vật là một van dé cần thiết dé đề xuất được các biện phápcho quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thực vật, góp phần vào công tác quản lý,

sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên thực vật

Về phương pháp nghiên cứu, các tác giả chuyển dan từ nghiên cứu định tínhsang nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng các công cụ toán học với sự hỗtrợ của các phần mềm thống kê để mô hình hóa các đặc trưng cấu trúc của rừng và

tính toán các chỉ tiêu định lượng của rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố

Trang 26

Từ tổng quan trên đây, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu

đặc điểm cấu trúc, đa dạng họ thực vật và đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng tựnhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò —

Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.

Trang 27

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi và điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu loài cây gỗ ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trungbình (TXB) với trữ lượng từ 100 < M < 200 (mÌ/ha) theo quy định tại Thông tư số33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quyđịnh về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, 2018) thuộc lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat, tỉnh Tây Ninh

Hình 2.1 Ban đồ hiện trạng rừng năm 2022 của VQG Lò Gò — Xa Mat

Trang 28

Trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) ở VườnQuốc gia Lò Gò — Xa Mat có diện tích là 4.634,03 ha, phan bồ tại các xã Hòa Hiệp:

1087,35 ha gồm tiểu khu 31; xã Tân Bình: 2117,37 ha gồm các tiểu khu: 18, 19, 20,

21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30; xã Tân Lap: 2223,01 ha gồm các tiêu khu: 1, 2, 3,

4, 5, 6, 8, 9, 12, 23, 24 và xã Thạnh Bắc: 157,60 ha gồm các tiểu khu: 7, 10 thuộc

huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

2.1.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu cua đề tài là các loài thực vật thân gỗ thuộc kiểu rừng tựnhiên lá rộng thường xanh trung bình tại tiêu khu 21, tiêu khu 27 và tiểu khu 28(phân khu phục hồi sinh thái) thuộc lâm phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu

Ha ở phía Đông Bắc và các sông Mec Nu, Sa Nghe, Bà Diệc

- Thổ nhưỡng: Căn cứ vào kết quả xây dựng bản đồ đất của Phân viện Quyhoạch Thiết kế Nông nghiệp cho huyện Tân Biên, tinh Tây Ninh, nhóm đất phổ biếntrong vùng là đất xám phù sa cổ, loài đất này cũng chiếm ưu thé ở huyện Tân Biên

Trang 29

Có các loại đất chính như sau:

+ Đất xám điển hình: phát triển trên phù sa cổ, chiếm 68,5% điện tích đấtvùng dự án Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém.Tang đất dày (> 100 cm), đất chua và có hàm lượng min thấp Phân bồ trên dạngđịa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khảnăng thoái hóa chưa trầm trọng

+ Đất xám có tầng loang 16 đỏ vàng: chiếm khoảng 20% diện tích đất vùng

dự án Dat phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đôi

thấp, bát úp Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹc Nu, Sa Nghe Dat có thành phần

cơ giới cát pha thịt nhẹ Tầng dat sâu (> 100 cm), hơi chua (pH = 4,4 - 4,5)

+ Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm 7,7%), chủ yếu phân bố ở các trảngngập nước mùa mưa như trang Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc Dat có thành phần

cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng Đất chua, nghèo dinh dưỡng

+ Ngoài ra, còn một số diện tích nhỏ đất xám có tầng kết von đá ong, phân

bố thành dãy hẹp ven suối Đa Ha, Sa Nghe và Sa Mát

2.1.3.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn

+ Số giờ nắng trong năm là 2.762 giờ

+ Luong mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, cao nhất năm 2.346

mm và thấp nhất năm 1.387 mm, số ngày mưa bình quân năm 116 ngày Lượngmưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm

+ Độ âm không khí: Độ ẩm bình quân năm 80% (thấp nhất 40%, cao nhất90%) Độ ầm thay đổi theo mùa, mùa mưa độ 4m tăng cao ngược lại mùa khô độ

âm giảm dan

Trang 30

+ Lượng nước bốc hơi bình quân năm: 1.430 mm, bình quân tháng: 124 mm.Lượng bốc hơi phụ thuộc theo mùa, mùa khô lượng bốc hơi cao, thường chiếm lớnhơn 65% lượng bốc hơi cả năm.

