1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Nâng cao chất lượng một số biện pháp an toàn phòng tránh sự cố té ngã cho người bệnh tại khoa Tim mạch Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023

45 34 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Một Số Biện Pháp An Toàn Phòng Tránh Sự Cố Té Ngã Cho Người Bệnh Tại Khoa Tim Mạch Bệnh Viện Bãi Cháy Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Hải, Lê Thị Hồng Giang, Đinh Danh Trình, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Đồng
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Khoa Tim Mạch
Thể loại Đề Tài NCKH Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Tại Bệnh viện Bãi Cháy, vấn đề ATNB vẫn luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong việcnâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như nâng cao chất lượng BV. Khoa Tim mạch của BVhàng năm điều trị khoảng trên 2000 lượt NB nội trú, với chủ yếu là cao tuổi, sức khỏe suy giảm, khả năng chăm sóc giảm, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra té ngã, nên việc đảm bảo ATNB càng là một nhiệm vụ cần trú trọng.Tuy hiện nay BV cũng như khoa phòng khoa đã có nhiều biện pháp phòng ngừa té ngãcho NB, nhưng việc đánh giá nguy cơ ngã nguy cơ ngã cho NB vẫn chưa được thực hiện toàn diệntheo phương pháp nhất định,chưa được can thiệp phòng ngừa ngã cụ thể, một số trang thiết bị phòng ngừa té ngã còn thiếu thốn như dép, thảm chống trơn trượt.... Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành thực hiện đề án cải tiến chất lượng: “Nâng cao chất lượng một sốbiện pháp an toàn phòng tránh sự cố té ngã cho người bệnh khoa Tim mạch, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023.”

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀNPHÒNG TRÁNH SỰ CỐ TÉ NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH KHOA TIM MẠCH, BỆNH VIỆN

BÃI CHÁY NĂM 2023

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm : Nguyễn Thị Hải Thư ký : Lê Thị Hồng Giang Cộng sự : Đinh Danh Trình

Đỗ Mạnh Hùng Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Văn Đồng

Quảng Ninh, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 2

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Cơ sở lý thuyết 3

1.1.1 Định nghĩa về té ngã 3

1.1.2 Nguy cơ gây té ngã 3

1.1.3 Nguy cơ té ngã ởngười bệnh tim mạch 4

1.1.4 Hậu quả của té ngã 4

1.1.5 Phòng ngừa té ngã 5

1.1.6 Phương pháp đánh giá nguy cơ té ngã MORSE 6

1.1.7 Khái quát về việc bố trí buồng/phòng của khoa Tim Mạch 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Khái quát vềtình hình té ngã và phòng ngừa té ngã trên thế giới và trong nước 10

1.2.2 Thực trạng một số yếu tố nguy cơ té ngã ở người bệnh tim mạch ở Bệnh viện Bãi Cháy 12

1.2.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 15

1.3 Cơ sở pháp lý 15

1.4 Nguồn thu thập số liệu 15

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16

2.1 Phương pháp nghiên cứu 16

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 16

2.1.4 Cỡ mẫu 16

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 17

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 17

Trang 3

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 18

2.2 Phân tích nguyên nhân 18

2.3 Lựa chọn giải pháp 20

2.4 Kế hoạch can thiệp 22

Chương 3 KẾT QUẢ 23

3.1 Kết quả đánh giá, phân loại nguy cơ té ngã của NB theo thang điểm MFS 23 3.1.1 Kết quả đánh giá, phân loại nguy cơ té ngã của NB theo thang điểm MFS 23

3.1.2 Tỷ lệ người bệnh có tiền sử choáng ngất, té ngã trong vòng 3 tháng trở lại trước khi nhập viện 24

3.2 Kết quả thực hiện phòng ngừa can thiệp: xếp buồng/ phòng đúng quy định theo nhóm nguy cơ 24

3.3 Kết quả trang bị thảm và dép chống trơn trượt trong nhà vệ sinh/ nhà tắm 25 3.3.1 Tỷ lệ nhà tắm / nhà vệ sinh được trang bị dép và thảm chống trượt trước và sau can thiệp 25

