Do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài "Phân tích thực tiên áp dụng nguyên tac Contra proferentem trong viéc giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hải và một số khuyến nghị cho Việt Nam" đề tập
Trang 1CHO VIET NAM
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 9
Lớp tín chỉ: TMA 402(2425-1)GDI.3
Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS Trịnh Thị Thu Hương
ThS Nguyễn Minh Anh
Hà Nội, tháng 9 năm 2024
Trang 2
DANH SACH THANH VIEN NHOM 9
100%
Góp ý outline, nội dung
phan Me dau
Lam script Lam slide
100%
Trang 3
MUC LUC
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu bài nghiên cứu
Chuong 1 TONG QUAN VE NGUYÊN TẮC CONTRA PROFERENTEM
1.1 Khai quat vé nguyén tac Contra proferentem
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm - 2: 22 1 221112211122111122111.211122 1e
1.1.4 Hạn chế của việc áp dụng nguyên An 1.2, Quy trình áp dụng nguyên tắc Contra proferentem của Tòa án trong
việc giải thích hợp đồng 2£ se se seE+EErseEeeExErertrereereererzersrke Chương 2 THỤC TIEN AP DUNG NGUYEN TAC CONTRA PROFERENTEM TRONG VIEC GIAI THICH HOP DONG BAO HIEM HANG HAI
2.1 Vụ kiện giữa Công ty TNHH Shearwater Marine va Công ty bảo hiểm
2.1.1 Tóm tắt vụ tranh chấp ¬ 2.1.2 Phân tích việc áp dụng nguyên tắc Contra Proferentem trong việc giải
2.2 Vu kién gitra Cong ty TNHH Case Existological Laboratories va Cong ty
bao hiém Century Canada
2.2.2 Phân tích việc áp dụng nguyên tắc Contra Proferentem trong việc giải
2.3 Đánh giá việc áp dụng nguyên tắc Contra proferentem qua tranh chấp
Trang 4Chuong 3 THUC TIEN AP DUNG NGUYEN TAC CONTRA PROFERENTEM VA MOT SO KHUYEN NGHI CHO VIET NAM TRONG VIỆC GIAI THICH HOP DONG BAO HIEM HANG HẢI -
3.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Contra proferentem tại Việt Nam 3.2 Một số khuyến nghị khi áp dụng nguyên tắc Contra Proferentem trong
Trang 5MO DAU
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại quốc tế, vận tải hàng hóa bằng đường biến đóng vai trò chủ đạo với hơn 80% lượng hàng hóa được vận chuyền bằng tuyến đường nảy Với những rủi ro tiềm tàng trong quá trình vận chuyền, hợp đồng bảo hiểm hàng hải trở thành giải pháp quan trọng đề các bên giảm thiếu tôn thất và bảo vệ quyền lợi của mình Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, việc giải thích các điều khoản trong hợp đồng có thê dẫn đến sự không đồng nhất trong cách hiểu và thực hiện nghia vụ của các bên
Một nguyên tắc pháp lý đáng chú ý thường được sử dụng để giải quyết
những tranh chấp này là nguyên tắc Contra prof&rentem Theo nguyên tắc nảy, các
điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng sẽ được giải thích có lợi cho bên yếu thế hơn Việc vận dụng nguyên tắc nay trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải là một chủ đề quan trọng, giúp các bên năm rõ hơn về quyên lợi và trách nhiệm của mình, đồng thời giảm thiểu những rủi ro pháp lý có thể phát sinh
Do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài "Phân tích thực tiên áp dụng nguyên tac Contra proferentem trong viéc giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hải và một
số khuyến nghị cho Việt Nam" đề tập trung nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của nguyên tắc nảy, từ đó xem xét mức độ phù hợp của nó trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc áp dụng nguyên tắc Contra proferentem tại Việt Nam
1 Tính cấp thiết của đề tài
