MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Dựa trên chủ đề “Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận để nhận diện, đánh giá và xây dựng các luận cứ diễn dịch trong đời sống”, thì chúng em thấy vấn đề
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
* >.^~-1 roc >
\ THU DAU MOT
2000
TIEU LUAN HOC PHAN: TU DUY BIEN LUAN UNG DUNG (2,0)
Mã hoc phan: KTCH005 Hoc ky: 1, Nam hoc: 2023 — 2024
Tén dé tai: “VAN DUNG KIEN THUC, KY NANG TU DUY
BIEN LUAN DE NHAN DIEN, DANH GIA VA XAY DUNG
CAC LUAN CU DIEN DICH TRONG DOI SONG.”
Giảng viên giäng dạy/hướng dẫn: Ths Dương Thanh Huyền
THÀNH VIÊN NHÓM: 24
4 Tran Ngọc Diễm MSSV: 2225106050844
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
` Ẩn
TIỂU LUẬN HỌC PHẢN: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG (2,0)
Mã học phần: KTCH005 Hoc ky: 1, Nam hoc: 2023 — 2024
Tén dé tai: “VAN DUNG KIEN THUC, KY NANG TU DUY
BIEN LUẬN ĐỀ NHẬN DIỆN, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG
CAC LUAN CU DIEN DICH TRONG DOI SONG.”
Giang vién giang day/huéng dẫn: Ths Dương Thanh Huyền
THÀNH VIÊN NHÓM: 24
4 Trần Ngọc Diễm MSSV: 2225106050844
Binh Duong, ngay thang nam
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa môn học
Tư duy phản biện vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng tdi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn — cô Dương Thanh Huyền đã dày công dạy dỗ, chỉ bảo
và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Tư duy phản biện của cô, chúng tôi được thu nhận thêm nhiều kiến thức bồ ích, tĩnh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chăn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng tôi bước tiếp sau này
Bộ môn Tư duy phản biện là môn học thú vị, vô cùng bồ ích và có tính thực tế cao cũng như đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và còn nhiều thiếu sót Chúng tôi đã cô
găng hoàn thiện bài tiêu luận này hết mức có thề trong khả năng của mình nhưng nếu còn sai sót và chưa chính xác chỗ nào, kính mong quý thầy cô xem xét và góp ý cho bài tiểu
luận của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 0 2251111211 HH HH HH HH HH HH He 3 MỤC LỤC - SE E12212212 112111 TH th ng nh nh hà ng ghHghH gu 4
CHUONG 1: CO SO LY THUYET 0oo ccccccccccccccscscsscscesecceseseesesesveseseseecsvevevevevsveveveeseee 3 1.1 Khái niệm về tư duy Di6n Lunn cece cece cscsseeccsesscesesesessesseseseeseesecsessvsesareeveeseees 3
1.2 Vai trò của tư duy bién lane ccc 2 2012221212112 1111211112511 115111 1111 8x re 4 1.3 Tầm quan trọng của tư duy biện luận -.- c1 22 2221122111222 111122 1 1t tre 4 1.4 Khái niệm về luận cứ và luận cứ diễn địch 2-2 ST 1251518115155 55 tt 5
1.4.1 Luận cử nhất quyÊt 5: c1 E1 1110121121121 1 n1 1g ườn 5 1.4.2 Luận cứ mệnh đề 2-2 2S S3 121511115155511 1151 515111112511115112121 111115115111 8 se trey 6 1.5 Tóm tắt chương Ì - St 111211 1 1101221111212 11 HH ng HH tra 6
CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ DIỄN DỊCH TRONG CUỘC SÓNG HÀNG NGÀY 7
2.1 Giới thiệu chủ đề - Sa s12 11515151511111111511111 1151111121101 112121 2115 Ha 7
2.2.1 Luận cứ nhất quyÉt c1 E1E112 1212121 1012111 1n reu 7
KET LUAN oo coccccccccccesccscessesscssessessesevsecssvesvsssesvssucsesevssssevsstesissessessnesveseesisensevensevensevees 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 s22 122121121122 1212.28.22 E1Eerree 1