+ Chế độ gió: Trong vùng có hai hướng gió chính theo 2 mùa trong năm:

* Mùa mưa gió Tây Nam, tốc độ bình quân 1,8 m/s, đôi khi có giông lớn gâythiệt hại về cây rừng

* Mùa khô có gió Đông Bắc, tốc độ bình quân 2,3 m/s, có khi lên tới 5-6 m/s,gây ra nhiều khó khăn cho việc chữa cháy rừng khi có xảy ra cháy

- Thủy văn:

+ Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua phía tây của VQG

là ranh giới Việt Nam - Campuchia Đoạn chảy qua VQG dài 20 km, lòng sông rộng

20 - 30 m, nước chảy quanh năm, lưu lượng bình quân 500 m”⁄s

+ Suối Da Ha bắt nguồn từ Campuchia, di qua VQG ở phía Đông Bắc, theohướng Tây Nam chảy vào khu trung tâm rồi chảy qua cầu Khi đồ ra sông Vàm CỏĐông Lòng suối nhỏ, có nước quanh năm

+ Suối Chor nằm ở phía Tây khu rừng Chàng Riệc, bắt nguồn từ Campuchiachảy theo hướng Bắc xuống Nam

+ Suối Tabor nằm ở phía Đông khu rừng Chàng Riệc, bắt nguồn từ

Campuchia, chảy theo hướng Bắc xuống Nam

+ Suối Mây bắt nguồn từ ranh giới tiêu khu 9, 10 của khu rừng Chàng Riệc,

là cuối nguồn và nơi hợp lưu của 2 suối Chor và Tabor, chảy theo hướng Bắc - Nam

ra sông Vàm Co Đông.

+ Ngoài ra còn có một số suối nhỏ như: Suối Mẹc Nu xuất phát từ trảng Tân

Thanh, trảng Mim Thui chảy vào suối Đa Ha; Suối Sa Nghe xuất phát từ bàu Quangchảy về suối Da Ha; Suối Tà Nốt, suối Thị Hang chỉ có nước vào mua mua

+ Nước ngầm trong khu vực khá phong phú, mực nước ngầm tương đối cao;

vì vậy trong mùa khô, các giếng khoan trong khu vực hầu như không bị cạn kiệt,chưa xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước phòng cháy chữa cháy rừng trongmùa khô Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không 6n định

và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích

Trang 31

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trungbình (TXB) tại Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat, tỉnh Tây Ninh gồm các nội dung

sau đây:

(1) Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình

- Kết câu họ thực vật

- Kết cấu loài cây gỗ

(2) Cấu trúc quan thụ đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình

- Một số đặc trưng lâm học của trạng thái rừng thuộc kiểu TXB

- Kết câu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm D ;

- Kết cau mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp Hy,

- Phân bố số cây theo cấp đường kính (N%/D, 3)

- Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/H)

(3) Đa dạng họ thực vật và đa dạng loài cây gỗ đối với rừng lá rộng thường

xanh trung bình

- Đa dạng họ thực vật

- Đa dạng loài cây gỗ

- Độ giàu có và kiểu phân bố của loài

- Mối quan hệ giữa các quần xã thực vật thuộc kiểu rừng TXB

- Mối quan hệ giữa các loài thuộc kiểu rừng TXB

- Danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp tại khu vực

nghiên cứu

- Đường cong ưu thế K — Dominance

- Da dang theo cau trúc quan thụ

(4) Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc đề xuất các biện pháp quản lýrừng, bảo tồn đa dạng sinh học

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp luận

Sơ đồ bồ trí OTC tạm thời và Sơ đồ nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên

cứu theo Hình 2.2 và Hình 2.3.

Trang 32

BẢN ĐỎ VỊ TRÍ CáC Ô ĐIÊU TRA TẠI

VUON QUOC GIA LÒ GO - XA MAT

Trang 33

Cách tiếp cận của đề tài này trước hết là thu thập, tổng hợp số liệu dé tiếnhành phân tích, xác định hệ thống ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời của kiểu rừng tựnhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB), sau đó điều tra thực địa Kế đến mô tả

và phân tích những đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng TXB; trong đó tậptrung làm rõ kết cấu loài cây gỗ, cau trúc quan thụ và da dạng loài cây gỗ; ứng dung

kêt quả nghiên cứu vào việc đê xuât các biện pháp bảo tôn.

