1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài: ĐỂ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG THCS

25 862 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 329 KB

Nội dung

Môn mỹ thuật còn nhằm hình thành cho các em những phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển mà điều 23 luật giáo dục đã nêu rõ: “Giúp cho học s

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc, em chân thành cám ơn quí thầy, cô giáo trong khoa sư

phạm họa cùng các thầy, cô trong trường đã tận

tình chỉ bảo dẫn dắt cho em trong suốt 4 năm học

tập Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề

tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô

giáo Đặc biệt là sự hướng dẫn động viên nhiệt

tình với tinh thần khoa học và trách nhiệm của

thầy Phan Hữu Lượng trong quá trình hướng dẫn

em hoàn thành luận văn này Xin thầy ghi nhận

nơi em lòng biết ơn chân thành.

Tháng 8 năm 2004 Sinh viên: Nguyễn Văn Lập

Trang 2

Mục lục

Trang

Lời cảm ơn 01

Mục lục 02

A Phần mở dầu 03

B Nội dung 05

I Một số mối quan hệ biện chứng giữa thầy, trò và môi trường xã hội 05

1 Vai trò của giáo viên 05

2 Vai trò của học sinh 08

3 Vai trò của nhà trường và ngành giáo dục 10

4 Vai trò của gia đình và xã hội 10

II Để dạy và học tốt môn mỹ thuật ở trường THCS 11

1 Tăng cường giáo dục nhận thức cho các đối tượng trong xã hội 11

2 Những yêu cầu đối với người thầy giáo 14

3 Đối với học sinh 17

4 Về phía nhà trường, gia đình và xã hội 19

C Kết luận 21

Trang 3

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

Các Mác nói : “ Muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước tiên phải được

giáo dục về nghệ thuật” Trong chiến lược đào tạo con người phát triển một

cách toàn diện: Đức- Trí- Thể- Mỹ, bộ môn Mỹ thuật ở trường phổ thông đóng vai trò rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về mỹ thuật giúp nhận thức cái đẹp giáo dục nâng cao thị hiếu thẩm my,õõ góp phần nâng cao hơn năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học Môn mỹ thuật còn nhằm hình thành cho các em những phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển mà điều 23 luật giáo dục

đã nêu rõ: “Giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo

dục tiểu học có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi sâu vào cuộc sống lao động,…”.

Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ ở trường trung học cơ sở: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hướng vào việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội được nền tảng thẩm mỹ, hình thành những quan niệm thẩm mỹ đúng đắn đối với hiện thực và nghệ thuật,bồi dưỡng năng lực sáng tạo, cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ: yêu cái đẹp, ghét cái xấu, biết thưởng thức cái đẹp, bảo vệ và gìn giữ cái đẹp, sáng tạo cái đẹp làm cho cuộc sống phong phú hài hòa thêm

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới cải cách giáo dục, chất lượng giáo dục ngày một được nâng cao Tuy nhiên, tình hình dạy và học Mỹ thuật ở trường trung học cơ sở, qua thăm dò và khảo sát, có thể mạnh dạn mà nói là chưa tốt lắm và còn nhiều bất cập cần bàn

Trang 4

cao, mục đích của đề tài này là nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học tốt bộ môn Mỹ thuật ở truờng trung học cơ sở giúp cho giáo viên vàhọc sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước

mong muốn “Tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua văn học

nghệ thuật và các môn học khác” (Trích Nghị quyết Trung ương 2 - Khóa VIII về Giáo dục -Đào tạo).

Nền kinh tế nước ta từ khi đổi mới đến nay ngày một tăng trưởng Tổng giá trị thu nhập GDP năm này vượt xa năm trước Đời sống nhân dân ngày một cải thiện vươn lên, song không phải thế mà dễ dàng thuận lợi cho việc một sớm, một chiều có thể nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và các môn học nghệ thuật nói riêng, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều yếu tố: trình độ giáo viên, ý thức học tập của học sinh, quan điểm nhận thức của các đối tượng trong xã hội,… về vị trí vai trò bộ môn Mỹ thuật nói riêng và các môn học nghệ thuật nói chung trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh

Trang 5

B/ PHẦN NỘI DUNG

Nghề dạy học là một trong những nghề khó trong tất cả các nghề bởi sản phẩm của nó là con người mà con người luôn ẩn chứa nhiều thuộc tính tâm lý phức tạp, nhiều năng lực tiềm tàng và đặc thù mà không có máy móc nào thay thế được

“Dạy học” là một quá trình xã hội, gắn liền với họat động của con

người và bao gồm họat động dạy và họat động học Những người học vừa là đối tượng của họat động dạy vừa là chủ thể của họat động học Nếu người học không chủ động học, không có cách học tốt thì việc dạy khó mà đạt được kết quả như mong muốn Bởi quá trình dạy-học bao gồm việc dạy của thầy,

việc học của trò và phương tiện để thực hiện họat động dạy học ( Môi trường

giáo dục, điều kiện kinh tế, lịch sử xã hội) tác động hỗ trợ lẫn nhau Cũng như

quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học môn Mỹ thuật ở trường trung học cơ sở là một quá trình có hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, thầy và họat động dạy, trò và họat động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học Tất cả các nhân tố nói trên đều tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và thống nhất với nhau

I/ Một số mối quan hệ biện chứng giữa thầy, trò và môi trường xã hội trong việc dạy và học bộ môn Mỹ thuật ở trường trung học cơ sở

1/ Vai trò của giáo viên:( Động cơ thúc đẩy chất lượng giáo dục)

Người thầy giáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục

Trang 6

sản xuất nền văn hóa ấy cho thế hệ trẻ Sản phẩm lao động của nhà giáo gắn với tương lai của dân tộc, lao động của người giáo viên là một loại hình lao

động đặc thù mang tính “ Khai sáng” cho con người, từng bước cải biến cho

con người tự nhiên thành con người xã hội

Sự phát triển của xã hội và đổi mới của đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế họach hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản

lí của nhà nước Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu đổi mới đối với hệ thống giáo dục theo phản ánh trong nghị quyết của hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa III, nghị quyết Trung ương

khóa VII 1993 đã đề ra “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc

học” Chính vì vậy để vận dụng nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vào cuộc

sống vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng, là động cơ thúc đẩy quá trình dạy học đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Mọi cải cách giáo dục trước hết phụ thuộc vào chất lượng và tính năng động sáng tạo của người giáo viên Thông qua giáo viên nhà trường đem lại cho người học lòng hăng say học tập, nắm được phương pháp học hình thành nền tảng tự học tự giáo dục Dù thay đổi cải cách như thế nào, dù xem xét ở góc độ gián tiếp hay trực tiếp cũng không thể xem nhẹ vai trò, tác dụng giáo dục của người giáo viên Kinh nghiệm cổ xưa lẫn thành tựu to lớn của nền

giáo dục hiện đại đều cho thấy : “không gì thay thế được mối quan hệ thầy trò

dựa trên uy quyền ( Hiểu là trách nhiệm cao và uy tín sư phạm cao ) và đối thọai (Hiểu là dân chủ hóa trong quan hệ thầy trò)”(Jacques Delors-1994 )

khẳng định như vậy bởi vì “ trách nhiệm của người thầy là chuyển giao cho

trò là những gì mà nhân loại đã tạo được về bản thân mình và về thiên nhiên tất cả những gì thiết yếu mà nhân loại đã sáng tạo”

Trang 7

“ Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi” người giáo viên phải tạo

cho học sinh tính tích cực và sáng tạo học sinh phải có ý thức về những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ họat động để

đạt được mục đích đó điều này được thực hiện trong dạy học ( gọi là động cơ )

nghĩa là giáo viên phải biết đưa những tình huống có vấn đề và giúp cho học sinh giải quyết những vấn đề ấy hay nói một cách khác công việc của nhà giáo dục là luôn luôn tạo ra những mâu thuẫn cơ bản và giúp cho người được giáo dục giải quyết những mâu thuẫn cơ bản

Vào tháng 10 năm 1996 UNESCO đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề củng cố vai trò của giáo viên trong thế giới đang thay đổi Trong đó đã xác

nhận rằng : “Giáo dục đã thay đổi - trở thành quá trình diễn ra liên tục thường

xuyên, xuyên suốt cuộc sống con người, giúp cho con người thích ứng với sự

phát triển của xã hội” Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên càng có sự

thay đổi và chính bản thân người giáo viên cũng cần ý thức đầy đủ vấn đề đó, cụ thể là :

- Không thể chỉ họat động với trình độ chuyên môn hạn hẹp mà phải tự học suốt đời để thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học, văn hóa đề làm tốt chức năng giáo dục của người giáo viên

- Phải tổ chức quá trình dạy học và giáo dục không thể dựa trên kinh nghiệm và sự thích nghi, phải sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với trình độ ngày càng cao của khoa học và công nghệ Với tư cách

là nhà giáo dục “Giáo viên giữ vai trò quyết định” trong việc định hướng cho

họat động học của học sinh, đảm bảo chất lượng cho mọi họat động dạy và giáo dục Do đó giáo viên phải trang bị tốt về mặt kiến thức đảm bảo, trang bị phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp

Trang 8

Như trên đã nói dạy học là một nghề khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn đòi hỏi người thầy giáo dạy nghệ thuật ngoài phẩm chất chung của người thầy giáo : năng lực và trí thức, kĩ năng đáp ứng các yêu cầu dạy học, họat động giáo dục hoàn thiện và họat động xã hội người thầy giáo dạy các môn nghệ

thuật còn là một người nghệ sĩ, một nhà “ kỹ sư tâm hồn” mọi thao tác, cử chỉ

lời nói phải đẹp, văn minh lịch sự tác động đến toàn bộ tâm lí học sinh, do vậy dạy môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở phải tiến hành một cách nghệ thuật

Do đặc thù của môn học, học mỹ thuật đem lại niềm vui cho mọi người làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, cái đẹp theo mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh họat thường ngày của mình làm cho cuộc sống hài hòa, hạnh phúc

Mỹ thuật là môn học rèn luyện bồi dưỡng và phát triển các thị hiếu thẩm mĩ, nhãn quan thẩm mĩ chuẩn mực, năng lực đánh giá những giá trị thẩm mĩ, do vậy người dạy mỹ thuật phải hiểu biết sâu rộng có vốn sống phong phú

Tóm lại dạy mỹ thuật giống như công việc “người thầy thuốc”, “vị

tướng” chỉ huy tài tình, “là nhạc trưởng” đầy tài năng chỉ huy một giàn nhạc

giao hưởng đầy đủ các nhạc cụ phức tạp biết sử dụng cái chung vào trường hợp hoàn cảnh cụ thể, biết tổ chức, biết tổng hợp, biết hòa nhập, phân phối

Để đem lại hiệu quả trong công việc vì thế người ta nói “dạy học là một

nghệ thuật, dạy môn mỹ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn”

2/ Vai trò của học sinh (Chủ thể quyết định kết quả giáo dục )

Như chúng ta đã biết quá trình dạy học gồm hai mặt gắn bó khắng khít là họat động dạy và họat động học Khi nhấn mạnh mặt này thì không có

Trang 9

nghĩa là xem nhẹ mặt kia, trong quá trình dạy học đòi hỏi phải có sự hợp tác của cả hai

Người được giáo dục và tập thể của họ một mặt là đối tượng giáo dục nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục, mặt khác là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giác giáo dục, hai vai trò này thống nhất với nhau, trong đó vai trò chủ thể tự giác giáo dục là cơ bản nhất, người được giáo dục trở thành người tự giác giáo dục là nhân vật tự giác chủ động có ý thức về sự giáo dục của bản thân mình có thế chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao đồng thời học sinh có động cơ học tập có vai trò nhận thức đúng đắn

Đối với học sinh trung học cơ sở muốn học tốt môn mỹ thuật thì bản thân học sinh phải xác định được mục đích học tập, động cơ học tập, có phương pháp học tập thích hợp, có các học cụ đầy đủ, bài bản

Học mỹ thuật khác với học tập các môn học khác vì kiến thức mang tính trừu tượng, cái đẹp mỗi đối tượng, mỗi góc độ nhìn nhận có sự khác nhau, học mỹ thuật không có khuôn mẫu, công thức mà môn học mang lại yếu tố sáng tạo cao, được chi phối bởi các qui luật tình cảm của sự yêu thích say mê

Tóm lại, học sinh tích cực tự giác học tập, có ý chí cầu tiến thì mới tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo bộ môn Kiến thức về mỹ thuật thì rất

rộng lớn, đòi hỏi ở học sinh phải tích lũy dần dần thường xuyên "luyện tay,

luyện mắt " từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Có như vậy chất lượng

học tập mới được nâng cao hơn, hiệu quả giáo dục của giáo viên mới thuận lợi

Trang 10

3/ Vai trò của nhà trường và ngành giáo dục (chỉ đạo định hướng quá

trình dạy học )

Trong quá trình dạy học, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục do nhà nước và ngành giáo dục đề ra, nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục đào tạo trước Đảng và nhà nước Như vậy, việc dạy và học chịu ảnh hưởng rất lớn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của nhà trường, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường quản lí chặt chẽ có kế họach kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thì chất lượng giáo dục nâng cao, ngược lại nhà trường buông lỏng, xuê xoa thì chất lượng giáo dục thấp kém, trì trệ

Cũng như các bộ môn khác, môn mỹ thuật được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, tất nhiên phải dưới sự lãnh đạo và quản lí của nhà trường và phòng giáo dục Nếu nhà trường, đặc biệt là Ban giám hiệu và các ban phòng giáo dục quan tâm đến bộ môn có kế họach chỉ đạo thực tiễn, đầu tư trang thiết bị dạy học phù hợp thường xuyên dánh giá dạy và học thì chắc chắn kết quả giáo dục môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở sẽ đạt được kết quả cao

Tóm lại, vai trò nhà trường và phòng giáo dục là không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở

4/ Vai trò của gia đình và xã hội ( hỗ trợ cho quá trình giáo dục )

Giáo dục mỹ thuật là một công việc phức tạp khó khăn đối với nhà trường phổ thông vì phạm trù thẩm mỹ rất rộng lớn bao la cả thế giới tự nhiên và xã hội, môi trường hạn hẹp ở nhà trường không thể đủ cho học sinh phát triển năng lực thẩm mỹ, mở rộng tầm nhìn để khơi dậy óc tư duy sáng tạo nghệ thuật Giáo dục thẫm mỹ nói chung, giáo dục mỹ thuật nói riêng

Trang 11

phải là sự nghiệp của quần chúng của toàn xã hội Mặt khác, giáo dục thẫm mỹ là một yêu cầu tất yếu của một xã hội phát triển giúp cho con người tồn tại, thích ứng với cuộc sống và ngày càng phát triển lên những trình độ cao hơn

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có 3 chức năng cơ bản : chức năng tái sản xuất con người cho xã hội, chức năng kinh tế - xã hội, chức năng tinh thần Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục nói chung, giáo dục mỹ thuật cho học sinh nói riêng bởi gia đình là nơi xã hội hóa giáo dục đầu tiên đứa trẻ là nơi truyền thụ văn hóa thẩm mỹ, đạo đức nhân cách ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời Gia đình là môi trường giáo dục tốt nhất vì mọi thành viên trong gia đình quan hệ tình cảm gắn bó ruột thịt với nhau, dễ thông cảm, dễ hiểu do gần gũi thân mật Chất lượng học tập của con cái chỉ có thể đạt kết quả tốt nếu gia đình chịu khó quan tâm đến vấn đề học vấn của con em mình, phải có kế họach định hướng ngay từ khi trẻ bắt đầu đi học và thường xuyên phối hợp thống nhất giữa gia đình -nhà trường -xã hội

II/ Để dạy và học tốt môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở

1 - Tăng cường giáo dục nhận thức cho các đối tượng trong xã hội về vị trí, vai trò bộ môn mỹ thuật nói riêng và các bộ môn nghệ thuật nói chung về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết dạy học cần có một môi trường thuận lợi ở cả hai phương diện vĩ mô và vi mô Môi trường vĩ mô là môi trường kinh tế xã hội phát triển và môi trường công nghệ tiên tiến, môi trường vi mô là môi trường giáo dục gia đình nhà trường và các mối quan hệ trong cộng đồng thuận lợi tích cực Muốn nâng cao chất lượng dạy học, phải nâng cao chất lượng tổng hợp của toàn bộ hệ thống Sơ đồ sau đây giúp chúng ta dễ hiểu các nhân tố

Trang 12

ảnh hưởng của qúa trình giáo dục nói chung, quá trình dạy và học môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở nói riêng

Trước đây, nghệ thuật hội họa, âm nhạc được người dân biết đến với

một cảm giác xa xôi, mơ hồ Đôi khi còn xem thường “Xướng ca vô loài”

ngày nay đất nước ngày càng đi lên, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, sự nhận thức về thẩm mỹ không nằm ngoài sự phát triển đó Nghệ thuật được chú ý, được trân trọng và phát huy, mỹ thuật được nhìn nhận trên mọi lĩnh vực, qua các thông tin đại chúng, từ đó các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn với bộ môn mỹ thuật nhưng chỉ là con số ít ỏi bởi vì tình hình dân trí nước ta còn hạn chế phát triển không đồng đều, chỉ tập trung ở những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị Đại đa số các bậc phụ huynh khi mùa

Mục đích, nhiệm vụ Giáo dục

Nhà giáo dục dục

Kết quả giáo dục

Nội Dung Giáo Dục

Phương pháp phương tiện

Môi

trường

Kinh tế

Môi trường khoa học công nghệ

Ngày đăng: 01/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w