Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Quốc Trị
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Quốc Trị
Các tài liệu sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả
Nguyễn Thị Như Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Quốc Trị, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, các thầy cô giáo công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực
tế phục vụ cho đề tài luận văn Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, xong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp
Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Như Trang
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT BGH CBQL ĐTB
GV GVCN
GD GD&ĐT HĐTN PTTNTT PCXH QLGD
KH LLXH
MN
NT, GĐ, CĐ
NV TNTT THAT UBND
An toàn giao thông Ban giám hiệu Cán bộ quản lý
Điểm trung bình Cán bộ giáo viên Giáo viên chủ nhiệm Giáo dục
Giáo dục và đào tạo Hoạt động giáo dục Hoạt động trải nghiệm
Phòng, tránh tai nạn thương tích Phòng chống xâm hại
Quản lý giáo dục
Kế hoạch Lực lượng xã hội Mầm non
Nhà trường, gia đình, cộng đồng Nhân viên
Tai nạn thương tích Trường học an toàn
Ủy ban nhân dân
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
MỞ ĐẦU i
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở
TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 8
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non 10
1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan và hướng nghiên cứu cần tiếp tục 13
1.2. Các khái niệm cơ bản 14
1.2.1 Tai nạn thương tích 14
1.2.2 Phòng, tránh tai nạn thương tích 14
1.2.3 Tiếp cận phối hợp trong quản lý giáo dục phòng, tránh tai nạn thương
thương tích 15
1.2.4 Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
theo tiếp cận phối hợp 17
1.2.5.Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm
non theo tiếp cận phối hợp 17
1.3.Tiếp cận phối hợp trong hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Các lực lượng tham gia phối hợp trong hoạt động giáo dục phòng, tránh
tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 33
1.3.2 Nội dung phối hợp, giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non Error! Bookmark not defined
1.3.3 Quyền hạn và nhiệm vụ của các lực lượng tham gia giáo dục phòng,
tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Error! Bookmark not defined
1.3.4 Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục phòng,
tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 28
1.3.5.Nguyên tắc giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 29
1.3.6.Phương pháp và hình thức giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 34
1.3.7.Đánh giá kết quả giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho học sinh theo tiếp cận phối hợp ở trường mầm non 33
1.4.Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 37
1.4.1 Các chủ thể quản lí hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích
cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 37
1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho
trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 39
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp 47
Trang 81.5.1 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý 47
1.5.2 Đội ngũ giáo viên, nhân viên 50
1.5.3 Cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng trong nhà trường mầm non 51
1.5.4 Mối quan hệ phối hơp giữa nhà trường và gia đình trẻ 52
Kết luận chương 1 51
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP 52
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 52
2.1.1 Khái quát về đặc điểm về tự nhiên, xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 52
2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 52
2.2 Tổ chức khảo sát 57
2.2.1 Mục đích khảo sát 57
2.2.2 Nội dung khảo sát 57
2.2.3 Đối tượng khảo sát 57
2.2.4 Phương pháp khảo sát 58
2.2.5 Cách thức xử lý số liệu 58
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 60
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp. 60
2.3.2 Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non 61
2.3.3 Thực trạng về việc thực hiện nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non 62
2.3.4 Đánh giá kết quả giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 70
2.3.5 Thực trạng về sự tham gia của các lực lượng giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non 72
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 73
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 74
Trang 92.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ 75
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 78
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 80
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 84
2.6.1 Ưu điểm 84
2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 85
Kết luận chương 2 87
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP 88
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 88
3.1.1 Đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non 88
3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 88
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 89
3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 90
3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 90
3.2.1 Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường mầm non về giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN theo tiếp cận phối hợp 90
3.2.2 Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp, phù hợp điều kiện thực tiễn từng địa phương 93
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 98
3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 101 3.2.5 Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng thuận của
các lực lượng giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, tránh tai
Trang 10nạn thương tích cho trẻ MN 104
3.2.6 Kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 106
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 109
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của biện pháp quản lí giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 110
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 116
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 110
3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 110
2.2.4 Phương pháp khảo sát 111
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 111
Kết luận chương 3 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC
Trang 11cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 60Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện mục tiêu của giáo dục phòng, tránh tai
nạn thương tích cho trẻ MN đã thực hiện ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 61 Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn
thương tích ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 63 Bảng 2.9 Thực trạng phương pháp giáo dục phòng, tránh tai nạn thương
tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 68 Bảng 2.10 Thực trạng hình thức giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích
cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 69Bảng 2.11 Thực trạng việc đánh giá kết quả giáo dục phòng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 70Bảng 2.12 Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục phòng, tránh tai
nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 72Bảng 2.13 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng, tránh tai nạn thương
tích cho trẻ MN ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 74
Trang 12Bảng 2.14 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh
tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 76Bảng 2.15 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh tai
nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 78Bảng 2.16 Thực trạng thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường MN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 80Bảng 2.17 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục
phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp 82Bảng 3.1 Các khách thể được khảo nghiệm ở các trường MN huyện
Bình Xuyên 110Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp
quản lí 111 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí 112
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các cấp bậc học, đặc biệt lưu ý đến giáo dục mầm non Lời dạy xưa đã ví von "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan", đồng thời khẳng định vai trò của người làm công tác mầm non như người mẹ thứ hai, yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ trẻ thơ Công việc ấy được ví như trồng cây, vun đắp mầm non hôm nay chính là tạo nền móng cho sự phát triển vững chắc mai sau Nghị quyết 29/NQ-
TW về đổi mới giáo dục đã chỉ đạo rõ ràng mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện trẻ nhỏ về thể chất, tình cảm, nhận thức và thẩm mỹ, bồi đắp những yếu tố nhân cách đầu tiên, tạo tiền đề vững chắc cho việc học tập ở lớp 1 Giáo dục mầm non giữ vị trí nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho cả quá trình học tập, phát triển của con người Chất lượng giáo dục ở giai đoạn này ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả học tập ở các cấp học tiếp theo Bậc học mầm non mang sứ mệnh trọng yếu, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ trên các phương diện thể chất, tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ và trí tuệ, góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời trang bị những hành trang cần thiết cho tương lai Một môi trường giáo dục thuận lợi, sự chăm sóc yêu thương chu đáo sẽ nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, hình thành
sự ham học hỏi, tiếp thu những giá trị tốt đẹp
Trong những năm gần đây việc giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho học sinh các cấp bậc học, trong đó có trẻ mầm non rất được ngành giáo dục
và toàn xã hội quan tâm Việc trang bị kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích đã được tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non cho mọi lứa tuổi Tai nạn thương tích được định nghĩa là những tổn hại về mặt thể chất do tác động vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể từ các nguồn năng lượng như cơ học, nhiệt, điện, hóa chất, phóng xạ, với cường độ và tốc độ biến thiên Trẻ mầm non thường gặp phải một số tai nạn thương tích điển hình như hóc dị vật đường thở,
dị vật đường mũi, tai, bỏng, đuối nước, điện giật Do tính hiếu động, thích chạy nhảy tự do, trẻ dễ gặp phải những tổn thương do té ngã, vật sắc nhọn, bỏng, đuối
Trang 14nước, điện giật, hoặc ngộ độc Ngoài ra, tai nạn thương tích còn bao gồm cả những trường hợp thiếu hụt các yếu tố sinh tồn thiết yếu, ví dụ như thiếu oxy khi đuối nước, ngạt thở, hoặc hạ thân nhiệt trong môi trường lạnh giá.Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ mầm non là: ở lứa tuổi này trẻ chưa tự ý thức về chăm sóc và bảo về bản thân, do vậy rất cần sự hỗ trợ của những người xung quanh như bố mẹ, cô giáo hoặc người trông trẻ, nếu như mọi người thiếu chủ quan, lơ là có thể trẻ dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễ dàng Bên cạnh đó nếu như mọi người không có kiến thức về cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ như cách sơ cứu ban đầu, hay hiểu biết về những loại thuốc thông thường cũng có thể gây mất an toàn cho trẻ Nỗ lực tuyên truyền và giáo dục về an toàn cho trẻ em chưa đạt hiệu quả mong muốn, đặc biệt trong môi trường gia đình và nhà trường Cơ sở vật chất, điều kiện học tập, sinh hoạt còn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối, khiến trẻ dễ gặp tai nạn thương tích
Trong hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động quản lý nhà trường nói riêng, tiếp cận phối hợp mang lại nhiều lợi ích như: tăng cường sự gắn kết, tương tác và hợp tác giữa các bên liên quan; nâng cao trách nhiệm và ý thức của các lực lượng giáo dục; phát huy sáng tạo và khả năng tham gia của các bên; tạo ra
sự cộng hưởng về hiệu quả giáo dục Ví dụ, khi nhà trường (CBQL, giáo viên, nhân viên) lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ MN và các lực lượng đoàn thể XH về các hoạt động trong nhà trường, khi đó các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường sẽ có thể biết được những mong muốn, nhu cầu và khó khăn của trẻ MN; khi cha mẹ trẻ MN tham gia vào việc giáo dục, họ sẽ có thể giúp con em mình và nhà trường có thêm động lực và niềm tin; hoặc khi cha mẹ trẻ/HS, các lực lượng bên ngoài nhà trường cộng đồng hỗ trợ nhà trường trong việc cung cấp các nguồn lực và cơ hội cho hoạt động giáo dục, họ sẽ góp phần xây dựng một mối quan hệ gần gũi và bền vững giữa nhà trường
Ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một phần nội dung không thể thiếu
để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Mục tiêu giáo dục trẻ phòng, tránh tai nạn thương tích là giúp trẻ nhận biết những vật nguy hiểm và nơi nguy
Trang 15hiểm để tránh xa, không đến gần những nơi nguy hiểm đó Giáo dục trẻ biết cách phòng, tránh những tai nạn thương tích là giáo dục hình thành cho trẻ khả năng nhận biết, tính tự lập, tự tin khi tiếp xúc với mọi vật xung quanh, trẻ sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn đối với bản thân, dễ thành công hơn trong cuộc sống Vì thế quản
lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc rất được quan tâm, các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần cho trẻ Kết quả của các hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non Tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập như: Hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như sự phối kết hợp giữa các khâu còn chưa thực sự hiệu quả; kế hoạch đảm bảo an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích còn chung chung khó thực hiện; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng; Công tác truyền thông và tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non chưa thực sự rộng rãi, nhất là sự quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ chưa đúng mức, còn thờ ơ, phó mặc con nhỏ ở nhà cho ông bà, các anh chị đưa đón, …
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp” làm đề tài nghiên
cứu với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ, giảm thiểu tối đa những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong các nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non nhằm nâng cao hiệu quả phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, góp phần nâng
Trang 16cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhà trường
3 Câu hỏi nghiên cứu
3.1 Quản lý hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp cần
được thực hiện như thế nào?
3.2 Thực trạng quản lý hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối
hợp được thể hiện như thế nào?
3.3 Những biện pháp nào có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động phòng, tránh tai nạnt hương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp?
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
5 Giả thuyết khoa học
Công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã nhận được sự chú trọng và đạt một
số thành tựu nhất định Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục Việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích theo hướng tiếp cận phối hợp, dựa trên thực tiễn và đặc điểm trẻ mầm non sẽ tối
ưu hóa hiệu quả công tác này Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện tại Sự an toàn của trẻ là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các bên liên quan Mỗi biện pháp can thiệp hiệu quả sẽ góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ Việc tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là yếu
tố then chốt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Đầu tư vào công tác phòng
Trang 17ngừa tai nạn thương tích chính là đầu tư cho tương lai
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp
6.2 Tổ chức khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
6.3 Đề xuất và khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
7.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 140 người với các đối tượng là CBQL (Ban Giám hiệu), giáo viên, nhân viên ở 10 trường MN trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể là:
- 20 CBQL (mỗi trường có 2 CBQL thuộc Ban Giám hiệu)
- 100 GV (mỗi trường 10 GV)
- 20 nhân viên (mỗi trường 02 nhân viên)
Ngoài ra, đề tài tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến phản hồi của cha mẹ trẻ, đại diện đoàn thể địa phương tại các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
7.3 Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 10 trường mầm non trong đó có 04 trường MN thị trấn, 03 trường giáp khu công nghiệp, 03 trường địa bàn nông thôn với tổng
3.800 trẻ MN và 365 cán bộ giáo viên nhân viên
Thời gian nghiên cứu: Lấy số liệu thứ cấp từ 09/2023 đến 05/2024 Tổ
Trang 18chức khảo sát thu thập số liệu trong năm học 2023-2024
7.4 Giới hạn về chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GVMN, Trong đề tài này, chúng tôi xác định chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các trường mầm non
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến an toàn trường học Đồng thời, khảo sát các ấn phẩm chuyên ngành, sách báo khoa học bàn về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ mầm non Tập trung nghiên cứu các đề tài, luận văn, tạp chí, báo cáo khoa học cùng các tham luận hội thảo chuyên đề về an toàn cho trẻ trong môi trường mầm non Từ
đó, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa nền tảng lý luận cho nghiên cứu
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát các hình thức thông qua việc quan sát các hoạt động sư phạm và các nhân tố khác có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, có ghi nhật ký và biên bản quan sát Từ đó đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên, cha mẹ trẻ, và cộng đồng
8.2.2 Phương pháp điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng về hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp Các phiếu hỏi được xây dựng dành cho các khách thể khảo sát khác nhau (Cán bộ quản lý, giáo viên, cha
mẹ trẻ, đại diện một số ban ngành, cộng đồng, đoàn thể địa phương)
8.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Để xác thực và bổ sung dữ liệu khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phụ huynh và các bên liên quan được triển khai
Trang 19Mục tiêu nhằm làm rõ các giải pháp quản lý, phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ
em tại cơ sở giáo dục mầm non Nghiên cứu tập trung vào thực tiễn quản lý an toàn trường mầm non tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, thông qua ghi chép nhật ký và lập biên bản phỏng vấn chi tiết
8.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục, Hiệu trưởng các trường, giáo viên, cha mẹ trẻ, một số ban ngành đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận phối hợp
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THEO TIẾP CẬN PHỐI HỢP
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp
Nghiên cứu về hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là một lĩnh vực quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong môi trường học tập và chăm sóc Những nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tình trạng tai nạn và thương tích phổ biến trong trẻ mầm non, phân tích nguyên nhân và hậu quả của các tai nạn đó, và đề xuất các hoạt động giáo dục mang tính dự phòng để tránh các tai nạn tiềm ẩn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng trong việc phát triển giáo dục mầm non Xã hội cần thiết lập và duy trì hệ thống thông tin, truyền thông, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, từ đó đề ra các giải pháp tối ưu cho lĩnh vực này Mô hình hợp tác giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em được học giả Jennifer Pannell đề xuất Bà nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh là trọng tâm trong quá trình nuôi dạy trẻ Dự án Nghiên cứu Hiệu quả Giáo dục Mầm non (EPPE) do các học giả Kathy Sylva, Edward Melhuish, Pam Sammons, Iram Siraj-Blatchford và Brenda Taggart thực hiện cũng chỉ ra tầm ảnh hưởng sâu sắc của cộng đồng Nghiên cứu này chứng minh sự tương tác giữa trẻ với người thân trong gia đình và môi trường xã hội xung quanh đóng vai trò then chốt trong việc hình thành nhân cách trẻ trước khi bước vào giai đoạn học tập chính thức
Margie Peden và các cộng sự (2008) nghiên cứu về phòng, tránh tai nạn thương tích của trẻ em, các tác giả đã khảo sát đánh giá thực trạng về tai nạn thương tích ở trẻ em và đưa ra một bức tranh tổng thể về tai nạn thương tích của trẻ em trong bối cảnh hiện tại, phân tích nguyên nhân, nhấn mạnh tầm quan trọng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em và các giải pháp cần thực hiện Báo
Trang 21cáo chỉ rõ tai nạn giao thông đường bộ là là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao trong số trẻ độ tuổi 15-19 và thanh thiếu niên 10-14 tuổi [23]
David Sleet (2018) nghiên cứu về sự phát triển của xã hội và những thách thức toàn cầu về phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, đánh giá tác hại của tai nạn thương tích ở trẻ em đối với trẻ em và đối với sức khỏe cộng đồng và thực trạng diễn ra trên toàn cầu hiện nay và những giải pháp cần khắc phục để phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em có thể xảy ra [24]
Mariana Brussoni (2014) nghiên cứu về chấp nhận rủi ro và chơi rủi ro trong sự phát triển của trẻ em và chỉ ra tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với sự phát triển của trẻ em, các phương pháp tiếp cận phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em, tác giả nhấn mạnh cần ưu tiên sự an toàn và hạn chế cơ hội chơi mạo hiểm của trẻ em nhằm phòng nghừa tai nạn thương tích đối với trẻ em [25]
Jože Štihec (2010) nghiên cứu về “Thương tích của trẻ MN Tiểu học và
trẻ MN Trung học trong các lớp giáo dục thể chất và trong thời gian giải trí”
Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều trẻ MN bị thương trong thời gian rảnh trong các giờ học thể dục Trẻ MN nữ thường xuyên bị thương hơn trẻ MN nam trong giờ học giáo dục thể chất và trong các môn thể thao cá nhân luyện tập trong thời gian rảnh rỗi, trong khi các em nam bị chấn thương nhiều hơn trong các môn thể thao tập thể được luyện tập trong thời gian rảnh rỗi [26]
Orton E, Whitehead J, Mhizha-Murira J, Clarkson M, Watson MC,
Mulvaney CA, Staniforth JUL, Bhuchar M, Kendrick D (2016) nghiên cứu về “Các
chương trình giáo dục tại trường học nhằm ngăn ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em
và thanh thiếu niên” Nghiên cứu này đã đánh giá vai trò của chương trình giáo dục
nhà trường trong phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, đánh giá thực trạng về tai nạn thương tích của trẻ em, chỉ ra các biện pháp khắc phục [27]
Maria Ali, Ha T Nguyen, Mark Stevenson, Thien C Vu, Duyen T.Y Nguyen (2011) nghiên cứu về phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em ở Việt Nam, những kết quả đạt được và những thách thức cần khắc phục Nghiên cứu chỉ rõ: “TNTT là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em ở Việt Nam, để khắc phụ tình trạng này cần có chương trình hành động và hệ thống các chính sách cũng như sự tham gia của toàn xã hội trong phòng, tránh tai nạn thương tích
Trang 22cho trẻ em” [28]
Tổ chức giáo dục tại Plan tại Việt Nam (2010) với tài liệu “Hướng dẫn
xây dựng Trường học an toàn” Tài liệu cung cấp những nội dung về phòng,
tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN và các biện pháp xây dựng trường học an
toàn ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông Việt Nam [Dẫn theo Đỗ Thị
Hòa (2020) Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ MN ở các trường MN thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, LV Thạc sĩ, trường ĐHSP Thái Nguyên, 2020]
Huyền Linh (2011) nghiên cứu về tự vệ cho trẻ và an toàn trường học đã giúp trẻ MN nhận diện về tình huống không an toàn có thể xảy ra đối với trẻ MN
và hướng dẫn cách xử lí tình huống thoát hiểm đa dạng và gần gũi với cuộc sống của trẻ MN.[Dẫn theo 19]
Nghiên cứu năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà về thực trạng an toàn trường mầm non tại Hà Nội, tập trung vào nhóm trẻ 5-6 tuổi, đã phân tích khung pháp lý liên quan đến bảo vệ và giáo dục trẻ em trong lĩnh vực an toàn Nghiên cứu khảo sát các yếu tố tác động đến việc hình thành nhận thức và kỹ năng phòng tránh rủi ro cho trẻ, đồng thời đánh giá thực tiễn triển khai giáo dục
an toàn tại một số cơ sở mầm non Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn cho trẻ mẫu giáo lứa tuổi 5-6.Những nghiên cứu này thường gồm các phương pháp như khảo sát, quan sát trực tiếp, phỏng vấn hoặc thu thập dữ liệu từ các báo cáo và thông tin từ các trung tâm y tế Dựa trên các kết quả thu được, người nghiên cứu phân tích và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề, nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và bảo đảm an toàn cho trẻ em [16]
Các nghiên cứu trên đây có vai trò quan trọng trong việc nhận diện các nguy cơ và nguyên nhân gây ra tai nạn cho trẻ mầm non trong môi trường giáo dục Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chương trình giáo dục phù hợp để giảm thiểu nguy cơ và tăng cường an toàn cho trẻ em
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tai nạn
Trang 23thương tích ở học sinh mẫu giáo nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp và hoạt động giáo dục đã được thực hiện, từ đó đề ra các giải pháp quản lý và cải tiến hiệu quả của hoạt động giáo dục
Các nghiên cứu này thường tập trung vào việc xem xét các yếu tố quản lý như chính sách, quy định, hướng dẫn và kỹ thuật, cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại của hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Nghiên cứu năm 2014 của Đào Thị Minh Tâm khảo sát tình hình an toàn trường học, phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non Tác giả đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thương tích cho trẻ [31]
Các phương pháp nghiên cứu thường sử dụng trong lĩnh vực này bao gồm khảo sát, phỏng vấn, quan sát trực tiếp và thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như giáo viên, quản lý và cha mẹ trẻ MN
Một số chủ đề nghiên cứu thường xuyên trong lĩnh vực này bao gồm: Hiện trạng và tần suất các tai nạn và thương tích đối với trẻ mầm non trong môi trường giáo dục
Đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục và đào tạo nhằm phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Xây dựng và cải thiện chính sách, quy định và hướng dẫn về an toàn trong môi trường giáo dục
Nghiên cứu về tác động của môi trường vật lý và các yếu tố liên quan khác đến tai nạn và thương tích cho trẻ mầm non
Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao an toàn cho trẻ mầm non
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, việc quản lý và xây dựng môi trường học tập an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ là một yêu cầu thiết yếu, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía nhà trường và toàn xã hội Tuy nhiên, thực
tế cho thấy dư luận xã hội chủ yếu tập trung vào những khía cạnh tiêu cực liên quan đến trẻ em, điển hình là các vấn nạn bạo hành, ngược đãi và xâm hại Nhiều bài báo, nghiên cứu xã hội đã cảnh báo về những nguy cơ mất an toàn cho trẻ, đồng thời phơi bày những vụ việc đau lòng về bạo hành, ngược đãi trẻ em Thời
Trang 24gian qua, dư luận đặc biệt bức xúc trước những vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp, thể hiện qua hành vi bạo hành trẻ em tại một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Vấn nạn bạo hành trẻ em đã nhanh chóng trở thành một vấn
đề nhức nhối trong xã hội, gây ra những hệ lụy tiêu cực, làm lu mờ những nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục mầm non an toàn, phòng tránh tai nạn và thương tích
Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quản lý, xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích dưới nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều địa bàn khác nhau Có thể kể đến như nghiên cứu "Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú" của tác giả Lê Thị Kim Hương; nghiên cứu "Thực trạng phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Vĩnh Yên" của tác giả Vũ Thị Thu Hằng; nghiên cứu "Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Trung Mầu" và "Đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng giáo dục mầm non" của tác giả Vũ Nhân Vương Các nghiên cứu này đã đóng góp những phân tích và đề xuất valuable cho việc nâng cao chất lượng môi trường giáo dục mầm non
Một số nghiên cứu đã tập trung vào sự hợp tác giữa nhà trường và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Điển hình là luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Đào Thị Hải với đề tài "Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng đảm bảo an toàn cho trẻ Mầm non ngoài công lập quận Hải An, Thành phố Hải Phòng" Nghiên cứu này đã khảo sát nền tảng lý luận về đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, phân tích tình hình an toàn tại các cơ sở mầm non ngoài công lập ở quận Hải An, thành phố Hải Phòng, đồng thời làm rõ vai trò phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ Dựa trên những phân tích này, tác giả đã đề xuất và thực nghiệm các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường và cộng đồng để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non ngoài công lập tại quận
Trang 25Hải An, thành phố Hải Phòng
Bên cạnh đó, công trình "Một số tai nạn thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non, nguyên nhân và giải pháp" của tác giả Vũ Yến Khanh cũng đã đề cập đến vấn đề này Tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến an toàn, tai nạn thương tích và các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em Thông qua khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý và quan sát thực tế tại các trường mầm non, nghiên cứu đã xác định nguyên nhân và thực trạng tai nạn thường gặp ở trẻ, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong môi trường mầm non
Tác giả Lê Thị Thu Ba (2011) viết về: “Biện pháp quản lí phòng, tránh và
xử lý TNTT cho trẻ ở trường mầm non” đăng trên Tạp chí giáo dục Số đặc biệt 11/2011 Bài báo nêu lên một vài tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non, nguyên nhân, cách phòng, tránh, cách xử trí [3]
Nghiên cứu "Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non" của tác giả Tào Thị Hồng Vân, đăng trên Tạp chí Y học Thực hành số 2/2012, đã khảo sát thực tế an toàn tại một số trường mầm non công lập ở Hà Nội Dựa trên kết quả thu thập được, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn, hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ, đáp ứng yêu cầu của ngành Mặc dù phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các trường mầm non công lập khu vực Hà Nội, song những phát hiện của đề tài phần nào phản ánh tình hình chung tại các cơ sở mầm non trên cả nước Tuy vậy, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích các yếu tố cơ sở vật chất tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, chưa xem xét đến nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường về an toàn cho trẻ Hơn nữa, các giải pháp được đề xuất còn bó hẹp trong phạm vi trường học, chưa tính đến sự phối hợp với các yếu tố bên ngoài [34]
1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan và hướng nghiên cứu cần tiếp tục
Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng để cung cấp thông tin hữu ích cho việc xây dựng chính sách, kỹ thuật và chương trình giáo dục phù hợp, đảm bảo
an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non trong môi trường
Trang 26giáo dục Tổng quan nghiên cứu vấn đề về hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non vẫn còn khá hạn chế và cần được thực hiện thêm Việc tăng cường nghiên cứu về chủ đề này sẽ giúp định hướng các biện pháp, chính sách và phương pháp giáo dục hiệu quả để bảo vệ sự an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Tai nạn thương tích
Theo Robertson (2015), tai nạn, hay còn được định nghĩa là chấn thương không chủ đích, là một sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên, không nằm trong dự kiến, gây tổn hại về thể chất hoặc dẫn đến tử vong Trong phạm vi giáo dục mầm non, tai nạn được hiểu là những sự việc xảy ra ngoài ý muốn, gây ra các tổn thương cơ thể cho trẻ, ví dụ như trầy xước, chảy máu, gãy xương, ngạt thở, hoặc bỏng Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non cũng đưa ra khái niệm tương tự: “Tai nạn là sự kiện phát sinh đột ngột, nằm ngoài dự kiến, do tác động từ bên ngoài, gây tổn hại đến cơ thể” Thông tư này đồng thời định nghĩa “thương tích là những tổn hại vật lý trên cơ thể do chịu tác động mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng hoặc do rối loạn chức năng sinh lý vì thiếu hụt các yếu tố thiết yếu cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ thích hợp”
Trẻ em trong độ tuổi mầm non thường hiếu động, ham học hỏi, luôn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan Tuy nhiên, kỹ năng
tự bảo vệ của trẻ còn rất hạn chế, khiến các em dễ gặp tai nạn bất cứ lúc nào Do nhận thức và khả năng tự vệ chưa phát triển đầy đủ, trẻ ở lứa tuổi này có nguy cơ gặp tai nạn rất cao nếu thiếu sự giám sát, hướng dẫn chu đáo từ người lớn hoặc môi trường chăm sóc, giáo dục không đảm bảo an toàn Hơn nữa, sự thiếu hiểu biết về các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn ở trẻ em, đặc biệt là ở các bậc phụ huynh, vô tình đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm
Tai nạn trẻ em có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, do nhiều yếu tố khác
Trang 27nhau, chủ yếu xuất phát từ sự thiếu cẩn trọng của người lớn Vì vậy, việc xây dựng môi trường học đường an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng Cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ về an toàn, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho trẻ những
kỹ năng tự bảo vệ Một môi trường sống an toàn, lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội
1.2.2 Phòng, tránh tai nạn thương tích
Trong lĩnh vực giáo dục, cụm từ "phòng, tránh" mang hàm nghĩa ngăn ngừa, hạn chế tối đa sự xuất hiện của những sự việc không mong muốn "Phòng, tránh tai nạn trẻ em" được định nghĩa là tập hợp các biện pháp chủ động, dự báo nhằm ngăn chặn tuyệt đối những rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ trẻ khỏi những tổn hại về thể chất lẫn tinh thần
Đối với bậc học mầm non, nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn cho trẻ mang tính thiết yếu "Phòng, tránh tai nạn trẻ em tại trường mầm non" là hệ thống các hoạt động được triển khai trong môi trường trường học, hướng đến mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu và can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra An toàn trường học được thiết lập thông qua việc thực thi các quy trình và hoạt động cụ thể, đảm bảo môi trường học tập an toàn, loại bỏ nguy cơ gây thương tích cho trẻ Điều này bao gồm việc kiểm định, bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của trẻ và duy trì sự hiện diện, hỗ trợ thường xuyên từ đội ngũ giáo viên, cán bộ nhà trường
1.2.3 Tiếp cận phối hợp trong quản lý giáo dục phòng, tránh tai nạn thương thương tích
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là yếu tố then chốt để triển khai các biện pháp một cách hiệu quả và nhất quán Quá trình này bao gồm việc xây dựng quy trình thống nhất, chia sẻ thông tin và tài nguyên, cũng như đồng nhất trong công tác đào tạo và giám sát
Mô hình phối hợp lực lượng giáo dục thể hiện một phương pháp quản lý toàn diện, đặc biệt trong việc điều hành các hoạt động giáo dục Mô hình này
Trang 28nhằm mục đích kết nối sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội vào quá trình giáo dục học sinh, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ chốt, điều phối hiệu quả sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo việc giáo dục đạt được mục tiêu đề ra
Tiếp cận phối hợp trong quản lý giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích
là một khái niệm đề cập đến việc sử dụng một phương pháp hợp tác và liên kết giữa các lực lượng giáo dục để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Lực lượng giáo dục phòng, tránh tai nạn thương thương tích cho trẻ MN là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc giáo dục trẻ MN Các lực lượng giáo dục phòng, tránh tai nạn thương thương tích cho trẻ MN vì vậy hết sức phong phú gồm nhiều thành phần trong và ngoài trường học Các lực lượng này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục bao quanh trẻ
kể cả khi các em đi học ở nhà trường, hay sinh hoạt tại gia đình và tham gia các hoạt động xã hội
Mu ̣c tiêu phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương thương tích cho trẻ MN của nhà trường nhằm huy động sức mạnh tổng thể của toàn xã hội vào công tác giáo dục phòng, tránh tai nạn thương thương tích cho trẻ MN
Trường mầm non giữ vai trò trung tâm trong việc liên kết các đơn vị giáo dục nhằm ngăn ngừa thương tích cho trẻ Hiệu trưởng, với tư cách là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc điều phối hiệu quả nguồn lực này Hiệu trưởng sẽ chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch tác động đến các lực lượng nội bộ và đối tác bên ngoài, nhằm đạt mục tiêu đề ra trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Việc phối hợp các đơn vị giáo dục trong quản lý hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích tại trường mầm non bao gồm: Đánh giá năng lực của từng đơn vị tham gia vào quá trình này; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan; Lập kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện và tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả của sự phối hợp trong công tác giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích ở trẻ mầm non Quá trình này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tận tâm, đảm bảo an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ Hiệu trưởng cần chủ động,
Trang 29sáng tạo trong việc kết nối các nguồn lực, tạo nên môi trường học tập an toàn, lành mạnh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần Mỗi hoạt động đều cần được giám sát chặt chẽ, đánh giá khách quan để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững
1.2.4 Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non theo tiếp cận phối hợp
Giai đoạn mầm non đánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể chất và trí tuệ của trẻ Trong thời kỳ này, trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và hình thành những kỹ năng nền tảng Sự hiếu động, ham học hỏi tự nhiên khiến trẻ không ngừng tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm sống và kỹ năng tự bảo vệ, trẻ dễ gặp phải những tai nạn bất ngờ Hơn nữa, phương pháp chăm sóc và giáo dục chưa phù hợp cũng có thể gây ra những tổn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ Việc trang bị kiến thức an toàn và xây dựng môi trường an toàn cho trẻ là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này
Hoạt động phòng, tránh TN, TT cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Hoạt động này đòi hỏi chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cần được chú trọng và ngày một nâng
cao để đáp ứng được nhu cầu của xã hội Và như vậy, có thể hiểu hoạt động
phòng, tránh TN, TT cho trẻ mầm non chính là là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non đảm bảo cho trẻ đựơc sống trong một môi trường an toàn về thể chất, tinh thần nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non
Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non theo tiếp cận phối hợp là quá trình giáo viên
và nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục hình thành ý thức cá nhân, tình cảm, động cơ, hành vi và thói quen phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích đặt ra đáp ứng yêu cầu về trường học an toàn
1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non theo tiếp cận phối hợp
Gần đây, tình trạng tai nạn thương tích gây tổn hại cả thể chất lẫn tinh
Trang 30thần cho trẻ mầm non tại một số cơ sở giáo dục đã gây ra sự bất bình sâu sắc trong xã hội Thêm vào đó, vi phạm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc cũng là vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ Do đó, việc quản lý, phòng ngừa tai nạn thương tích trong môi trường mầm non cần được đặc biệt coi trọng
Theo phương pháp phối hợp, quản lý hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non được hiểu là sự tác động có định hướng của ban quản lý lên đối tượng được quản lý Quá trình này tập trung vào việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn, thương tích thông qua sự hợp lực của các lực lượng giáo dục, nhằm đạt mục tiêu giáo dục trong bối cảnh môi trường liên tục biến đổi
Nói một cách khác, quản lý phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non theo tiếp cận phối hợp là sự tác động có kế hoạch của hiệu trưởng lên toàn
bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong và ngoài trường Mục tiêu là thực hiện các nội dung giáo dục phòng ngừa tai nạn thương tích thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất
và tinh thần trong môi trường an toàn, tránh tối đa các nguy cơ gây tai nạn, thương tích
Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non theo phương pháp phối hợp chính là quản lý các hoạt động giáo dục theo hướng phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích Mỗi trẻ đều được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn tuyệt đối Quá trình này đòi hỏi sự tham gia tích cực của trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, cùng với sự phối hợp chặt chẽ từ phía phụ huynh
1.3 Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non theo tiếp cận phối hợp
Giai đoạn mầm non là nền tảng then chốt trong quá trình hình thành nhân
Trang 31cách, do đó, việc trang bị kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mang tính thiết yếu Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu những bước khám phá đầu đời Một chương trình giáo dục hiệu quả về an toàn sẽ góp phần xây dựng nhân cách toàn diện và vững chắc cho trẻ Việc giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ hòa nhập, thích ứng với môi trường xã hội, đồng thời trang bị kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ, giữ bình tĩnh trước nguy hiểm tiềm ẩn Chương trình giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích tại trường mầm non theo phương pháp phối hợp được triển khai dựa trên các yếu
- Giáo dục trẻ MN nhận diện về các tình huống TNTT có thể xảy ra đối với trẻ MN
- Giáo dục nhận thức về vai trò của phòng, tránh TNTT cho trẻ MN ở trường MN
- Giáo dục kỹ năng, hành vi về phòng, tránh TNTT cho trẻ MN và các thành viên trong nhà trường;
- Giáo dục thái độ tích cực đối với việc phòng, tránh TNTT cho trẻ MN
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo hướng phối hợp bao gồm:
- Xây dựng và thiết lập chính sách, quy định về an toàn cho trẻ ở trường mầm non Đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn an toàn được áp dụng một cách hiệu quả và liên tục cập nhật
- Đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn cho giáo viên, nhân viên và
Trang 32cha mẹ trẻ MN Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, buổi tập huấn về an toàn và cung cấp kiến thức cần thiết để nhận biết, phòng ngừa và ứng phó với các nguy
cơ và tai nạn
- Xây dựng một môi trường học tập và chơi đùa an toàn cho trẻ Đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục và trò chơi đáp ứng các yêu cầu an toàn, đồng thời kiểm tra định kỳ trang thiết bị và đảm bảo chúng luôn đảm bảo an toàn
- Tổ chức và tham gia vào các hoạt động giáo dục và tư vấn về an toàn cho trẻ và cộng đồng Tạo ra sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên liên quan đến an toàn cho trẻ, cùng với các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia của cha mẹ trẻ MN và cộng đồng
- Đánh giá và theo dõi hiệu quả các biện pháp phòng, tránh tai nạn để điều chỉnh và cải tiến chính sách và hoạt động trong tương lai Sự phối hợp và cộng tác giữa các lực lượng liên quan được đánh giá và cập nhật để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ hiệu quả
1.3.2 Nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp
Các nội dung giáo dục phòng, tránh TNTT cho trẻ MN ở trường MN cần tập trung vào các nội dung giáo dục sau đây:
- Giáo dục phòng, tránh tai nạn giao thông
Giáo dục trẻ MN nhận diện về các TNGT có thể xảy ra đối với trẻ MN và cách phòng, tránh
Giáo dục trẻ MN các kiến thức về ATGT: Nhận diện biển báo; Kiến thức về
đi bộ ; tham gia các phương tiện giao thông trên đường giao thông đúng quy định
Trách nhiệm của trẻ MN khi tham gia giao thông trên mọi phương diện
- Giáo dục phòng, tránh đuối nước cho trẻ MN
Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để phòng, tránh đuối nước; các kĩ năng đảm bảo an toàn dưới nước; cách xử lí tình huống nếu không may gặp phải sự cố khi đang ở dưới nước; cách cứu người bị nạn;
Xây dựng các chủ đề giáo dục phòng, tránh đuối nước:
Tuân thủ các quy định của bể bơi
Cảnh báo những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như ao, hồ, sông, suối,
Trang 33mương, máng, vũng nước sâu, giếng, bể nước không có nắp đậy
Nguyên nhân gây ra đuối nước
Kĩ năng ứng phó an toàn khi ở trong môi trường nước
Hậu quả của đuối nước
Các điều kiện an toàn khi bơi
Thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ MN khi tham gia học bơi tại các cơ sở giáo dục
- Giáo dục phòng ngừa bỏng, điện giật, cháy nổ
Dạy cho các em kiến thức phòng ngừa bỏng, điện giật, cháy nổ;
Cảnh báo nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, điện giật; cảnh báo những tình huống dễ xảy ra bỏng
Kĩ năng xử lí tình huống khi bị bỏng, các tình huống dễ xảy ra nguy cơ điện giật, cháy nổ và kĩ năng xử lí khi gặp tình huống đó
Hậu quả của bỏng, điện giật, cháy nổ
Các điều kiện an toàn phòng, tránh bỏng, điện giật, cháy nổ; giáo dục các kiến thức an toàn về phòng, tránh cháy nổ, điện giật tại các nhà trường
- Giáo dục phòng, tránh thương tích do súc vật, côn trùng cắn gây ra
Giáo dục kiến thức về động vật, những con vật có thể gây nguy hiểm cho con người
Kĩ năng xử lí tình huống khi bị súc vật, côn trùng cắn
Giáo dục về nguy cơ, tác hại, hậu quả khi để xảy ra thương tích do súc vật, côn trùng cắn
Cách phòng, tránh thương tích do súc vật, côn trùng cắn
- Giáo dục phòng, tránh ngộ độc
Giáo dục các kiến thức về ngộ độc thực phẩm, ngộ độc khí độc, ngộ độc thuốc Nguyên nhân xảy ra ngộ độc
Giáo dục về tác hại của việc ngộ độc đối với sức khỏe con người
Kĩ năng xử lí tình huống khi bị ngộ độc
Các cách phòng, tránh ngộ độc
Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng, tránh ngộ độc tại các bếp ăn tập thể trong các nhà trường
Trang 34- Giáo dục trẻ MN về phòng, tránh bạo lực học đường, đùa nghịch, đánh nhau, ngã, đâm va các vật sắc nhọn
Giáo dục trẻ MN nhận diện về các hành vi bạo lực học đường
Tập luyện, rèn luyện cho trẻ MN các kĩ năng ứng phó với hành vi bao lực học đường Kĩ năng phòng, tránh BLHĐ
Tìm hiểu về các hành vi đùa nghịch, trêu ghẹo nhau của các trẻ MN dẫn đến xảy ra thương tích
Kỹ năng xử lí tình huống khi không may xảy ra thương tích do đùa nghịch, tự ngã, đâm va vào các vật sắc nhọn
Giáo dục thực hiện phòng, tránh TNTT do đùa nghịch, xô đẩy, đâm va vào các vật sắc nhọn
- Giáo dục phòng, tránh xâm hại trẻ em
Giáo dục trẻ MN nhận diện về các tình huống có nguy cơ bị xâm hại; cách phòng, tránh xâm hại
Giáo dục trẻ MN nhận thức về tác hại của hành vi xâm hại trẻ em và hệ lụy của nó đối với tương lai của trẻ MN
Tổ chức tập luyện, rèn luyện kỹ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em
Thực hiện tốt chức năng tư vấn tâm lí, giúp đỡ khi thấy trẻ em có những biểu hiện bất thường; thực hiện tốt chức năng phối hợp trong việc xây dựng trường học an toàn để các em có môi trường học tập an toàn, tin cậy và sẵn sàng chia sẻ
Trang 35Hoạt động giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp có thể bao gồm những hoạt động sau:
Đưa ra kế hoạch giáo dục an toàn: Đội ngũ giáo viên và nhân viên trường mầm non cần làm việc cùng nhau để lập kế hoạch giáo dục an toàn cho trẻ Kế hoạch này có thể bao gồm việc xác định các nguy cơ tiềm ẩn và thiết lập các biện pháp phòng ngừa, quy tắc an toàn và quy trình sơ cứu
Hỗ trợ giáo viên và nhân viên cần được hỗ trợ và đào tạo về an toàn trẻ em
Họ cần được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhận diện và đáp ứng các tình huống nguy hiểm, cũng như biết cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và
sơ cứu
Tạo môi trường an toàn: Môi trường học tập và chơi đùa của trẻ cần được thiết kế theo cách an toàn Các trò chơi, đồ chơi và trang thiết bị phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và được kiểm tra định kỳ Các phòng học và khu vực chơi ngoài trời cần được kiểm tra để đảm bảo không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ
Hợp tác với cha mẹ trẻ MN để đảm bảo an toàn cho trẻ Các cuộc họp và thông báo liên quan đến an toàn cần được tiến hành để cha mẹ trẻ MN có được thông tin cần thiết và có thể tham gia vào quá trình giáo dục phòng ngừa tai nạn
Đánh giá định kỳ và liên tục về hiệu quả của các hoạt động giáo dục và biện pháp phòng ngừa tai nạn là cần thiết Dựa trên phản hồi từ giáo viên, nhân viên, cha
mẹ trẻ MN và trẻ, trường có thể điều chỉnh và cải thiện kế hoạch giáo dục an toàn của mình
1.3.3 Nguyên tắc giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp
Nguyên tắc giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp có thể bao gồm:
Một là, xây dựng chương trình giáo dục toàn diện về an toàn và phòng ngừa tai nạn thương tích được tích hợp vào chương trình giáo dục toàn diện của trường mầm non Điều này đảm bảo rằng việc giáo dục an toàn không chỉ diễn ra trong một
buổi học riêng lẻ mà được kết hợp với các hoạt động hàng ngày Chương trình giáo dục phải đảm bảo sự đa dạng và phong phú trong các hoạt động giáo dục, như trò chuyện, bài hát, trò chơi, hoạt động thực hành, thảo luận nhóm, giảng dạy lý thuyết,
Trang 36và các hoạt động ngoại khóa Việc sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau không chỉ giúp trẻ tăng cường sự quan tâm và tương tác, mà còn giúp trẻ hiểu
và ghi nhớ tốt hơn
Chương trình giáo dục phải kết nối với cuộc sống hàng ngày của trẻ, bằng cách tạo ra các tình huống và bài học có liên quan đến việc phòng, tránh tai nạn trong các hoạt động hàng ngày, như ở nhà, trường học, công viên, đường phố, và sân chơi Việc áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế giúp trẻ hiểu rõ hơn về nguy cơ và biện pháp an toàn Chương trình giáo dục phải đặt trẻ làm trung tâm, cho phép trẻ tự tìm hiểu, cảm nhận và thực hành các biện pháp an toàn Việc tham gia và thực hiện kỹ năng phòng, tránh tai nạn từ trẻ sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và có thể
áp dụng vào thực tế Chương trình giáo dục phải tạo ra thói quen và nhận thức trong việc phòng, tránh tai nạn Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lặp lại các bài học và quy tắc an toàn, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện thường xuyên các biện pháp an toàn, và tạo ra môi trường giáo dục với sự quan tâm và chú trọng đến vấn
đề an toàn
Chương trình giáo dục phải khuyến khích sự tương tác và cộng tác không chỉ giữa trẻ và giáo viên, mà còn giữa trẻ với những người khác trong cộng đồng, như cha mẹ, anh chị em, bạn bè và nhân viên giúp việc Việc tương tác và cộng tác giúp trẻ học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về việc phòng, tránh tai nạn, đồng thời tạo ra sự nhận thức và trách nhiệm chung trong việc bảo vệ bản thân và người khác
Chương trình giáo dục phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả và cải thiện Việc kiểm tra và đánh giá kỹ năng và nhận thức của trẻ giúp xác định những khuyết điểm và điểm mạnh của chương trình giáo dục, từ đó tạo ra các sự điều chỉnh và cải thiện hiệu quả
Qua sự thực hiện của các nguyên tắc trên, chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ trong việc phòng, tránh tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ hiểu và áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày của mình, đảm bảo sự an toàn và phòng, tránh được các tai nạn thương tích Sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ MN: Giáo viên và cha mẹ trẻ MN cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo rằng thông tin về an toàn được chuyển tải một cách liên tục và hiệu quả Cha mẹ trẻ MN cần được thông báo về các hoạt động an toàn mà trẻ sẽ tham gia và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết Giáo viên và cha
mẹ trẻ MN cần có lòng tận tâm và cùng nhau chịu trách nhiệm trong việc phòng, tránh
Trang 37tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Cả hai bên cần hiểu rõ vai trò của mình và đồng lòng làm việc với nhau để bảo vệ sự an toàn của trẻ
Hai là, giáo viên và cha mẹ trẻ MN cần duy trì sự giao tiếp và trao đổi thông tin liên tục về tình hình an toàn của trẻ Những thông tin về tai nạn, nguy cơ, hoặc
thay đổi trong môi trường sẽ được chia sẻ và giải quyết đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ
Giáo viên và cha mẹ trẻ MN cần hợp tác và tham gia vào các hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ Đây có thể là việc tham gia vào cuộc họp, khóa đào tạo, hoặc giúp đỡ tại nhà trường Sự tham gia chung sẽ tạo điều kiện tốt hơn để áp dụng các biện pháp an toàn cho trẻ Tạo ra một môi trường hợp tác và an toàn cho trẻ, trong đó trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích Môi trường này cần có sự hỗ trợ từ giáo viên và nhân viên giáo dục, đồng thời tạo mọi điều kiện để trẻ có thể thể hiện ý kiến, đề xuất và thảo luận
về các biện pháp an toàn
Đưa ra những thông tin thực tế về tai nạn thương tích mà trẻ có thể gặp phải
và giúp trẻ hiểu rõ về những nguy cơ an toàn trong cuộc sống hàng ngày Tạo những tình huống giả định và thảo luận để trẻ có thể tích cực tham gia và tìm hiểu
về các biện pháp an toàn Tạo điều kiện để trẻ tự quản lý và tự bảo vệ mình trước nguy cơ tai nạn Đồng thời, khuyến khích trẻ học cách đưa ra quyết định và ứng phó với những tình huống rủi ro một cách thông minh và an toàn
Đặc biệt quan trọng là khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động, như chạy, nhảy, leo trèo, và chơi đùa ngoài trời Tham gia vào những hoạt động này không chỉ giúp phát triển sức khỏe và sự phát triển cơ thể, mà còn giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng và nhận thức về an toàn
Tạo cơ hội cho trẻ rèn kỹ năng xã hội, như làm việc nhóm, chia sẻ, công bằng, và giải quyết xung đột Kỹ năng xã hội giúp trẻ hiểu về ý thức và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác
Hợp tác với cha mẹ trẻ MN và cộng đồng là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ Tạo cơ hội cho cha mẹ trẻ MN được tham gia vào quá trình giáo dục và hỗ trợ cho trẻ trong việc thực hành các biện pháp an toàn Kết nối với cộng đồng cũng giúp tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho trẻ
Trang 38Ba là, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng tương tác Thay vì chỉ cung cấp thông tin về an toàn, giáo viên nên tạo cơ hội cho
trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế, ví dụ như trò chơi vận động, đi dạo hay truyền thông hình ảnh để giảng dạy và ghi nhớ các nguyên tắc an toàn Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục tương tác nhằm tạo ra một môi trường
an toàn và gắn kết cho trẻ mầm non Bằng cách này, trẻ sẽ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm một cách an toàn
Có một số nguyên tắc quan trọng khi sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục tương tác để phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non theo hướng tiếp cận phối hợp:
Tạo một môi trường mà trẻ cảm thấy tin tưởng và tôn trọng, nơi họ có thể đặt câu hỏi, thảo luận và chia sẻ ý kiến Tin tưởng và tôn trọng sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động và quyết định liên quan đến an toàn
Tạo ra một môi trường hợp tác và liên kết giữa giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ MN và trẻ em Tất cả mọi người cần cùng nhau làm việc để đưa ra các quyết định và thực hiện các biện pháp an toàn Hợp tác và liên kết sẽ giúp tạo ra sự hiểu biết và chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan
Khuyến khích trẻ em tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp an toàn Tạo ra các cơ hội cho trẻ tham gia vào việc xây dựng biển chỉ dẫn an toàn, ban công tác an toàn, hoặc tham gia vào việc giám sát và báo cáo tình hình an toàn Tham gia sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm và trách nhiệm của họ đối với an toàn của mình và của những người khác
Đảm bảo rằng quy trình và biện pháp an toàn được liên tục kiểm tra và cải thiện Điều này có nghĩa là cần phải tiếp tục giao tiếp, tham gia và hợp tác với nhau
để thăm dò và áp dụng các biện pháp an toàn mới nhất
Tạo ra một môi trường đa dạng và tương tác mà trẻ đóng vai trò chủ động trong việc học và thực hành an toàn Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục tương tác như trò chơi, thảo luận nhóm, hoạt động thực hành và cuộc thi, để trẻ có thể học hỏi và thực hiện các biện pháp an toàn một cách tích cực
Giáo viên và cha mẹ trẻ MN cần đồng hành và hỗ trợ trẻ mầm non trong quá
Trang 39trình học tương tác Họ nên cung cấp sự giúp đỡ và hướng dẫn cho trẻ để tránh những tai nạn có thể xảy ra
Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục tương tác cho trẻ mầm non cần tập trung vào việc giáo dục kỹ năng sống cơ bản Điều này bao gồm việc giảng dạy cho trẻ nhận biết nguy hiểm, tự bảo vệ, cách lên tiếng khi cần giúp đỡ, và các kỹ năng tự cứu tạo ra sự an toàn cho chính mình Xác định các mục tiêu phòng, tránh tai nạn thương tích cụ thể cho trẻ em trong trường mầm non Mục tiêu có thể là giúp trẻ hiểu và áp dụng những kỹ năng cơ bản như nhận biết nguy hiểm, tìm cách tránh nguy hiểm và sử dụng những biện pháp an toàn cần thiết
Tạo ra môi trường và cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng sống cơ bản phòng, tránh tai nạn thương tích Bao gồm việc tổ chức các hoạt động như trò chơi, thảo luận nhóm, bài học thực tế và trải nghiệm thực tế để trẻ có thể áp dụng những
kỹ năng đã học vào thực tế
Cung cấp phản hồi cho trẻ về kỹ năng và hành vi của họ trong quá trình thực hành an toàn Đánh giá thường xuyên để xem xét hiệu quả của phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục và điều chỉnh theo ý kiến của trẻ và những người liên quan
Một môi trường học tập và chơi cần được tổ chức và thiết kế sao cho an toàn, đồng thời cần tạo ra cảm giác thoải mái cho trẻ để khuyến khích sự tham gia tích cực của họ
Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ Đảm bảo sạch sẽ, bảo trì các thiết bị,
đồ chơi và đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn an toàn Đặt biển báo nguy hiểm và hướng dẫn trên các khu vực nguy hiểm để trẻ có thể nhận ra và tránh
Tạo ra các gương mẫu an toàn trong trường bằng cách giáo dục và khuyến khích các hành vi an toàn từ giáo viên và nhân viên Thông qua việc thể hiện và đánh giá kỹ năng an toàn, trẻ sẽ thấy được ý nghĩa và giá trị của việc áp dụng các biện pháp an toàn
Tạo ra các hoạt động, trò chơi và bài học thú vị và hấp dẫn để giữ sự chú ý
và tham gia tích cực của trẻ Sử dụng các phương tiện, công cụ và tài liệu phù hợp
để truyền đạt thông tin an toàn một cách hấp dẫn và dễ hiểu cho trẻ
Đánh giá và phản hồi định kỳ với trẻ mầm non và cha mẹ trẻ MN về việc áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục tương tác để phòng, tránh tai nạn
Trang 40thương tích Điều này giúp đảm bảo rằng các biện pháp an toàn đang được thực hiện đúng cách và mang lại hiệu quả cho trẻ Xác định các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường học tập và hoạt động của trẻ mầm non như sự vụ trượt, té ngã, va chạm với vật cản, và xác định cách phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ này
Bốn là, với mỗi trường mầm non cần tiến hành đánh giá định kỳ để xác định mức độ an toàn và hiệu quả của các biện pháp phòng, tránh tai nạn Từ đó, có thể
có các biện pháp cải thiện và điều chỉnh để đảm bảo an toàn tốt nhất cho trẻ Đảm bảo rằng quá trình đào tạo được theo dõi và đánh giá thường xuyên Điều này giúp
đo lường hiệu quả của quá trình đào tạo và xác định những điểm mạnh và điểm yếu
để điều chỉnh và cải thiện
Thu thập ý kiến và phản hồi từ giáo viên sau mỗi buổi đào tạo Điều này giúp nhận biết những phần của quá trình đào tạo có hiệu quả và những phần cần cải thiện
Tổ chức các buổi đánh giá định kỳ để xem xét và đánh giá kỹ năng và kiến thức của giáo viên về phòng, tránh tai nạn thương tích Điều này giúp theo dõi quá trình tiến bộ và xác định những vấn đề cần chỉnh sửa và cung cấp hỗ trợ
Dựa trên kết quả đánh giá, điều chỉnh và cải thiện quá trình đào tạo Điều này bao gồm việc điều chỉnh nội dung, phương pháp và tài liệu để đảm bảo rằng giáo viên nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lí tình huống an toàn cho trẻ mầm non
Đảm bảo rằng giáo viên được cung cấp tài nguyên và hỗ trợ thích hợp để áp dụng kiến thức về phòng, tránh tai nạn thương tích vào thực tế Điều này có thể bao gồm việc cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hành, và tư vấn từ các chuyên gia
Kết nối quá trình đào tạo với các tiêu chuẩn và quy định về an toàn trẻ em Điều này đảm bảo rằng giáo viên được đào tạo theo các tiêu chuẩn chuyên môn và luật pháp hiện hành để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non
Phát triển các công cụ và quy trình tự động để đánh giá và cải thiện liên tục quá trình đào tạo Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức và đảm bảo rằng quá trình đào tạo luôn được cập nhật và hiệu quả
1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non theo tiếp cận phối hợp