Trang 34

Thu thập các thông tin:

OTC, tên loài, đường kính,

chiêu cao, mật độ, thê tích

Phân tích

các đặc tính

Kết cấu họ Cau trúc Đa dạng

và loài cây gỗ quân thụ loài cây gỗ

Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc

đề xuât các biện pháp quản lý rừng và

bảo tôn đa dạng sinh học

Hình 2.4 Sơ đồ nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu2.3.2 Giả thuyết khoa học

Thông qua phân tích chỉ số IV sẽ phân tích được trật tự ưu thế trong các quan

xã thực vật nghiên cứu, xác định được loài có ưu thế cao nhất Mức độ đa dạng loàicây gỗ kiểu rừng tự nhiên dat lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại Vườn Quốcgia Lò Gò — Xa Mat tương đối cao, sự đa dạng của các QXTV trong khu vực nghiêncứu, các điều kiện sống 6n định, chưa chịu những tác động hay thay đối lớn củađiều kiện môi trường, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn phù hợp

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Đề tài kế thừa các tài liệu liên quan đã được công bố của các công trìnhnghiên cứu khoa học, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu liên quan đến đặcđiểm cấu trúc và đa dạng sinh học (đa dạng loài cây gỗ), các văn bản pháp lý,

những tai liệu điêu tra cơ bản của các cơ quan có thâm quyên có liên quan đên lĩnh

Trang 35

vực nghiên cứu của đề tài, các loại ban đồ, ảnh vệ tinh có liên quan đến khu vựcnghiên cứu Kế thừa thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã

hội, hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp và các thông tin có liên quan khác của lâm

phận Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mát thông qua các tài liệu: kết quả kiểm kê rừngtỉnh Tây Ninh đã thực hiện năm 2016 thuộc Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toànQuốc giai đoạn 2013 - 2016; Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 -2030; Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn

2016 — 2025; Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2021

2.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn

(i) Xác định khu vực nghiên cứu

Kế thừa kết quả kiểm kê rừng năm 2016, kết quả theo dõi diễn biến rừngnăm 2021 toàn bộ diện tích rừng do VQG đang quản lý đều nằm trong quy hoạch 3loại rừng với tổng điện tích tự nhiên do VQG đang được giao quản lý là 29.997,67

ha, Trong đó, đất lâm nghiệp có diện tích 29.147,32 ha (chiếm 97,2%), đất sản xuấtnông nghiệp có diện tích 608,98 ha (chiếm 2,0%); đất khác (bao gồm giao thông,sông suối, ) là 241,35 ha (chiếm 0,8%) Tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ khu vựcnghiên cứu, chọn địa điểm, đối tượng cần nghiên cứu và tiến hành điều tra thực dia

(ii) Xác định chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu thu thập, nghiên cứu, phân tích đặc điểm cấu trúc quần thụ của loài cây

gỗ ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB), bao gồm: Thanh phần loài

cây gỗ (tên Tiếng Việt, tên khoa học), mật độ quần thụ (N, cây/ha), đường kính

ngang ngực (D¡¿, cm), chiều cao vút ngọn (H„, m), chiều cao dưới cành (Hac, m),phẩm chat cây (tốt, trung bình, xấu), đường kính tan (Dr, m), độ tàn che tán rừng, tiếtdiện ngang của quan thụ (G, m”/ha), trữ lượng gỗ của quan thụ (M, m*/ha)

(iii) Bố trí ô tiêu chuẩn tạm thời, chuyến dữ liệu ô điều tra vào GPS

- Bố tri OTC tạm thời dua vào bản đồ hiện trạng rừng (xác định trạng tháirừng TXB), chồng xếp với bản đồ ranh giới, bản đồ địa hình (đường đồng mức) đểxác định vị trí về mặt không gian

- Sử dụng bản đồ vệ tinh Google Earth Pro, phan mềm Mapinfo 15.0 dékhoanh vẽ vùng nghiên cứu, tiến hành xác định các OTC tạm thời tại khu vực

Trang 36

nghiên cứu trên bản đồ hiện trạng rừng phục vụ cho việc điều tra, quản lý, theo dõi

và cập nhật dữ liệu.

- Chuyển vị trí các ô đo đếm vào GPS hoặc điện thoại di động bằng phầnmềm vTools For Survey

2.3.3.3 Phương pháp điều tra trong nghiên cứu cấu trúc rừng

(i) Phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn

- Trong vùng phân bố kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình(TXB) tại Vườn Quốc gia Lò Gò — Xa Mat, tại tiêu khu 21, tiểu khu 27 và tiểu khu

28, lập 10 OTC điền hình dé thu thập số liệu, OTC dùng dé thu thập số liệu là ô códiện tích 1.000 m” (20 m x 50 m)

- Dùng máy GPS, la bàn cầm tay và thước dây dé xác định vị trí, kích thước,phương hướng OTC Xịt sơn đánh dau OTC, ghi lai tọa độ từng OTC Trong OTC,tiến hành điều tra, xác định tên loài thực vật thân gỗ, đo đường kính ngang ngực

