Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành mạn tính (BĐMVM) chiếm 70-90% trong nhóm bệnh động mạch vành, thường gặp ở người cao tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường. Tại bệnh viện Bãi Cháy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh này đã cải thiện nhờ trang bị thêm thiết bị từ năm 2019 nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ. Mục tiêu: Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị BĐMVM. Mục tiêu cụ thể: Chuẩn hóa quy trình, đảm bảo 100% bác sĩ thực hiện đúng. Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán BĐMVM (ICD-I25). Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 9/2020. Thiết kế: Nghiên cứu dọc, thu thập số liệu qua bảng kiểm. Kết quả: Tỷ lệ bác sĩ thực hiện đúng quy trình tăng từ 18.2% lên 100%. Sử dụng các cận lâm sàng thường quy tăng đáng kể (Điện tim, X-quang, siêu âm tim đạt 100%). Số ngày điều trị ≤ 5 ngày đạt 89.7%, trong khi điều trị kéo dài giảm đáng kể. Thảo luận: Thành công nhờ thống nhất quy trình, tăng cường đào tạo và cải thiện nhận thức của bác sĩ. Khó khăn chủ yếu là hạn chế về trang thiết bị và khả năng hợp tác của bệnh nhân lớn tuổi. Đề xuất: Tiếp tục triển khai gián quy trình vào hồ sơ bệnh án. Tăng cường truyền thông để bệnh nhân phối hợp tốt hơn. Kết luận: Đã chuẩn hóa và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị BĐMVM, rút ngắn thời gian điều trị phù hợp với phác đồ.
Trang 1SỞ Y TẾ QUẢNG NINH
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
Đề Án
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH TẠI KHOA TIM
MẠCH BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020
Chủ nhiệm: Vương Văn Phương Thư ký: Trần Văn Quý
Quảng Ninh, năm 2020
Trang 22
MỤC LỤC
Contents
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
1 Mục tiêu chung 7
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại khoa tim mạch, bệnh viện bãi cháy năm 2020 7
2 Mục tiêu cụ thể 7
Chương 1: TỔNG QUAN 8
1.1 Cơ sở thực tiễn 13
1.1.1 Thực trạng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại Việt Nam 13
1.1.2 Thực trạng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn tại bệnh viện Bãi Cháy 13
1.1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 14
1.2 Cơ sở pháp lý 14
Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
2.1 Phương pháp nghiên cứu 15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 15
2.1.4 Cỡ mẫu 15
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 16
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 16
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 16
2.2 Phân tích nguyên nhân 17
2.3 Lựa chọn giải pháp 17
2.4 Kế hoạch can thiệp 19
2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 19
2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 20
2.5.1 Thời gian đánh giá 20
2.5.2 Phương pháp đánh giá 20
Chương 3 21
DỰ KIẾN KẾT QUẢ 21
3.1 Thực hiện đúng, đủ quy trình chẩn đoán BĐMV mạn 25
3.2 Số ngày bình quân điều trị Bệnh ĐMV mạn 27
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 28
4.1 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án 29
4.2 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án 29
4.3 Khả năng ứng dụng của đề án 29
4.4 Đề xuất 29
Trang 33
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện quy CĐ&ĐT BĐMV mạn 25 Bảng 3.2 Số ngày bình quân điều trị Bệnh ĐMV mạn 27
Trang 44
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các CLS được sử dụng đúng trong chẩn đoán 23Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ thực hiện đúng phác đồ điều trị BĐMV mạn 22Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ Hồ sơ được gián quy trình 17
Trang 66
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành (BĐMV) là bệnh lý thường gặp thấy ở các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa tim mạch, trong đó hội chứng động mạch vành cấp chỉ chiếm khoảng 10-30% còn lại là bệnh động mạch vành mạn (BĐMVM) chiếm 70-90% Bệnh động mạch vành mạn tiềm ẩn nằm trong nhiều bệnh lý nội khoa như : Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Rối loạn chuyển hóa lipid, người cao tuổi… Việc thực hiện đúng quy trình chẩn đoán và điều trị giúp người bệnh sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian nằm viện cũng như làm giảm được các chi phí ngày giường, chi phí ăn uống do nằm viện kéo dài, người nhà phục vụ…
