1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài duy trì sĩ số học sinh

3 1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 35,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI DUY TRÌ SỐ HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiên nay , đất nước ta đang trong giai đoạn phổ cập giáo dục THCS , mục tiêu của huyện Krông Năng sẽ hoàn thành chương trình PCGD THCS vào cuối năm 2007 .Để hoàn thành tốt chương trình PCGD THCS của huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung đòi hỏi quá trình nổ lực ở các xã , đặt biệt là các trường THCS phải duy trì được số học sinh hàng năm . Qua thực tế của những năm gần đây số lượng học sinh bỏ học vượt so với kế hoạch của các cấp Uỷ Đảng đã đề ra . Vì vậy để góp một phần nhỏ vào việc PCGD THCS tôi đã chọn nghiên cứu về vấn đề Duy trì số học sinh II. PHẠM VI ĐỀ TÀI Các học sinh bỏ học , hoàn cảnh gia đình , quan hệ xã hội III . PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG Qua báo cáo tổng kết của năm học 2005-2006 thì : - Số lượng học sinh đầu năm học là : 1175 em - Số lượng học sinh cuối năm học là : 1064 em - Tỷ lệ duy trì số học sinh : 93 % ( So với kế hoạch là không đạt , theo kế hoạch là 97 % trờ lên ) Qua thực trang trên tôi thấy học sinh bỏ học quá nhiều , đặt biệt là học sinh hai xã mới tách EaDah và Eapuk . IV. PHẦN THỨ HAI . GIẢI PHÁP . Qua những nguyên nhân trên cùng với các nguyên nhân bỏ học xảy ra ở các lớp khác thì tôi cũng đề ra một số biện pháp để khắc phục việc duy trì số học sinh như sau: • Trước hết là một nhà giáo dục nói chung và là môt giáo viên chủ nhiệm nói riêng thì phải luôn gần gũi ,quan tâm tìm hiểu và giúp đỡ các em . • Đối với các em có biểu hiện không bình thường về tâm sinh lý ,thì chúng ta phải hết sức thận trọng ,tránh gây những bức xúc hay mặc cảm cho các em vì :các em đang ở lứa tuổi “khó giáo dục”. Tuyệt đối không xúc phạm đến nhân cách của học sinh. • Đối với trường hợp do cư trú ở xa hay hoàn cảnh khó khăn thì phải tìm cách giúp đở các em ,vận đọng tập thể học sinh giup đở các em về vật chất lẫn tinh thần với khả năng có thể như đưa đón đi học chẵng hạn. • Đối với học sinh yếu kém thì phải dạy kèm ,tổ chức học nhóm ,học tổ để em khá giúp đỡ em yếu. • Đối với các học sinh chưa thật sự hiểu về tầm quan trọng của việc học và do gia đình ít quan tâm thì giáo viên phải giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu. • Những năm trước là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp,vừa chủ nhiệm,tôi đã cố gắng gần gủi ,tiếp cận với học sinh.tìm hiểu về gia đình,tình hình học tập,cũng như các sinh hoạt vui chơi hay các biểu hiện tâm sinh lý của học sinh, nếu có những biểu hiện không tốt thì tôi lập tức gặp phụ huynh hoc sinh để trao đổi bàn bạc về việc giáo dục con em.Để sửa lổi cho các em tôi đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để tuỳ theo cá tính của từng em xử lý.Có em thì tôi dùng biện pháp so sánh để em đó tự phát huy mặt tốt,nhưng có em thì lại khuyên bảo nhẹ nhàng,đôi khi chỉ một mình em đó thôi và cấm tập thể lớp không được chê bai bạn để cho em đó khỏi mặc cảm,tự ti . • Trong lớp tôi đã phân công theo tổ kiểm tra chéo hàng ngày để thi đua theo tổ .Tôi cũng đã bầu tổ trưởng các bộ môn như văn, toán, anh văn,… để các tổ trưởng này kiểm tra bài cũ của các tổ khác và giúp đỡ các bạn yếu kém làm bài tập trước giờ vào học .Bằng phương pháp như vậy cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô nên có hai em học lực yếu trong học kì I thì nay đã có sự tiến triển tốt. • Ở tiết sinh hoạt lớp ,tôi cũng đã phạt những em bò vi phạm qua nhiều hình thức như :khiển trách ,ghi bản kiểm điểm ,chép phạt ,trực nhật hoặc đi lao động .Mặc dù có hình thức phạt như vậy nhưng tôi vẫn luôn chú ý giử lời để tôn trọng nhân cách của học sinh .Có lúc cũng có tiếng to nhưng rồi cuối tiết sinh hoạt ,để tránh sự chán nản cho các em tôi lại nhẹ nhàng bằng những lời khuyên bảo hoặc những câu chuyện (đôi khi là bòa đặt ) nhằm giaó dục khéo cho các em .Cókhi thì tập hát hoặc chơi trò chơi. Ngay cả học sinh ngoan giỏi tôi vẫn cấm không cho các em quá lời xúc phạm đến các bạn yếu kém. • Phải tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí trong lớp ,cũng như tham gia xây dựng các phong trào của trường để các em tham gia nhằm gây hưng thú học tập cho học sinh .Giảng dạy ở lớp phải tận tâm , tìm nhưng phương pháp phù hợp , sáng tạo cũng là một phương pháp để duy trì số học sinh với tôi nói riêng và nhà trường nói chung cũng đang thực hiện theo phương pháp này . V. PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ Mặc dù lớp tôi có những điều kiện thuận lợi nhưng vẫn có 3em bỏ học như đã niêu trên. • trường hợp thứ nhất là em Nguyễn Thò Tuyết (15tuổi) ở thôn giang Mó vắng được bốn buổi thì tôi đã đến gặp gia đình và gia đình cho biết: con tôi nói:”con không thích học nữa, ngồi học mà chú ý vào thì con đau đầu quá nhưng rồi các bạn hiểu hết mà convẫn không hiểu .Để rổi thầy cô phải chỉ bảo riêng cho con làm các bạn cười,con thấy xấu hổ quá vì con cũng lớn nhất lớp nữa mà.Vậy là gia đình cũng bằng lòng cho em nghỉ.Qua một hồi bàn bạc giải thích (đặt biệt là tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh) thì em Tuyết cũng như gia đình đã biết tầm quan trọng của việc học em Tuyết đã tiếp tục đi học lại. • Trường hợp thứ 2 là em Hồ Văn Bình(16 tuổi ) ở thôn Giang Mó. Lý do cũng vì em không thích học ,mãi ham chơi ,ở nhà bố mẹ cũng tin tưỡng ở em nên em thường nói dối đi học cả ngày nhưng thực ra lại đi chơi. Đến khi bài vở theo không kòp bạn bè thì em lại tự ý bỏ học . Khi tôi đến gia đình mới vở lẽ. Tôi nghó là gia đìnhmãi lo công việc đồng áng và lại chìu chuộng con,như lời bố mẹ em nói; “ tối nào tôi cũng xem phim thì cháu cũng xem,tôi cứ tưỡng việc học cháu lo xong rồi ,ai ngờ…”.Qua phân tích bàn bạc với gia đình về cach giáo dục conem ,gia đình thấu hiêu nên động viên em trở lại trường. • Trường hợp thứ ba là em Nguyễn Tiến Hiệu(16 tuổi). Vào đầu năm học gia đình em ở tại thôn Giang Thònh nhưng vì hoàn cảnh nên gia đình phải bán nhà vào ở trong rẳy(đồi bằng lăng)cách trường khoảng 6-7km.Em là anh đầu của 4 em nhỏ .Vì hoàn cảnh khó khăn và đường xa nên em đành bỏ học.Tôi cũng đã đến gia đình và động viên .Để em trỏ lại trường tôi đã giúp em đóng góp 1 số tiền quỹ (đội + hội). Em và gia đình cũng vui và em lại tiếp tục việc học .Tóm lại nguyên nhân chính của 3 trường hợp trên đó là: “một” là do em tiếp thu chậm ,tuổi lớn, xác lớn và mặc cảm với bạn bè cho dù thầy cô và bạn bè giúp đở.”hai “là do bố mẹ nuông chiều con cái và ít quan tâm về việchọc của con cùng với nhận thức hoc của em chưa tốt. “ba”là do hoàn cảnh gia đình. VI. ĐỀ NGHỊ - Hội đồng giục dục cần phối hợp với các đoàn thể trong xã hội như hội Phụ nữ , Đoàn thanh niên, Ban tự quản các thôn ,… thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em minh hơn và cần tạo điều kiện để các em được học tập thông qua các buổi họp thôn , tiếp xúc cư tri ,… - Hội phụ huynh thường xuyên cùng với nhà trường để nắm các số lượng học sinh và có biện pháp kòp thời đối với học sinh bỏ học . VII. KẾT LUẬN Việc duy trì số học sinh là một việc làm được coi trọng hàng đầu để hoàn thành mục tiêu PCGD . Vì thế phải kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội . Có như thế việc giáo dục mới thành công và các em mới có thể tiếp cận với xã hội được.Với mỗi học sinh đều có các tâm sinh lý , hoàn cảnh khác nhau .Vì thế khi giao tiếp chúng ta nên vận dung như thế nào cho phù hợp để có một kết quả tốt nhất , góp phần đưa xã nhà nói riêng và huyện ta nói chung hoàn thành chương trình PCGD THCS vào cuối năm 2007. . của năm học 2005-2006 thì : - Số lượng học sinh đầu năm học là : 1175 em - Số lượng học sinh cuối năm học là : 1064 em - Tỷ lệ duy trì só số học sinh :. việc PCGD THCS tôi đã chọn nghiên cứu về vấn đề Duy trì só số học sinh II. PHẠM VI ĐỀ TÀI Các học sinh bỏ học , hoàn cảnh gia đình , quan hệ xã hội III

Ngày đăng: 14/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w