1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Thực trạng và giải pháp phát triển khu công nghiệp sinh thái: nghiên cứu điển hình tại khu công nghiệp Đình Trám - Bắc Giang

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Khu Công Nghiệp Sinh Thái: Nghiên Cứu Điển Hình Tại Khu Công Nghiệp Đình Trám - Bắc Giang
Tác giả Nguyễn Thanh Tuan
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Hoài Thu
Trường học trường đại học
Chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường
Thể loại chuyên đề thực tập
Thành phố bắc giang
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 37,08 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu sử dụng - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: lấy số liệu từ cơ quan chức năngphòng ban trong huyện: phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên môi trường...sô li

Trang 1

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

Bảng danh mục các tu viết tắt

Danh mục bảng biểu, hình vẽ

Lời mở đầu ++2©+vtt222 12221122 T1 Tre 1Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển khu công nghiệp sinh thái 4

1.1 Vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội 4

1.1.1 Khái niệm khu công nghiỆp ẶằĂcSẰSSSiieeiieerrrrreerrres 4

1.1.2 Phân loại các khu công nghiỆp -ẶẶSĂĂSẰSssekrseeeees 5

1.13 Vai trò của các khu công nghiệp doi với sự phát triển của kinh té-xa

2A 71.2 Sự cần thiết của việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái 10

1.2.1 Sinh thái công nghiệp là gì? ĂĂ SH re, 10 1.2.2 Khái niệm khu công nghiệp sinh thái - Sc Si seeexeeeresees 15

1.2.3 Lợi ích của việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái 161.3 Các nguyên tắc của khu công nghiệp sinh thái - 2 2-5552 18

1.4 Cac tiêu chí áp dụng để xây dựng khu công nghiệp sinh thai 19

1.4.1 Quy hoạch tổng thé không gian kiến trúc và cảnh quan - 191.4.2 Nguén nang lượng, nguyên vật liệu sw dung trong khu công nghiệp L914.3 Hệ thống xử ly nước thải, khí thải và thu gom chất thải 191.4.4 Hệ thong giao thông và cấp thoát nưÓc cc.cceccesscsssessesssessesseessessessseeves 19

14.5 Hệ thống thảm xanh -©52©5<ccEccESEeEeErrrrerkrrrrerree 20

1.4.6 Hệ thống cơ quan quản lý và giám sát -2©-2©ce+cc+cccceccee- 20

1.5 Kinh nghiệm của Quốc tế và Việt Nam về việc xây dựng các khu công

Nghiép Sih Hai 0P ga 20

1.5.1 Kinh nghiệm Quốc té o ccccccccccccceccsscsscsssssssssessessesssssessssssssssessssssssesseeseesees 201.5.2 Kinh nghiệm Việt NGIH SG SH rệt 23SVTH: Nguyễn Thanh Tuan Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 2

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

Chương II: Thực trang phat triển của khu công nghiệp Dinh Trám 261.1 Vai trò của khu công nghiệp Dinh Tram đối với tinh Bắc Giang 26

1.11 Tổng quan tình hình phát triển Kinh tế-xã hội của tinh Bắc Giang 261.12 Vai trò của khu công nghiệp Dinh Tram đối với tinh Bắc Giang 29

1.2 Thue trạng chung của khu công nghiệp - 55552 33

1.2.1 Quy hoạch tổng thé chung - +©52+ce+cccceEekrrrrerrerreee 331.2.2 — Tình trang sử dụng năng lượng, nhiên liệu trong khu công nghiệp 3512.3 Hệ thống xử lý nưóc thải, khí thải và thu gom chất thải 351.2.4 Hệ thong giao thông và cấp thoát HưÓc ©cccccccccccccccee 361.2.5 Hệ thống thảm xanhh 555cc tt tre 371.2.6 Hệ thong cơ quan quản lý giám sát -25s©cc+ccccccccceerceee 381.3 Đánh giá KCN Dinh Tram dựa vào các tiêu chí của KCNST 38

1.3.1 Thuận lợi và khó khăn nhi, 38

1.3.2 Những mặt đạt được và những hạn chế cần khắc phục 40

Chương II]: Đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp Đình Trám trở

thành khu công nghiệp sinh thái cece *3 E3 E£EEEEEeeEeersrrrrsrrrererree 42

3.1 Về mặt chính sách, quản lý - 2 2 + s+EE+EE+EE+EE£EEtEkrrkrrerrerreree 423.2 Về kỹ thuật :-©2-©2+ 2k2 2E12212112712711211 112112111 cyee 433.3 Về nguồn nhân lực -:- + + SE+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEE12E11111 21.1 48

3.4 _ Về tài chính ¿- 2-+2+2Ek22122212211271127112711211 211211 1 re 49

Danh mục tài liệu tham KHẢO -c c5 S33 23333388 8888881 E3 335551 11 ee 51

SVTH: Nguyén Thanh Tuan Lép: Kinh tế Quan lý Môi Trường K51

Trang 3

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Vii Thị Hoài ThuBang danh mục các từ viết tắt

Từ viết tắt Tên đầy đủ

CNH-HDH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CCN Cụm công nghiệp

CSHT Cơ sở hạ tầng

DN Doanh nghiệp

KCN Khu công nghiệp

KCNST Khu công nghiệp sinh thái

UBND Uy ban nhân dân

SVTH: Nguyễn Thanh Tuan Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 4

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Vũ Thị Hoài ThuDanh mục bảng biểu, hình vẽ

Hình 1.1 Chu trình hoạt động của hệ STCN

Hình 1.2 Hình thức thứ nhất của hệ công nghiệp

Hình 1.3 Hình thức thứ hai của hệ công nghiệp

Hình 1.4 Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liêu, BP và chất thải trongKCNST Burlington, Vermont, Mỹ.

Hình 2.1 Ban đồ hành chính tinh Bắc Giang

Hình 2.2 Phối cảnh quy hoạch KCN Đình Trám

Hình 2.3 Hồ điều hòa KCN Đình Trám

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuất

Bảng 1.2 Dac diém qua trinh trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên va hệ côngnghiệp hiện tại

Bảng 2.3 tình hình việc làm và lao động tại KCN Đình Trám giai đoạn 2006-2011

Bảng 2.4 Cơ cấu sử dụng đất trong KCN

Bảng 2.5 Độ cao cho phép các công trình xây dựng trong KCN

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng 3 khối ngành kinh tế tinh Bắc Giang giai đoạn 2006-2011Biểu đồ 2.2 Khả năng thu hút vốn đầu tư của KCN Đình Tram va tinh Bắc Gianggiai đoạn 2006-2011

Biểu đồ 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp của KCN Đình Tram và tỉnh Bắc Gianggiai đoạn 2006-2011

SVTH: Nguyễn Thanh Tuan Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 5

Chuyên đề thực tập 1 GVHD: ThS Vii Thi Hoài Thu

Lời mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Đi đôi với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và cạn kiệttài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi Mặc dù hiệu quả kinh tế do sảnxuất công nghiệp mang lại đã rõ ràng, nhưng không thể không tính đến vấn đề môitrường Các nước phát triển và đang phát triển đã đang và sẽ phải trả giá đắt cho sựphá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình Do vậy,bảo vệ môi trường và phát triển đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhânloại Dé đạt được đồng thời mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển, nhiều nướctrên thế giới đã tìm cách thay đổi phương thức sản xuất công nghiệp truyền thống