Tại khoa Tim mạch bệnh viện Bãi cháy đã tiến hành điều trị bệnh động mạch vành từ năm 2015, tuy mới đầu số lượng còn lẻ tẻ, các phượng tiện chẩn đoán còn chưa đồng bộ, nhưng từ năm 2019 khoa bệnh viện đã được trang bị nhiều thiết bị hơn như: Máy điện tâm đồ gắng sức (ĐTĐGS), máy chụp mạch đa dãy (MSCT), máy chụp mạch số hóa, xóa nền (DSA), các xét nghiệm men tim như; TroponinT, ProBNP
Trong nước và trên thế giới cũng đã đưa ra các quy trình tiếp cận chẩn đoán cũng như điều trị đầy đủ nhưng để áp dụng cho mỗi Bệnh viện ở mỗi tỉnh thành trong cả nước thì chưa đồng bộ do điều kiện trang bị máy móc tại một số cơ sở có khác nhau
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại khoa Tim mạch, bệnh viện Bãi Cháy năm 2020” để phù hợp với với hoàn cảnh các phương tiện được trang bị tại bệnh viện cũng như thực hiện đồng bộ giữa các bác sĩ điều trị và cũng thuận lợi
đề người bệnh được theo dõi diễn biến trong quá trình nằm tại khoa Tim mạch
Trang 88
Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về bệnh động mạch vành mạn
- Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCB) hoặc Suy vành Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thường có trong hai tình trạng của bệnh tim thiếu máu cục bộ, đó là: đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định
- Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên bất ổn
của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi gắng sức,
đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates Đau thắt ngực ổn định thường liên quan
đến sự ổn định của mảng xơ vữa
- Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bất ổn về lâm sàng, cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, xảy ra cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và cơn đau ít đáp ứng với các Nitrates Cơn đau này thường liên quan đến tình trạng bất ổn của mảng
xơ vữa động mạch vành
Cơn đau thắt ngực điển hình:
- Vị trí: Thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5
- Hoàn cảnh xuất hiện: Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể
xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế, hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh
- Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo: Hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá Một số bệnh nhân có khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi
- Thời gian cơn đau: Thường khoảng vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 30 phút Những cơn đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau do gắng sức
Trang 99 Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim
Phân độ theo CCS
Sinh lý tưới máu tuần hoàn vành
Tuần hoàn vành diễn ra trên một khối cơ rỗng co bóp nhịp nhàng nên tưới máu của tuần hoàn vành cũng thay đổi nhịp nhàng Tưới máu cho tâm thất trái chỉ thực hiện được trong thì tâm trương, còn tâm thất phải được tưới máu đều hơn, tuy vậy trong thì tâm thu cũng bị hạn chế
Có rất ít hệ thống nối thông giữa các ĐMV, vì vậy nếu một ĐMV nào bị tắc thì sự tưới máu cho vùng cơ tim đó sẽ bị ngừng trệ, và nếu tắc nghẽn kéo dài sẽ gây hoại tử cơ tim Có sự khác biệt về tưới máu cho cơ tim ở lớp dưới nội tâm mạc
và lớp dưới thượng tâm mạc Trong thì tâm thu, cơ tim co làm tăng áp xuất riêng phần trong cơ tim Có một bậc thang áp xuất tăng dần từ ngoài vào trong, và mạnh nhất ở lớp dưới nội tâm mạc, vì vậy trong thì tâm thu dòng máu đến lớp dưới nội tâm mạc rất ít so với lớp dưới thượng tâm mạc
Bình thường lưu lượng máu qua ĐMV khoảng 60-80 ml/ph/100 gam cơ tim (250 ml/phút), chiếm 4,6% lưu lượng tuần hoàn của toàn cơ thể Dự trữ oxy của cơ tim hầu như không có Chuyển hoá của cơ tim chủ yếu là ái khí, nên khi có tăng nhu cầu oxy cơ tim thì phải đáp ứng bằng cách tăng cung lượng vành
