Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được tương ứng với các nội dung nghiên cứu, đề tài rút ra được một số kết luận sau:
(1) Tổng số loài cây gỗ bắt gặp ở trạng thái rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu là 54 loài cây thân gỗ thuộc 35 họ thực vật. Trữ lượng và mật độ quần thụ bình quân của trạng thái rừng trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu lần lượt là 166,49 m’/ha va 735 cây/ha.
(2) Phân bồ thực nghiệm N%/D, ; ở trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh tại khu vực nghiên cứu có dạng giảm dần, bắt đầu từ cấp đường kính 16 cm; số cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 9 — 15 cm. Phân bố thực nghiệm N%/H có dạng gấp khúc, nhiều đỉnh; số cây tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 10 m — 16 m và giảm mạnh từ cấp chiều cao 17 m trở đi. Các phân bố thực nghiệm này đã được mô phỏng bằng các hàm phân bố lý thuyết phù hợp.
(3) Đa dạng họ thực vật ở kiểu rừng TXB đạt ở mức trung bình (H’ = 1,47 - 2,27), đa dạng loài cây gỗ đạt ở mức cao (H’ = 2,74 - 3,24). Đề tài đã xây dựng được danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp tại khu vực nghiên cứu gồm 25 loài. Cấu trúc quần thụ ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng loài cây gỗ: hai thành phần S và N của quan thụ có xu hướng suy giảm dan theo sự gia tăng nhóm
D¡¿ và lớp H.
(4) Đề tài đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu về đặc điểm cau trúc và đa dạng loài cây gỗ vào việc ước lượng số cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao;
đề xuất các biện pháp lâm sinh dé quan ly và phát triển rừng; đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp cho đối tượng rừng trung bình (TXB) tại khu vực
nghiên cứu.
Ton tại
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên 10 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi 6 1.000 mỉ, vì thé dé tài này chưa thé bao
quát được tình hình rừng tại khu vực.
Đề tài chưa đủ điều kiện về thời gian để nghiên cứu và xác định về tình hình tái sinh đưới tán rừng như: tô thành loài cây tái sinh, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao, nguồn gốc cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh, khả năng kế cận tầng cây tái sinh với tầng cây mẹ và quy luật phân bố của cây tái sinh trên mặt đất. Việc đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực còn mang tinh tổng quát, chưa cụ thé hoá được các biện pháp lâm sinh áp dụng cho một đối tượng rừng cụ thé.
Đề tài chưa phân loại được các loài theo nhóm gỗ và xác định các loài có giá trị kinh tế. Chưa đi sâu phân tích được các đặc điểm sinh thái hay thổ nhưỡng ở diện
tích rừng nghiên cứu.
Kiến nghị
Dé có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm cấu trúc và đa dang sinh học rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn, cần tiếp tục nghiên cứu các đặc tính khác như động thái biến đồi thành phan loài cây gỗ, cấu trúc quan thụ, độ tàn che của rừng, đa dạng loài cây gỗ dưới ảnh hưởng bởi những yếu tố về độ cao địa hình, điều kiện lập địa. thổ nhưỡng, trạng thái rừng và kiểu rừng; tiếp tục nghiên cứu đề xác định và đánh giá về tình hình tái sinh đưới tán rừng một cách đầy đủ và có hệ thống. Mặt khác, cần đánh giá sự đa dạng của loài cây thân bụi, cây thân leo và cây thân thảo dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu khi có điều kiện.
Bên cạnh đó, để nâng cao giá tri sử dụng và tính thiết thực của đề tài, cần có nhiều nghiên cứu khác với phạm vi lớn hơn, đối tượng phong phú hơn và tăng dung lượng mẫu quan sát nhằm bao quát được nhiều hơn các kiểu trạng thái rừng, kiểu
rừng khác nhau trên các dạng địa hình/lập địa. Đây là một trong những biện pháp
quan trong dé nâng cao giá trị bền vững của rừng. Dé hiểu rõ hơn về tinh trạng của rừng và đa dạng sinh học, các chương trình giám sát và đánh giá thường xuyên về
chúng được xem là rât cân thiết.
Ngoài ra, cần vận dụng tốt các chương trình, dự án bảo tồn rừng từ nhiều
nguồn vốn khác nhau và nâng cao công tác phòng chống cháy rừng dé hạn chế các rủi ro cháy rừng có thê xảy ra do thời tiết hoặc do các tác nhân bên ngoài khác. Cuối cùng, cần tăng cường công tác tuyên truyền để vừa nhằm bảo vệ được tính đa dạng, vừa làm tăng khả năng phòng hộ của rừng. Giáo dục và tuyên truyền là một trong những biện pháp quan trọng dé nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dang sinh học. Các hoạt động nay có thé bao gom việc tổ chức các buổi tọa đàm, triển lãm và giới thiệu các chương trình giáo dục về môi
trường, đa dạng sinh học...