proferentem in Vietnam - A merely impracticable rule” chi ra rang, nguyén tac Contra proferentem được hình thành từ luật La Mã cô đại và đã được quy định trong nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, cả trong luật thông luật và dân luật, như một công cụ bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng Tuy nhiên, nguyên tắc này có nhiều biến thể tùy thuộc vào từng quốc gia, gây ra sự tranh cãi về việc liệu nó có nên được coi là một nguyên tắc giải thích hợp đồng hay không Trong bối cảnh quốc tế, nhiều học giả và chuyên gia pháp lý đã đưa ra những quan điểm khác nhau về cách áp dụng nguyên tắc này, cho thấy tính phức tạp và đa dạng của nó
Trang 6Tại Việt Nam, nguyên tắc Contra proferentem cũng có cấu trúc khác biệt so với các quốc gia trên thế giới, sây nên những thách thức lớn trong việc xác định bản chat và của nó Theo quy định pháp luật Việt Nam, nguyên tắc nảy không chỉ được
áp dụng để giải thích những điều khoản không rõ ràng mà còn là công cụ để bên yếu thế trone hợp đồng có thê được hưởng lợi thế về phía mình, bất kế sự rõ ràng của ngôn ngữ hợp đồng Điều này tạo ra những lo ngại về việc xâm phạm đến tính toàn vẹn của hợp đồng và gây nên nhiều tranh cãi về ý chí tự nguyện của các bên trong cộng đồng pháp lý
Việc nghiên cứu đề tài "Phân tích thực tiễn áp dụng nguyên tắc Confra proferentem trong việc giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hải và một số khuyến nghị cho Việt Nam” là cần thiết trong bối cảnh thực tiễn, bởi vận tải và bảo hiểm
hàng hải đang ngảy cảng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Sự khác biệt trong cách
hiểu và áp dụng nguyên tắc này giữa Việt Nam và các quốc gia tạo ra nhu cầu cấp bách trong việc phân tích, đánh giá sâu hơn về cách thức vận dụng nguyên tắc Contra proferentem trong cac hop đồng bảo hiểm hàng hải, nhằm đảm bảo tính công bang cho các bên tham gia và bảo vệ sự toàn vẹn của hợp đồng trong môi trường pháp lý đang thay đổi
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguyén tac Contra proferentem trong linh vuc bao hiém hang hai, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế — thường là bên mua bảo
hai bên, McCunn, J cho rằng ý chí của một bên chỉ là sự “chấp nhận bắt buộc” đối
với các điều khoản mà bên mạnh hơn đưa ra và bên yếu hơn không hiểu rõ hoặc chỉ hiểu mơ hồ về những điều khoản này Vì vậy, sự đồng thuận giữa hai bên trong hợp
2
Trang 7đồng chỉ là hình thức bên ngoài, không thực sự thê hiện sự đồng ý tự nguyện từ cả hai phía Chính vì thế, nguyên tắc Contra proferentem ra đời sẽ giúp hạn chế tình trạng này xảy ra
Bên cạnh do, Baris Soyer (2000) voi bai dang “Warranties in Marine Insurance: A comprehensive study” cing di néu ra mét s6 truong hợp áp dụng nguyên tắc Contra Proferentem trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải với 3 vụ kiện nỗi tiếng, từ đó rút ra kết luận những vụ án này cho thấy nguyên tắc Contra proferentem không phải lúc nào cũng được áp dụng, nhưng khi có sự mơ hồ trong điều khoản hợp đồng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bên yếu thế, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải
Đồng thời, tác giả Bạch Thị Nhã Nam (2022) với bài đăng “Giải bích hợp
dong bao hiém va cdc leu y khi dp dung nguyén tac Contra Proferentem” chỉ ra rằng tại Việt Nam, đối với việc giải thích các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm, Tòa án hiện chưa hiện có lập luận xác nhận việc tồn tại điều khoản mơ hồ, không rõ nghĩa khi vận dụng nguyên tắc Contra proferentem mà vẫn ưu tiên việc xác định ý chí chung của các bên theo Điều 409.1 Bộ Luật dân sự 2005 (sửa đổi bổ sung 2015) Điều này có thê dẫn đến việc lạm dụng nguyên tắc Contra proferentem bắt