Từ đó khái niệm KCN sinh thái được ra đời vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20,dựa trên cơ sở STCN, sản xuất sạch hơn, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bềnvững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các xí nghiệp, sau đó trở nên phô biến trênthé giới, từ đầu những năm 90 của thé kỷ 20 Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là van đề

khá mới mẻ, nó mới chỉ du nhập từ những năm đầu của thế kỷ 21 KCN sinh thái khác với mô hình công nghiệp truyền thống là rác thải từ quy trình sản xuất này có

thé sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác, giảm thiểu và ngăn chặn 6nhiễm môi trường KCN sinh thái vận hành theo hệ thống khép kín, đem lại lợi íchkinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường

Trong quá trình phát triển của mình, Bắc Giang đã chọn công nghiệp làm hướng

đi mũi nhọn, trong đó đóng vai trò chủ đạo là các KCN trên địa bàn Dinh Tram là

KCN thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh và trong những năm qua đã góp phần đáng

kể vào nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang như tăng thungân sách nhà nước, kinh tế phát triển nhanh và chuyên dịch theo hướng hiện đại,cải thiện trình độ kĩ thuật công nghệ, nâng cao tay nghề cho người lao động, gópphần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của tỉnh

Tuy nhiên việc KCN Đình Trám ngày càng phát triển cũng kéo theo những tác động

tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực lân cận, gây ranhiều vụ tranh chấp keo dài Đứng trước thực trạng này, UBND tỉnh Bắc Giang vàBan quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nhận thấy phải có các giải pháp đồng bộ vàquyết liệt trong van dé bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Với lý do trên trongphạm vi chuyên đề tốt nghiệp, em xin chọn đề tài: “Ti hực trạng và giải pháp pháttriển khu công nghiệp sinh thái: nghiên cứu điển hình tại khu công nghiệp ĐìnhTrám-Bắc Giang”

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 6

Chuyên đề thực tập 2 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

Bản thuyết minh chuyên đề dựa trên những lý luận cụ thể, về STCN, KCNST vàKCN truyền thống, trên co đó đánh giá thuận lợi và khó khăn, thách thức dé pháttriển KCN Đình Trám thành KCNST từ đó đưa ra giải pháp cần thiết cho vấn đềnày.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Về lý luận làm rõ khái niệm KCN truyền thống với STCN và KCNST trênthế giới cũng như tại Việt Nam và một số vấn đề liên quan

- So sánh 2 mô hình KCN truyền thống va KCNST dé thay được ưu điểm vượttrội KCNST

- Đánh giá thực trạng của KCN Dinh Tram và tiềm năng dé phát triển thànhKCNST

Đề xuất giải pháp phát triển Dinh Tram thành KCNST

3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên dé

- Đối tượng nghiên cứu: KCN

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: KCN Đình Trám và vùng phụ cận thuộc huyện Việt Yên+ Về thời gian: chủ yếu tập trung từ năm 2006 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu sử dụng

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: lấy số liệu từ cơ quan chức năngphòng ban trong huyện: phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên môi

trường sô liệu kỹ thuật từ các trang Web, từ một sô công trình nghiên cứu có liên

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển khu công nghiệp sinh thái

Chương II: Thực trạng phát triển của khu công nghiệp Đình Trám

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 7

Chuyên đề thực tập 3 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp Đình Trám trởthành khu công nghiệp sinh thái

6 Lời cảm ơn

Dé hoàn thành được bài thuyết minh này, trong suốt quá trình thực hiện từ khiđịnh hướng ý tưởng đề tài đến khi bắt tay vào thực hiện và hoàn thiện bài thuyếtminh, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các

cán bộ quản lý trong Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Một lần nữa,

em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Giảng viên - Th.S Vũ Thị Hoài Thu, giảng viên khoa Môi trường - Đô thị, trường Đại học kinh tê quôc dân đã giúp đỡ em rât nhiêu trong quá trình định hướng

ý tưởng và hoàn thiện đê tài.

Các cán bộ của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, kỹ sư NgôNgọc Cương - PGD công ty phát triển hạ tang KCN tinh Bắc Giang — Ban quản lýcác KCN tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em về mặt lí luận và

vận dụng nó vào giải quyết vấn đề nghiên cứu, cũng như đã cung cấp các tài liệu và

hướng dẫn em trong quá trình xử lí số liệu phục vụ cho quá trình phân tích

Tuy nhiên, do hạn chế của tài liệu, số liệu thu thập được cũng như kinh nghiệm,hiểu biết thực tế và lý thuyết còn nhiều điểm hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi

những tôn tại, thiếu sót Em kính mong nhận được những sự góp ý của các thầy, cô

giáo dé bài chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

7 Lời cam đoan

“Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao

chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chịu

kỷ luật với Nhà trường.”

Trang 8

Chuyên đề thực tập 4 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển khu công nghiệp sinh thái

1.1 Vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội

1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp

° Khái niệm về khu công nghiệp trên thế giới

Trên thế giới KCN đầu tiên được ra đời vào cuối thế kỉ XIX, đánh giấu bằng

sự ra đời của KCN Trafford Park, ở Anh Quốc năm 1986, tiếp sau đó là KCNClearing ở bang Chicago Hoa Kì năm 1989 va KCN tại thành phố Napoli, Italianăm 1904 Sau đó là ra đời của các KCN này là sự hình thành hàng loạt các KCN

tại các nước phương Tây khác như: Đan Mạch, Hà Lan, Áo Vào khoảng thời gian

sau thế chiến thứ 2 thì các KCN đã được phát triển rộng rãi trên thế giới, nó không còn giới hạn ở các nước Phương Tây mà đã lan rộng ra các nước đang phát triển

khác như Brazil, Columbia, Mexico (Mỹ La Tinh); An Độ, Nhật Ban, Thái Lan (

Châu A)

Theo thuật ngữ trong Tiếng Anh thì KCN có nghĩa là Industrial Zone (IE);Export processing zone (EPZ) hay Industry Park (IP) đây là khái niệm được phốthông ở nhiều nước trên thế giới Ban đầu khi mới hình thành, một KCN được hiểu

là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể

nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với cơ sở hạ tầng, các tiện ích công cộng và các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho ngành công nghiệp đó.

Các KCN được hình thành nhằm mục đích thu hút vốn Khoa học công nghệ vàkinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và góp phan day nhanh quá trình công nghiệp hóa

đất nước, hướng về xuất khẩu các mặt hàng có giá trị lớn, hàm lượng chất xám cao.

° Khái niệm về khu công nghiệp tại Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KCN Các quan niệm

này được xây dựng để thực hiện những mục đích nhất định như: phát triên các

KCN, quản lý nhà nước về KCN hoặc khai thác tác động của KCN đến việc chuyềndịch cơ cấu kinh tế địa phương và nền kinh tế

Theo quy chế về KCN được ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày24/4/1997 của Chính phủ, khái niệm KCN được xác định rõ ràng hơn, cụ thể nhưsau :"KCN là khu vực tập trung các xí nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất các hàng hóa

công nghiệp và thực hiện các dịch vụ dé phuc vu cho san xuat công nghiệp,nó có ranh

giới địa lý nhất định và không có dân cư sinh sống ; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chínhphủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có hoặc không có các doanhnghiệp chế xuất"

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 9

Chuyên đề thực tập 5 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

Luật Đầu tư 2005 định nghĩa về KCN :"KCN là những khu chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuât công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ ".