Trang 5MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Dựa trên chủ đề “Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận để nhận diện, đánh giá
và xây dựng các luận cứ diễn dịch trong đời sống”, thì chúng em thấy vấn đề body
shaming hay còn gọi là miệt thị ngoại hình đang là một van dé đang được quan tâm và
đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội từ trước đến nay Chính vì lí do đó mà chúng em quyết định chọn body shaming làm đề tài nghiên cứu nhằm phô biến rộng hơn
về khái niệm “miệt thị ngoại hình” này đến mọi người và đồng thời nâng cao hơn nhận
thức của cộng đồng về vấn đề này
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Hướng tới việc làm rõ và bố sung thêm về khái niệm và bản chất của body shaming, giúp mọi người nhận điện được các hình thức body shaming trong đời sông Đánh giá
được các tác động của body shaming đối với cá nhân và xã hội Xây dựng được các luận
cứ điển địch để phán bac body shaming
Mục tiêu cụ thê:
Hiểu rõ khái niệm, bản chất của body shaming
Nhận diện được các hình thức body shaming trong đời sống
Đánh giá được tác động của body shaming đối với cá nhân và xã hội
Xây dựng các luận cứ dién dich dé phan bac body shaming
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhận diện, đánh giá và xây dựng các luận cứ diễn dịch trong
đời sống theo chủ đề body shaming
Phạm vi nghiên cứu: lý thuyết và thực tiễn về vẫn đề body shaming
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài "Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận đề nhận diện, đánh giá và xây
dựng các luận cứ điển dịch trong đời sống" theo chủ đề body shaming có ý nghĩa quan trọng sau:
Trang 6Nhận diện và đánh giá được body shaming: Body shaming là hành vị miệt thị, chê bai ngoại hình của người khác Đây là một hành vi tiêu cực, gây tôn thương về mặt tinh thần cho người bị body shaming Đề tài này giúp chúng ta nhận diện được các biểu hiện của body shaming, từ đó có cái nhìn khách quan và chính xác về vấn đề này
Xây dựng các luận cứ đề phán bác body shaming: Đề phản bác body shaming, chúng
ta cần có những luận cứ sắc bén và thuyết phục Đề tài này giúp chúng ta vận đụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận đề xây dựng các luận cứ hiệu quả
Kết cấu của đề tài:
Chương l: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Luận cứ điễn dịch trong cuộc sống hằng ngày
Trang 7CHUONG 1: CO SO LY THUYET
1.1 Khái niệm về tư duy biện luận
Tư duy biện luận có gốc rễ từ ngôn ngữ Hy Lạp cỗ đại Chính vì vậy tư duy biện luận
được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau
Trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tư duy biện luận chỉ mới xuất hiện trong
khoảng 100 năm gần đây Người khai sinh khái niệm tư duy biện luận là một nhà triết gia,
nhà tâm lý học và giáo dục học người Mỹ - John Dewey Trong tác phẩm “Cách ta nghĩ” John Dewey (1909) cho biết tư duy biện luận là những suy tính đắn đo, tích cực, bền bí hoặc hình thức nào của tri thức đưới sự soi tỏ của những căn cứ nâng đỡ nó và những kết luận mà nó có xu hướng giải phóng
Trong nghiên cứu của Qing Zhou, Leilei Ma, Huiji Yue và cộng sự (2012) có đề cập đến các khái niệm liên quan đến tư duy biện luận thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau
nhu: Norris va Ennis (1989) cho rang tư duy biện luận liên quan đến sự nỗ lực có ý thức