Cơ chế sinh bệnh trong bệnh lý động mạch vành
I Những hoạt động thể lực bình
thường không gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh
II Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình
thường
Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao >1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà
III Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực
thông thường
Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác
IV Các hoạt động thể lực bình thường
đều gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ
Trang 10ra thiếu máu cục bộ cơ tim
- Xét nghiệm máu Một số enzyme từ trong tim bị rỉ vào máu nếu cơ tim đã bị
hư hỏng Để giúp chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim, bác sĩ có thể lấy mẫu máu để kiểm tra các enzym này
- Siêu âm tim Thủ tục này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của tim Trong siêu âm tim, các sóng âm được hướng vào trái tim từ một máy biến năng, một thiết
bị giống như cây đũa vào ngực Các sóng âm thoát ra khỏi tim và được phản xạ trở lại qua thành ngực Xử lý điện tử cung cấp hình ảnh video của tim Siêu âm tim có thể giúp xác định diện tích tim đã bị hư hỏng và không bơm bình thường
Chiếu hạt nhân Kiểm tra này giúp xác định các vấn đề lưu lượng máu đến tim Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào mạch máu Máy ảnh đặc biệt có thể phát hiện các chất phóng xạ khi nó chảy qua tim và phổi Các khu vực cơ tim giảm
Trang 1111 lưu lượng máu, thông qua dòng chất phóng xạ ít hơn xuất hiện như là những điểm tối khi chiếu
- Chụp động mạch vành Chụp động mạch vành sử dụng hình ảnh X quang để kiểm tra bên trong các mạch máu của tim Trong quá trình chụp động mạch vành, một loại thuốc nhuộm nhìn thấy được bằng máy X quang được tiêm vào mạch máu của tim Máy X quang nhanh chóng có một loạt các hình ảnh (angiograms), cung cấp cái nhìn chi tiết bên trong mạch máu
- CT tim Chụp CT có thể xác định xem có vôi hóa động mạch vành, dấu hiệu của xơ vữa động mạch vành Các động mạch tim cũng có thể được xem bằng cách
sử dụng chức năng quét CT (CT chụp động mạch vành)
- Thử nghiệm gắng sức (ĐTĐ GS) Thử nghiệm này thường liên quan đến đi
bộ trên máy chạy bộ hay đạp xe đạp, trong khi nhịp tim, huyết áp và thở được theo dõi Bởi vì gắng sức làm cho tim bơm mạnh hơn và nhanh hơn trong hầu hết các hoạt động hàng ngày, thử nghiệm gắng sức có thể tiết lộ những vấn đề trong tim có thể không được chú ý Nó có thể đặc biệt hữu ích nếu bác sĩ nghi ngờ có thể có thiếu máu cục bộ cơ tim nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng
Phương pháp điều trị và thuốc
- Điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim là hướng vào việc cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, có thể được điều trị bằng thuốc, thủ thuật - phẫu thuật hoặc cả hai
- Thuốc có thể được dùng để điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:
+ Aspirin Bác sĩ có thể khuyên nên dùng aspirin hàng ngày Điều này có thể làm giảm xu hướng hình thành cục máu đông, có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch vành Có một số trường hợp aspirin không thích hợp, chẳng hạn như có rối loạn chảy máu hoặc nếu đã dùng một thuốc loãng máu, vì vậy hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc aspirin
+ Nitroglycerin Thuốc này tạm thời mở các động mạch, cải thiện lưu lượng máu đến và đi từ tim
Trang 1212 + Beta blockers Những loại thuốc giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và huyết áp giảm nên máu có thể chảy dễ dàng hơn
+ Thuốc hạ cholesterol Bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là lipoprotein cholesterol mật độ thấp (LDL), các thuốc này làm giảm vật liệu chính bám vào các động mạch vành Tăng cường lipoproteinhay cholesterol mật độ cao (HDL), có thể có ích Bác sĩ có thể chọn từ một loạt các loại thuốc, bao gồm statins, niacin, fibrate và sequestrants acid
+ Chẹn kênh canxi Chẹn kênh Calcium, còn gọi là thuốc đối kháng canxi, thư giãn
và mở rộng mạch máu bằng cách ảnh hưởng đến các tế bào cơ ở thành động mạch Điều này làm tăng lưu lượng máu trong tim Chẹn kênh canxi mới cũng làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc trên tim
+ Ức chế men chuyển (ACE) Các thuốc này giúp thư giãn các mạch máu và giảm
áp lực máu, chất ức chế ACE ngăn chặn một loại enzyme trong cơ thể sản xuất angiotensin II, một chất có ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch trong nhiều cách, bao gồm co thắt mạch máu
+ Ranolazine (Ranexa) Thuốc này giúp thư giãn các động mạch tim và được sử dụng cho những người bị thiếu máu cục bộ cơ tim mà không đáp ứng với thuốc khác
Thủ tục để cải thiện lưu lượng máu
- Nong mạch và đặt stent Trong nong mạch, còn được gọi là can thiệp mạch vành qua da (PCI), bác sĩ chèn ống thông vào phần thu hẹp của động mạch Một dây với một quả bóng xì hơi nhỏ xíu được truyền qua ống thông vào khu vực hẹp Bóng được bơm căng để mở rộng động mạch, sau đó một stent thường được chèn vào để giữ cho động mạch mở Một số ống đỡ động mạch chứa thuốc để giữ động mạch mở Thủ tục này giúp cải thiện lưu lượng máu trong tim, làm giảm hoặc loại trừ thiếu máu cục bộ cơ tim
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật tạo
ra một mảnh ghép để bỏ qua nơi động mạch vành bị chặn tắc bằng cách sử dụng một mạch từ một phần khác của cơ thể Điều này cho phép máu chảy vòng quanh
Trang 1313 động mạch vành bị hẹp hoặc bị chặn Bởi vì điều này đòi hỏi phẫu thuật tim mở,
nó thường dành cho các trường hợp hẹp động mạch vành nhiều
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại Việt Nam
Trong điều trị bệnh động mạch vành mạn, công việc chẩn đoán giữ vai trò quan trọng Tại các bệnh viện lớn trong cả nước như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, BV Trung ương Quân đội 108 được trang bị đầy đủ các thiết
bị thăm dò chức năng để chẩn đoán bệnh động mạch vành như: máy điện tâm đồ (ĐTĐ), máy điện tâm đồ gắng sức (ĐTĐGS), máy chụp cắt lớp đa dãy (MSCT), Máy chụp cộng hưởng từ (MRI), Máy xạ hình cơ tim, máy Siêu âm tim gắng sức, máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)[2] , các dụng cụ thăm dò huyết động như FFR, Ivus [3] Nên việc thực hiện quy trình chẩn đoán cũng như can thiệp được tiến hành theo đúng quy trình của thế giới, có nhiều trường hợp phức tạp, phải thực hiện nhiều quy trình hơn, do đó lựa chọn phương án điều trị cũng nhiều lựa chọn hơn
Theo báo cáo tổng kết của Hội tim mạch can thiệp phía bắc tháng 10 năm
2019 mới có 102 bệnh viện có phòng Cathlab, trong đó 78 bệnh viện chưa có các phương tiện thăm dò MRI, FFR, Ivus, Siêu âm tim gắng sức do vậy các bệnh viện đều có quy trình chẩn đoán cũng như điều trị có rút ngắn để phù hợp với từng bệnh viện, từng khu vực
Việc dùng thuốc cũng có nhiều quan điểm của từng bác sĩ đối với các nhóm thuốc kháng tập tiểu cầu, thuốc Statine, thuốc cải thiện chuyển hóa tại tế bào cơ tim Các bác sĩ có thể sử dụng nhiều với các liều lượng khác nhau do hình thức đấu thầu thuốc tại các đơn vị y tế
1.2.2 Thực trạng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn tại bệnh viện Bãi Cháy
Khoa Tim mạch được thành lập từ tháng 03 năm 2013 Bắt đầu triền khai can thiệp bệnh động mạch vành (BĐMV) từ năm 2015
Trang 1414 Máy điện tim gắng sức mới được trang bị tháng 8/2018, chưa được trang bị các máy: MRI, xạ hình, FFR, Ivus
Việc thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn từ năm 2015- 2018 còn chưa đồng bộ giữa các bác sĩ, thời gian nằm điều trị của các bệnh nhân còn kéo dài
do việc lựa chọn các phương tiện chẩn đoán còn chưa thống nhất Năm 2019 còn chưa áp dụng đồng loạt kỹ thuật ĐTĐGS vào trong chẩn đoán Tỷ lệ sử dụng ĐTĐGS mới chỉ đạt 30%
Trong năm 2019 trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận điều trị cho 1 bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn, nhưng tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đủ các phương pháp chẩn đoán mới chỉ đạt 70% Việc điều trị sử dụng Plavix thay Aspirin còn theo cảm tính
1.2.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng
Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn tính” để tiến hành can thiệp, cải tiến
1.3 Cơ sở pháp lý
- Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn [1] (phụ lục 1)
- Bảng kiểm thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn của khoa tim mạch (phụ lục 2)
Trang 1515
Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bệnh nhân vào khoa tim mạch được chẩn đoán là bệnh tim thiếu máu cục bộ (Mã ICD – I25)
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân không được chẩn đoán mã ICD - I25
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Tim mạch, bệnh viện Bãi Cháy
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc theo thời gian
2.1.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Lấy toàn bộ bệnh án có mã bệnh I25 từ tháng 03/2020 đến tháng 09/2020
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi thu thập số liệu theo bảng kiểm thực hiện tại bệnh án
Người đánh giá thực hiện đánh giá quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn theo mẫu hồ sơ bệnh án
Trang 1616
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu
- Bảng kiểm quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn của khoa Tim mạch
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính
Tên chỉ số đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn Tỷ lệ bác sĩ thực hiện đúng quy trình chẩn
Lĩnh vực áp dụng Khoa Tim mạch
Đặc tính chất lượng An toàn
Thành tố chất lượng Đầu ra
Lý do lựa chọn Việc tuân thủ quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn chưa đồng bộ
Phương pháp tính
Tử số Số lượt bác sĩ thực hiện đúng, đủ quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn
Mẫu số Tổng số lượt thực hiện quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn
Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát
Thu thập và tổng hợp số
Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao
Tần xuất báo cáo Hàng quý
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá
Đối tượng nghiên của chúng tôi là các bác sĩ đang công tác tại khoa Tim mạch, có chẩn đoán mã bệnh I25 Hiện tại, khoa đang thực quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn theo nội dung được ban hành trong Quyết định
số 236/QĐ-BVBC ngày 09/01/2018 của bệnh viện Bãi Cháy
Trang 1717
Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ đúng quy trình là bác sĩ phải tuân thủ đúng và đẩy đủ quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn
- Phần quy trình khám: Các bác sĩ mô tả đầy đủ các triệu chứng thì được tính
là thực hiện đúng (Đ), Nếu không đủ một trong 4 yếu tố thì tính là sai (S)
- Phần thực hiện các cận lâm sàng: Nếu các cận lâm sàng thực hiện đúng thời gian của quy trình thì được tính là đúng (Đ), Nếu thực hiện sai ngày thì được tính là sai (S) Riêng phần NPĐTĐGS và MSCT, DSA thực hiện đúng ngày thì được tính là đúng (Đ), Nếu thực hiện sai ngày thì được tính là sai (S) Phần không thực hiện là do bệnh nhân không thích ứng với 3 kỹ thuật này thì được tính là không, không mã hóa
- Phần số ngày điều trị: Những bệnh nhân không can thiệp thì số ngày điều trị ≤ 5 ngày được tính là đúng (Đ), số ngày điêu trị > 5 ngày được tính là sai (S) Những bệnh nhân can thiệp thì số ngày điều trị ≥ 5 và ≤ 9 ngày vấn được tính là đúng (Đ) và > 9 ngày được tính là sai (S)
2.2 Phân tích nguyên nhân
- Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo từng trường hợp cụ thể
2.3 Lựa chọn giải pháp
- Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Trang 18Thực thi
Tích
số
Lựa chọn
Quy trình thực
hiện chẩn đoán
của bộ cũng như
trên thế giới còn
nhiều khâu, phụ
thuộc vào trang
thiết bị
Chuẩn hóa lại quy trình phù hợp với trang thiết bị được trang bị tại Bệnh viện Bãi Cháy
Thông qua nghị quyết
Họp khoa thống nhất
Thông qua nghị quyết khoa 5 5 25 Chọn
Bác sĩ thực hiện
CLS chưa tuần
tự theo thời gian
Thường xuyên nhắc nhở
Thực hiện gián quy trình vào hồ sơ khi có
mã bệnh
Đi buồng, hội chẩn giải thích để người bệnh và gđ yên tâm điều trị
hiện nhiều vị trí
Được cập nhật thường xuyên
Có bàn giao
Bảng kiểm theo dõi định kỳ, có nhắc nhở 4 4 16 Chọn