° Một sô khái nệm liên quan vê khu công nghiệp

Theo nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khucông nghiệp, Khu chê xuât Một sô khái niệm khác liên quan đên KCN, cụ thê là:

- Khu ché xuat (the Export processing zone) là KCN tập trung các doanh nghiệp

chế xuất chuyên san xuất hàng xuất khâu, thực hiện dich vụ cho các hoạt động sản xuất

hàng xuất khâu, hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh

sống Tại đây Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư củacác doanh nghiệp nước ngoài.

- Khu công nghệ cao (High - Technology park) là khu tap trung các doanh nghiệpcông nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao,gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, córanh giới địa lý xác định Trong khu công nghệ cao có thé có doanh nghiệp khu chế xuất

= Diện tích đất Công nghiệp là phan diện tích đất của KCN đã được xây dựng kết

cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinhdoanh trong KCN.

- Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong cácKCX hoặc doanh nghiệp đó xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN

- Quy hoach téng thé phat trién KCN trên phạm vi ca nước là quy hoạch được lập

và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tông thê

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước.

1.12 Phân loại các khu công nghiệp

Ở Việt Nam, KCN thường được phân loại như sau:

° Căn cứ vào mục dich sản xuất và cơ chế quản lý, người ta chia ra khu công nghiệp, khu chê xuât, khu công nghệ cao.

° Theo mức độ cũ- mới, khu công nghiệp chia làm 3 loại:

- Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời ky bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Tân Thuận-TP Hỗ

Chí Minh, KCN Việt Trì, KCN Gang thép Thái Nguyên v.v

- Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên co sở, có một số xí nghiệp đang

hoạt động.

- Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 22)

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 10

Chuyên đề thực tập 6 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

° Theo tính chất đông bộ của việc xây dựng :chia thành 2 nhóm Gồm khu

công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các côngtrình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trìnhcấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chấtthải rắn, bụi khói v.v

° Theo tình trang cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm :

- Có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%

- Có diện tích cho thuê trên 50%

- Có diện tích cho thuê 100%

° Theo quy mô KCN:

Hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ Các chỉ tiêu phân bổquan trọng nhất có thể chọn là diện tích, tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư,

tông sô lao động và tổng giá trị gia tăng Các khu công nghiệp lớn được thành lập

phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ Các khu công nghiệp vừa và nhỏthuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phó Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ dé sớm khai thác

có hiệu quả.

° Theo trình độ khoa học-kỹ thuật áp dụng tại các KCN:

- Các khu công nghiệp bình thường, sử dung kỹ thuật hiện đại chưa nhiêu

- Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi

nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v làm đầu

tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

dài hạn.

° Theo chủ đầu tư, có thé chia thành 3 nhóm:

- Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.

- Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đâu tư trong nước va nước ngoài.

- Các khu công nghiệp chi gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tưnước ngoài.

e Theo tính chất kinh tế xã hội, chia làm 2 loại:

- Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biếnsản phâm, không có khu vực dân cư.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 11

Chuyên đề thực tập 7 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

- Các khu công nghiệp này dan dan sẽ trở thành thi tran, thị xã hay thành phố

vệ tinh Đó là sự phát triên toàn diện của các khu công nghiệp.

° Theo phân loại ngành công nghiệp

- Công nghiệp nặng( Co khí, chế tao may )

- Công nghiệp nhẹ( dệt, san xuất vải, hàng tiêu dùng)

- Công nghiệp kỹ thuật cao-Công nghệ cao( vệ tinh nhân tao, cơ khí chính xác,

máy bay, điện tử )

° Theo lãnh thổ và vị trí địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miềnBắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọngđiểm); và theo các tỉnh thành dé phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng,làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phan bảođảm nền kinh tế quốc dân phát triển bên vững

1.13 Vai trò của các khu công nghiệp dối với sự phát triển của kinh tế-xã hội

° Huy động được nguồn vốn đầu tư trong và nước ngoài, gdp phan thuc hiénmục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế:

Hau hết các nước đang ở thời kỳ đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước đều phải gặp một bài toán nan giải là tình trạng thiếu vốn Thông qua những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước các khu công nghiệp có đượcmôi trường đầu tư hấp dẫn Vì vậy nó có kha năng thu hút được nhiều vốn đầu tư

đặc biệt là vốn FDI Khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút FDI.

Theo nghiên cứu của Vụ quản lý các Khu kinh tế-Bộ Kế hoạch dau tư: tại Singapotrong những năm đầu phát triên, các KCN đã thu hút tới hon 35% lượng von FDI,tại Thái Lan con số này lên tới 41% còn tại Việt Nam, trong những năm đầu phát

triển Các khu công nghiệp đã thu hút được 30% số vốn FDI Trong giai đoạn hiện

nay tỉ lệ thu hút von FDI của các KCN vào khoảng 60% Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp phần lớn là các đơn vị có tiềm năng.

Do đó hoạt động có hiệu quả góp phần vào các mục tiêu phát triển của đất nước

Bên cạnh đó là việc góp phần đây mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập: khẩu Trong các KCN hiện nay, các quốc gia tập

trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chiến lược, tận dụng lợi thế tối đa của các địaphương, qua đó tăng lượng hàng xuất khẩu, thay đôi các mặt hàng xuất khâu từ đó

làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

° Đóng góp không nhỏ vào chuyên dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theohướng CNH-HDH, làm tăng xuất khẩu ròng, nâng cao nguồn thu ngoại tệ cho quốc

gia.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 12

Chuyên đề thực tập 8 GVHD: ThS Vii Thi Hoài Thu

Trong khi tập trung vào sản xuất, các KCN đã góp phan tăng cao giá trị sản xuất

khu vực công nghiệp-xây dựng, đồng thời thay đổi cả cơ cấu lao động tại các địa

phương, qua đó làm chuyền dịch cơ cau kinh tế của địa phương theo hướng

CNH-HDH

Các mặt hang san xuất trong các KCN chủ yếu là các mặt hàng xuất khâu, làm thayđổi cán cân xuất nhập khâu, chuyền từ nhập khẩu nhiều sang xuất khâu nhiều hơn

hay tăng xuất khẩu ròng, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

° Các KCN có tác dụng lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của các vùng,các ngành, các lĩnh vực.