của một người trong việc quyết định phải làm gì hoặc tin gì bằng cách tập trung suy nghĩ vào nó Hay Richard Paul (1995) đã định nghĩa tuy duy biện luận là loại tư duy có kỷ luật,
có thê tự định hướng, thể hiện sự hoàn hảo của tư duy phù hợp với một phương thức hoặc lĩnh vực tư duy cụ thể
Định Hồng Phúc cũng đã nghiên cứu và cho xuất bản sách “Tư duy biện luận — Cam nang thực hành” trong đó có đề cập đến các khái niệm liên quan đến tư duy biện luận của Richard Paul và Linda Elder (1993), cho rằng tư duy biện luận là phương cách tư duy về bất cứ chủ đề, nội dung hay vấn đề nào, trong đó người tư duy cải thiện chất lượng tư duy của mình bằng cách điều hành khéo léo các cấu trúc cô hữu trong tư duy và áp đặt cho chúng các tiêu chuẩn về trí tuệ Hay của Watson Glaser (1941) đã định nghĩa tư duy biện luận thông qua 3 yếu tố: một thái độ sẵn sàng xem xét thấu đáo các vấn đề và chủ đề nảy sinh trong phạm vi kinh nghiệm của mình; nắm giữa các phương pháp tra vẫn và lập luận logic; phải có kỹ năng áp dụng các phương pháp này, Glaser cho biết tư duy biện luận đòi hỏi phải có sự nỗ lực kiên trì để khảo sát bất kỳ niềm tin hay một dạng tri thức bằng cách xét các chứng cử nâng đỡ cho nó và những kết luận nào đó mà nó nhắm đến
Trang 8biện luận là khả năng tiếp cận và phân tích một vấn đề theo hướng khách quan, dựa trên những bằng chứng chắc chắn và xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó hình thành kết luận hay đánh giá vẫn đề theo một lý luận logic
1.2 Vai trò của tư duy biện luận
Tư duy biện luận có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa
ra cách quyết định đúng đắn, giải quyết các vấn đề một cách rõ ràng, logic và xây dựng các luận điểm thuyết phục Ngoài ra, tư duy biện luận còn có vai trò giúp cho người sử dụng có khả năng phân tích đánh giá thông tin một cách khách quan, tránh sai lầm và nhận định những thông tin không chính xác Hơn hết, tư duy biện luận là kỹ năng quan trọng trong đời sống hằng ngày, học tập và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khách nhau 1.3 Tầm quan trọng của tư duy biện luận
Xây dựng logic và suy luận: tư duy biện luận giúp cho mọi người có được tư duy logic
và suy luận một cách chính xác và có căn cứ Hỗ trợ mọi người phân tích, đánh giá và suy nghĩ một cách logic về các tình huống, vấn đề phải đối mặt trong cuộc sống
Giải quyết các vấn đề: Tư duy biện luận là một trong nhũng công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và khoa học Nó giúp chúng ta phân tích các tình huống phức tạp, tìm ra nguyên nhân của vấn đề từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý và có tính thuyết phục cao
Kiểm tra thông tin: tư duy biện luận giúp chúng ta kiểm tra lại tính đúng đắn cũng như
độ tin cậy của thông tin Tư duy biện luận khuyến khích mọi người phân loại các nguồn
thông tin, đánh giá nguồn gốc, chất lượng của đữ liệu một cách khoa học đề đi đến những kết luận chính xác
Truyền đạt hiệu quả: Tư duy biện luận giúp cho mọi người có thê truyền đạt ý kiến, lập luận đến những người nghe, người đọc một cách rõ ràng, có logic và có tính thuyết phục Nó còn giúp mọi người truyền đạt thông tin, ý kiến một cách dễ hiểu, hiệu quả và
Trang 91.4 Khái niệm về luận cứ và luận cứ diễn dịch