3.3.2 Kết quả quản lí thảm chống trơn trượt các nhà vệ sinh và nhà tắm 26

3.3.3 Kết quả quản lí dép chống trơn trượt các nhà vệ sinh và nhà tắm 26

3.4 Một số hình ảnh của khoa sau khi can thiệp 27

Chương 4 BÀN LUẬN 33

4.1 Theo kết quả 33

4.2 Thuận lợi và khó khăn 33

4.2.1 Thuận lợi: 33

4.2.2 Khó khăn 34

4.3 Khả năng ứng dụng của đề án 34

4.4 Đề xuất 34

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤC LỤC 37

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh té ngã ở người cao tuổi 5

Hình 1.2 Sơ đồ các phòng khoa Tim Mạch 9

Hình 1.3 Dãy phòng bệnh không có nhà vệ sinh trong phòng 13

Hình 1.4 Nhà vệ sinh thiếu thảm và dép chống trơn trượt 14

Hình 3.1 Nhân viên đánh giá nguy cơ ngã người bệnh khi vào viện 27

Hình 3.2 Nhân viên đánh giá nguy cơ ngã người bệnh khi vào viện 28

Hình 3.3 Xếp buồng phòng người cho người bệnh theo nguy cơ ngã 29

Hình 3.4 Trang bị thảm và dép chống trơn trượt 30

Hình 3.5 Trang bị thảm và dép chống trơn trượt 31

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kết quả xếp buồng bệnh phù hợp theo quy định 24

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngã là một tai nạn bất ngờ, thường gặp có thể có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kì lứa tuổi nào Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ, người khuyết tật hoặc người bệnh đang điều trị tại bệnh viện Khi đau yếu, các chức năng bảo vệ cơ thể bị suy giảm, do đó trong quá trình vận động, nguy cơ té ngã luôn có thể xảy ra [1] Hậu quả gây ra đau đớn cho người bệnh(NB), có thể làm suy giảm chức năng, tăng gánh nặng bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, và có thể dẫn đến thương tích trầm trọng hoặc tử vong

Chương trình phòng chống ngã là mục tiêu quan trọng mà Tổ chức Y tế thế giới muốn hướng tới Điều 7 Thông tư số 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quy định về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh( ATNB) và nhân viên y tế(NVYT) Phòng ngừa NB bị ngã là một trong những nội dung khi thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm ATNB

Việc đánh giá, phát hiện sớm nguy cơ té ngãcho NB là một trong số các biện pháp phòng ngừa té ngã quan trọng, cấp thiết và đã áp dụng trên nhiều bệnh viện(BV) lớn trong cả nước Nó giúp NVYT và người nhà NB ban đầu có thể dự phòng trước nguy cơ

té ngã của NB, từ đóđưa ra những hành động can thiệp phù hợp, giúp làm giảmtình trạng ngã cũng như hậu quả do té ngã gây ra

Tại Bệnh viện Bãi Cháy, vấn đề ATNB vẫn luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong việcnâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như nâng cao chất lượng BV Khoa Tim mạch của BVhàng năm điều trị khoảng trên 2000 lượt NB nội trú, với chủ yếu là cao tuổi, sức khỏe suy giảm, khả năng chăm sóc giảm, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra té ngã, nên việc đảm bảo ATNB càng là một nhiệm vụ cần trú trọng.Tuy hiện nay BV cũng như khoa phòng khoa đã có nhiều biện pháp phòng ngừa té ngãcho NB, nhưng việc đánh giá nguy cơ ngã nguy cơ ngã cho NB vẫn chưa được thực hiện toàn diệntheo phương pháp nhất định,chưa được can thiệp phòng ngừa ngã cụ thể, một số trang thiết bị phòng ngừa té ngã còn thiếu thốn như dép, thảm chống trơn trượt