KCN góp phan mở rộng thị trường các yếu tô đầu vào, đầu ra tại các vùnglân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triên

Cùng với quá trình phát triển các khu công nghiệp, nhu cầu về nhân lực (cảcông nhân và cán bộ quản lý) ngày càng lớn Đề đáp ứng nhu cầu này, trong quy

hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp trên

địa bàn, các địa phương đều phải đề ra các chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thé về đào tạo nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo trong vùng và lân cận đều phải xây

dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch dao tạo theo định hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Mặt khác, khi nhận thức được cơ hội có việc làm, tự người dân đến tuổi lao động tại các địa phương, các vùng có khu công nghiệp cũng chủ động định hướng cho mình trong việc học nghề Như vậy, việc phát tiên các KCN có tác

động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như

qua trình chuyên dich cơ cau lao động của địa phương nơi khu công nghiệp đóng vacác địa phương lân cận Ngoài ra, thực tế cho thấy, một số tỉnh có nhiều KCN mớithành lập do thiếu lao động tại chỗ nên đã thu hút một lực lượng công nhân đông

đảo từ các tỉnh khác đến; sau một thời gian rất nhiều người trong số này đã trở về

quê hương và trở thành lực lượng nòng cốt của các khu công nghiệp mới thành lập tại quê mình Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, tác động lan tỏa của các KCN cũng rất rõ nét Các khu công nghiệp khu chế xuất là nơi thu hút một tỉ lệ khá lớn các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nhìn chung các doanh nghiệp này, ngoài vốn đầu tu, công nghệ tiến bộ, các mối quan hệ thị trường sẵn có, còn mang đến

Việt Nam những mô hình quản lý tiên tiễn và phong cách làm ăn theo kiểu côngnghiệp Vì vậy, có thể nói các KCN là những trường học thực tiễn góp phần khôngnhỏ vào việc đảo tạo và nhân rộng mô hình, cung cách, tác phong quản lý công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp ở địa phương nơi KCN đóng; là nơi mà các doanh

nghiệp khác của địa phương có thể học tập, tham khảo kinh nghiệm về quản lý,

thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý với đích cuối cùng là nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp mình.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 13

Chuyên đề thực tập 9 GVHD: ThS Vii Thị Hoài Thu

Trong nền kinh tế định hướng thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quan

trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là chất lượngsản phẩm Trong lĩnh vực này, các KCN cũng có tác động lan tỏa rất lớn đến côngnghiệp địa phương Các dự án đầu tư trong KCN đều là những dự án đầu tư mới,phần lớn được trang bị máy móc, thiết bị thế hệ mới, đồng bộ; rất nhiều dự án trong

sô đó có công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao Với thế mạnh về công nghệ,

thiết bị như vậy, cộng với phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp nay sảnxuất ra sản phâm có chất lượng tốt và ôn định Vì vậy, để cạnh tranh có hiệu quả vàtồn tại được trên thị trường, các doanh nghiệp khác sản xuất sản phẩm cùng loại — không chi ở địa phương có khu công nghiệp mà ở moi nơi không còn cách nao khác

là phải áp dụng mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Nói

cách khác, với những ưu thế nhất định của mình, các doanh nghiệp trong KCN đang

tác động tích cực tới yếu tô chất lượng sản phâm của công nghiệp địa phương, gópphần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã

vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.

° Day mạnh mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các ngành nghé khác nhau.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệpđòi hỏi những nguồn cung cấp thường xuyên, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào,điều này tạo ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp trong KCN và các doanh nghiệp kinh doanh khác Việc đáp ứng các nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào với châtlượng cao và thường xuyên sẽ là động lực thúc day các doanh nghiệp ngoài khucông nghiệp Hơn nữa giữa các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng liên quan đến nhau khi ở chung một KCN sẽ tạo ra mối quan hệ khăng khít về sản xuất.

° Khu công nghiệp là cơ hội cho việc tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiệnđại, học hỏi phương thức quản lý mới, nâng cao chât lượng của người lao động.

Các khu công nghiệp khi thành lập đều đặt ra mục tiêu tiếp cận theo hướng

công nghiệp hiện đại Theo các nhà kinh tế phương Tây nhận định: việc thành lậpcác khu công nghiệp còn có ý nghĩa hơn là một sự thay đổi chính sách Bởi sự thayđổi chính sách từ bóp nghẹt sang cởi mở thông thoáng chỉ có ý nghĩa tối da khichuyên từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường Còn sự thực khi nền kinh

tế đã hạn chế bớt đi các trói buộc phong kiến, hành chính thì điều có ý nghĩa hơn là

một lại là một chính sách kỹ thuật và công nghệ kha di đủ hấp dẫn đề thu hút đượccác kỹ thuật và công nghệ mới của nước ngoài vào sự tái thiết nền kinh tế nội địa.Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ, công nhân cho phù hợp với trình độ của máy móc cũng như phương thức kinh doanh

mới Do vậy, trình độ của người lao động sẽ được nâng lên phù hợp với tác phong

lao động công nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 14

Chuyên đề thực tập 10 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

° khu công nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ

thât nghiệp.

Hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế đều gặpphải tình huéng khó xử: nếu theo đuôi mục tiêu chống thất nghiệp thì khó thực hiện

mục tiêu chống lạm phát, đồng thời ước muốn nền sản xuất xã hội đạt hiệu quả cao

bằng cách du nhập các công nghệ tinh vi tức là ít sử dụng lao động sống thì sẽ làmgia tăng nạn thất nghiệp Tuy chưa phải là giải pháp lý tưởng nhưng việc thiết lập

các khu công nghiệp là một cơ hội thích hợp dé giải quyết mâu thuẫn này Theo

ngân hàng thé giới châu A là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất.

° Các KCN kéo theo hệ thống cơ sở hạ tầng liện quan phát triển, có giá trị lâudài, góp phân hiện đại hoá hệ thông cơ sở hạ tâng trên cả nước.

Các KCN là một trong những điểm đột phá của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng trong KCN huy động vôn xây dựngkết cầu hạ tang KCN để kết nối đồng bộ với kết câu hạ tang bên ngoài hàng ràoKCN và vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thứ cấp trongviệc triển khai nhanh các dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệthống kết cấu hạ tầng của địa phương đặc biệt là cơ sở nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực cho chuyên dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả

nước.

1.2 Sự cần thiết của việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái

1.2.1 Sinh thái công nghiệp là gì?

Trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất sạch hơn, người ta tìm ra cách

bảo vệ môi trường toàn diện (một nhóm cơ sở sản xuất, một KCN hoặc một quốc gia) Đó là sinh thái công nghiệp — "khoa học của sự phát triển bền vững" Khái

niệm sinh thái công nghiệp (STCN) thé hién 6 hé sinh thai cong nghiệp — trong đó

chất thải của quá trình sản xuất này là nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.

STCN tập trung vào việc tối đa hóa mức độ sử dụng năng lượng và nguyên

liệu, giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất lên môi

trường tự nhiên và tạo ra sự hòa hợp giữa hệ công nghiệp với thiên nhiên Mục tiêu

của STCN là:

- Bảo vệ sự tôn tại va tinh da của hệ sinh thai tự nhiên;

- Bao dam chat lượng môi trường sông của con người va sinh vật;

- Duy tri tính kinh tế cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh và thương mai và

dịch vụ

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 15

Chuyên đề thực tập 11 GVHD: ThS Vii Thi Hoài Thu

STCN mang lại cho doanh nghiệp ưu thế lớn nhờ tiết kiệm năng lượng và vật

liệu, giảm chi phí xử lý chất thải Hơn nữa, STCN giúp các cơ quan Nhà nướchoạch định chính sách và quy định bảo vệ môi trường cùng với xây dựng tính cạnhtranh trong kinh doanh.Cé thé tóm tắt quá trình hoạt động của hệ STCN như sau:

Hình 1.1 Chu trình hoạt động của hệ STCN

GIA CÔNG CHE BIEN

a NGUYEN VAT LIEU ~~

NGUYEN LIEU,

KHU VUC

NANG LƯỢNG a

— XỬ LÝ CHAT THAI a

Nguồn: KCNST, Nguyễn Cao Lãnh, 2005

Cơ sở sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy cung cap nguyên liệu ôn định cho hệ sinh thái công nghiệp Qua

nhiều quá trình chế biến, ví dụ trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế, các nguyên

liệu thô sẽ được chuyên hóa thành nguyên liệu cân thiết cho sản xuất công nghiệp,

năng lượng và chất thải Những nguyên liệu này tiếp tục được chế biến thành sản

phẩm theo nhu cầu của thị trường Các nhà máy chế biến nguyên liệu cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc tái sinh tái chế (trong chính day chuyén san xuat hién taicủa nha may hoặc ở những nhà may khác) Sản phẩm, phế phâm, sản phẩm phụ

sẽ được chuyên đến người tiêu dùng Trong tat cả các trường hợp, sản phẩm sau khi

sử dụng sẽ được thải bỏ hoặc tái chế Cuối cùng, nhà máy xử lý chất thải sẽ thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chât thải.

