Các mô hình marketing như 4S, 3F, 3S, 3H, 5H,6S, 8P đã trở thành những công cụ quan trọng, giúp các doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mà còn tối ưu hóa các hoạ
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA
THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN (TÊN HỌC PHẦN)
CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁC
MÔ HÌNH MARKETING DU LỊCH MỞ RỘNG TRÊN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS ĐỖ HIỀN HOÀ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 7
LỚP: DHLH18B
HỌC KỲ: I
NĂM HỌC: 2024 – 2025
TP HCM, THÁNG 8 NĂM 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
MARKETING DU LỊCH
CHỦ ĐỀ:
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁC MÔ HÌNH
MARKETING DU LỊCH MỞ RỘNG TRÊN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS ĐỖ HIỀN HOÀ
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7
MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP (%/100%)
1 Nguyễn Ngọc Băng
Linh
9
10
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
1 Nội dung báo cáo
Rất tốt: 3.0
Tốt: 2.5
Khá: 1.5 - 2.0
Cần cố gắng: 1.0
Không đạt: 0.0
3.0 điểm
2 Hình thức
Rất tốt: 2.0
Tốt: 1.5
Khá: 1.0
Cần cố gắng: 0.5
Không đạt: 0.0
2.0 điểm
3 Thuyết trình
Rất tốt: 3.0
Tốt: 2.5
Khá: 1.5 - 2.0
Cần cố gắng: 1.0
Không đạt: 0.0
3.0 điểm
Tp HCM, ngày … tháng … năm 20…
GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 6
1 Mô hình 4S trong marketing du lịch 6
2 Mô hình 3F (Flowre, Fauna, Folklore) trong marketing du lịch 6
2.1 Flowre (Hoa và thực vật) 6
2.2 Fauna (Động vật hoang dã) 7
2.3 Folklore (Văn hóa dân gian) 7
3 Mô hình 3S trong du lịch 8
3.1 Marketing 3S là gì? 8
3.2 Khám phá mô hình 3S trong marketing du lịch 8
4 Mô hình 3H trong du lịch 10
5 Mô hình 5H trong du lịch 11
6 Mô hình 6S trong du lịch 12
7 Mô hình 8P trong du lịch 13
7.1 Marketing 8P là gì? 13
7.2 Khám phá mô hình 8P trong Marketing du lịch 13
7.3 Áp dụng thực tế SP vào marketing du lịch 17
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 20
Tài liệu tham khảo: 20
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, việc áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp du
Trang 5lịch khẳng định vị thế của mình trên thị trường Các mô hình marketing như 4S, 3F, 3S, 3H, 5H,6S, 8P đã trở thành những công cụ quan trọng, giúp các doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mà còn tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của mình
Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích các thành phần của các mô hình marketing 4S, 3F, 3S, 3H, 5H,6S, 8P trong du lịch, đồng thời đánh giá tính ứng dụng và hiệu quả của chúng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh du lịch Qua đó, bài viết sẽ góp phần cung cấp một góc nhìn toàn diện về vai trò của các mô hình marketing trong việc phát triển ngành du lịch hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
1 Mô hình 4S trong marketing du lịch
– Mặt trời (Sun):
Trang 6Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan trọng Là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời Vào những mùa mưa, nhiệt độ rất thấp
và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này Vì vậy, họ thường tìm đến những vùng nắng
ấm để tắm và sưởi nắng Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia có thời tiết nắng ấm như Việt Nam, Thái Lan, Maylaysia, Singapore… Tại Việt Nam, miền Bắc và miền Trung, mỗi năm chia ra làm 4 mùa rõ rệt Riêng ở miền Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa
và mùa nắng Về thời tiết, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch
ở miền Nam
– Biển (Sea):
Là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch Những nơi nào có bãi biển đẹp, sạch sẽ là nơi thu hút du khách đến tắm biển lướt ván, phơi nắng, nghỉ dưỡng Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều bãi biển đẹp thuộc bậc nhất thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Indonêsia, Philippine… đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển du lịch Việt Nam có hơn 2.500 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với nhiều bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long… Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác, đây là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào để phát triển ngành du lịch trong tương lai
- Mua sắm (Shop):
Việc mua sắm rất quan trọng đối với khách du lịch, khách đi du lịch hầu hết là để thoả mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm Họ muốn biết những nơi xa lạ, biết phong tục tập quán, lối sống của dân cư địa phương, những nét văn hoá, sinh hoạt của những sắc tộc, bộ lạc hoang sơ… Và khi ra về, ngòai những ấn tượng, những kinh nghiệm mà họ có được một cách vô hình, họ cần có một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi cho chính bản thân họ, cho những người thân và bạn bè Cửa hàng bán hàng lưu niệm và
sự mua sắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở những nơi nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu nhiệm hoặc thuế hải quan quá cao đánh trên sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm,
là những nơi ít khách du lịch và có thể là nơi mà khách “Một đi và không bao giờ trở lại”
- Du lịch tình dục (Sex tour):
Du lịch tình dục hay còn gọi tên là Sex tour là việc đi du lịch nước ngoài hằng năm để thỏa mãn nhu cầu tình dục Du lịch tình dục rất phổ biến ở những nước đang phát triển, nơi giá dịch vụ có thể chấp nhận được Hiện nay trên thế giới, số lượng địa điểm phục vụ dịch vụ du lịch tình dục cùng con số các nạn nhân của nó vẫn tiếp tục gia tăng
và những khu đèn đỏ luôn được coi là một trong những món đặc sản du lịch của nhiều thành phố nhất là các thành phố lớn trên thế giới
2 Mô hình 3F (Flowre, Fauna, Folklore) trong marketing du lịch
2.1 Flowre (Hoa và thực vật)
- Yếu tố này tập trung vào việc khai thác và quảng bá các loại hoa, cây cảnh, và thảm thực vật đặc trưng của một vùng miền Việc bảo tồn và trình diễn những loài thực vật này không chỉ tạo ra một môi trường hấp dẫn mà còn góp phần nâng cao giá trị thiên nhiên của điểm đến
Trang 7Ví dụ cụ thể:
+ Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu, Đà Lạt: Đà Lạt nổi tiếng với nhiều loài hoa đặc trưng như hoa dã quỳ, cẩm tú cầu, và hồng ri Thung Lũng Tình Yêu là một ví dụ điển hình về việc sử dụng yếu tố Flowre để thu hút du khách Tại đây, khu vực được bố trí với những vườn hoa rộng lớn, các lối đi được trang trí bằng cây cỏ và các loại hoa rực rỡ, tạo ra cảnh quan ấn tượng thu hút khách du lịch đến chụp ảnh và tham quan + Lễ hội hoa Đà Lạt: Một trong những sự kiện nổi bật tại Đà Lạt là Lễ hội Hoa Đà Lạt, nơi các doanh nghiệp du lịch và nhà vườn cùng nhau quảng bá các loài hoa độc đáo Sự kiện này không chỉ thu hút khách trong nước mà còn hấp dẫn khách quốc tế, góp phần tăng cường danh tiếng cho du lịch Đà Lạt
2.2 Fauna (Động vật hoang dã)
- Yếu tố này khai thác các loài động vật hoang dã, đặc hữu của một khu vực, và thường được kết hợp với các tour sinh thái, bảo tồn thiên nhiên Việc đưa khách du lịch đến gần với động vật hoang dã một cách có kiểm soát vừa tạo ra trải nghiệm độc đáo vừa góp phần bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
Ví dụ cụ thể:
+ Vườn quốc gia Cát Tiên: Đây là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã quan trọng nhất của Việt Nam, nằm ở tỉnh Đồng Nai Vườn quốc gia này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác, voi, bò tót, và nhiều loài chim đặc hữu Các doanh nghiệp du lịch tại đây tổ chức các tour sinh thái nhằm đưa du khách trải nghiệm thiên nhiên hoang dã, đồng thời giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường
+ Công ty TNHH MTV Saigontourist cung cấp các tour khám phá động vật hoang
dã trong Vườn quốc gia Cát Tiên, kết hợp giữa việc tham quan và tìm hiểu về các loài động vật trong môi trường tự nhiên của chúng Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch của doanh nghiệp
2.3 Folklore (Văn hóa dân gian)
- Yếu tố này tập trung vào việc bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa dân gian, bao gồm các câu chuyện, truyền thuyết, phong tục, và lễ hội đặc trưng của một vùng Đây là một cách để kết nối du khách với lịch sử và văn hóa bản địa, tạo ra những trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa
Trang 8Ví dụ cụ thể:
+ Festival Huế: Đây là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất tại Việt Nam, tái hiện lại các lễ hội cung đình triều Nguyễn và các hoạt động văn hóa dân gian Các doanh nghiệp du lịch tại Huế như Công ty Du lịch Huế đã khai thác yếu tố này bằng cách tổ chức các tour du lịch kết hợp tham gia Festival Huế, giúp du khách trải nghiệm những nét văn hóa dân gian độc đáo của vùng đất cố đô
+ Khu du lịch Cồng Chiêng Tây Nguyên: Các doanh nghiệp du lịch tại Tây Nguyên như Công ty du lịch Đam San đã xây dựng các chương trình tour kết hợp tham gia lễ hội cồng chiêng - một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận Đây là một hoạt động giúp du khách trải nghiệm sâu hơn về văn hóa dân tộc bản địa, tạo ra những kỷ niệm khó quên
- Ứng dụng mô hình 3F trong thực tế
Để khai thác hiệu quả mô hình 3F, các địa phương có thể:
+ Xây dựng các sản phẩm du lịch: Tổ chức các tour du lịch sinh thái, khám phá văn hóa, lễ hội truyền thống
+ Phát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các điểm tham quan văn hóa, các cơ sở lưu trú phù hợp
+ Quảng bá hình ảnh: Tạo ra các ấn phẩm, video quảng bá về vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa của địa phương
+ Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục
vụ có kiến thức về thiên nhiên và văn hóa
3 Mô hình 3S trong du lịch
3.1 Marketing 3S là gì?
Mô hình này có nghĩa là đặc trưng sản phẩm du lịch phải có 3 yếu tố quan trọng là giá trị tài nguyên đặc sắc để chiêm ngưỡng (tài nguyên thiên nhiên và nhân văn), các điều kiện chơi thể thao, có nhiều hàng hóa cho khách mua sắm
3.2 Khám phá mô hình 3S trong marketing du lịch
- Sight – seeing ( Chiêm ngưỡng cảnh đẹp )
+ Khám phá văn hóa và lịch sử: Những điểm tham quan như di tích lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh tự nhiên, hay các công trình kiến trúc đặc sắc đều thu hút du
Trang 9khách muốn tìm hiểu về văn hóa, con người và lịch sử của một vùng đất + Chiêm ngưỡng thiên nhiên: Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bãi biển, rừng núi, thác nước
là những điểm đến hấp dẫn thu hút du khách yêu thích khám phá thiên nhiên + Trải nghiệm cuộc sống địa phương: Tham gia vào các hoạt động của người dân bản địa, thưởng thức ẩm thực đặc sản, học hỏi các kỹ năng truyền thống giúp du khách
có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống địa phương Đồng thời, các điểm tham quan thường tạo ra công việc và thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua việc thu hút du khách và chi tiêu của họ cho các dịch vụ như lưu trú, ăn uống và vận chuyển + Bảo tồn và phát triển bền vững: Việc bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên không chỉ duy trì giá trị của các điểm tham quan mà còn thúc đẩy du lịch bền vững Ví dụ: Công ty Vietravel: Chuyên cung cấp các tour tham quan đến các danh lam thắng cảnh như Vịnh
Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An Vietravel tổ chức các tour du lịch theo nhóm nhỏ hoặc lớn, với hướng dẫn viên cung cấp thông tin về lịch sử, văn hóa và kiến trúc của từng địa điểm
- Sport ( Thể thao )
+ Du lịch thể thao: Sự phát triển của du lịch thể thao, bao gồm việc tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế (như Thế vận hội, World Cup) hoặc cung cấp các hoạt động thể thao ngoài trời (như trượt tuyết, leo núi, lướt sóng, ), có thể là động lực mạnh mẽ cho du lịch
+ Thu hút đối tượng du khách đặc thù: Các hoạt động thể thao không chỉ thu hút những người yêu thích thể thao mà còn mở rộng đối tượng khách hàng, từ vận động viên chuyên nghiệp đến những người yêu thích mạo hiểm
+ Tăng cường thương hiệu điểm đến: Các sự kiện thể thao lớn có thể nâng cao nhận thức toàn cầu về một điểm đến, biến nó thành một trung tâm du lịch quốc tế + Cơ sở vật chất: Các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể thao như sân vận động,
bể bơi, phòng tập gym là yếu tố quan trọng thu hút du khách
Ví dụ : Công ty Oxalis Adventure: Được biết đến với các tour du lịch khám phá hang động ở Quảng Bình, đặc biệt là Hang Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới Các
Trang 10tour này thường bao gồm cả hoạt động leo núi và khám phá hang động, đòi hỏi du khách phải có sức khỏe và kỹ năng nhất định
- Shopping ( Mua sắm )
+ Mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ: Du khách thường tìm mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm nét văn hóa địa phương để làm quà lưu niệm + Mua sắm các sản phẩm đặc sản: Các sản phẩm đặc sản địa phương như trà, cà phê, rượu, đồ ăn là những món quà được du khách ưa chuộng
+ Mua sắm thời trang, hàng hiệu: Các trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang thu hút du khách, đặc biệt là những người yêu thích mua sắm
+ Thúc đẩy chi tiêu của du khách: Mua sắm thường là một trong những yếu tố chính trong việc tăng chi tiêu của du khách, từ đó đóng góp trực tiếp vào GDP của các điểm đến
+ Phát triển thương hiệu và sản phẩm địa phương: Các sản phẩm đặc trưng của địa phương, như thủ công mỹ nghệ, thời trang, thực phẩm đặc sản, không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm mà còn giúp quảng bá văn hóa và tăng cường hình ảnh của điểm đến Ví dụ: Vincom Retail (thuộc tập đoàn Vingroup): Vincom Retail điều hành nhiều trung tâm mua sắm lớn tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng Tại đây, du khách
có thể mua sắm các sản phẩm thời trang cao cấp, quà lưu niệm, và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
4 Mô hình 3H trong du lịch
- Heritage (Di sản): Là một phần không thể thiếu của sản phẩm du lịch Tùy thuộc vào mức động quý giá và quan trọng mà những di sản thuộc về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, của một vùng trở thành di sản của quốc gia hoặc thế giới
Ví dụ: Việt Nam có rất nhiều di sản được thế giới công nhận như Cố đô Huế, thánh địa
Mỹ Sơn, phố cổ Hội An
- Hospitality (Lòng hiếu khách): Được đánh giá và thể hiện qua thái độ của người dân địa phương với khách du lịch, thái độ phục vụ của nhân viên cung ứng dịch vụ với khách du lịch Đây là yếu tố quyết định việc du khách có ấn tượng như thế nào với
Trang 11điểm đến đó cũng như dịch vụ đó cũng như tỷ lệ họ sẽ quay trở lại hoặc giới thiệu với người thân, bạn bè
- Honesty (Trung thực): Khách quan, yếu tố này không được khách du lịch nước người đánh giá cao khi đến Việt Nam Họ không chỉ phải chi trả phí dịch vụ cao hơn khách trong nước mà còn bị chèo kéo, ép giá, khi mua sắm, ăn uống, mua sắm đồ lưu niệm
5 Mô hình 5H trong du lịch
Tại số địa điểm đông khách du lịch thường xảy tượng cướp giật, chèo kéo làm trật tự
an ninh ảnh hưởng đến trải nghiệm khách du lịch đến VN Mô hình 5H:
- Lòng mến khách (Hospitality):
Việt Nam quốc gia tiếng độ hiếu khách, thân thiện với khách hàng lòng hiếu khách thể qua tiếp xúc khách với nhân viên cung ứng dịch vụ, khách quyền địa phương… Làm tốt việc gây ấn tượng tốt đẹp người khách sau chuyến đi, họ muốn có dịp để trở lại giới thiệu với bạn bè, người thân đến du lịch
- Tính trung thực (Honesty):
Sự trung thực yếu tố quan trọng kinh doanh Kinh doanh phải lấy chữ “tín” làm đầu cho nên vấn đề uy tín với khách điều cần thiết, đảm bảo lòng tin khách bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ
- Di sản (Heritage):
Những lĩnh vực thuộc di sản văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, công nghệ, công trình kiến trúc cổ vùng, đất nước, tuỳ theo mức độ quan trọng, quý giá trở thành di sản văn hoá quốc gia,thế giới Việt Nam có nhiều di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa giới công nhận phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế… Những loại di sản di sản truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán Việt Nam đánh giá cao giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện, phát huy rõ nét qua truyền thống ngàn năm dựng nước, giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hoá dân tộc
- Lịch sử (History):
Tham quan, tìm hiểu lịch sử Việt Nam cách mà du khách tiếp cận với lịch sử địa phương thông qua việc tham quan trải nghiệm địa danh, di sản văn hóa, di tích bảo