Đề án tập trung nâng cao tỷ lệ bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ hiểu biết đúng về cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch từ 63,8% lên ≥80%, nhằm giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Giải pháp: Tập huấn và tư vấn giáo dục sức khỏe: Tổ chức các buổi tập huấn và hướng dẫn trực tiếp cho bệnh nhân. Phát tài liệu dễ hiểu về cách chăm sóc cầu nối. Giám sát và đánh giá: Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá mức độ hiểu biết và thực hành của bệnh nhân. Kiểm tra và giám sát định kỳ bởi đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng. Cải tiến tài liệu hướng dẫn: Xây dựng tài liệu chi tiết, minh họa bằng hình ảnh để hỗ trợ bệnh nhân. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đạt kiến thức tốt tăng từ 63,8% trước can thiệp lên 95% sau can thiệp. 100% bệnh nhân nắm được các biện pháp phòng ngừa biến chứng, không còn trường hợp mang vác nặng bên tay có cầu nối. Kết luận: Đề án đã thành công trong việc cải thiện kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân, góp phần giảm biến chứng, nâng cao tuổi thọ cầu nối và chất lượng điều trị chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bãi Cháy.
Trang 1SỞ Y TẾ QUẢNG NINH
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CÁCH TỰ CHĂM SÓC CẦU NỐI ĐỘNG TĨNH MẠCH CỦA NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
TẠI KHOA THẬN LỌC MÁU BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm: Bạch Vân Đông Thư ký: Trần Thị Hồng Ngân
Quảng Ninh, năm 2020
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU 2
CHƯƠNG 1 3
1.1.Cơ sở thực tiễn 3
1.1.1 Chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân suy thận mạn – LMCK: ( Theo KDOQI 2015: Hemodialysis Access) 3
1.1.2 Các điểm chính để chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch sau phẫu thuật: 3
1.1.3 Những dấu hiệu nào sau đây báo trước biến chứng đường vào mạch máu: 3
1.1.4 Kiến thức tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch 4
1.1.5 Thực trạng về kiến thức và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân chạy thận chu kỳ tại khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy 4
1.1.6 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 5
1.2.Cơ sở pháp lý 5
CHƯƠNG 2 6
2.1 Phương pháp nghiên cứu 6
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 6
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 6
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 6
2.1.4 Cỡ mẫu 6
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 6
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 7
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 7
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 7
2.2 Phân tích nguyên nhân 8
2.3 Lựa chọn giải pháp 10
2.4 Kế hoạch can thiệp 12
2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 12
2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian 13
Trang 32.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 14
2.5.1 Thời gian đánh giá 14
2.5.2 Phương pháp đánh giá: 14
- Đánh giá bằng phiếu điều tra 14
CHƯƠNG 3 15
3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 15
3.1.1 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới 15
3.1.2 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 15
3.1.3.Phân bố đối tượng theo thời gian lọc máu 16
3.2 Kiến thức của người bệnh về cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch trước và sau can thiệp 17
3.3 Kiến thức về chăm sóc cầu nối và việc mang vác nặng bên tay có cầu nối trước và sau can thiệp 19
CHƯƠNG 4 20
4.1 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án 20
4.2 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án 20
4.3 Khả năng ứng dụng của đề án 20
4.4 Đề xuất 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHIẾU ĐIỀU TRA 24
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.2 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 15 Biểu đồ 3.1.3 Phân bố đối tượng theo thời gian lọc máu 16 Biểu đồ 3.2: Kiến thức của người bệnh về cách tự chăm sóc cầu nối ĐTM trước và
sau can thiệp 18
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STM Suy thận mạn
MLCT Mức lọc cầu thận
AVF Cầu nối động tĩnh mạch tự thân
AVG Cầu nối động tĩnh mạch nhân tạo
BN Bệnh nhân
KTV Kỹ thuật viên
ĐTM Động tĩnh mạch
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm, hậu quả của sự xơ hóa các nephron, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinin Khi mức lọc cầu thận < 10ml/phút bệnh nhân cần được điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu hoặc ghép thận [1]
Lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ là một phương pháp điều trị thay thế thận suy thông dụng nhất cho các trường hợp suy thận giai đoạn cuối Phương pháp thận nhân tạo được áp dụng phổ biến vì kỹ thuật không phức tạp, hiệu quả cao
Tại Bệnh viện Bãi Cháy, lọc máu chu kỳ đã được áp dụng hơn 9 năm qua, thực hiện hơn 10.000 thủ thuật mỗi năm cho hàng trăm bệnh nhân suy thận mạn điều trị Cầu nối động tĩnh mạch là một trong những vấn đề sống còn đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối [3] Kiến thức của người bệnh suy thận mạn về chăm sóc cầu nối động – tĩnh mạch góp phần quan trọng vào việc chăm sóc, điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của suy thận mạn Qua nghiên cứu khoa
học: ″Đánh giá kiến thức và thực hành chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa thận lọc máu Bệnh viện Bãi Cháy năm 2019" tỷ lệ kiến thức về tự chăm sóc về cầu nối động tĩnh mạch của người bệnh
ở mức tốt là: 63,8%
Xuất phát từ thực trạng và nghiên cứu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu:" Nâng cao kiến thức về cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy 2020"
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1.Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân suy thận mạn – LMCK: ( Theo KDOQI 2015: Hemodialysis Access)
Theo nghiên cứu của Vũ Sơn đăng trong tạp trí y học việt nam tập 445 – tháng
8 – số đặc biệt năm 2016 về: “ Đánh giá kiến thức về bệnh suy thận mạn và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện đại học y Thái Bình” cho thấy hầu hết bệnh nhân chưa hiểu biết nhiều về cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch [6]
Theo Frank J O’ Brien, viêm nhiễm vùng cầu nối liên quan rất nhiều đến kỹ thuật cho mỗi lần tiến hành chạy thận nhân tạo, người bệnh và nhân viên y tế phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sẽ hạn chế được biến chứng nay [11] Theo Frank T Padberg Jr, tự theo dõi biến chứng cầu nối động tĩnh mạch là không thể thiếu được của người bệnh đang chạy thận nhân tạo chu kỳ [10]
Theo khuyến cáo của Gore W L thì không được mang quá 5kg ở tay có cầu nối và không tỳ đè lên tay có cầu nối [12]
1.1.2 Các điểm chính để chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch sau phẫu thuật:
- Giữ khô
- Kiểm tra chảy máu
- Uống thuốc theo đơn
- Nghỉ ngơi
- Báo bác sĩ nếu: Thấy đau, phù, nóng, chảy máu ở vị trí đường vào
- Thấy khó thở
- Có triệu trứng giống cúm; Sốt
- Giữ cho tay thẳng và ngang tim trong khi chờ vết mổ lành sẹo
- Kiểm tra hằng ngày tiếng thổi và mức độ rung
- Bác sỹ kiểm tra mức độ trưởng thành
1.1.3 Những dấu hiệu nào sau đây báo trước biến chứng đường vào mạch máu:
- Nhiễm trùng: Đỏ, sưng, đau nhức hoặc thấy nóng ở vị trí đường vào, kèm theo sốt, rét run
Trang 10- Đông máu hoặc hẹp đường vào mạch máu: Mất tiếng thổi hoặc rung, phù ở tay, nhiệt độ dưới da vùng đường vào thấp
- Chảy máu: Tại vị trí cắm kim nhiều hơn 20p sau điều trị lọc máu
- Giảm tuần hoàn máu ở cánh tay có đường vào: Tê cóng, đau nhói, lạnh, tay yếu, đầu ngón tay xanh hoặc loét
1.1.4 Kiến thức tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch
- Mang quá 5 kg hoặc tỳ đè ở tay có cầu nối
- Phòng nhiễm trùng đường vào mạch máu:
+ Vệ sinh đường vào mạch máu bằng các dung dịch sát khuẩn
+ Vệ sinh đường vào mạch máu và rửa tay trước khi điều trị lọc máu bằng xà phòng diệt khuẩn
+ Không gãi ở đường vào mạch máu Móng tay thường dễ gây nhiễm trùng + Cầu tay cần được sát khuẩn bằng cồn trước khi cắm kim Không nên sờ vào
vị trí đc được sát khuẩn
+ Tránh ho, hắt hơi vào đường vào mạch máu khi đang điều trị lọc máu
+ Đeo găng hoặc đậy gác lên chỗ cắm kim
+ Bạn sử dụng 1 garo nhẹ nhàng để phòng chảy máu sau khi rút kim.Bạn chỉ ấn nhẹ nhàng tại chỗ cắm kim và chỉ ở dưới, không được ấn trên vị trí cắm kim + Báo lại bác sĩ khi có các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau tại đường vào mạch máu
- Bảo vệ đường vào mạch máu:
+ Không cho phép bất kỳ ai đo huyết áp ở cánh tay có đường vào mạch máu + Không cho phép bất kỳ ai lấy máu ở cánh tay có đường vào mạch máu khi bạn không lọc máu
+ Nếu tiếng thổi hoặc rung ở đường vào mất hoặc thay đổi bạn phải báo lại cho bác sỹ
+ Bạn có thể cùng bác sỹ thảo luận về vị trí cắm kim Bạn có thể cắm ở nhiều
vị trí khác nhau theo phương pháp leo thang hoặc phương pháp theo kim cùn chỉ có
1 vị trí cắm, bạn sẽ thấy ít đau hơn
1.1.5 Thực trạng về kiến thức và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân chạy thận chu kỳ tại khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy
Khoa Thận lọc máu được thành lập từ tháng 09/2010 Tính đến thời điểm đầu năm 2020, tổng số cán bộ, viên chức, lao động của khoa là 17 người, trong đó bao gồm 5 bác sỹ và 12 điều dưỡng
Trang 11Tổng số giường bệnh thực tế tại khoa là 30 giường Năm 2019, tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú tại khoa là 1050 Trung bình mỗi ngày, khoa Thận lọc máu thực hiện tư 40 – 45 lượt lọc máu Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có hiểu biết về kiến thức tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch ở mức tốt chỉ đạt 63,7% Trong đó, mức độ chăm sóc cầu nối có xu hướng tăng lên theo tỷ lệ hiểu biết về kiến thức chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch, và tỷ lệ bệnh nhân còn mang vác nặng quá 5kg
có xu hướng tăng lên ở các đối tượng có kiến thức về chăm sóc cầu nối ở múc trung bình – khá
1.1.6 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng
Dựa trên thực trạng của bệnh nhân đã nêu ở trên, chúng tôi quyết định lựa
chọn vấn đề :" Nâng cao kiến thức và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của
người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy
2020" để tiến hành can thiệp, cải tiến
1.2.Cơ sở pháp lý
Theo KDOQI 2015: Hemodialysis Access
Theo nghiên cứu của Vũ Sơn đăng trong tạp trí y học việt nam tập 445 – tháng
8 – số đực biệt năm 2016 về: “ Đánh giá kiến thức về bệnh suy thận mạn và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện đại học y Thái Bình” [6]
Trang 12CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang được chạy thận chu kỳ tại khoa Thận – Lọc máu Bệnh viện Bãi Cháy thỏa mãn các yếu tố:
+ Người bệnh đang được chạy thận chu kỳ tại khoa Thận – Lọc máu Bệnh viện Bãi Cháy ≥ 3 tháng
+ Bệnh nhân sử dụng cầu nối động tĩnh mạch để chạy thận chu kỳ
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Người bệnh chạy thận cấp cứu
+ Người bệnh câm điếc không có khả năng trả lời phỏng vấn
+ Bệnh nhân được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành nghiên cứu hoặc phỏng vấn bởi điều tra viên
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2020 đến tháng 09/2020
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau
2.1.4 Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu toàn bộ
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu đều được lựa chọn vào nghiên cứu không phân biệt độ tuổi, giới tính
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra về kiến thức và cách tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch, dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu sau khi đã phổ biến kiến thức bằng tài liệu và hướng dẫn bệnh nhân qua thực hành
Người đánh giá sử dụng các câu hỏi trong phiếu điều tra
Trang 132.1.6 Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu điều tra
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính
Tên chỉ số Bệnh nhân thận nhân tạo có kiến thức về tự chăm sóc cầu nối ĐTM đạt tỷ lệ tốt
Lĩnh vực áp dụng Khoa Thận Lọc Máu
Đặc tính chất lượng An toàn
Thành tố chất lượng Đầu ra
Lý do lựa chọn Việc bệnh nhân thận nhân tạo biết cách tự chăm sóc cầu nối
Phương pháp tính
Tử số Số bệnh nhân thận nhân tạo có kiến thức về tự
chăm sóc cầu nối ĐTM đạt tỷ lệ tốt
Mẫu số Tổng số bệnh nhân tham gia tập huấn
Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát
Thu thập và tổng hợp số liệu Dựa vào phiếu điều tra
Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao
Tần xuất báo cáo Hàng quý
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá
- Đối tượng nghiên của chúng tôi là những bệnh nhân đang chạy thận chu kỳ tại khoa Thận lọc máu, bệnh viện Bãi Cháy Hiện tại, hàng ngày khoa vẫn đang tiến hành thủ thuật lọc máu chu kỳ cho hơn 40 bệnh nhân
- Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch của bệnh nhân bằng phiếu điều tra gồm 2 phần với 18 câu hỏi tính điểm trong đó:
+ Phần II: “Hiểu biết của bệnh nhân về chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch” có
6 câu hỏi tổng điểm là 10 điểm
+ Phần III: “Kết quả tự chăm sóc cầu nối động tĩnh mạch” có 12 câu hỏi tổng
Trang 14điểm là 10 điểm
+ Phân ra 3 mức độ theo điểm đạt được: Tốt từ 8.0 -> 10 điểm, Khá từ 5.0-> 7.9 điểm, Trung bình, yếu < 5.0 điểm
2.2 Phân tích nguyên nhân
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:
Trang 15Nhân viên y tế
Phương tiện truyền thông
Chưa kiểm soát được hết cách tự chăm sóc cầu nối của của BN
Chưa mở các lớp
tập huấn về cách
Tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân chưa đầy đủ
Thiếu phương tiện truyền thông về hình ảnh, video (chỉ có bảng
ở góc truyền thông)
Bệnh nhân hiểu chưa đầy đủ về kiến thức và cách
tự chăm sóc cầu nối
Quản lý
Chưa kiểm tra
giám sát thường
xuyên việc tư vấn
và hướng dẫn của
NVYT
Đào tạo
Trang 162.3 Lựa chọn giải pháp
Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau
Thực thi
Tích
số (HQ
* TT)
Lựa chọn
phòng lọc máu
Thường xuyên bật màn hình tương tác 5 1 5
Không chọn
Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức
về cách chăm sóc cầu nối
Sắp xếp lại nhân lực trong khoa, bổ sung bác sĩ, điều dưỡng cho bộ phận lọc máu
chọn
Bác sĩ, Điều dưỡng trưởng kiểm tra thường xuyên tại khoa cách người bệnh tự chăm sóc cầu nối
Tư vấn, hướng
dẫn cho bệnh
Tổ chức tư vấn, hướng
Tư vấn trực tiếp và
tài liệu phát tay 5 4 5
Không chọn
Trang 17Thực thi
Tích
số (HQ
* TT)
Lựa chọn
nhân chưa đầy
đủ
dẫn bệnh nhân theo định kỳ
Phổ biến kiến thức
về chăm sóc cầu nối ĐTM theo tài liệu
đã xây dựng
KTV thực hành mẫu cách tự chăm sóc cầu nối
Tăng cường giám sát thường xuyên tại khoa phòng
Trang 182.4 Kế hoạch can thiệp
2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết
Xây dựng nội dung
tập huấn
Hoàn thành bộ tài liệu phát tay về cách tự
Khoa thận lọc máu
KTV thực hành mẫu cách tự chăm sóc AVF
Triển khai nội dung
Hàng quý, bắt đầu từ quý II, tháng 4 /2020
Bs Đông,
Tổng hợp số liệu kiểm tra hàng quý, thông báo kết quả kiểm tra trong buổi họp tổng kết hàng quý của khoa
Hàng quý, bắt đầu từ quý
Trang 192.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian
Thời gian thực hiện
Người giám sát
10 ĐD trưởng giám sát thường xuyên tại khoa
bằng phiếu điều tra, mỗi người 01 lượt/quý
Bs Ngân,
11
Tổng hợp số liệu kiểm tra hàng quý, thông
báo kết quả kiểm tra trong buổi họp tổng
kết hàng tháng của khoa