Trao đổi chất trong sinh thái công nghiệp

Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyên hóa của dòng vật chất

và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ

công nghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ Trao đổi chất công nghiệp

cung cap cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyên hóa hệ thống sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững Đây là cơ sở cho việc

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 16

Chuyên đề thực tập 12 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tácđộng của chúng đên môi trường

Quá trình trao đổi chất có từ khi xuất hiện khoa học sinh học Khái niệm này

được sử dụng dé mô tả các quá trình chuyên hóa trong cơ thé sinh vật sống Trao

đổi chất sinh học được sử dụng dé mô tả các quá trình hóa sinh xảy ra luân phiêntrong các phân tử sinh học Sự giống nhay giữa quá trình trao đổi chất sinh học và trao déi chat công nghiệp là “các quá trình trao đổi chất có thé được chia thành 2 nhóm chính Quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa Cũng như thế, một hệ STCNtổng hợp vật chất, hay thực hiện quá trình đồng hóa, và phân hủy vật chất, tức làthực hiện quá trình, tương tự như quá trình dị hóa sinh học” Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở tế bào, ở các cơ quan riêng biệt cũng như trong toàn

bộ cơ thé sinh vật Tương tự như vậy, quá trình trao đổi chất công nghiệp, cũng cóthể xảy ra trong từng cơ sở sản xuất riêng biệt, trong từng ngành công nghiệp và ởmức toàn câu Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa một sinh vật sống và một cơ

sở sản xuất Điểm cốt yếu là phải xác định rõ phạm vi mà dòng vật chất và năng

lượng tham gia vào quá trình chuyền hóa

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa sinh vật sống va cơ sé sản xuất

Sinh vật sông Cơ sở sản xuât

Sinh vật có khả năng tái sản sinh | Cơ sở sản xuât chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch

ra chúng vụ phục vụ.

Cơ sở sản xuất có thê thay đổi mặt hàng sản

Sinh vật có tính đặc trưng và xuất cũng như dich vụ thương mại từ dạngkhông thể thay đổi đặc tính của |này sang dạng khác Một cơ sở sản xuấtchúng trừ khi trải qua quá trình |chuyển hóa nguyên liệu, bao gồm cả nhiên

tiến hóa lâu dài liệu và năng lượng, thành sản phẩm, phế

phẩm và chất thải.

Trao đổi chất sinh học là quá trình tự điều chỉnh Đối với từng sinh vật, quá trìnhnày được thực hiện bởi những cơ chế sinh học chung Ở mức hệ sinh thái, quá trìnhnày xảy ra thông qua sự dau tranh sinh tồn giữa các sinh vật Một hệ sinh thái côngnghiệp cũng là một hệ tự điều chỉnh Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ chế chínhcủa quá trình là hệ kinh tế được vận hành theo quy luật cung — câu” Một cách tổngquát, những điểm giống và khác nhau giữa quá trình trao đối chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.2

Bảng 1.2 Đặc điểm quá trình trao đỗi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công

nghiệp hiện tại

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 17

Chuyên đề thực tập 13 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghiệp hiện tại

Đơn vị cơ bản |Sinh vật Nhà máy

Chủ yếu là biến đổi theo một

Dòng vật chất |Hệ khép kín a

8 Vệ P chiêu

Tái sử dung |Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp

Có khuynh hướng, cô đặc, Hầu như được sử dụng một cáchchăng han CO» trong không |phung phí để chế tạo ra vật liệuVật liệu khí được chuyên hóa thành |khác, vật liệu bị pha loãng quá

sinh khối qua quá trình quang |mức có thể tái sử dụng, nhưng lại

hợp bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm.

Sản xuất ra sản phẩm, và cung

Một trong những chức năng |cấp dịch vụ là mục dich chủ yếu

chính của sinh vật là sự tự sinh |của hệ công nghiệp nhưng tái sản

sản xuất không phải là bản chất của

Quá trình tái

tạo

hệ công nghiệp.

Nguồn: Khu công nghiệp sinh thái, Nguyễn Cao Lãnh,2005

Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi

ba nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy Nhóm sản xuất có thê là cây trồng

và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn nhờ quá trình quang hợp

hoặc chuyển hóa sinh hóa Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là động vật ăn cỏ hoặc

động vật khác dé cung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thé chúng Nhóm

phân hủy có thê là nắm và vi khuẩn

Trong các hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng và

những sản phẩm khác Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con

người (thị trường) và động vật Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và táiSVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 18

Chuyên đề thực tập 14 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

chế chất thải Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thểdựa vào nhóm phân hủy để tái sinh hoàn toàn vật liệu đã sử dụng trong quá trìnhsản xuất Hiện tại, hệ công nghiệp van thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả Đó

là lý do tại sao những vật liệu không mong muốn (cả chất thải và phế phâm) được

thải ra môi trường xung quanh Xét theo khía cạnh này hệ công nghiệp là một hệ

thống không, hoặc ít khép kín Để đạt tiêu chuẩn của, hệ sinh thái công nghiệp, cácsản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế

e Dòng vật chất và năng lượng

Theo Lowenthal and Kastenberg, dòng vật chất và năng lượng là hai yếu tố quantrọng trong quá trình trao đổi chất công nghiệp Trong hệ công nghiệp hiện tại, cóhai hình thức sử dụng nguyên vật liệu Dạng thứ nhất gọi là hệ trao đổi chất mộtchiều Trong hệ thống này không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệthống và sản phẩm tạo thành(Hình 1.2) Dang thứ hai có đặc tính tái sử dụng tối dadòng vật chất trong chu trình sản xuất nhưng vẫn cần cung cấp nguyên vật liệu vàvẫn tạo ra chất thải cần thải bỏ (Hình 1.3)

Hình 1.2 Hình thức thứ nhất của hệ công nghiệp

Nhiệt

1Ý ` xa

Nguồn (Lowenthal and Kastenberg, 1998)

Hình 1.3 Hình thức thứ hai của hệ công nghiệp

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 19

Chuyên đề thực tập 15 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

Nhiét ae

Nguồn (Lowenthal and Kastenberg, 1998)

Hệ thống thích hợp nhất là mô hình cải tiễn, tạo dòng vật chất khép kín trong hệcông nghiệp nhằm dat hiệu qua sản xuất cao nhất Điều này có thé đạt được bằng các phương thức trao đổi, tái sinh, tái chế nguyên vật liệu, năng lượng giữa các cơ

sở sản xuất khác nhau trong hệ sinh thái công nghiệp

1.2.2 Khái niệm khu công nghiệp sinh thái

Trên cơ sở STCN, Hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoulos đề xuấtkhái niệm KCNST vào cuối những năm 80 của thé kỷ 20 KCNST hình thành trên

cơ sở STCN, sản xuất sạch hơn, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiếtkiệm năng lượng và hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Tiếp thu, áp dụng cho tình hình thực tế, ở Việt Nam chúng ta đã bổ sunghoàn thiện khái niệm KCNST như sau: “Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng

đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết, trên cùng một

lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng

cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các van đề về môi trường và nguôn tàinguyên”.