Theo Định Hồng Phúc, luận cứ là nỗ lực đưa ra những lý do ủng hộ cho việc nghĩ rằng một niềm tin nào đó là đúng Luận cứ có 2 phần: tiền đề và kết luận Tiền đề là những lý
do được dùng dé nâng đỡ kết luận, và kết luận là niềm tin được các lý do nâng đỡ Luận
cứ có 2 loại: luận cứ dễn dịch và luận cứ quy nạp
Luận cứ diễn địch là cách suy luận được tô chức sao cho từ tiền đề ta rút ra được kết
luận một cách tất yếu hay chắc chăn, nghĩa là trong cầu trúc logic của luận cứ diễn dich
Nếu tiền đề được cho là đúng thì kết luận tất phải đúng Luận cứ diễn dịch có hai loại
thường thấy nhất đó chính là luận cứ nhất quyết và luận cứ mệnh đề
1.4.1 Luận cứ nhất quyết
Luận cứ nhất quyết là luận cứ diễn địch mà trong đó luận cứ có chứa các phán đoán
nhất quyết Các phán đoán nhất quyết là những phán đoán biểu thị mối quan hệ của hai
nhóm sự vật hay sự việc được nói đến Luận cứ nhất quyết thường biểu thị mối quan hệ
logic bên trong một phán đoán Trong cuộc sống hằng ngày luận cứ nhất quyết có nhiều cách phát biểu các nhau Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ hình thức thì luận cứ nhất quyết được chia thành bốn đạng phán đoán: khăng định toàn thể, phủ định toàn thé, khang
định bộ phận và phủ định bộ phận
Phan đoán khăng định toàn thê là phán đoán khăng định về mối quan hệ của toàn bộ
nhóm sự vật hay sự việc này với một nhóm sự vật hay sự việc khác
Phán đoán phủ định toàn thể là phán đoán phủ định toàn bộ mối quan hệ của nhóm sự
vật hay sự việc này với nhóm sự vật hay sự việc khác
Phán đoán khăng định bộ phận là một phán đoán khăng định một phần mối quan hệ
giữa nhóm sự vật, sự việc này với nhóm sự vật, sự việc khác
Phán đoán phủ định bộ phận là một phán đoán phủ định về mối quan hệ của một phần
Trang 101.4.2 Luận cứ mệnh đề
Luận cứ mệnh đề là luận cứ diễn dịch mà trong luận cứ có chứa các phán đoán mệnh
đề Các phán đoán mệnh đề là các phán đoán được hình thành từ các phán đoán đơn và
các liên từ logic Phán đoán đơn là phán đoán không chứa bất kỳ phán đoán thành phần
nào khác Khi các phán đoán đơn được nối với nhau bằng các liên từ logic sẽ tạo thành các phán đoán phức Luận cứ mệnh đề được đặc trưng bởi mối quan hệ logic giữa các phán đoán với nhau Trong ngôn ngữ hằng ngày phán đoán phức có nhiều cách biểu đạt khác nhau, nhưng khi quy về mặt ngôn ngữ hình thức phán đoán mệnh đề có thể chia làm
bốn loại: phán đoán phủ định, phán đoán liên kết, phán đoán phân biệt và phán đoán điều
kiện
Phán đoán phủ định là dạng phán đoán có sử dụng từ “không” đề phủ định một phán đoán nào đó
Phán đoán liên kết là dạng phán đoán nối hai phán đoán đơn bằng liền từ “và” Phán đoán phân biệt là đạng phán đoán kết hợp hai hay nhiều phán đoán đơn bằng các
liên từ logic như “hay”, “hoặc”
Phán đoán điều kiện là dạng phán đoán phức khi kết hợp hai phán đoán đơn bằng liên
từ “nếu thì ”
1.5 Tóm tắt chương I
Ở chương 1 “Cơ sở lý thuyết” nhóm chúng tôi đã tóm tắt được các nghiên cứu cũng
như những khái niệm liên quan đến tư duy biện luận đến từ các bài nghiên cứu và sách
khác nhau Đồng thời, tại chương này chúng tôi cũng đã nêu lên được vai trò cũng như tầm quan trọng của tư duy biện luận trong đời sông, học tập và nghiên cứu như: xây dựng logic và suy luận, giải quyết vấn đề, kiểm tra thông tin và truyền đạt hiệu quả Ngoài ra, tại chương này nhóm chúng tôi cũng đã phân loại được các luận cứ và nêu ra khái niệm
cụ thể của từng loại