Yếu tố côngnghệ ở đây bao gồm hạ tầng số, các nền tảng số, các công nghệ số chuyên dụng chotừng lĩnh vực Sau đây là một số định nghĩa của Chuyển đổi số của các, tổ chức và tập đoàn lớn:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
BỘ MÔN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH
-
-BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA
MỘT DOANH NGHIỆP TRONG
LĨNH VỰC ( DU LỊCH, NÔNG
NGHIỆP , THƯƠNG MẠI …)
GVHD: LÊ DUY HẢI Nhóm: 1
Lớp HP: 25102PCOM1111
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN HỌP NHÓMHọc phần: Chuyển đổi số trong kinh doanh Lớp học phần: 25102PCOM1111
1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 9h20 - 11h45 ngày 14 tháng 12 năm 2024
- Địa điểm: V704, Trường đại học Thương Mại
7 Lê Phương Anh A
8 Lê Phương Anh B
9 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh
10 Nguyễn Quang Anh
3 Nội dung
- Thảo luận và thống nhất nội dung thảo luận
- Lập dàn ý và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
Chữ ký của trưởng nhóm
An Nguyễn Minh An
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
thảo bản mềm, thuyết trình.
thảo bản mềm.
04 Hồ Thị Diệp Anh 24K670001 A+ Phần III, làm slide,thuyết trình.
thảo bản mềm, thuyết trình.
08 Lê Phương Anh 24K630005 A+ Phần I, làm slide, thuyết trình.
09 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 24K670037 A Phần VI, thuyết trình.
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 KHÁI NIỆM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ 5
1.1.1 Chuyển đổi số 4
1.1.2 Chuyển đổi số trong ngành tài chính - ngân hàng 5
1.2 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH 5
1.2.1 Đặc điểm 5
1.2.2 Lợi ích 6
1.2.3 Trở ngại 6
II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK 6
2.1 THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ VPBANK 6
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6
2.1.2 Các chi nhánh 7
2.1.3 Lịch sử hình thành website 7
2.1.4 Các hoạt động chính của ngân hàng VPBank 7
2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA VPBANK TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY 8 III QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VPBANK 10
3.1 LÝ DO NGÂN HÀNG PHẢI CHUYỂN ĐỔI SỐ 10
3.2 NGÂN HÀNG TIẾN HÀNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 11
3.2.1 Các lĩnh vực 11
3.2.2 Quy trình các bước thực hiện 13
3.3 CÁC KHÚC MẮC/HẠN CHẾ KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG 16
3.3.1 Hạn chế chính 16
3.3.2 Hạn chế phụ 17
IV LIÊN HỆ THỰC TRẠNG SAU CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC ĐỐI THỦ CÙNG NGÀNH .17
4.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ 17
4.2 LIÊN HỆ VỚI ĐỐI THỦ CÙNG NGÀNH 19
4.2.1 BIDV 19
4.2.2 VietcomBank (VCB) 20
V TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC……….21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5Nền kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn chuyển mình và hội nhập từng ngày, từ đóviệc chuyển đổi tiền tệ phải đảm bảo được vận hành liên tục để hỗ trợ cho hoạt động kinh
tế phát triển Vì vậy, nguồn lực lao động trong ngành tài chính- ngân hàng luôn luôn cầnthiết và chưa có dấu hiệu ngừng Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, các ngân hàng,công ty tài chính vẫn luôn phát triển và tăng trưởng Đây là lĩnh vực đặc thù liên quan đếnkinh tế nên Chính phủ và nhà nước luôn quan tâm, đề ra những chính sách, chế tài để hoạtđộng ngân hàng, tài chính tăng trưởng bền vững Hiện nay nhiều tập đoàn lớn, trên thế giớinhư: Microsoft, LG, Samsung, VinGroup, Viettel… chọn Việt Nam thành nơi phát triểncho kế hoạch hoạt động của họ Do đó mà các doanh nghiệp này đang rất cần lao động làngười địa phương, có am hiểu sâu về thị trường tài chính – kinh tế ở Việt Nam và cả khuvực lân cận Vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm ngành tài chính – ngân hàng cho các bạnmới ra trường Hôm nay, Nhóm 3 sẽ làm rõ đề tài “Tìm hiểu và phân tích quá trình Chuyểnđổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam” Đồng thời
để làm rõ vấn đề đó nhóm đã lấy ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank đểtìm hiểu và phân tích quá trình chuyển đổi số một cách cụ thể hơn
Trang 6
- Yếu tố con người: CĐS là việc chuyển đổi của con người, nên đây là yếu tố quantrọng và quyết định nhất
- Yếu tố thể chế: CĐS là những thay đổi diễn ra trong khuôn khổ của thể chế
- Yếu tố công nghệ: là điều kiện cần và quyết định chất lượng của CĐS Yếu tố côngnghệ ở đây bao gồm hạ tầng số, các nền tảng số, các công nghệ số chuyên dụng chotừng lĩnh vực
Sau đây là một số định nghĩa của Chuyển đổi số của các, tổ chức và tập đoàn lớn:
- Theo FPT Digital: “Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ vàtâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp,
xã hội Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động chuyểnđổi con người, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp Trong đó, số hóa thông tin và sốhóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp Chuyển đổi số thành công.”
- Theo Bộ Thông tin & Truyền thông: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể vàtoàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựatrên các công nghệ số.”
- Theo Microsoft: “Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sựbùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cáchmới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.”
Chuyển đổi số: là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới đểcung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới Là quá trình thay đổitổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thứcsản xuất dựa trên các công nghệ
Chuyển đổi số chỉ thành công khi có sự tham gia của tất cả các cấp từ lãnh đạotới cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp với mục tiêu nhằm thay đổi cách thức làmviệc và tạo đột phá trong hoạt động kinh doanh
1.1.2 Chuyển đổi số trong ngành tài chính – ngân hàng.
Chuyển đổi số trong ngành tài chính - ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ
số vào mọi lĩnh vực ngân hàng Sự tích hợp này cho phép tạo mới hoặc sửa đổi các quy
Trang 7trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng
Quá trình chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả, và cung cấp một trải nghiệm khách hàng tốt hơn Các ngân hàng đã hợp tác với các công ty Fintech để phát triển và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới, như ngân hàng di động, thanh toán di động, và quản lý tài chính cá nhân trực tuyến Chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng mở rộng phạm vi dịch vụ của mình, đạt được khách hàng mới, và thích ứng với thị trường ngày càng cạnh tranh
1.2 Chuyển đổi số trong kinh doanh.
CĐS trong kinh doanh là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo cơ hội, tăng doanh thu và giá trị, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi bền vững ở cấp độ công ty thông qua các sáng kiến số hóa, nhằm đạt mục tiêu và cải thiện lợi nhuận 1.2.1 Đặc điểm
1 Tổng thể và toàn diện: Áp dụng cho mọi bộ phận và mọi khía cạnh trong bộ phận
2 Tích hợp công nghệ số: Để thay đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào con người,quy trình và công nghệ
3 Liên ngành và bền vững: Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, cần đảm bảo tính liên ngành
Chuyển đổi số ở cấp Chính phủ giúp đơn giản hóa tương tác giữa người dân và dịch
vụ công, đồng thời cải thiện quản lý tổng thể thông qua dữ liệu hệ thống hóa Lợi íchbao gồm:
- Nâng cao tính công khai, minh bạch, giải trình
- Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
- Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội
- Tăng khả năng tiếp cận y tế, giáo dục cho người dân
- Cải thiê |n trải nghiệm người dân với dịch vụ công
+) Đối với doanh nghiệp
Chuyển đổi số mang lại lợi ích rõ ràng cho doanh nghiệp, thúc đẩy tối ưu vận hành,nâng cao trải nghiệm khách hàng và phát triển mô hình kinh doanh mới Các lợi ích cụ thểgồm:
- Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Trang 8- Tăng sự minh bạch và hiệu quả quản trị.
- Tối ưu hóa năng suất và sử dụng nhân sự
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu nhờ công nghệ
+) Đối với người tiêu dùng
Chuyển đổi số giúp người dân tiếp cận thị trường toàn cầu nhanh chóng, chỉ cần điện thoại thông minh và internet Lợi ích bao gồm:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Quản lý tài sản hiệu quả hơn
- Xóa khoảng cách địa lý, tăng kết nối
- Dễ dàng tiếp câ |n dịch vụ công, y tế
Liên hệ: Dịch Covid-19 đã làm nổi bật tầm quan trọng của chuyển đổi số, khi ngườitiêu dùng phải chuyển sang làm việc, học tập và giao dịch trực tuyến, đòi hỏi máy tính
và mạng dữ liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu
1.2.3 Trở ngại
CĐS là một hành trình gian nan với bất kỳ tổ chức, luôn luôn có hai mặt Một số trởngại chính với doanh nghiệp khi CĐS trong kinh doanh
Thiếu chiến lược và định hướng CĐS
Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới
Thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí vận hành
Khó thu thập, phân tích dữ liệu lớn
II Giới thiệu chung về doanh nghiệp: VPBank
2.1 Thông tin sơ lược về VPBank
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày
12/8/1993, là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam VPBank
đã luôn song hành cùng sự phát triển của đất nước trong hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành vừa qua, trở thành cầu nối huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả cho nền kinh tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vay vốn kịp thời để đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh
Trang 92.1.2 Các chi nhánh
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có tổng cộng hơn 222 Chi nhánh/PGD đặt tại
45 tỉnh, thành phố trong cả nước Bên cạnh đó VPBank còn sở hữu 4 công ty con là :
Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (VPB SMBCFC)
Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB AMV)
Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS)
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES (“OPES”)
Trụ sở chính của ngân hàng: số 89 Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội.
2.1.3 Lịch sử hình thành website.
Ngày 17/7/2020, VPBank chính thức ra mắt website mới tại địa chỉ www.vpbank.com.vn
đậm dấu ấn thương mại điện tử, đồng thời tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đạibậc nhất trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam
Khi ghé thăm website VPBank trên mọi thiết bị, hệ điều hành, khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác mua sắm thoải mái như trên những sàn thương mại điện tử nổi tiếng, được ngập tràn trong thế giới ưu đãi, khuyến mãi của VPBank ở tất cả các loại hình dịch
vụ từ sản phẩm ngân hàng tới ẩm thực, thời trang, giải trí, du lịch…
2.1.4 Các hoạt động chính của ngân hàng VPBank.
Các hoạt động chính của ngân hàng bao gồm:
Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ cá nhân và tổ chức
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các cá nhân và tổ chức
Giao dịch ngoại tệ, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
Đầu tư chứng khoán, trái phiếu
Cung cấp dịch vụ thanh toán, ví điện từ
Dịch vụ quản lý tài sản
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp và triển khai tại VPBank có thể kể tới 5 dịch vụ nổi bật được nhiều khách hàng quan tâm nhất như:
Dịch vụ thẻ: phát hành đa dạng loại thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín
dụng cá nhân với nhiều tiện ích và ưu đãi, phục vụ nhiều các đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau
Tiền gửi tiết kiệm: VPBank triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi với kỳ hạn đa dạng,
lãi suất hấp dẫn cùng hình thức lĩnh lãi linh động
Dịch vụ Mobile Banking: cung cấp các tính năng nổi bật như định vị địa điểm
ATM/Chi nhánh của ngân hàng VPBank, tặng các điểm ưu đãi cho chủ thẻ của VPBank, tra cứu tỷ giá ngoại tệ
Trang 10Dịch vụ bảo hiểm: cung cấp các gói bảo hiểm phong phú, đa dạng, giúp khách
hàng an tâm hơn trong cuộc sống
Dịch vụ vay ngân hàng: cung cấp các gói vay linh hoạt, với lãi suất cạnh tranh,
giúp khách hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư, mua sắm
2.2 Thực trạng kinh doanh của VPBank trong 3 năm gần đây.
Báo cáo tài chính 2021:
Tổng tài sản của VPBank đạt gần 548 nghìn tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2020.Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 9,1% so với năm 2020 và đạt hơn 323 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận đạt được tương đương với 88% kế hoạch năm Trong năm 2021, VPBank đã tích cực đồng hành cùng chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ khách hàng gặpkhó do đại dịch Ước tính, VPBank đã giảm gần 1.000 tỷ đồng lãi suất cho hơn 275.000 khách hàng
Nợ xấu cuối năm 2021 của VPBank đã lên đến gần 4,7% so với con số 3,4% so với cuối năm 2020
Báo cáo tài chính kiểm toán 2021 của VPBank
Mảng cho vay tiêu dùng là mảng có mặt bằng lãi suất cho vay cao, trong khi cho vay khác có lãi suất chỉ từ 3,15% đến 15,4% thì mảng cho vay tiêu dùng có lãi suất đến 34,52% tại thời điểm cuối năm 2021
Báo cáo tài chính kiểm toán 2021 của VPBank
Báo cáo tài chính 2022 :
Trang 11Tổng tài sản của VPBank đạt 631.012 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2021.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của VPBank
Dư nợ cho vay khách hàng tăng 23,4% lên 438.338 tỷ đồng
VPBank thuộc nhóm những ngân hàng có tăng trưởng tiền gửi khách hàng mạnh
mẽ nhất trong năm qua, với mức tăng trưởng tới 25,4%, số dư đạt 303.151 tỷ đồng Kết quả kinh doanh trong quý cuối cùng của năm tại VPBank kém khả quan hơn sovới 3 quý trước đó Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 chỉ đạt 1.383 tỷ đồng,giảm 47% so với cùng kỳ năm 2021
Lợi nhuận trước thuế của VPBank
Tổng lợi nhuận trước thuế của VPBank tăng gần 47,7%, lợi nhuận sau thuế cuối năm 2022 đạt tới 16.908 tỷ đồng hơn 47,3% so với cùng kỳ năm 2021
Trang 12Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của VPBank Hoạt động kinh doanh ngoại hối kém khả quan (bị lỗ 340 tỷ đồng) Hoạt động mua bán
chứng khoán có lãi 46 tỷ, giảm 94% so với cùng kỳ năm 2021
Báo cáo tài chính 2023 :
Tổng tài sản của VPBank đạt 780 nghìn tỷ đồng, tăng 37,1% so với năm 2022
Dư nợ tín dụng : đạt 527.223 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm trước Huy động vốn từ
khách hàng và giấy tờ có giá đạt 470.581 tỷ đồng, tăng 37,1%
Lợi nhuận trước thuế : đạt 13.465 tỷ đồng, giảm 27,1% so với năm 2022 Nguyên nhân
chính là do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng và chi phí hoạt động cao hơn khi đầu tư mạnh vào số hóa và phát triển nhân tài
Chỉ số tài chính: ROA đạt 1,6% và ROE là 12,6%, đều giảm so với năm trước (2,8% và
19,8% tương ứng) Ngân hàng vẫn duy trì nợ xấu dưới mục tiêu 3% trong bối cảnh kinh tế
khó khăn
Báo cáo tài chính kiểm toán 2023 của VPBank
III Quy trình chuyển đổi số của VP Bank
Trang 13Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, đặc biệt trong ngành ngân hàng, nơi mà việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa các quy trình vận hành là những yếu tố sống còn VPBank, với sứ mệnh trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam, đã thực hiện quá trình chuyển đổi số một cách mạnh mẽ và bài bản, với mục tiêu không chỉ phục vụ tốt hơn cho khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động
3.1 Các lý do ngân hàng VPBank cần phải chuyển đổi số :
1 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong kỷ nguyên số : Khách hàng ngày càng đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và có thể truy cập 24/7 Họ muốn giao dịch mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị di động hoặc các nền tảng trực tuyến
2 Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ : Các ngân hàng khác đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, từ việc cải tiến ứng dụng di động đến triển khai các dịch vụ ngân hàng số VPBank cần chuyển đổi số để duy trì và mở rộng thị phần trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh khốc liệt
3 Tăng cường hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí: Việc tự động hóa quy trình, chuyển các dịch vụ sang nền tảng số giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động thủ công và giảm chi phí duy trì cơ sở hạ tầng vật lý (chi nhánh, máy móc)
4 Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Khách hàng ngày nay mong muốn có thể thực hiện giao dịch ngân hàng mọi lúc mọi nơi và với trải nghiệm người dùng mượt mà, không gặp phải trục trặc
5 Đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ các quy định pháp lý: Chuyển đổi số sẽ giúp VPBank
áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi các mối đe dọa mạng Đồng thời, hệ thống số hóa giúp ngân hàng dễ dàng tuân thủ các quy định pháp lý như phòng chống rửa tiền (AML) và bảo vệ dữ liệu cá nhân (GDPR)
6 Phát triển các dịch vụ tài chính số và fintech: Ngành ngân hàng đang chứng kiến sự giatăng mạnh mẽ của các fintech (công nghệ tài chính) với các giải pháp cho vay, thanh toán,
và đầu tư trực tuyến VPBank cần chuyển đổi số để khai thác các cơ hội này và mở rộng các sản phẩm dịch vụ
7 Tối ưu hóa quy trình nội bộ và phân tích dữ liệu: Chuyển đổi số giúp VPBank thu thập
và phân tích lượng lớn dữ liệu từ khách hàng và giao dịch, từ đó cải thiện khả năng ra quyết định, tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, và cá nhân hóa dịch vụ
8 Hỗ trợ mở rộng dịch vụ và kết nối toàn cầu:Ngân hàng số giúp VPBank mở rộng phạm
vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế Các nền tảng số giúp kết nối ngân hàng với các đối tác, khách hàng và hệ thống thanh toán toàn cầu
9 Chống gian lận và bảo vệ tài sản: Công nghệ số có thể giúp VPBank phát hiện các giao dịch gian lận hoặc hành vi bất thường, giảm thiểu rủi ro tài chính
3.2 Ngân hàng tiến hành chuyển đổi số
3.2.1 Các lĩnh vực VPBank áp dụng chuyển đổi số