KCNST được hình thành với mục đích cụ thể :

- Phat trién KCNST theo quy luật, của hệ sinh thái tự nhiên

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 20

Chuyên đề thực tập 16 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

- Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp trong và ngoài KCNST

: Hoà nhập với cộng đồng địa phương

1.2.3 Lợi ích của việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái

So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCNtruyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránhkhỏi Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên

tac: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và

vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội đồng thời đạtđược hiệu quả môi trường là không phủ nhận Có thể khái quát qua bảng so sánh

sau:

Bang 1.3 So sánh KCN truyền thống và KCNST

Tiéu chi KCN truyền thống KCNST

Don vị cơ | Nhà máy Nhà máy

bản

Dòng vật | Thường chỉ biến đổi theo 1 chiều | Hệ khép kín

chât

Tái sử dụng Thường rất thấp Hâu như hoàn toàn

Vật liệu Hầu như bị sử dụng phung phí,

kém hiệu quả BỊ pha loãng hoặclẫn tạp chất gây khó khăn choquá trình tái tạo(nếu cần)

Sử dụng tiết kiệm, tận dụng triệt

để nguyên vật liệu thải của nhàmáy này trở thành nguyên vậtliệu đầu vào cho nhà máy khác

Quá trình tái

tạo

Sản xuất cung ứng hàng hóa dịch

vụ là chức năng cơ bản và thiết

yếu, còn tái sản xuat, va tai tao

sản phẩm không năm trongnhiệm vụ của KCN

Có nhà máy chuyên biệt thực hiện công việc thu gom rác thải

va tai tao

San pham San pham kém kha nang canh | Nang cao thuong hiéu san pham,

tranh hon dán nhãn sinh thái cho sản pham

Nguồn: Khu công nghiệp sinh thái, Nguyễn Cao Lãnh, 2005

se Đối với kinh té

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 21

Chuyên đề thực tập 17 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

= Giảm chi phi, tăng hiệu qua SX bang cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dung

nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải.Điều này làm tăngtính cạnh tranh của sản phẩm

- Đạt hiệu qua kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ, chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi

trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị, bat động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST.

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực:

tăng giá trị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm v.v

- Tao điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ, địa phương,

làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển

- Thúc đây quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học,tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới.

Tóm lại, KCNST có thé mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trong thời điểm mà các KCN truyền thống không đáp ứng được nhu cau phát triển trong công nghiệp thời đại mới.

° Đôi với xã hội

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lâncận Thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài Tạo việc làm mới trong

các lĩnh vực công nghiệp, và dịch vụ.

- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng, của địa phương về: đào

tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thốngHTKT

- Tao một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch va hấp dẫn cho toàn khu

vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cé hữu của cộng đồng đối với SXCN

lâu nay.

- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các co quan nha nước trong việc thiết lập

các chính sách, luật lệ về môi trường, và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững.

° Đối với môi trường

- Giam cac nguồn gây 6 nhiễm cho môi trường, giảm lượng chat thai cũng nhưgiảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXSH, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái Trong suốt quá trình hình thành phát triểnKCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống CSHT, lựa

chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý, đều phù hợp với các điều kiện

thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực nền móng.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 22

Chuyên đề thực tập 18 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

- mục tiêu môi trường là hang đầu, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và

quan lý riêng dé không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT

- Môi trường lành mạnh hon, mở ra các cơ hội kinh doanh và việc làm, giảmbớt xung đột giữa kinh tế và môi trường

- Giảm tác động môi trường và biến đồi khí hậu(cắt giảm phát thai CO2/SO2

và xả nước thải)

- Giảm 6 nhiễm tại khu vực nói riêng và trên toàn cầu nói chung

1.3 Các nguyên tắc của khu công nghiệp sinh thái

° Phát triển KCNST trên cơ sở của hệ sinh thái tự nhiên:

- Tao sự cân bằng sinh thái trong suốt quá trình hình thành đến phát triển, củaKCN (lựa chon địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống CSHT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý, )

- Moi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ,

hợp nhất trên phương diện BVMT và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.

° Thiết lập hệ STCN trong và ngoài KCNST

- Tao chu trình san xuât tuân hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài.

- Giảm thiêu và tái sử dung sử dung các nguôn: năng lượng, nước Tan dụng

các nguôn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuât Sử dụng rộng rãi các nguôn năng lượng tai sinh: mặt trời, sức gid, sức nước v.V

- Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh Hạn chế sử

dụng các chất gây độc hại

- Giảm thiểu lượng phát thai, đặc biệt là các chất thai độc hai.

- Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường Tái sử dụng tối đa các chất thải.

° Thiết lập “cộng đông” doanh nghiệp trong KCNST:

- Hop tac mat thiét va toan dién giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũngnhư với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chungnhư: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các

dịch vụ hỗ trợ khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch va đổi mới công nghệ than

thiện với môi trường.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 23

Chuyên đề thực tập 19 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

- Khuyến khích các doanh nghiệp va cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát

triên môi trường sinh thái trong và ngoài KCN

1.4 Cac tiêu chi áp dụng để xây dựng khu công nghiệp sinh thái

1.4.1 Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và cảnh quan

- Long ghép van đề quy hoạch khu công nghiệp, với quy hoạch môi trường

- Su tuong thich vé quy mô các nhà may: phải có quy mô sao cho có thé thực hiện trao đôi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được

chi phí vận chuyền, chi phí giao dịch, tăng chất lượng của vật liệu trao đôi.

- Tường ngăn giữa các doanh nghiệp sẽ là những bức tường cây xanh thay vì

xây bằng gạch, bê tông chủ đầu tư cam kết xây dựng hạ tầng KCN phù hợp với địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực.

- Phải có khu vực phat triển hỗn hợp (công nghiệp thương mại, nhà ở)

- Có mạng lưới hay một nhóm các DN sử dung các phế phẩm, phụ phâm của

nhau

- Xây đựng được một hệ thống thông tin liên lạc giữa bộ phần quản lý KCNvới các nhà máy, xí nghiệp thành viên và giữa các nhà máy, xí nghiệp trong nội bộ KCN.

1.4.2 Nguồn năng lượng, nguyên vật liệu sử dụng trong khu công nghiệp

- Phải áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong tat cả các nhà máy.