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành thực hiện đề án cải tiến chất

lượng: “Nâng cao chất lượng một sốbiện pháp an toàn phòng tránh sự cố té ngã cho người bệnh khoa Tim mạch, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023.” Với mục tiêu:

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Định nghĩa về té ngã

Định nghĩa: Té ngã là biến cố khi 1 người rơi trên nền nhà hoặc mặt phẳng thấp

hơn mà không có tình trạng mất nhận thức Loại trừ té ngã do các nguyên nhân nộisinh

(co giật, đột quị, ngất) hoặc do biến cố môi trường [3]

Tổ chức Y tế thế giới (2018) đưa ra khái niệm: “ té ngã là một biến cố dẫn đến việc một người không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác” [2]

Té ngã tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gãy xương, vỡ đốt sống, chấn thương não, té ngã càng nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi (NCT) bởi sự suy yếu của hệ thống miễn dịch cũng như sức khỏe của độ tuổi Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi

1.1.2 Nguy cơ gây té ngã

Theo WHO những yếu tố nguy cơ dẫn đến té ngã có thể ảnh hưởng đến phân loại

và mức độ nghiêm trọng của chấn thương do té ngã:

- Các yếu tố nguy cơ khó can thiệp:

+ Giới tính:

Trên tất cả các nhóm tuổi và khu vực, cả hai giới đều có nguy cơ bị té ngã Ở một

số quốc gia, tỷ lệ nam giới tử vong do ngã cao hơn nữ giới Phụ nữ lớn tuổi và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị té ngã và tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương Trên toàn thế giới, nam giới luôn duy trì tỷ lệ tử vong và số năm cuộc sống bị mất đi do té ngã cao hơn nữ

Trang 10

giới Giải thích có thể về gánh nặng lớn hơn được thấy ở nam giới bao gồm mức độ rủi ro cao hơn, thực hiện các hành vi và mối nguy hiểm trong nghề nghiệp

- Các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp, bao gồm:

+ Nghề nghiệp ở độ cao hoặc điều kiện làm việc nguy hiểm khác;

+ Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích;

+ Các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm nghèo đói, nhà ở quá đông đúc, làm cha mẹ đơn thân, tuổi mẹ trẻ;

+ Tình trạng sức khỏe: bệnh thần kinh, tim mạch… ;

+ Tác dụng phụ của thuốc, không hoạt động thể lực và mất thăng bằng (ở người cao tuổi);

+ Khả năng di chuyển, nhận thức và thị lực kém, đặc biệt là những người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc mãn tính;

+ Môi trường không an toàn, đặc biệt là với những người thăng bằng kém và tầm nhìn hạn chế

1.1.3 Nguy cơ té ngã ởngười bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, những người từ 75 tuổi trở lên bị tổn thương cơ tim cận lâm sàng và nhồi máu cơ tim có nguy cơ té ngã cao hơn so với những người không mắc các bệnh này [4]

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC, mỗi năm có 25%

số người cao tuổi ở Mỹ bị té ngã do đau tim Những tai nạn này tiêu tốn gần 37 tỷ USD cho trợ cấp y tế và bảo hiểm mỗi năm [4]

1.1.4 Hậu quả của té ngã

Hậu quả của ngã ở người cao tuổi thường nghiêm trọng hơn nhiều so với người trẻ, thường gây ra các chấn thương lớn cho xương và da, kèm bệnh tim nên càng khó hồi phục Do vậy khi ngã, kể cả ngã rất bình thường cũng trở nên nguy hiểm Ngoài gây ra chấn thương, ngã còn gây nhiều hiệu quả nghiêm trọng khác Khoảng 1/3 số NCT đã từng bị ngã luôn có một nỗi sợ hãi là sẽ bị ngã tiếp Những trường hợp nặng có thể có biểu hiện trầm cảm hoặc lo lâu, cảm giác bất lực, cô đơn hoặc hội chứng căng thẳng sau chấn thương Nỗi lo sợ cộng với hạn chế do vận động có thể dần dần khiến cho người

Trang 11

bệnh mất đi sự tự tin, giảm các hoạt động hàng ngày và dần cách ly với xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NB

Ở NCT, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương với hơn 50% trường hợp

bị té ngã tại nhà và là nguyên nhân thứ 2 gây chấn thương não và tủy sống Tỉ lệ chấn thương do té ngã là 10 - 25%, trong đó thương tích nghiêm trọng chiếm khoảng 5 - 15% Trong các chấn thương do té ngã thì gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất với 87%, hơn 95% trường hợp bị gãy xương hông Té ngã cũng nằm trong 5 nguyên nhân gây tử vong ở người trên 65 tuổi với tỉ lệ tử vong tăng theo tuổi [1]

Hình 1.1 Hình ảnh té ngã ở người cao tuổi

1.1.5 Phòng ngừa té ngã

Phòng ngừa nói chung, theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “làm một cái gì đó trước khi sự việc, hiện tượng diễn ra nhằm ngăn chặn không để xảy ra hậu quả” Như vậy, phòng ngừa té ngã cho NB là các hoạt động mục đích tác động toàn diện lên NB, nhằm ngăn chặn không để xảy ra té ngã khi NB điều trị tại cơ sở y tế

Phòng ngừa té ngã phụ thuộc vào việc đánh giá kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn, các phản ứng lâm sàng đòi hỏi sự phối hợp nhóm trong chăm sóc và mỗi NB có những can thiệp riêng như luôn có sự hỗ trợ NB khi đi bộ, xây dựng văn hóa báo cáo sự cố…Phòng chống té ngã hiệu quả nhằm mục đích làm giảm số người bị ngã, giảm tỷ lệ ngã và mức

độ nghiêm trọng của thương tích nếu có xảy ra Các chiến lược phòng ngừa té ngã cần phải toàn diện và đa diện

Trang 12

1.1.6 Phương pháp đánh giá nguy cơ té ngã MORSE

Đánh giá nguy cơ té ngã của NB là sử dụng phương pháp để đánh giá nguy cơ té ngã cho NB một cách cụ thể Không có một phương pháp đánh giá duy nhất cho tất cả các tổ chức hay các nhóm NB, nhưng lựa chọn một phương pháp phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt trong việc làm giảm nguy cơ té ngã

Thang bảng đánh giá nguy cơ té ngã Morse là thang điểm đánh giá nguy cơ té ngã

ở người lớn Đây là phương pháp được sử dụng để nhận dạng NB có khả năng té ngã dựa trên các yếu tố nguy cơ nội tại Công cụ này được các NVYT sử dụng rộng rãi vào thời điểm tiếp nhận NB nhập viện hoặc tùy thuộc vào trình trạng sức khỏe của NB Việc đánh giá thường ngắn gọn, đơn giản.Thông thường chỉ số thang điểm xấu sẽ cảnh báo hoặc là NBcần được đánh giá kỹ càng hơn hoặc là các điều dưỡng can thiệp để giảm nguy cơ té ngã

Thang điểmđược sử dụng rộng rãi trên Thế Giới cũng như các bệnh viện lớn trong nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới TW, Bệnh viện Việt nam thụy điển Uông Bí, và nhiều bệnh viện khác.Thang điểm có thể cải tiến tùy thuộc vào từng đối tượng, từng bệnh viện sao cho phù hợp

Thang điểm Morse được tính như sau( Phụ lục 1):

*Về tiền sử té ngã:

- Chấm 25 điểm nếu NB bị té ngã ngay trong lần nhập viện này, hoặc có tiền sử té ngã do ngất xỉu hoặc do bị mất cân bằng ngay trước khi nhập viện 3 tháng trở lại

- Nếu NB chưa từng bị té ngã, chấm 0 điểm

- Lưu ý: nếu NB ngã lần này là lần đầu, ngay lập tức cho 25 điểm

Trang 13

- Chấm 0 điểm nếu NB duy chuyển không có công cụ hỗ trợ (kể cả khi có điều dưỡng hỗ trợ), sử dụng xe lăn, nằm trên giường hoặc nằm bất động luôn không ra khỏi giường

- Nếu NB sử dụng nạng, gậy, khung tập đi thì chấm 15 điểm,

- Nếu NB phải vịn vào vách tường, thành gỗ mới di chuyển được thì chấm 30 điểm

* Đang có đường truyền:

- Chấm 25 điểm nếu bệnh nhân có mang đường truyền,

- Nếu không chấm 0 điểm

* Trạng thái tinh thần:

- Khi sử dụng thang bảng này, tình trạng tinh thần được đo bằng cách kiểm tra việc tự đánh giá về khả năng di chuyển của NB

- Hãy hỏi NB “ông/bà có thể đến phòng tắm một mình được không hay ông/bà cần

có người giúp?” nếu câu trả lời của NB phù hợp với việc thực hiện y lệnh này thì được đánh giá là “bình thường” còn nếu câu trả lời của NB không giống với việc thực hiện y lệnh đó của điều dưỡng hoặc câu trả lời hoàn toàn không phù hợp với thực tế thì kết luận

là NB đã phóng đại khả năng của mình hoặc có thể lú lẫn về trí nhớ và khi đó ta chấm 15 điểm

Chấm điểm và quy định mức độ nguy cơ của thang điểm Morse như sau:

Trang 14

- 0 điểm: Không có nguy cơ té ngã

- < 25đểm: Nguy cơ té ngã thấp

- Từ 25 điểm đến 45 điểm: Nguy cơ ngã trung bình

- > 45 điểm: Nguy cơ ngã cao

Điểm số được tổng hợp và tùy mức độ mà xây dựng chương trình hành động can thiệp cũng như kế hoạch chăm sóc cho phù hợp

1.1.7 Khái quát về việc bố trí buồng/phòng của khoa Tim Mạch

Sơ đồ sắp xếp buồng/phòng, giường của khoa:

- Khoa Tim Mạch được trang bị 60 giường thực kê với 10 phòng điều trị gồm: 01 phòng cấp cứu( 7 giường), 02 phòng điều trị theo yêu cầu( 2 giường), 01 phòng cách li(1 giường), 6 phòng điều trị(50 giường) Với 9 nhà vệ sinh và 4 nhà tắm

Trang 15

C206 CẤP CỨU

HÀNH LANG CÁCH

LI C203

KHU VỰC HÀNH CHÌNH

HÀNH LANG

VS NỮ)

Hình 1.2 Sơ đồ các phòng khoa Tim Mạch

Tiêu chuẩn xếp buồng giường của khoa:

- Hiện tại khoa đang xếp buồng giường như sau:

+ Phòng Cấp cứu: Xếp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, cần theo dõi sát, liên tục

+ Phòng: C204, C205, C206: Xếp người bệnh già cả, đi lại hạn chế, có nhà vệ sinh trong phòng để đảm bảo an toàn

Trang 16

- Khoa họp thống nhất bố trí sắp xếp người bệnh theo nhóm nguy cơ ngã như sau:

Tiêu chuẩn xếp buồng/ phòng theo nguy cơ ngã( Phụ lục 2):

+ Người bệnh có nguy cơ ngã từ trung bình trở lên hoặc có tình trạng cấp cứu xếp buồng: Cấp Cứu

+ Người bệnh có nguy cơ ngã từ trung bình trở lên không phải tình trạng cấp cứu xếp các buồng: C204, C205, C206

+ Người bệnh có nguy cơ ngã từ trung bình trở lên, khi cần cách li hoặc các khi không có người bệnh cách li mà các phòng khác hết giường có thể xếp các buồng: C203

+ Người bệnh có nguy cơ ngã từ thấp trở xuống xếp các buồng: C202, C210, C211

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát vềtình hình té ngã và phòng ngừa té ngã trên thế giới và trong nước

- Trên thế giới:

Theo thống kê của Hội đồng Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ (NCOA), trong vòng một năm, cứ 4 người trên 65 tuổi thì có 1 người bị té ngã Một thống kê khác cho thấy tỉ lệ NCT bị té ngã mỗi năm là khoảng 28% - 35% đối với những người có tuổi từ 65 tuổi trở lên và 32% - 42% đối với những người trên 75 tuổi Trong đó, có hơn 15% NCT bị té ngã trên 2 lần trong năm [1]

Trong hai năm 2016, 2017 theo một thống kê tại Anh có hơn 250.000 người bệnh

bị té ngã trong các bệnh viện đa khoa, nhà cộng đồng và bệnh viện tâm thần Các trường

Trang 17

hợp té ngã được báo cáo trong các sự cố về an toàn người bệnh và gây những hậu quả: (1) hơn 2500 ca vỡ xương chậu; (2) Người bệnh mất tự tin và phục hồi chậm hơn, ngay

cả khi tác động vật lý do ngã là tối thiểu; (3) Gây lo lắng cho gia đình và nhân viên y tế; (4) Kiện tụng làm giảm uy tín, niềm tin vào bệnh viện; (5) Gây tổn thất 630 triệu bảng mỗi năm Thống kê cũng chỉ ra rằng nguy cơ té ngã tăng cao ở những người bệnh già yếu, những người đang hồi phục sau chấn thương, đại phẫu hoặc những bệnh nhân bị mất nước, suy nhược Phần lớn các vụ té ngã xảy ra ở người bệnh nội trú trong những ngày đầu nhập viện do môi trường xung quanh không quen thuộc Không phải tất cả các trường hợp té ngã đều có thể phòng ngừa được, tuy nhiên việc phòng ngừa bằng những chỉ dẫn cụ thể có thể ngăn chặn được 20 - 30% số trường hợp té ngã trong bệnh viện [5]

Tại các bệnh viện ở nước ta hiện nay, an toàn người bệnh từng bước được đưa vào như là một trong những nội dung quan trọng nhất góp phần cải tiến chất lượng bệnh viện Tháng 5/2017, Bệnh viện Bạch Mai ban hành Quy định An toàn người bệnh trong Bệnh viện Bạch Mai theo Quyết định số 999/QĐ-BM trong đó mục 6 đề cập đến việc Phòng ngừa người bệnh bị ngã và các tai nạn thương tích khác trong bệnh viện [7] Đồng thời ban hành Quy trình quản lý ngã (QT.75.HT) trong dự án Nâng cao năng lực thực hành điều dưỡng 2017 [8]

Nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 13 sự cố/sai sót Trong đó, số ca té ngã chiếm tỷ lệ 84,6% (11/13), tiếp đến là sự cố an toàn sử dụng thuốc 7,7 % (1/13) và sự cố an toàn cơ sở vật chất trang thiết bị 7,7% (1/13) Các biện pháp phòng ngừa sự cố/sai sót được đưa ra gồm: (1) Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị té ngã: Xây dựng đề án phòng ngừa té ngã cho người bệnh; (2) An toàn liên quan vật tư, thiết bị: Cố định các thiết bị, vật tư y tế; (3) An toàn trong sử dụng thuốc: Tập huấn, nhắc nhở NVYT về Quy trình quản lý và sử dụng

Trang 18

thuốc an toàn [9]

1.2.2 Thực trạng một số yếu tố nguy cơ té ngã ở người bệnh tim mạch ở Bệnh viện Bãi Cháy

Bệnh viện Bãi Cháy là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế, có

7 khu nhà chức năng đảm bảo hoạt động của 42 khoa, phòng với 1.000 giường bệnh, giường thực kê 1.350 giường; cùng hơn 900 cán bộ, y, bác sĩ Trung bình hàng ngày BV đón tiếp khoảng 1.200 -1.500 lượt NB đến khám bệnh và điều trị nội trú khoảng 800 -1.200 người bệnh

Khoa Tim mạch của bệnh viện được thành lập từ năm 2013 đến nay với kế hoạch

60 giường thực kê, mỗi năm khoa tiếp nhận điều trị nội trú trên 2000 lượt người bệnh nội trú NB phần lớn là người cao tuổi Các mặt bệnh điều trị tại khoa tim mạch cũng rất đa dạng gồm tai biến mạch não, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, tăng huyết áp, suy tim, bệnh van tim, đến các bệnh nhân rối loạn nhịp Trong đó phần lớn là người bệnh cao tuổi, sức khỏe suy giảm, khả năng chăm sóc bản thân giảm, nguy cơ ngã luôn tiềm ẩn Một phần do ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc hay tình trạng hạ huyết

áp tư thế, nhiều NB bị hoa mặt, chóng mặt, mất thăng bằng

Hiện nay, để đảm bảo ATNB, phòng tránh sự cố té ngã cho người bệnh, bệnh viện đã thực hiện nhiều giải pháp như: Lắp biển chỉ dẫn và cảnh báo một số vị trí chống trơn trượt Một số ví chống trơn trượt đã được trang bị thảm chống trượt, tay vịn hành lang Các khoa phòng đã được lắp đặt hệ thống chuông cảnh báo khi có người gặp nguy hiểm, sự cố, Tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề như: người bệnh chưa được đánh giá nguy cơ ngã theo phương pháp, bảng kiểm cụ thể nên chưa phân loại và có hành động can thiệp phòng ngừa hiệu quả cho cả nhân viên y tế cũng như người bệnh và người chăm sóc người bệnh Về trang thiết bị, một số nhà vệ sinh, nhà tắm chưa được trang bị thảm và dép chống trơn trượt đầy đủ, một số trang thiết bị hỏng chưa được sửa chữa thay thế kịp thời Một số buồng bệnh chưa có nhà vệ sinh khép kín, người bệnh phải di chuyển vệ sinh xa Cho đến nay chưa có con số thống kê té ngã cụ thể nhưng đôi khi vẫn

có những trường hợp té ngã xảy ra ở các mức độ khác nhau

Trang 19

Hình 1.3 Dãy phòng bệnh không có nhà vệ sinh trong phòng

Trang 20

Hình 1.4 Nhà vệ sinh thiếu thảm và dép chống trơn trượt

Trang 21

1.2.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng một số biện pháp an toàn phòng tránh sự cố té ngã cho người bệnh khoa Tim mạch” để tiến hành can thiệp, cải tiến nhằm phòng ngừa, hạn chế giảm thiểu nguy cơ té ngã và hậu quả do té ngã cho người bệnh xuống mức thấp nhất

- Bảng kiểm đánh giá người bệnh té ngã( Phụ lục 1)

- Sơ đồ phân loại xếp phòng theo nguy cơ ngã của người bệnh( Phụ lục 2)

1.4 Nguồn thu thập số liệu

- Số người bệnh vào điều trị nội trú

- Khai thác tiền sử người bệnh/ người nhà đánh giá phân loại nguy cơ ngã cho

người bệnh

Trang 22

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh và trang thiết bị phòng chống té ngã nhà vệ sinh: thảm và dép chống trơn trượt

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Tất cả người bệnh mới nhập viện điều trị nội trú khoa Tim mạch từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023

+ Trang thiết bị phòng chống té ngã nhà vệ sinh của khoa: thảm và dép chống trơn trượt

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Người bệnh liệt giường

+ Trang thiết bị ngoại trừ thảm và dép chống trơn trượt của khoa

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2023 đến tháng 09/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp

2.1.4 Cỡ mẫu

Chọn mẫu toàn bộ

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng ngày Bắt đầu lấy số liệu từ tháng 3/ 2023 đến hết tháng 9/2023

Người đánh giá thực hiện đánh giá nguy cơ té ngã là điều dưỡng khoa Tim mạch Quá trình lấy số liệu dưới sự quản lí, giám sát của Điều dưỡng trưởng

Chúng tối tiến hành thực hiện như sau:

- Đánh giá nguy cơ té ngã cho người bệnh mới tiếp nhận theo bảng kiểm (Phụ lục

Ngày đăng: 24/01/2025, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w