Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
186 KB
Nội dung
SỞ GD & ĐT TỈNH KON TUM PHO ̀ NG GD&ĐT NGỌC HỒI Người thực hiện: Đinh Văn Đông Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Huệ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SKKN: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc -hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số- lớp 4.” ---@@@--- Ngọc Hồi, tháng 01 năm 2010. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đềtài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc -hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số- lớp 4 ”, hoàn toàn do bản thân tự hoàn thành qua tham khảo, nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy. Đềtài không coppy, sao chép của những đồng nghiệp khác. 2 MỤC LỤC Trang A- MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. 4 2. Mục đích nghiên cứu. 4 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5 5. Các phương pháp nghiên cứu. 5 6. Phạm vi nghiên cứu. 5 B- NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. 5 II. Nội dung sáng kiến. 7 1. Nội dung chương trình sách giáo khoa. 7 2. Những yêu cầu về kĩ nang đọc. 7 3. Thực trạng của việc dạy môn tập đọc hiện nay. 7 4. Nguyên nhân. 8 5. Giải pháp. 8 6. Kết quả. 13 C- KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ. 1. Khái quát kinh nghiệm về xử lí mối quan hệ. 13 trong biện pháp và hiệu quả. 2. Khuyến nghị và triển khai áp dụng. 13 D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18 3 A- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm : Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài học. Rèn đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp (cách dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của phương pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic . Nhưng qua thực tế giảng dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học. Trong sự phát triển chung của giáo dục, có sự thay đổi cải tiến của môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học. Tuy vậy vẫn còn không ít nhưng hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học. Một trong những vẫn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là: Đọc- hiểu của học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Tập đọc lớp 4 tôi tiến hành nghiên cứu việc “Rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc”. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số có kĩ năng đọc – hiểu nội dung bài trong phân môn Tập đọc, lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - xã Sa Loong – huyện Ngọc Hồi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1 Đối tượng: Những biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Häc sinh líp 4C Trường Tiểu học Nguyễn Huệ- xã Sa Loong- huyện Ngọc Hồi. 4 1.3 Giả thuyết khoa học: Nếu đềtài hoàn thiện và được đưa vào sử dụng thì giúp học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng đọc- hiểu văn bản tốt hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. - Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những biện pháp thiết thực rèn kỹ năng đọc -hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số. 5. Các phương pháp nghiên cứu: 6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.3 Các phương pháp thống kê toán học. 6. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - xã Sa Loong- Ngọc Hồi. B- NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về: - Mục tiêu giáo dục. - Nội dung và phương pháp dạy học. - Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ 5 năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng . Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới là những bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó, có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều chủ đềđể sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ . Và đặc biệt là việc viết các bài Tập làm văn . Sử dụng vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày, Mặt khác các bài tập đọc còn là bức tranh muôn hình, muôn vẻ về đềtài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và kinh nghiệm sống. Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai. Khi học phân môn Tập đọc, đặc biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của các em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong cuộc sống. Dạy tập đọc và rèn kĩ năng đọc - hiểu nội dung văn bản sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ logic và tổng hợp. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới 6 sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức mà chính các em không hiểu gì cả. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 4 đã được chọn lọc kĩ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân . ở xung quanh các em. Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lòng hướng thiện đạo lí, truyền thống dân tộc . II. Nội dung của sáng kiến: 1. Nội dung chương trình sách giáo khoa: Sách Tiếng Việt 4 tập 1, và tập 2 - phần luyện đọc tiếp tục phát triển các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết cho học sinh thông qua các bài tập đọc. Về nội dung: hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 4 đều được mở rộng theo các chủ điểm sau: - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân. - Chủ điểm: Măng mọc thẳng - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ. - Chủ điểm: Tiếng sáo diều - Chủ điểm: Người ta là hoa đất - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu - Chủ điểm: Những người quả cảm - Chủ điểm: khám phá thế giới. - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống. 2. Những yêu cầu về kĩ năng đọc: - Đọc đúng và đọc rõ ràng, đọc diễn cảm được một đoạn văn. - Hiểu được nghĩa các từ khó và ý của câu, đoạn. 3.Thực trạng của việc dạy môn Tập đọc hiện nay: 7 Nhìn chung, có ý kiến của giáo viên đều cho rằng dạy tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, là dạy cho học sinh đọc to, đọc đúng, đọc rõ ràng là đạt yêu cầu. Còn vấn đề đọc hiểu và bước đầu đọc diễn cảm chưa chú trọng. Phần đọc hiểu còn được xem nhẹ. Vẫn đề quan trọng nhất là sách giáo khoa lớp 4 mới các bài tập đọc mới, quy trình phương pháp dạy cũng hoàn toàn mới đối với giáo viên. Tất cả các giáo viên đều chuẩn bị những thiết kế bài dạy một cách chung chung như sách hướng dẫn. Đặc biệt là phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ đưa ra hình thức giáo viên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi. Do đó, đa số giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải là chủ yếu. Giáo viên tập trung vào giảng từ, giảng nội dung câu, của đoạn chính. Đôi khi việc giảng từ còn chưa sát, còn lan man sa đà vào giảng văn. Chưa chú trọng đến việc rèn đọc hiểu cho học sinh. Điều đó khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Chất lượng đọc hiểu chưa cao, chỉ mới dừng lại ở mực độ đọc đúng. Kĩ năng đọc hiểu còn chưa cao dẫn đến kết quả đọc chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng cơ bản quan trọng. 4. Nguyên nhân: Trong tiết dạy, giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi khám phá cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ. Về phương pháp chưa có nhiều đồi mới. Những vấn đề mang tính khoa học cũng chưa được giáo viên nghiên cứu đầy đủ. Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và các hình thức học tập cho học sinh. Đọc hiểu ở tiết Tập đọc theo tôi là khâu mà học sinh chưa đạt được hiệu quả cao. Các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đọc hiểu, mà các em chỉ chú trong đến việc đọc đúng, đọc to rõ ràng. Học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Các em trả lời câu hỏi hoặc giải nghĩa từ còn lúng túng. 5. Giải pháp: Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số như sau: 8 Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn áp dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, không áp đặt, không cứng nhắc. Những phương pháp đặc biệt chú trọng là những phương pháp sau: - Đọc sách, đọc tài liệu. - Mô tả. - Giảng giải. - Hỏi đáp. - Trực quan. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành giao tiếp và tổ chức trò chơi. - Tổng kết rút kinh nghiệm. Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài. Quá trình đọc, ngày càng nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật. Vì thế, cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản. - Hiểu các từ, các cụm từ. - Hiểu các câu. - Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng đẻ phát biểu một ý kiến trọn vẹn. - Hiểu được cả bài thơ hay bài văn. Trong hai tiết Tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề tạo nên hững thú trong giờ học, giáo viên nên cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc tự kiểm tra bạn, hoặc kiểm tra chính mình. Như phần kiểm ta bài cũ, giáo viên nên cho học sinh đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ mà các em yêu thích và nêu lí do tại sao em lại thích đoạng văn hay khổ thơ đó. Tổ chức cho các em kiểm tra lẫn nhau theo nhóm nhỏ (nhóm 2) quay vào nhau để bàn bạc, thảo luận về việc đọc bài và trả lời câu hỏi có trong bài. Như thế sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tổ chức cho học sinh đọc thầm một đoạn văn, một khổ thơ, biết tìm và đặt câu hỏi trong bài để cho bạn mình trả lời. Ví dụ: Khi dạy bài: Văn hay chữ tốt- Tiếng Việt 4 - tập 1 trang 129. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm. Rồi tự nêu câu hỏi để tìm hiểu sự chịu khó khổ 9 luyện của Cao Bá Quát. Học sinh sẽ tự học đọc, tự tìm hiểu và nêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạn văn. Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn: - Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? - Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận? - Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào? Từ những ý kiến mà học sinh đưa ra, giáo viên phải tổ chức để học sinh trả lời, đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh. Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh thành các bài tập thông qua việc sử dụng vở bài tập phiếu học tập hay bảng phụ. Ví dụ: Khi dạy bài Rất nhiều mặt trăng- Tiếng Việt 4- tập 1 (tiếp theo) Giáo viên gọi 1, 2 học sinh đoạn cuối, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài qua câu hỏi: - Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Hãy chọn câu trả lời phù hợp với ý em nhất: A. Đồ chơi mang lại niềm vui rất lớn cho trẻ em. B. Khi chơi trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hàng ngày. C. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn. Việc tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý, phát hiện nghệ thuật là yêu cầu căn bản đối với giáo viên. Trong lĩnh vực này, hầu như giáo viên chưa chú ý cao. Giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho giờ học biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài, không hiểu được từ ngữ hay, một số câu hoặc nội dung bài. Điều đó dẫn đến kết quả giờ tập đọc không cao. Phát hiện ý của bài: bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài thực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ. Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái độ yêu hay không yêu với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm thái đội 10 [...]... viên cần học hỏi, tiếp thu, nghiên cứu tài liệu thực hành đổi mới các phương pháp rèn đọc hiểu trong giờ Tập đọc cho học sinh - Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu” cho cả giáo viên và học sinh Động viên khen thưởng kịp thời đối với các lớp và giáo viên làm tốt phong trào này - Thông qua giáo dục cần tổ chức các chuyên đề phổ biến kinh nghiệm “Rèn đọc hiểu trong... 2010 Người viết Đinh Văn Đông D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ ở tiểu học – NXBGD – 1997 của Nguyễn Trí 16 2 Kiến thức và kĩ năng trong chương trình Tiếng việt tiểu học– NXBGD – 1997 của Nguyễn Minh Thuyết 3 Tìm hiểu khả năng hiểu và sử dụng từ của học sinh cấp I qua thí nghiệm liên tưởng tự do các câu hỏi nghĩa, các bài tập đặt câu – Những vấn đề ngôn ngữ - NXBGD – 1993 của Nguyễn . tự hoàn thành qua tham khảo, nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy. Đề tài không coppy, sao chép của những đồng nghiệp. 4.” ---@@@--- Ngọc Hồi, tháng 01 năm 2010. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc -hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số-