- Yêu câu có nha máy su dung năng lượng tái sinh: như năng lượng mặt trời, năng lượng gió

14.3 Hệ thong xử lý nưóc thải, khí thải và thu gom chất thải

- Trong KCN có tram xử lý nước thai tập trung xử lý triệt dé các nguồn chất thải trong KCN, hỗ trợ xử lý chất thải cho dân cư vùng đệm, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường

: Bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý 100% nước thải, khí thải, chất thải rắn

và chất thải nguy hại trước khi thải ra môi công nghiệp sinh thái

- Liên kết các DN trong KCN với các DN ngoài KCN trong việc sản xuất vàtiêu thụ các phế phẩm thông qua mạng lưới các công ty tái chế và tái sử dung

1.4.4 Hệ thong giao thông và cấp thoát nước

- Hệ thống giao thông trong nội bộ KCN phải giảm khoảng cách (vật lý) giữa

các nhà máy đến mức tối thiểu nhất có thể hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong

quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyền và chi phí vận hành đồng thời dé dang

hơn trong việc truyền đạt.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 24

Chuyên đề thực tập 20 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

- Hệ thống cấp thoát nước chung cho toàn KCN điều phối riêng cho từng nhàmáy, Thiết kế hệ thống cấp thoát nước dé bảo vệ các nguồn nước và giảm ô nhiễm

theo các nguyên tắc tương tự như đối với năng lượng và nguyên vật liệu

1.4.5 Hệ thống thảm xanh

Tỷ lệ thảm xanh dành cho toàn KCNST là từ 15% đến 35%, theo quy địnhriêng của chủ dau tư, môi nha máy cũng chỉ được phép xây dựng 70% diện tích,

30% diện tích còn lại được dùng đê trông cây xanh

1.4.6 Hệ thống cơ quan quản lý và giám sát

- Có phòng chuyên trách về môi trường trong KCN, Phải hoàn thiện các văn

bản quy phạm pháp luật và hệ thông quản lý va bảo vệ môi trường ở KCN

- Ap dụng tiêu chuẩn ISO 14000 cho tat cả các doanh nghiệp

1.5 Kinh nghiệm của Quốc tế và Việt Nam về việc xây dựng các khu công

nghiệp sinh thái

1.5.1 Kinh nghiệm Quốc tế

1.Khu công nghiệp Kalundborg_Dan Mach

Thanh phan chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà May Điện Asnaescông suât 1.500 MW

Nền tảng thứ 2 của khu công nghiệp sinh thái này khi mới thành lập bao gồm 5doanh nghiệp liên kê nhau :

- Nha máy Novo Nordisk, chuyên sản xuất enzym va các san phẩmduoc

- Nha máy nhiệt điện chạy than Asnas Power station

- Nha máy sản xuất tam (panneaux) thạch cao Gyproc

: Nhà máy lọc dầu Statoil

- Xi nghiép khtr 6 nhiém dat Bioteknisk Jordrens

Bang cách sử dung năng lượng thất thoát sẵn có này vào những mục đích khác,

Nha Máy Điện Asnaes đã sử dụng 90% năng lượng có từ than 225.000 tan hoi sinh

ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu vực, nhờ đó giảm

được nhu cầu cung cấp nhiên liệu tính tương ứng với 19.000 tấn dầu/năm NhàMáy Điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa Đề vận hành các trang trại nuôi cá

Bun từ các bé nuôi cá được thu hôi và bán làm phân bón 14.000 tan hơi/năm cung

cấp cho Nhà Máy Lọc Dầu Statoil đã giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp choSVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 25

Chuyên đề thực tập 21 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

các bể và đường ống 215.000 tan hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Sản Xuất DượcPhẩm Và Enzyme Novo Nordisk Các sản phẩm phụ sẽ thu hồi và tái sử dụng kháhữu hiệu 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/năm từ hệ thống hấp thu khí SO2 của Nhà Máy Điện Asnaes được thu hồi và cung cap cho Gyproc - một công ty sản xuất ván lát tường Hàng năm, nha máy Điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ

sinh ra từ quá trình, đốt than làm vật liệu xây dựng và làm đường Ethane và

Methane sinh ra từ Nhà Máy Loc Dau Statoil là nhiên liệu cho lò say của Công Ty

Gyproc và các lò hơi cua Nhà Máy Điện Asnaes Công Ty Gyproc tiêu thụ 900 kg

methane và ethane/giờ và Nhà Máy Điện Asnaes có thé giảm được 30.000 tan thancần sử dụng hàng năm Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu huỳnh của Nhà Máy LọcDau Statoil được dùng dé sản xuất acid sulphuric Bin giàu chất dinh đưỡng từ Nha

Máy Novo Nordisk được tái sử dụng làm phân bón cho các nông trường xung

quanh.

Thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Đan Mạch từ những năm 1970 đến năm

2003 cho thay mang lại những lợi ích thiệt thực như sau (Côté va Hall, 1995;

Cohen-Rosenthal và McGalliard, 2003)

Bảng 1.4 Những lợi ích từ KCNST Kalundborg

Giảm tiêu thụ nguyên- | Giảm lượng khí thải phát | Tái chế chat thai(tan)

nhiên liệu sinh(tan)

Dau mo: 19.000 | Khí COz: 170.000 Tro bay: 13.500

tân/năm

Than: 30.000 tan/nam | Khí SO2: 30.000 Lưu huỳnh: 4.500

Nước: 600.000 m3/năm Thạch cao: 85.000

Nito: 1.440

Nguồn: tong hợp các KCNST trên thé giới

2 KCNST Riverside (Burlington), Vermont, Hoa Kỳ

KCNST Riverside, diện tích 40ha (không kể khu vực các nông trai) là một KCNST

nông nghiệp hỗn hợp đa chức năng, bao gồm các khu vực cây xanh, vui chơi giải trí

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 26

Chuyên đề thực tập 22 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

công cộng của địa phương và vùng dam lay KCNST này áp dụng các nguyên tắccủa STHCN đê thiệt lập một mô hình phát triên bên vững khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch.

Thành phần cơ bản trong KCNST Riverside Là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, tram, xử lý nước thải dạng Living Machine, nhà máy compost hóa và các nôngtrại, ao thủy sản, nhà kính Các thành phần này hoạt động theo một chu trình khépkín đầu vào, đầu ra kết hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất xi măng, nhàmáy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng

Hình 1.4: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liêu, BP và chất thải trong

Nuốc

Chất thải hữu cũ

địa phương

(Nguồn: tổng hợp các KCNST trên thé giới)

° Đề đạt được một sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tốt nhấtmôi trường khu vực, các nhà phát triên KCNST này đã đê ra sáu nguyên tac co bản

sau:

- Khuyén khich phat trién nén kinh té tu cung tu cap dia phuong va tan dung

tối da các nguồn lực địa phương

- Cân băng các lợi ích kinh tê và anh hưởng cua sự phat trién.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 27

Chuyên đề thực tập 23 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

- Thúc day va sử dung hiệu qua các nguồn tài chính

- Bảo vệ va bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt làngành nông nghiệp truyền thống

- Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương

- Hop tác với các tô chức phi loi nhuận Dé thúc đây các hoạt động hang hóa

và dịch vụ cần thiết

Kinh tê Riverside là một ví dụ điên hình vê phát triên kinh tê dựa trên cơ sở nên công nghiệp sinh thái nhăm đạt được các mục tiêu vê môi trường và cộng đông 1.5.2 Kinh nghiệm Việt Nam

1.KCN Nam Cau Kién của Công ty cô phan công nghiệp tàu thủy (Shinec)

Để hướng khu vực chung quanh vào vùng ảnh hưởng của mình một cáchhiệu quả, Shinec đưa ra định hướng cách làm Đó là: Quy hoạch, xây dựng quỹ đất

ồn định đi kèm với định chế tài chính dé bảo đảm phát triển sản xuất và chế biếntheo hướng sản xuất hàng hóa lớn Các loại nông sản Áp dụng khoa học kỹ thuật và

hệ thống phan phối tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế thị trường cho nông dân quanhvùng KCN Đề thực hiện được yêu cầu này, các cấp ngành cần vào cuộc và cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp tập quán địa phương Để các gia đình nôngthôn có mức thu nhập băng lao động tại chỗ, ít nhất là sáu triệu đồng/tháng trên diệntích sau khi bị thu hồi còn 720 m2 Theo đó, sẽ xây dựng chuỗi gia trại theo mô

hình kinh tế vườn được hỗ trợ bởi một hệ thống phân phối hoàn thiện và thị trường

tiêu thụ lớn về thực phẩm xung quanh đó được biến thành vệ tinh cua dự án KCN

và phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ cho chính nhu cầu của KCN, thì quyềnlợi của người nông dân sẽ găn chặt với quyền lợi của DN, bao gồm cả quyền lợi của

DN đầu tư KCN, của DN thuê hạ tầng KN và DN hoạt động dịch vụ trong KCN

Đến thời điểm này, Shinec thực hiện thí điểm tại 30 hộ dân của bốn xã KiênBái, Lam Động, Hoàng Động, Thiên Hương (Hải Phòng) thuộc Dự án KCN Nam Cau Kién (Vinashin - Shinec), mở ra hướng làm ăn cho bà con nông dân Trong việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt ngay trên mảnh đất của gia đình, giải quyêttại chỗ số lao động của địa phương Ở các địa phương này, Shinec vừa tô chức đàotạo nghề cho 400 thanh niên trong độ tuổi lao động dé đón đầu các dự án khi đi vào hoạt động, vừa tạo thu nhập cho gia đình nông dân có đất bị thu hồi mà các thành

viên không có đủ điều kiện, trình độ chuyên sang làm công nhân Trên phần diện

tích đất nông nghiệp còn lại, sau khi được tập huấn kỹ nang sản xuất mới, các hộ gia đình sẽ kết hợp chặt chẽ với các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi,

theo mô hình VAC, với kỹ thuật, công nghệ sạch Như vậy, mô hình nay không đòi

hỏi đầu tư lớn, song lại cho hiệu quả do được thâm canh và không gây ô nhiễm môi

trường Sản phẩm do nông dân làm ra được KCN tiêu thụ ôn định thông qua mạng

lưới thu mua, chế biến và phân phối.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Trang 28

Chuyên đề thực tập 24 GVHD: ThS Vũ Thị Hoài Thu

Cách làm này có ưu điểm là người nông dân không có khả năng đào tạo

chuyền đôi nghề vẫn có việc làm tại vùng đệm các KCN, tận dụng diện tích đất còn

lại chung quanh KCN Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết xây dựng hạ tầng KCN phùhợp địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực; xử lýtriệt dé các nguồn chất thải trong KCN, hỗ trợ xử lý chat thai cho dân cư vùng đệm,

tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường Như vậy, KCN được định hướng

dé xay dung tro thanh trung tam kinh tế, văn hóa, xã hội của ca vùng Đề bảo vệmôi trường, chủ đầu tư KCN hình thành các doanh nghiệp (DN) chuyên trách bảođảm công tác môi trường trong KCN; ràng buộc, giám sát các nhà đầu tư bằngnhững hợp đồng kinh doanh với điều khoản cụ thể dé bao đảm môi trường tại KCNtốt, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14.001 Hiện tại KCN Nam Cầu Kién đã

thành lập công ty chuyên xử lý nước thải, thu dọn công nghiệp Vành đai rộng 40 m

chạy suốt chiều dài 24 km ranh giới và đường trục chính trong KCN được trồng câyxanh Trên diện tích 9,6 ha đất của vành đai này thành lập một DN trong cây, có su

tham gia góp vốn, làm việc trực tiếp của những cư dân bản địa và hỗ trợ kỹ thuật

của KCN

2.KCN Bourbon An Hòa-Tây Ninh

Bourbon An Hòa được coi là Itrong 2 KCN đầu tiên ở Việt Nam xây dựngtheo mô hình KCNST Đây là khu công nghiệp có quy mô khá lớn, lên tới 1.020 ha,

có thể tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp, song có lẽ vì muốn tạo ấn tượng “xanh”,chủ đầu tư dự án (Liên doanh Công ty Bourbon Tây Ninh, Công ty cô phần LongHậu và Công ty cô phần Việt Âu) đã đặt tên là “Vườn công nghiệp” Nằm trên địabàn xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, bên trục đường Xuyên Á nối

TPHCM với cửa khâu quốc tế Mộc Bai đi Campuchia, Bourbon An Hòa có vị trí

địa lý khá thuận lợi giúp các nhà đầu tu dé dàng kết nôi với các vùng nguyên liệu vàthị trường tiềm năng trong nước cũng như các quốc gia lân cận trong khu vực Đồngthời, nhờ nằm cạnh dòng sông Vàm Cỏ Đông, KCN này còn có lợi thé vận chuyển

bằng đường thủy đến cảng Sài Gòn, cảng Bourbon - Bến Lức.

Chủ đầu tư cam kết không xây dựng hạ tầng xung quanh KCN cũng nhưkhông cho doanh nghiệp thuê đất ven KCN dé kiểm soát chặt chẽ việc các doanhnghiệp lắp đặt đường ống xả thải ra thăng môi trường; đồng thời giữ lại hệ thốngcây xanh tự nhiên hiệu hữu và nỗ lực tối đa dé bảo tồn các hệ sinh thái xung quanh KCN Các nhà máy trong vườn công nghiệp sẽ cộng tác với nhau trên cơ sở phốihợp, trao đối các loại sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tạinhà máy này với các nhà máy khác, theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.Ngoài ra, để tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong khu vực, chủ đầu

tư đã có sáng kiến mời người dân đóng góp 15% vốn vào tông vốn đầu tư 4.000 tỷđồng của dự án

SVTH: Nguyễn Thanh Tuấn Lép: Kinh tế Quản lý Môi Trường K51

Ngày đăng: 27/01/2025, 01:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch tông thé KCN Dinh Tram, báo cáo tổng hợp các KCN sinh thái trên thế giớihttp://www.bacgiang-iza.gov.vn Công thông tin Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Link
1. Nguyễn Cao Lãnh , 2005. Khu công nghiệp sinh thái. NXB Khoa học &amp; kỹ thuậtHà Nội, 2005 Khác
2. Tổng cục môi trường. Báo cáo quốc gia về môi trường 2010 : Môi trường công nghiệp Khác
3. Vụ quan lý các khu kinh tế, Báo cáo năng lực sản xuất các KCN trong thời kỳ đôi mới; Phương hướng phát triển các KCN trong tương lai Khác
4. Sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Giang, Báo cáo Kinh tế xã hội Bắc Giang qua các năm2006-2012 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN