1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chuyên Đề học phần phân tích thiết kế hướng Đối tượng quản lí cửa hàng tạp hóa

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Chuyên Đề Học Phần Phân Tích Thiết Kế Hướng Đối Tượng Quản Lí Cửa Hàng Tạp Hóa
Tác giả Nguyễn Cát Bộ, Trương Đức Mạnh, Nguyễn Thành Đạt
Người hướng dẫn Ths. Bùi Khánh Linh
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2021-2026
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Đặc biệt, trong ngành bán lẻ, nơi sự cạnh tranh luôn ở mức cao và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, việc quản lý hiệu quả các cửa hàng tạp hóa là một yếu tố quyết định đến sự thà

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

QUẢN LÍ CỬA HÀNG TẠP HÓA Sinh viên thực

hiện Trương Đức Mạnh : Nguyễn Cát Bộ

Nguyễn Thành Đạt Giảng viên hướng

dẫn : Ths Bùi Khánh Linh Ngành : CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ PHẦN

MỀM

Khóa : 2021-2026

Trang 2

Các sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên sinh viên

Mã số sinh viên

sinh viên

22810310305

22810310320

22810310314

Giảng viên chấm:

1

2

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC ẢNH 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

LAI MB ĐCU 3

CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN 4

1.1 Khảo sát hiện trạng 4

1.1.1 Tổng quan 4

1.1.2 Hoạt động nghiệp vụ 5

1.2 Xác lập dự án 8

1.2.1 Yêu cầu 8

1.2.2 Phạm vi thực hiện 9

1.2.3 Công nghệ sử dụng 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 11

2.1 Xác định các Actor và Use case tổng quát của hệ thống 11 2.1.1 Các Actor 11

2.1.2 Use case tổng quát của hệ thống 11

2.2 Phân rã các use case 12

2.2.1 Use case đăng nhập 12

2.2.2 Use case xem sản phẩm 12

2.2.3 Use case thanh toán đơn hàng 13

2.2.4 Use case quản lý sản phẩm 13

2.2.5 Use case quản lý đơn hàng 14

2.2.6 Use case quản lý khách hàng 14

2.2.7 Use case quản lý nhà cung cấp 15

2.2.8 Use case báo cáo doanh thu 16

Trang 4

MỤC LỤC ẢNH

Hình 2.1: Use case tổng quát của hệ thống 14

Hình 2.2: Use case đăng nhập 15

Hình 2.3: Use case xem sản phẩm 15

Hình 2.4: Use case thanh toán đơn hàng 16

Hình 2.5: Use case quản lý sản phẩm 17

Hình 2.6: Use case quản lý quản lý đơn hàng 17

Hình 2.7: Use case quản lý quản lý khách hàng 18

Hình 2.8: Use case quản lý quản lý nhà cung cấp 19

Hình 2.9: Use case báo cáo doanh thu 19

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ

viết tắt Chữ viết đầy đủ (Anh – Việt)

1

2

Trang 6

LI M ĐU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành Đặc biệt, trong ngành bán lẻ, nơi sự cạnh tranh luôn ở mức cao và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, việc quản lý hiệu quả các cửa hàng tạp hóa là một yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp Các cửa hàng tạp hóa, với đặc thù là nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu và dịch vụ một cách nhanh chóng, luôn cần có một hệ thống quản lý thông tin linh hoạt, chính xác và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và gia tăng lợi nhuận Học phần "Phân Tích Thiết Kế Hướng Đối Tượng" cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về việc áp dụng các phương pháp phân tích và thiết kế trong việc xây dựng các hệ thống thông tin Đây là một trong những học phần quan trọng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình phát triển phần mềm từ khâu thu thập yêu cầu, phân tích nghiệp vụ, cho đến thiết kế và xây dựng hệ thống Đặc biệt, việc áp dụng các nguyên lý hướng đối tượng trong phân tích và thiết kế không chỉ giúp nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng của hệ thống mà còn tăng cường khả năng bảo trì và quản lý hệ thống trong tương lai

Trong bối cảnh đó, đề tài "Quản lý cửa hàng tạp hóa" được lựa chọn với mục tiêu áp dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn Báo cáo này sẽ đi sâu vào việc phân tích các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của một cửa hàng tạp hóa, từ đó đề xuất một hệ thống quản lý tối ưu dựa trên phương pháp thiết kế hướng đối tượng Hệ thống này không chỉ giúp quản lý hàng hóa, nhân viên, và doanh thu một cách hiệu quả mà còn hỗ trợ việc phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác

Nội dung báo cáo sẽ bao gồm các phần chính như sau: Đầu tiên, chúng tôi

sẽ trình bày tổng quan về cửa hàng tạp hóa, các đặc điểm và yêu cầu đặc thù trong quá trình quản lý Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích yêu cầu hệ thống thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu Sau đó, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình hóa hệ thống bằng cách sử dụng các biểu đồ UML như biểu đồ use case, biểu đồ lớp, biểu đồ hoạt động để minh họa cho thiết kế hệ thống Cuối cùng, báo cáo sẽ đưa ra các đề xuất về thiết kế cơ sở dữ liệu và giải pháp triển khai hệ thống

Hy vọng rằng, thông qua bài báo cáo này, chúng tôi không chỉ chứng minh được khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế mà còn cung cấp một giải pháp hữu ích, có thể áp dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ nói chung và các cửa hàng tạp hóa nói riêng Chúng tôi mong rằng, kết quả của bài báo cáo sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và tạo ra những giá trị bền vững cho doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN 1.1 Khảo sát hiện trạng

1.1.1 Tổng quan

Cửa hàng tạp hóa Ngọc Hòe là một doanh nghiệp nhỏ gia đình, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm và các sản phẩm hàng ngày khác Cửa hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, phục vụ cho một lượng lớn khách hàng trong khu vực, chủ yếu là dân cư địa phương Nhờ vào vị trí thuận lợi và sự đa dạng về sản phẩm, cửa hàng tạp hóa Ngọc Hòe đã xây dựng được uy tín và lượng khách hàng ổn định qua nhiều năm

Tuy nhiên, như nhiều cửa hàng tạp hóa truyền thống khác, Ngọc Hòe đang phải đối mặt với một số thách thức lớn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày Những thách thức này chủ yếu liên quan đến việc quản lý hàng hóa, khách hàng, và quy trình bán hàng, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh và chất lượng dịch vụ của cửa hàng Một trong những vấn đề nổi bật là việc quản lý hàng tồn kho, khi cửa hàng thường xuyên gặp khó khăn trong việc theo dõi và duy trì số lượng hàng hóa hợp lý, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc

dư thừa hàng hóa không cần thiết

Ngoài ra, việc ghi chép và quản lý thông tin khách hàng, theo dõi lịch sử mua hàng, và triển khai các chương trình khuyến mãi vẫn còn được thực hiện một cách thủ công, dẫn đến nhiều sai sót và tốn thời gian Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động mà còn khiến cửa hàng khó khăn trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, vốn là yếu tố quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trong bối cảnh đó, việc khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý của cửa hàng tạp hóa Ngọc Hòe trở nên cần thiết để xác định các vấn đề hiện tại và đưa ra các giải pháp cải tiến Mục tiêu của việc khảo sát này là nắm bắt rõ ràng các quy trình kinh doanh hiện tại, nhận diện các điểm yếu và các cơ hội cải tiến Từ đó, dự án

sẽ hướng đến việc xây dựng một hệ thống quản lý thông tin hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ hướng đối tượng, giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của cửa hàng

- Giới thiệu chung:

Tên của hàng : Cửa hàng tạp hóa Ngọc Hòe

Địa chỉ:5Q36+52C, Phố Yên, Mê Linh, Hà Nội

Số điện thoại: 0913943080

Tổng số nhân viên: 5 người

Trang 8

Thời gian làm việc: Sáng: 5h00 – 14h00

Chiều: 14h00 – 23h00

Doanh thu hàng tháng: 100.000.000 VNĐ

Giá thuê mặt bằng : 20.000.000 VNĐ

1.1.2 Hoạt động nghiệp vụ

1.1.2.1 Mục đích của khảo sát

Mục đích của việc khảo sát và phân tích hoạt động nghiệp vụ là để hiểu rõ hơn các quy trình vận hành bên trong cửa hàng tạp hóa Từ đó, nhóm nghiên cứu

có thể xác định được các điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình hiện tại và đề xuất các cải tiến cần thiết Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho việc vận hành của cửa hàng

1.1.2.2 Các hoạt động chính

:

Quy trình nhập hàng

 Vào cuối mỗi ngày làm việc bọ phận quản lý kho sẽ kiểm tra kkho thống kê xem mặt hàng nào sắp hết để thông báo quản lý gửi yêu cầu nhập hàng

 Sau khi nhận thông tin từ phía bộ phận quản lý kho quản lý cửa hàng sẽ liên hệ cho các nhà cung cấp gửi yêu cầu nhập hàng sắp hết và thiếu ,mua thêm những mặt hàng mới nằm trong kế hoạch Hàng nhập sẽ được bộ phận kho kiểm tra chất lượng và số lượng

 Nếu hàng đúng, đủ số lượng và chất lượng sẽ được chuyển vào kho Sau đó bộ phận kho sẽ xuất phiếu nhập cho bộ quản lí cửa hàng thanh toán cho đại lí

 Hàng đạt tiêu chuẩn: Còn nguyên bao bì nhãn mác , còn hạn sử dụng , có giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền cho phép

 Giá nhập kho = Σđơn giá*số lượng

Quy trình bán hàng:

 Trực tuyến: Khi khách hàng vào cửa hàng, nhân viễn sẽ ra trợ giúp khách hàng , tư vấn , tìm hàng khách cần.Sau khi khách chọn xong sẽ ra thanh toán , nhân viên sẽ tính tiền , cho khách chọn phương án thanh toán , xuất hóa đơn và gửi hàng đã mua

 Online: Khi khách hàng vào trang bán hàng sẽ hiển thị trang chủ của cửa hàng Khách hàng bấm vào xem sản

Trang 9

phẩm nào sẽ hiển thị thông tin sản phẩm đó Những sản phẩm được chọn sẽ được thêm vào giỏ hàng Sau khi khách hàng chọn chức năng thanh toán hóa đơn sẽ được chuyển về hệ thống Admin sẽ xem xét và chấp nhận hóa đơn Lúc này nhân viên bán hàng sẽ lấy hàng tạo thành đơn chờ người vận chuyển đến lấy

Báo cáo thống kê:

 Cuối mỗi ca nhân viên sẽ chốt ca ghi rõ doanh thu từng ngày vào sổ chốt ca

 Quản lý cửa hàng sẽ tổng hợp các doanh thu, phiếu nhập,

… để lập báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Quản lý nhân viên:

Nhân viên của quán bao gồm 5 người Thông tin của nhân viên được lưu vào sổ

để chấm công và phát lương

Công của nhân viên được tính theo ca làm việc Ca làm được tính theo giờ

Part time: + Ca sáng: 7h – 12h

+ Ca chiều: 12h – 17h

+ Ca tối: 17h – 22h

Mức lương 15.000/1h đối với ngày thường và 20.000/1h với ngày lễ

Đầu mỗi tuần các nhân viên sẽ đăng kí ca làm với quản lí nhân viên Nhân viên có thể đổi ca linh hoạt cho nhau

Trong trường hợp xin nghỉ hẳn phải báo cho quản lý trước 2 tuần để quản lý có thời gian bố sung nhân sự kịp thời

Trường hợp đi muộn bị trừ 5 điểm

Nghỉ không xin phép bị trừ 10 điểm (Một điểm tương ứng với 10.000)

Nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc Lương của nhân viên được trả định kì vào ngày cuối cùng của tháng và được tính theo công thức

Tổng lương: Số giờ làm x số ngày công + thưởng (lương ngày lễ) – phạ

Trang 10

Quản lý hàng hóa:

Mỗi lần bộ phận bán hàng lấy thêm hàng từ kho để bày lên cửa hàng thì bộ phận kho sẽ kiểm tra lại số lượng còn lại của mặt hàng để kịp thời nhập hàng tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa không kịp bổ sung làm mất khách

* Ưu Điểm:

- Phân chia nhiệm vụ rõ ràng:

 Chuyên môn hóa: Việc phân chia công việc giữa nhân viên bán hàng, nhân viên kho, và chủ cửa hàng giúp mỗi người tập trung vào nhiệm vụ chính của mình Điều này đảm bảo công việc được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn

 Giảm thiểu sai sót: Khi mỗi nhân viên chịu trách nhiệm về một mảng công việc cụ thể, các sai sót trong quy trình hoạt động, chẳng hạn như kiểm kê hàng hóa hay giao dịch với khách hàng, sẽ được giảm thiểu

- Quản lý linh hoạt:

 Khả năng điều chỉnh nhanh chóng: Với đội ngũ nhỏ gọn, chủ cửa hàng có thể dễ dàng điều chỉnh lịch làm việc hoặc phân công nhiệm vụ cho nhân viên dựa trên tình hình thực tế như lưu lượng khách hàng hoặc sự biến động của hàng hóa

 Dễ dàng kiểm soát: Chủ cửa hàng có thể nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ kho hàng đến bán hàng và dịch vụ khách hàng, giúp việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác

- Tăng cường chăm sóc khách hàng:

 Tương tác trực tiếp: Nhân viên bán hàng có thể tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua tư vấn và chăm sóc tận tình, từ đó tăng cường sự trung thành của khách hàng