cứ khi nào có tranh chấp về giải thích thuật ngữ, nội dung trong hợp đồng bảo hiểm
hàng hải
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Quốc Bao (2022) voi bai dang “Understanding
Contra Proferentem in Vietnam - A merely impracticable rule” cũng chỉ ra rằng tinh hình nghiên cứu về nguyên tắc Contra proferentem tại Việt Nam còn khá hạn chế và đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc áp dụng do cói cách tiếp cận khác biệt
SO VỚI Các quốc 01a trên thế ĐIỚI Điều nay da dẫn đến nhiều tranh luận về việc liệu nguyên tắc Contra proferentem có thực sự đóng vai trò là công cụ giải thích hợp đồng, hay trở thành công cụ làm suy yếu quyền tự do thoả thuận trong hợp đồng
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm rõ khái niệm và bản chất của nguyên tac Contra proferentem, phan tich vai trò và hạn chế của nguyên tắc này trong việc giải thích hợp đồng bảo hiểm Đồng thời, nhóm cũng sẽ phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng nguyên tắc Contra proferentem trong việc giải thích hợp đồng bảo
Trang 8hiểm hàng hải qua 2 vụ kiện Từ đó, thông qua việc tìm hiểu thực trạng áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam và để xuất các giải pháp phù hợp khi áp dụng nguyên
tắc Contra proferentem vảo giải thích hợp đồng bảo hiểm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguyên tắc
Contra Proferentem và cách áp trong việc giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Pham vi thời gian: Bài nghiên cứu tập trung phân tích lịch sử hình thành và khải niệm của nguyên tắc Contra proferentem từ khi bắt đầu xuất hiện trong Luật La
Mã cô điển cho đến thực tiễn áp dụng giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong hai vụ tranh chấp Tiếp đó, phân tích thực trạng áp dụng nguyên tắc Contra proferentem tại Việt Nam hiện nay và đưa ra các khuyến nghị phù hợp
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung vảo việc áp dụng nguyên tắc Contra proferentem trong giải thích hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam và hai vụ kiện giữa Shearwater Marine với công ty bảo hiểm Guardian và vụ kiện giữa Case Existological Laboratories véi céng ty bao hiém Century của Canada
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, dé làm rõ các khái niệm, vấn đề, nghiên cứu của
nhóm nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp tông hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kế và phương pháp so sánh
để rút ra đánh giá và kết luận
6 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về nguyên tắc Contra proƒfererten Chương 2: Thuc tién dp dung nguyén tac Contra proferentem trong việc giải thich hop dong bao hiém hang hai
Chương 3: Thực tiễn áp dụng nguyên tac Contra proferentem và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc giải thích hợp đông bảo hiểm hàng hải
Trang 9KET QUA NGHIEN CUU CHUONG 1 TONG QUAN VE NGUYEN TAC CONTRA PROFERENTEM
1.1 Khai quat về nguyên tắc Contra Proferentem
LUA Lich sw ra doi
Khai niém vé nguyên tắc “Contra proferentem” được cho là đã manh nha xuất hiện trong pháp luật La Mã từ những lời nói, phát ngôn của các luật gia lỗi lạc trong thời kỳ này Một trong số đó là luật gia Celsus Ông đã từng đưa ra nhận định rằng những thuật ngữ khó hiểu, mơ hồ, không rõ ràng phải được giải thích theo cách
chống lại người soạn thảo, ban hành ra nó! Bởi lš chính người soạn thảo hợp đồng
là những người xây dựng nên các điều khoản, do vậy, bất kỳ sự mơ hồ nảo trong
cách diễn đạt hay có những thuật ngữ không rõ ràng thì người đó phải giải thích,
diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn đề chỉ ra những gì ông ta muốn bên kia thực hiện theo các điều khoản mà mình đã ban hành Tuy nhiên, khái niệm về “Contra proferentem” trong thoi ky nay chi xuất hiện một cách rời rạc, lẻ tẻ và chưa có bằng chứng nào cho thây nguyên tắc này được ứng dụng một cách rộng rãi nhự một nguyên tắc chính thống trong thực tế
Trong luật La Mã cô điển, nguyên tắc về việc giải thích các thuật ngữ mơ hồ, khó hiểu này chỉ là nguyên tắc phụ bởi lẽ khái niệm “Id quod actum est” trong hé thông pháp luật thời kỳ đó đã đủ rộng đề đề cập đến cả *ý chí” của các bên cũng như các mục tiêu, đặc điểm của hợp đồng Do vậy, các nhà luật học trong thời kỷ này thường áp dung “Id quod actum est” dé giai thich hop déng theo quan diém ca khách quan lẫn chủ quan và chỉ khi nảo nguyên tắc này không thê giải thích được,
họ mới áp dụng nguyên tắc về giải thích các thuật ngữ mơ hỗ theo cách chống lại người đã soạn thảo ra nó Do đó, quy tắc “ambiguitas contra stipulatorem” (tức nguyên tắc Contra proferentem hiện nay) không có vai trò chủ đạo trong việc giải thích hợp đồng của thời kỳ này
Tuy nhiên, những nhà chú giải thuật ngữ thời Trung cô đã sử dụng thuật ngữ
“Contra proferentem” như một phần của quy tắc diễn giải nói chung để giải thích
cho những thuật ngữ mơ hỗ trong các văn bản pháp luật và hợp đồng Người soạn thảo hợp đồng thường quan tâm tới lợi ích của mình và không tính toán, suy xét kỹ lưỡng tới lợi ích của phía còn lại chắng hạn những bên cho nợ thường dẫn vào trong
' Dr.O.N Navi, 2020, The Contractual Interpretation Rule - Contra Proferentem: It's Relevance in Modern Law, CMR University Journal for Contemporary Legal A fairs
5
Trang 10hợp đồng những điều khoản, thuật ngữ mơ hồ, không rõ ràng nhằm thu lợi về mình
Do vay, “Contra proferentem” được sử dụng như một quy tắc để cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong hợp đồng
Ngay cả về sau này, một số hợp đồng chuân mực hay hợp đồng theo mẫu vẫn còn xuất hiện những điều khoản không công bằng, mắt cân đối về lợi ích giữa các bên trong đó bên soạn thảo hợp đồng lợi dụng những thuật ngữ khó hiểu, mơ hồ,
không rõ nghĩa đề thu thêm lợi ích về mình từ khách hàng, đối tác, những người yếu
thể trên bàn đàm phán hay từ những người có điều kiện kinh tế còn yếu kém và điều này khiến bên yếu thế bị tôn hại một cách nghiêm trọng Xuất phát từ thực tiễn đó,
cựu Chánh án Tòa án tối cao Anh - Ngải Sir Edward Coke, là người đã đưa ra khái
niệm “Contra proferentem” trong hệ thống luật chung của Anh vào thế ký XVI Tiếp theo là Francis Bacon, người đã đưa ra khái niệm này như một công cụ diễn
giải để làm sáng tó những bí ân về sự mơ hồ trong các văn bản
Trong luật hợp đồng hiện đại, một vải phiên bản khác nhau của nguyên tắc
“Contra proferentem” được ghi nhận trong hệ thống luật pháp của các quốc gia thông luật (như Hoa Kỳ, Anh, Canada, Ân Ðộ) và các các quốc gia theo hệ thống
luật La Mã (như Pháp, Bỉ và một vài quốc gia Mỹ Latinh) Kê từ thập niên 40,
nguyên tắc này đã được Italy hệ thống hóa trong các quy định về hợp đồng mẫu Từ thập niên 70, việc áp dụng nguyên tắc này được xem là một trong những công cụ đề bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Và hiện nay, nguyên tắc này được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các quốc gia châu Âu
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm
Theo tổ chức LII (Legal Information Institute), nguyén tac Contra proferentem quy định rằng nếu một điều khoản trong hợp đồng còn mơ hồ hoặc có thé được diễn piải theo nhiều cách, thì điều khoản đó phải được hiểu theo cách bắt lợi cho bên ban đầu soạn thảo”
Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong các hợp đồng bảo hiểm, theo đó nguyên tắc nảy quy định rằng, hợp đồng có bất kỳ sự mơ hồ hay nghi ngờ nảo với các điều khoản trong hợp đồng thì phải được giải quyết theo cách chống lại các
? Cornell Law School, 2022, Conira Profereniem, Xem tại: https:/www.law.cornelLedu4wex/contra_proferen tem (Truy cập ngày 15/09/2024)
6
Trang 11công ty bảo hiểm bởi lẽ họ là những người soạn thảo hợp đồng và đã đưa vào trong hợp đồng những điều khoản bảo vệ quyền lợi và lợi ích cua minh va trong trường
hợp không thê giải thích những điều khoản mơ hồ một cách rõ ràng, cụ thé thì công
ty bảo hiểm có thê bị phạt
1.1.3 Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc
Việc áp dụng nguyên tắc “Contra proferentem” trong giải thích hợp đồng có nhiều y nghia trong thực tiễn, cụ thể như sau:
Trước hết, việc áp dụng nguyên tắc này đảm bảo sự minh bạch trong hợp đồng Bằng cách giải thích những điều khoản, thuật ngữ theo hướng chống lại người
đã ban hành ra nó, người soạn thảo hợp đồng phải giải thích một cách rõ ràng, cụ thê về những điều khoản, những từ ngữ khó hiểu hoặc chưa rõ nghĩa Do vậy, nguyên tắc này giúp những điều khoản trong hợp đồng trở nên rõ ràng và minh bạch hơn
Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc này giúp bảo vệ được quyền lợi của bên yếu thế hơn trong việc ký kết hợp đồng Bởi lẽ, nguyên tắc nảy yêu cầu bên soạn hợp đồng phải giải thích những điều khoản, thuật ngữ mơ hỗ theo cách có lợi đối với bên không soạn thảo hợp đồng Do vậy, đề tránh những thiệt hại, những rủi ro
có thê phát sinh, nguyên tắc nảy sẽ khuyến khích người soạn thảo hợp đồng đưa ra những điều khoản hay sử dụng những từ ngữ rõ ràng hơn, tránh sử dụng những thuật ngữ tôi nghĩa hoặc nhiều nghĩa Điều này giúp cho bên nhận và ký hợp đồng hoặc những bên yếu thế về mặt tài chính, về quyền mặc cả trên bản dam phan va bên năm giữ ít thông tin hon có thê giảm khả năng hiểu sai hợp đồng, giúp họ hiểu một cách chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình hơn
1.1.4 Hạn chế của việc áp dụng nguyên tắc
Mặc dù nguyên tắc Contra proferentem giúp việc giải thích hợp đồng trở nên
rõ ràng, minh bạch, bảo vệ được bên yếu thế trong việc tham gia hợp đồng nhưng
nguyên tắc này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thé:
Thứ nhất, nguyên tắc này chỉ có hiệu lực khi có sự mơ hồ thực sự trong ngôn ngữ hợp đồng Nếu các điều khoản của hợp đồng rõ ràng và minh bạch thì quy tắc này không áp đụng được Trong những trường hợp sự mơ hồ không đáng kê hoặc dễ
Trang 12dàng giải quyết thông qua các phương pháp diễn giải chuẩn, tòa án có thế quyết định không áp dụng quy tắc này mặc dù hợp đồng luôn có ý định mơ hồ
Thứ hai, khả năng áp dụng quy tắc này trong các bối cảnh và khu vực pháp