(Dị) chiều cao vút ngọn (Hạ), đường kính tan (Dr), phân loại chất lượng rừng

thành tốt, trung bình và xấu của tat cả những cây có đường kính D¡; = 6 em Têncác loài cây thân gỗ được xác định ngoài thực địa Đối với những loài chưa xác địnhđược tên tại hiện trường, tiến hành thu mẫu lá, hoa và quả (nếu có) và tra cứu, địnhdanh dựa vào tai liệu của Pham Hoàng Hộ, 1999 — 2003, Trần Hợp (2002), Võ Văn

Chi (2003, 2004) Do chiều cao vit ngọn (H,,) của các cây trong 6 bằng thước đocao Blume - Leiss với sai số cho phép là + 0,5 m Chu vi thân cây ngang ngực

được đo bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm; sau đó quy đỗi ra D¡¿ (cm) Xácđịnh phẩm chất cây thân gỗ theo 3 chỉ tiêu: A, B, C: cây tốt (A), cây trung bình(B) và cây xấu (C) Cụ thể: Phẩm chất A: Cây thân thắng, phân cành cao, phát

triển tốt, không cụt ngọn, một thân, tán cây cân đối, không bạnh vè, sâu bệnh;

Phẩm chất B: Thân hơi cong, phân cành trung bình, tán mat cân đối, không bạnh

vè, sâu bệnh; Phẩm chất C: Thân cong queo, phát triển kém, tán lệch cụt ngọn, có

từ hai thân trở lên, có hiện tượng sâu bệnh.

Gi) Phương pháp xác định loài thực vật

Phương pháp so sánh hình thái kết hợp với tham vấn ý kiến của các chuyêngia thực vật đã được sử dụng dé xác định tên loài thực vật Phương pháp so sánh

Trang 37

hình thái là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loạithực vật từ trước đến nay bởi tính đơn giản, dé áp dụng, về mặt khoa học vẫn đảmbảo độ tin cậy cao trong điều kiện ở nước ta Phương pháp này dựa vào đặc điểmhình thái của cơ quan sinh đưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủyếu dựa vào cơ quan sinh sản, do ít biến đổi khí hậu và ít phụ thuộc vào môi trường

bên ngoài.

2.3.3.4 Phương pháp điều tra trong nghiên cứu đa dạng

Sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS) để xác định vị trí tọa độ các loài thựcvật được bảo tồn Tình trạng bảo tồn của loài thực vật được xác định dựa trên tài

liệu IUCN Red List of Threatened Species (2022), Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.4.1 Phân tích kết cấu họ và loài cây gỗ

Kết cau loài cây gỗ trên mỗi OTC được xác định theo phương pháp của Thái

Văn Trừng (1999):

IV;% = (N% + G% + V%)/3 (2.1)

Trong đó:

IV;% là tỷ lệ t6 thành của mỗi loài cây gỗ

N% là % theo số cây của loài ¡ trong quần xã thực vật rừng

G% là % theo tông tiết diện ngang của loài i trong quan xã thực vật

V% là % thé tích của loài i trong quan xã thực vật rừng

Theo Daniel Marmillod (Đào Công Khanh, 1996), những loài cây có IVI > 5%

là những loài được đánh giá là có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần Theo TháiVăn Trimg (1999), trong một lâm phan, chỉ những loài cây hay nhóm loài cây nào đó

có IV; > 40% thì mới được gọi là loài hoặc nhóm loài ưu thế hay đồng ưu thế Khimột nhóm loài cây trong đó các cây có IV; > 5% và có tông IV; < 40% thì được gọinhóm loài cây có ý nghĩa về mặt sinh thái; khi một nhóm loài cây trong đó các cây cóIV; > 5% và có tổng IV; > 40% thì được gọi nhóm loài cây ưu thế và đồng ưu thế

Sự tương đồng về thành phần họ và loài cây gỗ giữa các ô mẫu được xácđịnh theo hệ số tương đồng của Sorensen (Cs); trong đó a là số họ hay số loài cây

Trang 38

gỗ bat gặp ở ô tiêu chuẩn 1; b là số họ hay số loài cây gỗ bắt gặp ở ô tiêu chuẩn 2

(Shannon-Wiener, 1949).

Cg = [2*c/(atb)]*100 (2.2)

Sau đó tập hợp kết cấu họ và loài cây gỗ thành bảng và phân tích: (a) tổng số

họ bắt gặp (Fy) và số loài cây gỗ bắt gặp (S, loài); (b) những họ và loài cây gỗ ưuthế và đồng ưu thế; (c) những họ và loài cây gỗ khác

2.3.4.2 Phương pháp phân tích cấu trúc quần thụ

Cấu trúc quan thụ được phân tích theo kết cầu N, G và M theo nhóm D¡ s vàlớp Hy; phân bố N/D,3 và phân bố N/H,, Phân tích cấu trúc quần thụ được thực

hiện như sau:

(i) Phân tích kết cau N, G và M: Trước hết sử dụng phương pháp phân tíchthong kê dé chia tổ và ghép nhóm D; ; và lớp Hạ, sau đó thống kê N, G và M củanhững quan thụ trên và phân tích tỷ lệ N%, G% và M% theo các nhóm và lớp

(ii) Tính toán đặc trưng mẫu: Sử dung phần mềm Excel hoặc StatgraphicsCenturion XV.I dé tính toán các đặc trưng mau Chỉ tiêu tính toán bao gồm giá trị

trung bình (X ), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), sai tiêu chuẩn (S), hệ

số biến động (CV%), độ lệch (Sự) và độ nhọn (K,) Những thông tin này không chỉ

mô tả biến động D,3 và Hy, mà còn cả hình dang đường cong phân bố N/D¡z vàphân bố N/Hyp

(iii) Phân tích phân bố N/D, ; và phân bố N/Hụ:

- Dé mô tả phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D,3), phân bố số cây theocấp chiều cao (N/H„), chỉ tiêu D,3 và chỉ tiêu H,, được phân chia thành 11 - 13cấp Đối với rừng hỗn loài tự nhiên nhiệt đới thường có dạng phân bố giảm từ cấpDyin đến cấp Dụ„¿; phân bố N/H,, thường có dạng một đỉnh (Nguyễn Hải Tuất,

1982; Nguyễn Văn Trương, 1984; Vũ Mạnh và Nguyễn Văn Thêm, 2017).

Mô hình phân bố N/D,;3 thường được mô tả bằng hàm phân bố mũ (Côngthức 2.3), hàm phân bố khoảng cách (Công thức 2.4), hàm phân bố Weibull (Côngthức 2.5); Mô hình phân bố N/H,, thường được mô tả bằng ham phân bố khoảngcách, hàm phân bố Weibull, hàm phân bố chuẩn (Công thức 2.7) (Nguyễn MinhCảnh 2018; Đỗ Văn Thông, 2019; Phan Minh Xuân, 2019)

Trang 39

y = m*exp(-b*x) +k (2.3)

[ Y x=0

Trong đó:

y = f,/n, với f, là tần số quan sát của tổ đầu tiên, n là dung lượng mẫu

xi = (yj - y)/k, với k là cự ly tổ, y; là trị số giữa tổ thứ i của đại lượng điềutra; yị là trị số giữa tô thứ nhất của đại lượng điều tra

o là sai số tiêu chuan, A là kỳ vọng toán hay giá trị trung bình của mẫu

Các tham số của các hàm phân bố này được xác định bằng phương pháp hồiquy và tương quan phi tuyến tính của Marquartz

- Khao sát mô hình phân bố N/D;; và phân bố N/H„„ dé xác định số cây (N,cây), tỷ lệ số cây (N%), số cây tích lũy (Nz) và tỷ lệ số cây tích lũy (N%y) trongnhững cấp Dị; và cấp Hy, khác nhau

- Phân tích so sánh sự khác biệt giữa các QXTV về đường kính và chiều caobình quân, phạm vi biến động đường kính và chiều cao, hình thái phân bố N/D;3 vàphân bố N/H„„, tỷ lệ đóng góp số cây theo cấp Dị; và cấp Hạ

Trang 40

2.3.4.3 Phương pháp phân tích đa dạng họ và loài cây gỗ

(i) Xác định đa dạng họ và da dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng TXB

Đa dạng loài cây gỗ của TXB ở khu vực nghiên cứu được phân tích so sánh

theo 3 thành phan: (1) số ho (Fy), số loài (S) và chi số giàu có về họ và loài (đ); (2)chỉ số đồng đều; (3) chỉ số đa dạng loài cây gỗ

- Chỉ số giàu có về họ và loài cây gỗ được xác định theo số loài cây gỗ (S) và

chỉ số giàu có về loài cây gỗ của Margalef (dwzsaier) Trong đó: d là chỉ số Margalef,

S là tổng số loài trong mau, N: tông số cá thé trong mau

da dạng như sau: Thấp (H’< 1), trung bình (H’= 1 - 2), cao (H’= 2 - 4), rất cao (H’ >4) (trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2005)

Trong đó: H’ là chi số đa dạng Shannon-Weiner, S là số lượng loài, PI =Ni/N, Pi là tỷ lệ cá thé trong quan thé, Ni = số lượng cá thé loài I, N là tổng số cáthể của tất cả các loài

- Chỉ số mức độ ưu thé (Cd) được xác định bởi công thức Simpson (1949):

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN