1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình đào tạo liên tục tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2022

49 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo Liên Tục Tại Bệnh Viện Bãi Cháy Năm 2022
Tác giả Hoàng Huyền Trang, Ngô Minh Hồng
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại đề tài nckh cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 916,68 KB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chương trình đào tạo liên tục tại bệnh viện Bãi Cháy

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2022

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: Hoàng Huyền Trang

Thư ký: Ngô Minh Hồng

Quảng Ninh, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

MỤC TIÊU 6

1 Mục tiêu chung 6

2 Mục tiêu cụ thể 6

TỔNG QUAN 7

1.2 Thực trạng tình hình xây dựng chương trình đào tạo liên tục tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2022 8

1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 10

1.4 Cơ sở pháp lý 10

Chương 2 12

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12

2.1 Phương pháp nghiên cứu 12

2.2 Phân tích nguyên nhân 14

Phụ lục 01a 27

Phụ lục 01b 29

2.3 Lựa chọn giải pháp 16

2.4 Kế hoạch can thiệp 17

2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 20

Chương 3 21

KẾT QUẢ 21

3.1 Trình độ kiến thức của NVYT về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT trước và sau tập huấn 21

3.2 Khảo sát nhận thức tầm quan trọng về việc xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của nhân viên y tế 22

3.3 Tỉ lệ khoa/phòng tham gia xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục 22

Chương 4 24

BÀN LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đào tạo liên tục (ĐTLT) trong ngành y tế là một hình thức bảo đảm duy trì, cập nhật trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực y tế Nguồn nhân lực quyết định chất lượng mọi dịch vụ y tế, đặc biệt với ngành y tế đối tượng phục vụ là sức khỏe con người Do đó CBYT phải được học tập, cập nhật kiến thức không ngừng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình

Trong các văn bản hướng dẫn, Bộ Y tế luôn xác định bệnh viện là cơ sở đào tạo liên tục quan trọng hàng đầu để nâng cao trình độ nguồn nhân lực y tế Bệnh viện là môi trường học tập, cập nhật kiến thức và kỹ thuật chuyên môn lý tưởng nhất cho các cán bộ y tế

Bệnh viện Bãi Cháy là bệnh viện tuyến tỉnh, hạng 1 ngoài nhiệm vụ khám, chữa bệnh bệnh viện còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh nói chung, CBYT Bệnh viện Bãi Cháy nói riêng là điều kiện thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng khó khăn luôn được ngành y tế tỉnh đặc biệt quan tâm Nhiệm vụ này được ngành Y tế chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt và giao nhiệm vụ trực tiếp cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh trong chỉ tiêu kế hoạch năm

Xây dựng chương trình đào tạo là bước quan trọng nhất của quy trình đào tạo liên tục Chương trình đào tạo chất lượng và phù hợp với nhu cầu thực tiễn thì sản phẩm đào tạo sẽ được ứng dụng triển khai trong thực tiễn đem lại hiệu quả cao Một chương trình đào tạo tốt sẽ giúp người học tiếp nhận được các nội dung cần thiết nhất phục vụ cho nghề nghiệp của họ Chương trình không phù hợp sẽ làm lãng phí thời gian của người học và lãng phí các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Bãi Cháy đã có 28 chương trình đào tạo liên tục và 13/42 khoa phòng tham gia xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo liên tục cấp chứng chỉ, con số trên chưa xứng tầm với bệnh viện hạng I tuyến cuối của tỉnh trong công tác đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ cho CBYT các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh nói chung, NVYT Bệnh viện Bãi Cháy nói riêng

Phòng ĐT&CĐT đóng vai trò kết nối, liên kết đào tạo, chuyển giao kỹ thuật,

Trang 5

mang sứ mệnh quan trọng cho sự phát triển chung về trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ viên chức bệnh viện trong công tác khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bệnh viện hạng I, tuyến cuối của tỉnh trong công tác đào tạo cho cán bộ y tế ngành dọc của tỉnh nói chung

Chất lượng ĐTLT nói chung và chất lượng chương trình, tài liệu ĐTLT nói riêng là một khái niệm rộng lớn khó định nghĩa, khó đo lường và có nhiều cách hiểu khác nhau

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện đề án cải tiến chất lượng

“Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2022”

Trang 6

- Nâng tỉ lệ xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục bệnh viện Bãi Cháy trung bình hàng năm từ 16.8% lên trên 30%

Trang 7

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở thực tiễn

Nghề Y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe của con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề Trên thế giới đào tạo y khoa liên tục luôn gắn với lịch sử ra đời và phát triển của nghề Y Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết

Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến, hội thảo, hội nghị, giao ban chuyên môn bệnh viện,… Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 23/05/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ: Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được đào tạo, tuyển chọn,

sử dụng và đãi ngộ đặc biệt

Tại Điều 29 của Luật Khám bệnh chữa bệnh do Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 có qui định “Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề”

Ngày 09 tháng 8 năm 2013 Bộ trưởng đã ban hành thông tư số BYT về việc “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế” để thay thế thông

22/2013/TT-tư 07/2008/TT-BYT

Ngày 28/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 26/2020/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế

Các yêu cầu về chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo liên tục xây dựng, thẩm định và ban hành được quy định tại Điều 7, Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 18/12/2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Như vậy, công tác đào tạo là một trong những hoạt động quan trọng trong hệ

Trang 8

thống khám chữa bệnh nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Mặt khác Tài liệu đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo liên tục cán bộ y tế tại bệnh viện và các cơ sở y tế Mỗi một khoá đào tạo liên tục đều cần có tài liệu đào tạo liên tục phù hợp

Chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo

Thực trạng lạc hậu và nghèo nàn chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia có nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trọng này

Xây dựng chương trình đào tạo giúp định hướng và đưa ra nội dung học tập

cụ thể cho người học lựa chọn và căn cứ để người dạy học định hướng đào tạo cho học viên, đây là công đoạn quan trọng của quy trình dạy học Chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thì sản phẩm đào tạo sẽ được triển khai một cách hiệu quả trên thực tiễn, sẽ tốt và ngược lại Chương trình không phù hợp sẽ làm lãng phí thời gian của người học và lãng phí các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo

Theo thống kê trên trang thông tin điện tử của các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh có 73 chương trình đào tạo, bệnh viện Việt Nam Thụy điển có 119 chương trình đào tạo

1.2 Thực trạng tình hình xây dựng chương trình đào tạo liên tục tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2022

Trong sự phát triển chung mọi mặt của bệnh viện Bãi Cháy, công tác đào tạo cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ viên chức bệnh viện trong công tác khám, chữa bệnh là một hoạt động luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, BGĐ bệnh viện; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các khoa, phòng; các đoàn thể

Trang 9

trong quá trình triển khai và trong các nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện

Xây dựng Chương trình đào tạo đa dạng và phong phú tại bệnh viện là kế hoạch được đặt ra trong năm 2022 của Ban giám đốc bệnh viện giao cho phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến triển khai thực hiện

Theo quy định tại điều 7, Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 18/12/2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo liên tục thì chương trình ĐTLT tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2022 đang đứng trước các vấn đề sau:

- Theo điểm b mục 2, điều 7 của Thông tư 26/2020/TT-BYT có quy định Chương trình ĐTLT phải được rà soát, cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn, nhưng trong 28 chương trình hiện tại có 06 chương trình cấp mã đào tạo từ năm 2016 đến nay chưa được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt lại nên không bảo đảm tính khoa học và chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chưa đáp ứng được sự phát triển của bệnh viện hạng 1 tuyến tỉnh vì vậy không có nhiều sự lựa chọn cho các đơn vị y tế tuyến dưới trong và ngoài tỉnh, các trường đào tạo y khoa khi đưa học viên đến học tập

- Biên soạn chương trình đào tạo là công việc chuyên sâu, đòi hỏi người biên soạn ngoài trình độ chuyên môn, kỹ thuật tốt cần phải có kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ giáo dục đào tạo Hiện nay Bệnh viện Bãi Cháy 100% chủ nhiệm của 28 chương trình ĐTLT lĩnh vực chuyên môn chính thuộc lĩnh vực lâm sàng, vậy nên còn thiếu đội ngũ chuyên gia

có nghề và làm chuyên nghiệp trong lĩnh vực quan trọng này

- Các chủ nhiệm làm nhiệm vụ xây dựng chương trình, tài liệu ĐTLT có đủ kiến thức chuyên môn, bằng cấp phù hợp nhưng chưa được trang bị kiến thức và nghiệp vụ dạy

và học y học để biên soạn các chương trình, tài liệu ĐTLT tốt

- Rất nhiều danh mục kỹ thuật chuyên môn cao của bệnh viện đã cử cán bộ đi học

và về triển khai thực hiện trong công tác khám bệnh, chữa bệnh rất hiệu quả nhưng đến nay chưa xây được chương trình, tài liệu ĐTLT để đào tạo cho cán bộ y tế ngành dọc của tỉnh

- Chưa xây dựng được Quy trình thẩm định chương trình và tài liệu ĐTLT nên chưa quy định được thống nhất trình tự, thủ tục đảm bảo tính khoa học, chính xác về chương trình, tài liệu, công khai minh bạch của bệnh viện Bãi Cháy với các khoa, phòng

Trang 10

có nhu cầu biên soạn chương trình đào tạo

- Chưa có tiêu chí chung đánh giá về nội dung, chất lượng của chương trình và tài liệu đào tạo nên các chương trình đào tạo hiện chỉ có đánh giá về số lượng, chưa kiểm định được chất lượng, tính khả thi và độ tin cậy của chương trình, tài liệu ĐTLT

- Chưa có nghiên cứu đánh giá hoặc khảo sát nhu cầu ĐTLT theo các chuyên ngành khác nhau để có những định hướng cho việc xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu của học viên

- Hiện nay có 13/42 khoa phòng có chương trình, tài liệu ĐTLT Điều đó cho thấy các khoa/phòng chưa thực sự coi trọng công tác đào tạo và phối hợp chưa hiệu quả khi triển khai, xây dựng các chương trình, tài liệu ĐTLT Nhân viên bệnh viên tham gia xây dựng chương trình đào tạo liên tục tại bệnh viện còn mang tính hình thức

- Chưa có chế độ đãi ngộ khuyến khích đối với cán bộ tham gia xây dựng tài liệu, chương trình ĐTLT, thiếu chế tài, hình thức xử lý với khoa/phòng không tham gia xây dựng chương trình đào tạo

1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình đào tạo tại bệnh viện Bãi Cháy để mang lại hiệu quả cao và với mong muốn thay đổi chất lượng của chương trình, tài liệu trong công tác xây dựng chương trình, tài liệu ĐTLT tại chỗ vì vậy chúng tôi thực hiện đề án cải tiến chất lượng “Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục bệnh viện Bãi Cháy năm 2022”

1.4 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 17/02/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán bộ y tế

- Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ y tế ban hành ngày 09/08/2013 của Bộ Y tế ban hành ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế

- Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế;

- Nghị Định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở hoạt động khám bệnh,

Trang 11

chữa bệnh;

- Các văn bản hướng dẫn về đào tạo của Bệnh viện hiện hành

Trang 12

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Khoa/phòng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục bệnh viện Bãi Cháy năm 2022 “Đạt”; “Đạt và chỉnh sửa theo hội đồng”

- Tiêu chuẩn loại trừ: Khoa/phòng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục bệnh viện Bãi Cháy năm 2022 “Không đạt”

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2022 đến tháng 10/2022

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu chuỗi thời gian Trước - Sau

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Chúng tôi dự kiến tiến hành tổng hợp số lượng tài liệu, chương trình ĐTLT

mà khoa, phòng xây dựng được Hội đồng thẩm định đánh giá theo Bảng kiểm có

“Đạt”; “Đạt và chỉnh sửa theo hội đồng”; “Không Đạt”

- Kết quả khảo sát nhận thức của nhân viên y tế về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT trước và sau tập huấn

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu

- Thông tin được thu thập qua các mẫu phiếu được thiết kế dựa trên quy định hướng dẫn tại Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ y tế ban hành ngày 09/08/2013 của Bộ

Y tế ban hành ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế và Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số

Trang 13

Điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế gồm:

+ Bảng lượng giá khảo sát nhận thức của nhân viên y tế về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT trước và sau tập huấn

+ Bảng kiểm, bảng tổng hợp kết quả của Hội đồng thẩm định đánh giá theo Bảng kiểm

- Phương pháp đánh giá:

* Với phần khảo sát nhận thức của nhân viên y tế về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT trước và sau tập huấn:

+ Thực hiện trên bảng khảo sát gồm 02 phần: Thái độ và Kiến thức (Phụ lục 01)

* Với Phiếu đánh giá, thẩm định tài liệu, chương trình đào tạo:

+ Được Hội đồng thẩm định chấm và đánh giá theo Bảng kiểm “Đạt”; “Đạt

và chỉnh sửa theo hội đồng”; “Không Đạt” theo tiêu chí quy định hướng dẫn tại Thông tư 22/2013/TT-BYT và Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế (Phụ lục 02)

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ khoa có chương trình đào tạo

Phương pháp tính

Tử số Chương trình, tài liệu đào tạo liên tục được phê duyệt ‘Đạt” và “Đạt và chỉnh sửa theo hội đồng” Mẫu số Tổng số chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đăng

ký phê duyệt

Nguồn số liệu Dựa trên chấm điểm bảng kiểm

Tần suất báo cáo 02 Đợt/ Năm (Tháng 8 và tháng 10/2022)

Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao

Trang 14

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là “Tổng số chương trình, tài liệu đào tạo liên tục” đăng ký phê duyệt được >= 70 điểm thì được tính là “Đạt”, ‘Không đạt” khi số điểm <70 điểm

2.2 Phân tích nguyên nhân

Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:

Trang 15

Dụng cụ lượng giá

Con người

Chương trình và tài liệu đào tạo chưa đảm bảo

số lượng

và chất lượng

Giám sát

Chưa có chế tài phù hợp

Chưa có quy trình trình thẩm định

Chưa có bảng kiểm tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng

Chất lượng

chương trình, tài

liệu chưa được

thẩm định

Chưa có kiến thức

và kinh nghiệm ít

Nguồn nhân lực CLC của bệnh viện chưa chủ động tham gia ĐTLT

Chưa khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo

Chương trình đào tạo chưa đúng nhu cầu học tập

Trang 16

2.3 Lựa chọn giải pháp

Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện,

sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:

Thực thi

Tích

số (HQ * TT)

Lựa chọn

Viết quy trình 5 5 25 Chọn

Xây dựng bảng kiểm tiêu chí

đánh giá chất lượng

Gửi khảo sát cho các đơn vị Y tế trong tỉnh 5 2 10

Không chọn

Trang 17

Thực thi

Tích

số (HQ * TT)

Lựa chọn

Nguồn nhân lực

chất lượng cao

của bệnh viện

chưa chủ động

tham gia ĐTLT

Rà soát nguồn nhân lực và kỹ thuật đủ điều kiện triển khai đào tạo

Đề xuất giao cho khoa/phòng chủ động lên Kế hoạch thực

Đề xuất khen thưởng 5 5 25 Chọn

Đề xuất chế tài xử

2.4 Kế hoạch can thiệp

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết

Trang 18

Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện Địa điểm Người thực hiện Người phối hợp

Xây dựng quy

trình thẩm định

Viết quy trình Thẩm định Tháng 3/2022 Phòng

ĐT&CĐT Bs Hoàng Trang CN Hồng

Trình Hội đồng khoa học phê duyệt Tháng 5/2022

Hội trường giao ban nhà Điều hành

Bs Hoàng Trang CN Hồng

Công bố Quyết định ban hành Quy

Phòng ĐT&CĐT Bs Hoàng Trang CN Hồng

Triển khai thực hiện thẩm định chương trình và tài liệu ĐTLT theo quy trình

Tháng 6/2022 Tháng 9/2022

Phòng ĐT&CĐT Bs Hoàng Trang CN Hồng

Xây dựng bảng

kiểm tiêu chí

đánh giá chất

lượng chương

trình và tài liệu

đào tạo

ĐT&CĐT Bs Hoàng Trang CN Hồng

Trình Hội đồng khoa học phê duyệt Tháng 5/2022

Hội trường giao ban nhà Điều hành

Bs Hoàng Trang CN Hồng

Công bố Quyết định ban hành Bảng

Phòng ĐT&CĐT Bs Hoàng Trang CN Hồng

Trang 19

Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện Địa điểm Người thực hiện Người phối hợp

Xây dựng nội dung tập huấn Tuần 3 tháng 3/2022 ĐT&CĐT Phòng Bs Hoàng Trang CN Hồng

Đánh giá kiến thức đầu vào của Hv Tuần 4 tháng 3/2022 Tuần 3 tháng 8/2022

Hội trường

B, nhà D

Bs Hoàng Trang CN Hồng

Tổ chức tập huấn Tuần 4 tháng 3/2022 Tuần 3 tháng 8/2022 Bs Hoàng Trang CN Hồng

Đánh giá kiến thức đầu ra của Hv Tuần 4 tháng 3/2022 Tuần 3 tháng 8/2022 Bs Hoàng Trang CN Hồng

Xây dựng chế tài

Tổng hợp số liệu và chất lượng các chương trình tài liệu đào tạo

Tháng 5 và Tháng 10/2022

Phòng ĐT&CĐT

Bs Hoàng Trang CN Hồng

Sử dụng kết quả đã tổng hợp đề

xuất khen thưởng, xử phạt theo quy chế

Bs Hoàng Trang

Trang 20

2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá

2.5.1 Thời gian đánh giá

- Trước can thiệp: Tháng 2/2022

- Trong can thiệp: Đánh giá 02 lần/năm 2022 (Tháng 6 và tháng 9)

- Sau can thiệp: Tháng 10/2022

2.5.2 Phương pháp đánh giá: Đánh giá bằng bảng kiểm

Trang 21

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1 Trình độ kiến thức của NVYT về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT trước và sau tập huấn

Bảng 3.1 Hiểu biết của NVYT trước và sau can thiệp Thời gian

Kiến thức đạt Kiến thức chưa đạt Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nhận xét:

-Trước khi can thiệp lần 1 tỉ lệ kiến thức đạt là 28.6% sau khi can thiệp là 63.5%

-Trước khi can thiệp lần 2 tỉ lệ kiến thức đạt là 52.1% sau khi can thiệp là 81.3%

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ kiến thức của NVYT về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu ĐTLT

trước và sau tập huấn

Trang 22

Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức đạt của nhân viên y tế tham gia tập huấn về xây dựng

chương trình và tài liệu đào tạo liên tục tăng lên ở lần 2 nhiều hơn, do có một số cán bộ được tập huấn lần 1 có tham gia tập huấn lại lần 2

3.2 Khảo sát nhận thức tầm quan trọng về việc xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của nhân viên y tế

- Lần 1 có 22% cán bộ tham gia tập huấn là lãnh đạo khoa/phòng

- Lần 2 có 33% cán bộ tham gia tập huấn là lãnh đạo khoa/phòng

Nhận xét: Tỉ lệ lãnh đạo tham gia tập huấn xây dựng chương trình và tài liệu

ĐTLT tăng lên trong lần tập huấn 2 Thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo khoa phòng đối với việc triển khai xây dựng CTĐTLT

3.3 Tỉ lệ khoa/phòng tham gia xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục

- Tính đến năm 2021 có 13/42 khoa phòng có chương trình, tài liệu ĐTLT đạt tỉ lệ 31% Số chương trình đào tạo liên tục 28 chương trình

- Năm 2022 tăng lên 22/43 khoa phòng có chương trình, tài liệu ĐTLT đạt tỉ lệ 51%

Số chương trình đào tạo liên tục tăng lên 45 chương trình

Nhận xét: Sau khi can thiệp số lượng các khoa/phòng tham gia xây dựng CT và TL đào

tạo liên tục tăng lên đạt 51% Tăng số lượng chương trình đào tạo liên tục của bệnh viện lên 45 chương trình

3.4 Mức độ tuân thủ theo các quy định hướng dẫn xây dựng chương trình ĐTLT tại thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế và TT26/2020/TT-BYT

Bảng 3.4 Tỉ lệ tuân thủ theo các quy định hướng dẫn xây dựng chương trình

ĐTLT tại thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế và TT26/2020/TT-BYT

Trang 23

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ tuân thủ theo các quy định hướng dẫn xây dựng chương trình ĐTLT tại

thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế và TT26/2020/TT-BYT

Nhận xét: Tỉ lệ tuân thủ theo các quy định hướng dẫn xây dựng chương trình ĐTLT tại thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế và TT26/2020/TT-BYT đạt 89%

3.5 Kết quả thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục

Nhận xét: Sau can thiệp 2 lần, số chương trình và tài liệu đào tạo liên tục đạt, chỉnh sửa là 85%; chương trình gia hạn 5%; chương trình không đạt 10%

Trang 24

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1 Bàn luận về kết quả đạt được của đề án

Sau 01 năm thực hiện can thiệp nâng cao chất lượng xây dựng chương trình và tài liệu ĐTLT tại bệnh viện Bãi Cháy nhận thấy:

Trong khuôn khổ đề án này, các hoạt động can thiệp được đánh giá ngay sau thời gian can thiệp là 1 năm Do vậy, các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp phần lớn là những chỉ số đo lường so sánh trước khi triển khai can thiệp

và đầu ra đạt được về kiến thức, kỹ năng Nhóm thực hiện đề án không tiến hành so sánh với nhóm chứng Vậy nên, các chỉ số này chủ yếu phản ánh kết quả đạt được cũng thông qua phiếu hỏi và các câu trả lời của đối tượng, vì vậy tính sát thực có thể bị hạn chế

- Dù đã áp Quy định theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác ĐTLT và Thông tư số 26/2020/TT-BYT, ngày 28/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT để triển khai xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo nhưng khi sử vẫn còn nhiều bất cập như:

+ Thiếu cơ chế kiểm định chất lượng của các chương trình, tài liệu đào tạo

+ Thành viên phản biện của Hội đồng thẩm định là các CBYT cùng khoa nên chưa đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá thẩm định

Tuy nhiên sau khi sử dụng các biện pháp can thiệp, nhận thấy kết quả xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục năm 2022 của Bệnh viện Bãi Cháy đã được nâng cao về cả số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra

4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án

- Trong quá trình triển khai luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, BGĐ bệnh viện; các cán bộ lãnh đạo chủ chốt các khoa, phòng; đoàn thể có giá trị rất lớn quyết định kết quả đạt được của đề án

- Có căn cứ hướng dẫn theo Thông tư Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác ĐTLT và Thông tư số 26/2020/TT-BYT, ngày 28/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT để triển khai Quy trình thẩm định chương trình và tài liệu ĐTLT quy định được thống nhất trình tự, thủ tục đảm bảo tính khoa học, chính xác

Ngày đăng: 22/01/2025, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w