lý khác nhau Trong các hợp đồng thương mại giữa các bên phức tạp như các tập đoàn lớn có chuyên môn pháp lý, tòa án có thê ít có xu hướng áp dụng quy tắc này Điều này là do các bên này được cho là có quyền mặc cả ngang nhau và khả năng đàm phán các điều khoản một cách kỹ lưỡng và do đó phải có khả năng đưa ra các điều khoản hợp đồng đủ minh bạch
Cuối cùng, đôi khi quy tắc này có thế dẫn đến những hậu quả không mong
muốn Trong nhiều trường hợp, quy tắc này có thể khuyến khích các bên cố tỉnh đưa sự mơ hồ vào hợp đồng với hy vọng rằng bất kỳ tranh chấp nào phát sinh sẽ được giải quyết theo hướng có lợi cho họ theo quy tắc này Ví dụ, một nhà cung cấp
cố tình đưa thuật ngữ "thời gian giao hàng hợp lý" vào hợp đồng mặc dù biết rằng
nó mơ hồ Nhà cung cấp hy vọng rằng nếu có bất kỳ tranh chap nao phat sinh về sự chậm trễ giao hang, sy mo hồ sẽ có lợi cho họ, đặc biệt là nếu họ có thể lập luận rằng cách giải thích của họ về "hợp lý" phù hợp với các tiêu chuân của ngành
1.2 Quy trình áp dụng nguyên tắc Contra proferentem của Tòa án trong việc
giải thích hợp đồng
Trên thực tế, khi giải quyết các tranh chấp về điều khoản mơ hồ trong Hợp đồng giữa các bên, Tòa án sẽ xem xét việc áp đụng nguyên tắc Contra proferentem thông qua quy trình sau: Trước tiên, tòa án xác định xem điều khoản hoặc điều khoản đang được đề cập có đủ rõ ràng để gây nhằm lẫn hay không Nếu có, tòa án sau đó sẽ tìm cách xác định xem bên soạn thảo hợp đồng có cố ý sử dụng ngôn ngữ
mơ hồ đề thúc đây lợi ích của họ hay không Khi phần lớn bằng chứng cho thấy bên chịu trách nhiệm viết hợp đồng không cỗ ý sử dụng ngôn ngữ mơ hỗ, van dé sé được quyết định dựa trên các sự kiện của vụ án
Trong trường hợp hợp đồng còn nhiều điều khoản mơ hồ, thì quy tắc Contra
proferentem sẽ được áp dụng Sau đó, tòa án phải điển giải điều khoản theo hướng bất lợi cho bên chịu trách nhiệm đưa ra và xây dựng điều khoản đó, có lợi cho bên
không tham gia vào quả trinh soạn thảo
Trang 13CHUONG 2 THUC TIEN AP DUNG NGUYEN TAC CONTRA PROFERENTEM TRONG VIỆC GIẢI THÍCH HỢP ĐÒNG BAO HIEM
Nguyên đơn: Công ty TNHH Shearwater Marine
Bi don: Céng ty bao hiém Guardian Nội dưng vụ tranh chấp:
Nguyên đơn, Công ty TNHH Shearwater Marine, mua bảo hiểm hàng hải cho một tàu cá được cải tạo từ tàu gỗ nguyên bản đề đánh bắt, xử lý, lưu trữ và chuyên chở cá và các sản phẩm từ cá
Tàu đã ngừng hoạt động, bỏ không và được neo đậu cách văn phòng của
Nguyên đơn khoảng 300 yard, có thể nhìn thấy từ đó và từ các điểm quan sát khác
trên đất liền và phao của Nguyên đơn
Trong quá trình neo đậu tại một đê chắn sóng bằng 26, sau một đêm mưa, chiếc tàu ca nay bi chim
Nguyên đơn khẳng định đây là tôn thất toàn bộ ước tính (constructive total
loss) va yéu cau Bi don, Céng ty bao hiém Guardian, béi thường
Bị đơn đã từ chỗi bồi thường với lý do rằng Nguyên đơn đã vi phạm điều khoản bảo đảm (warranty) trong Hợp đồng bảo hiểm”, cụ thế: “Tàu phải được kiểm tra hàng ngày và bơm nước khi cần thiết” Trong trường hợp nảy, tàu không được kiểm tra hàng ngày mà chỉ được quan sát từ xa (thường là 300 yard - khoảng 274m)
> 33.1 Nature of warranty (MIA 1906)
A warranty, in the following sections relating to warranties, means a promissory warranty, that is to say, a warranty by which the assured undertakes that some particular thing shall or shall not be done, or that some condition shall be fulfilled, or whereby he affirms or negatives the existence of a particular state of facts
A warranty may be expressed or implied
A warranty, as above defined, is a condition which must be exactly complied with, whether it be material to the risk or not
9