 Phản hồi nhanh: Các khiếu nại hoặc yêu cầu từ khách hàng có thể được giải quyết nhanh chóng bởi nhân viên bán hàng hoặc trực tiếp bởi chủ cửa hàng

* Nhược Điểm

- Phụ thuộc vào nhân sự:

Trang 11

 Khả năng gián đoạn: Với số lượng nhân viên ít, sự vắng mặt của một nhân viên có thể gây ra gián đoạn trong hoạt động của cửa hàng Ví dụ, nếu nhân viên kho nghỉ đột xuất, việc kiểm soát và sắp xếp hàng hóa có thể bị chậm trễ

 Áp lực công việc: Khi một nhân viên phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải, giảm hiệu quả công việc và tăng khả năng xảy ra sai sót

- Khả năng quản lý hạn chế:

 Thiếu hệ thống tự động hóa: Việc quản lý hàng hóa, khách hàng và doanh thu chủ yếu vẫn dựa vào phương pháp thủ công, dễ dẫn đến sai sót và tốn thời gian Điều này cũng làm hạn chế khả năng mở rộng hoặc tối ưu hóa quy trình hoạt động

 Khó khăn trong phân tích dữ liệu: Thiếu các công cụ phân tích dữ liệu hiện đại khiến việc theo dõi và phân tích xu hướng kinh doanh trở nên khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định chiến lược của chủ cửa hàng

- Giới hạn khả năng phát triển:

 Khó khăn trong mở rộng: Với mô hình quản lý truyền thống và ít nhân sự, việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ gặp nhiều thách thức, như cần thêm nhân viên hoặc phải thay đổi toàn bộ cách quản lý

 Thiếu sự đổi mới: Khi các quy trình đã quen thuộc và ít thay đổi, cửa hàng có thể thiếu sự đổi mới, dẫn đến việc khó thích nghi với những thay đổi của thị trường hoặc yêu cầu của khách hàng

- Quản lý rủi ro thấp:

 Không có người thay thế: Nếu chủ cửa hàng là người trực tiếp quản lý tài chính và đưa ra các quyết định quan trọng, việc không có người thay thế có thể gây ra rủi ro nếu có sự cố xảy ra, chẳng hạn như chủ cửa hàng gặp vấn đề về sức khỏe

 Hệ thống hoạt động gặp nhiều khó khăn khi phụ thuộc quá nhiều vào bản thân con người, nếu có cá nhân làm khồn tốt sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.Trong thời đại công nghệ hóa hiện

Trang 12

nay, cửa hàng sẽ cần có cách để làm việc năng xuất hơn, hiệu quả hơn , tránh phụ thuộc quá nhiều vào con người

1.2 Xác lập dự án

1.2.1 Yêu cầu

Tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa:

 Nâng cao hiệu quả nhập và xuất kho Xây dựng một hệ thống quản lý :

hàng tồn kho chính xác, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm lãng phí

 Tự động hóa kiểm kê Phát triển chức năng kiểm kê tự động giúp nhân :

viên kho dễ dàng theo dõi và cập nhật số liệu hàng tồn kho, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả quản lý

Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng:

 Nâng cao trải nghiệm mua sắm Tạo ra các tính năng hỗ trợ tư vấn và :

chăm sóc khách hàng nhanh chóng, giúp nhân viên bán hàng cung cấp thông tin sản phẩm một cách chính xác và kịp thời

 Quản lý thông tin khách hàng Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng để :

theo dõi lịch sử mua sắm và triển khai các chương trình khuyến mãi cá nhân hóa, nhằm tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng

Tăng cường quản lý tài chính và doanh thu:

 Theo dõi doanh thu và chi phí: Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính tự động, giúp chủ cửa hàng dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh, kiểm soát chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận

 Tích hợp thanh toán đa kênh Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác :

nhau, từ tiền mặt, thẻ tín dụng đến các ví điện tử, giúp tăng sự tiện lợi cho khách hàng và tối ưu hóa quy trình thanh toán

Tăng cường khả năng quản lý và phối hợp nhân sự:

 Quản lý lịch làm việc: Tạo ra công cụ hỗ trợ chủ cửa hàng quản lý và sắp xếp lịch làm việc của nhân viên một cách hiệu quả, đảm bảo sự phân bổ công việc hợp lý và tránh tình trạng quá tải

 Đào tạo và đánh giá nhân viên Phát triển các chức năng :

hỗ trợ quá trình đào tạo và đánh giá hiệu suất nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường hiệu quả làm việc

Hỗ trợ mở rộng và phát triển kinh doanh:

Ngày đăng: 22/01/2025, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN