1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư duy biện luận và vai trò của nó trong lĩnh vực giáo dục hiện tại

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Duy Biện Luận Và Vai Trò Của Nó Trong Lĩnh Vực Giáo Dục Hiện Tại
Tác giả Nguyễn Thị Hương Trà, Phạm Ngọc Anh
Người hướng dẫn Phạm Kim Cương
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Sư Phạm
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Trong thời kì hội nhập quốc tế và phát triểnkinh tế, công nghệ ngày nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năngmềm, trong đó có kỹ năng tư duy phản biện là rất quan trọng để kết nối

Trang 1

KHOA SƯ PHẠM - - 

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG

(2+0)

Mã học phần: KTCH005 Học kỳ 1, Năm học 2023 – 2024

Tên đề tài:

TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG

LĨNH VỰC GIÁO DỤC HIỆN TẠI

Giảng viên giảng dạy: Phạm Kim Cương

THÀNH VIÊN NHÓM:

1 Nguyễn Thị Hương Trà ……….MSSV: … 2223402010283… 2……Phạm Ngọc Anh ……….MSSV:…2223402010960………

Bình Dương , ngày 06 tháng 11 năm 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG (2+0)

Nguyễn Thị Hương Trà Chương 1,2- Phần II , Phần III, Tài liệu tham khảo 100%

Đánh giá của giảng viên

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 2

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN II: NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN 8

1.1 Khái niệm tư duy biện luận 8

1.2 Đặc điểm của tư duy biện luận 9

1.3 Các rào cản của tư duy biện luận 12

1.4 Rèn luyện và phát triển tư duy biện luận 13

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 16

2.1 Khái quát chủ đề 16

2.2 Vai trò của tư duy biện luận trong lĩnh vực giáo dục 16

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 17

3.1 Thực trạng của tư duy biện luận trong lĩnh vực giáo dục 17

3.2 Giải pháp vận dụng tư duy biện luận trong lĩnh vực giáo dục 18

PHẦN III: KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước khi đến với bài tiểu luận nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy PhạmKim Cương – người hướng dẫn, đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ nhóm emtrong quá trình học tập, hoàn thành bộ môn tư duy biện luận ứng dụng và bàitiểu luận này

Trong quá trình học tập cũng như làm bài tiểu luận, thầy rất tận tâm hướngdẫn, chỉnh sửa những lỗi sai và gợi ý những kiến thức bổ ích cho bài Từ đónhóm em có thể làm bài một cách tốt hơn, hiệu quả hơn và hoàn chỉnh hơn.Nhóm em đã cố gắng vận dụng tất cả những kiến thức được học trong học kỳvừa qua để hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất Bài tiểu luận là côngsức và sự cố gắng của chúng em tuy vậy, do kiến thức hạn chế và không cónhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quátrình nghiên cứu và trình bày Một lần nữa, nhóm em xin trân trọng cảm ơnthầy Chúc thầy luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong công việc.Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tư duy phản biện được xem là một kỹ năng cốt lõi của giáo dục, đặc biệttrong thời đại hiện nay Tư duy phản biện là một trong bốn kỹ năng thiết yếucùng với kỹ năng giao tiếp, hợp tác và sáng tạo, mà các nền giáo dục cần trang

bị cho người học trong thế kỷ 21 Trong thời kì hội nhập quốc tế và phát triểnkinh tế, công nghệ ngày nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năngmềm, trong đó có kỹ năng tư duy phản biện là rất quan trọng để kết nối và giảiquyết vấn đề Thực tế bây giờ, để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt, người họccần trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu và ứng dụng chúng vào cuộcsống Tư duy phản biện là một công cụ rất tuyệt vời để hoàn thiện bản thân vàtạo nên những bước ngoặt trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp Kỹnăng tư duy phản biện đứng thứ hai về tầm quan trọng trong 10 kỹ năng quantrọng nhất trong thế kỷ 21 theo “Diễn đàn Kinh tế Thế giới” Do đó, việc rènluyện tư duy phản biện cho học sinh từ nhỏ rất được chú trọng ở các nướcphát triển trên thế giới

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng tư duy quan trọng nhất, giúpcon người có thể phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định một cách kháchquan, dựa trên lý lẽ và bằng chứng Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy hiệnnay, việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên chưa được quantâm đúng mức Phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu là truyền đạt kiến thứcmột chiều mà chưa khuyến khích học sinh tự suy ngẫm, đặt câu hỏi hay đưa raquan điểm riêng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển tưduy độc lập, sáng tạo của học sinh

Việc nghiên cứu tư duy phản biện trong giáo dục có ý nghĩa cấp thiết nhằmnâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội hiện đại.Đây cũng là hướng đi quan trọng để cải tiến phương pháp giảng dạy, pháttriển đồng bộ năng lực tư duy cho học sinh, sinh viên Vì thế, nhóm chúng em

Trang 6

lựa chọn chủ đề “ Tư duy phản biện và vài trò của nó trong lĩnh vực giáo

dục hiện nay” làm chủ đề viết tiểu luận của mình nhằm vận dụng các kiến

thức, kỹ năng tư duy biện luận để nâng cao năng lực bản thân

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

a) ThS Ngô Hải Yến ( 2021) "Phát triển kỹ năng tư duy phản biện chosinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0." KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ QUI: 39 Bài báo đưa ra khái niệm và tầm quan trọng của tư duyphản biện trong thời đại ngày nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất đốivới của giảng viên và sinh viên nhằm giúp các em sinh viên hình thành,rèn luyện và phát triển tư duy phản biện để thích nghi với sự thay đổitrong cuộc sống và công việc Việc dạy và tăng cường rèn luyện các kỹnăng mềm, trong đó có kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên là hếtsức cần thiết Bởi nhờ có tư duy phản biện, các em sinh viên sẽ hìnhthành thói quen tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt, có khả năng quansát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổithay trong cuộc sống và công việc Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sựhướng dẫn nhiệt tình, sáng tạo các giảng viên và sự nỗ lực cố gắng rènluyện các em sinh viên sẽ tạo ra một môi trường học tập tốt giúp các emphát triển các kỹ năng mềm thực tế cần thiết cho cuộc sống

b) Bình, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Thị Thanh Ngọc, và Hoàng Thị LêNgọc (2019) "VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG GIÁODỤC NGOẠI NGỮ Ở BẬC ĐẠI HỌC." 47 Bài viết này sẽ phân tíchvai trò của tư duy phản biện trong giáo dục ngoại ngữ; giới thiệu nhữngkhả năng tương đương của tiếng Việt về tư duy phê phán, qua đó nêu rõquan điểm của tác giả về khái niệm này; phân tích vai trò của tư duyphê phán và học ngôn ngữ; vai trò của ngôn ngữ và tư duy phê phán; và

cơ hội phát triển tư duy phê phán trong giảng dạy ngoại ngữ tại cáctrường đại học ở Việt Nam Tư duy phản biện được xem là một trongnhững kỹ năng học thuật quan trọng của giáo dục (Paul, 2005) Việc

Trang 7

trang bị cho sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nói riêng các kỹnăng tư duy phản biện là rất cần thiết Nhằm nâng cao chất lượng giáodục Việt Nam nói chung và giáo dục ngoại ngữ ở bậc đại học nói riêng,cần thiết phải lồng ghép phát triển tư duy phản biện cho người học.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về tư duy phản biện, vai trò của tư duy phản biệntrong lĩnh vực giáo dục nhằm hiểu rõ sự quan trọng và ảnh hưởng của tư duybiện luận đối với quá trình giảng dạy và học tập Nó sẽ tập trung vào việc làm

rõ tại sao tư duy biện luận được xem là một kỹ năng cốt lõi trong phát triển cánhân và sự thành công của học sinh và sinh viên

Tìm hiểu những khó khăn trong việc phát triển tư duy phản biện trongtrường học, trong giảng dạy nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể trong việcgiảng dạy và học tập dựa trên tư duy biện luận Nó có thể liên quan đến việcphát triển chương trình học tập, đào tạo giáo viên, hoặc thậm chí phương phápđánh giá

4 Đối tượng nghiên cứu

Tư duy phản biện và vai trò của nó trong lĩnh vực giáo dục hiện nay

5 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về tư duy phản biện, thực trạng, biện pháp cảitiến giáo dục Việt Nam hiện nay trong việc phát triển tư duy phản biện

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tiểu luận này chúng tôi đã có quá trình sưu tầm, tổnghợp và hệ thống các tài liệu, đánh giá của bản thân Bao gồm tổng hợp cácphương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu cóliên quan

Trang 8

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN 1.1 Khái niệm tư duy biện luận

Tư duy biện luận [1] hay còn gọi là tư duy phản biện (critical thinking), là

kỹ năng đánh giá những luận cứ do người khác nêu ra từ đó xây dựng luận

cứ của chính mình một cách vững chắc Đây là kỹ năng cần thiết trongthời đại hiện nay giúp con người ta mở rộng tư duy, nhìn nhận và tìm tòiđược những góc nhìn mới trong cuộc sống

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là phương thức tư duy – về bất kỳchủ đề, nội dung hoặc vấn đề nào – trong đó người suy nghĩ cải thiện chấtlượng tư duy của mình bằng cách tiếp nhận một cách khéo léo các cấu trúcvốn có trong tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn trí tuệ lên họ

Đây là một khái niệm phong phú đã được phát triển trong suốt 2.500 nămqua Thuật ngữ “tư duy phản biện” có nguồn gốc từ giữa cuối thế kỷ 20.Theo National Council for Excellence in Critical Thinking (1987), Tư duyphản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách

có kỷ luật Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để địnhhướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân

1 Còn có tên gọi là tư duy phản biện hay tư duy phê phán, đây là các thuậtngữ tiếng Việt chúng ta thường dùng để dịch thuật ngữ critical thinkingtrong tiếng Anh

2 Xin xem bản dịch tiếng Việt của Vũ Đức Anh (NXB Tri thức, 2018)

Trang 9

1.2 Đặc điểm của tư duy biện luận

Tính toàn diện

Tư duy phản biện không cho phép xem xét, đánh giá sự việc một cách biệt lập

mà luôn đòi hỏi phải đánh giá, nhìn nhận các vấn đề, các đối tượng, các tìnhhuống một cách toàn diện từ nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều khía cạnh,nhiều quan điểm, nhiều góc độ khác nhau; luôn đặt đối tượng trong sự vậnđộng với nhiều mối liên hệ, gắn kết nhân quả giữa các vấn đề, đối tượng khác

để phân tích, đánh giá

Tính độc lập

Tính độc lập thể hiện trước hết là sự độc lập giữa lý trí và cảm xúc Tư duyphản biện đòi hỏi mọi nhìn nhận, đánh giá, kết luận,… phải hướng đến vàtuân thủ giá trị của chân lý Điều đó chỉ đạt được khi xuất phát từ sự tôn trọngtiếng nói của lý trí và thông qua sự sàng lọc, thẩm định của trí tuệ

Tính nhạy bén

Tư duy phản biện đòi hỏi phải có đầu óc nhạy bén để nắm bắt, phát hiện vàthích ứng nhanh với những tình huống khác thường, đặc biệt, ngoại lệ…; thíchứng với những yếu tố mới, những yêu cầu mới,… từ đó hình thành nhu cầu,mong muốn phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề

Tính linh hoạt

Đặc điểm linh hoạt của tư duy phản biện thể hiện trước hết ở thói quen xemxét, đánh giá và giải quyết vấn đề không bị phụ thuộc theo một khuôn mẫu cótính truyền thống Tính linh hoạt trong tư duy bắt nguồn từ cách nghĩ đa chiều,không theo lối mòn

Trang 10

Tính khoa học và logic

Phản biện không phải là phản bác với mục đích tranh thắng, trong đó sự đồngtình hay phản đối, khẳng định hay phủ nhận một ý kiến, một sự việc đơn giảnchỉ dựa theo cảm tính chủ quan, mà không dựa trên những minh chứng có căn

cứ khoa học

Phản biện là quá trình hoàn thiện chất lượng tư duy trên cơ sở tổng hợp, phântích, lập luận (luận giải) khách quan, khoa học, có tính thuyết phục nhằm đạtđến sự đồng thuận khi nhận thức, đánh giá một vấn đề

Đó là sự đồng thuận dựa trên sự phân định biện chứng, khoa học cái tốt vớicái xấu, cái đúng với cái sai, cái hay với cái dở, cái khẳng định với cái phủđịnh, cái được với cái chưa được… Nói khác đi, đó là sự đồng thuận dựa trêntiêu chuẩn là chân lý, sự đồng thuận có chất lượng khoa học

Tính khách quan

Để xem xét, đánh giá đối tượng, sự việc một cách đúng đắn, tư duy phản biệnđòi hỏi phải xem xét đối tượng, sự việc với thái độ thực sự khách quan, côngbằng

Tính khách quan của tư duy phản biện cũng đòi hỏi khi phán đoán, phân tích,thẩm định, đánh giá một vấn đề cần xuất phát và tôn trọng các dữ kiện, bằngchứng từ những nguồn thông tin chính xác, cập nhật và tin cậy, đi kèm với lậpluận logic, không được áp đặt, thiên lệch, phiến diện, bảo thủ, cố chấp

Trang 11

Sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và nghiêm túc tiếp nhận ý kiến, quan điểm củangười khác, lấy chân lý khách quan làm tiêu chuẩn để tiếp nhận các quanđiểm, cách đánh giá và suy nghĩ phù hợp, đúng đắn.

Có ý thức thường xuyên tự vấn, tự đối thoại, tranh luận với chính bản thânmình Tự đối thoại với bản thân là biểu hiện cao nhất và là thử thách lớn nhấtcủa phẩm chất dũng cảm, chính trực – một phẩm chất hàng đầu của người có

tư duy phản biện

 Người có tư duy phản biện ( biện luận) thường có khả năng:

- Hiểu sự gắn kết giữa các quan điểm

- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận

- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập

luận

- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống

- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng

- Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của

người khác

- Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích

người khác Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng

để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năngnày đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn

và mang tính xây dựng Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiếnthức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận,nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề

 Trong đó, người có khả năng này thường sở hữu các đặc điểm như

sau:

- Luôn xem xét vấn đề từ nhiều phương diện: Để thấu hiểu và có đánh

giá khách quan, người có tư duy biện luận phải tiếp cận hiện tượng từnhiều khía cạnh như quan sát, giao tiếp, truyền thông, tranh luận,…

Trang 12

Đồng thời, để một phát biểu trở nên đáng tin cậy, hợp logic, lý lẽ vữngchắc thì họ cũng cần tìm kiếm những sự thật chính xác có liên quan từcác nguồn uy tín, không thiên lệch.

- Có khả năng suy luận và tranh luận: Họ nhận dạng, phát triển thông tin,

và thấu hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm để sắp xếp suy nghĩcủa mình thành luận điểm rõ ràng Qua đó, người tư duy lập luận phảnbiện rõ ràng sẽ đưa ra các lý lẽ và giải quyết vấn đề có hệ thống với câu

từ mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, xác đáng

- Chấp nhận mọi ý kiến: Kể cả là quan điểm đúng hay trái chiều, người

có tư duy phản biện sẽ tôn trọng bằng chứng, lý lẽ và biết tự điều chỉnhquan điểm sau khi đã suy luận kỹ càng

- Áp dụng các thủ thuật tư duy: Nhằm đưa ra những lập luận đúng đắn,

họ biết áp dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau Bao gồm việc đặt câuhỏi, đưa ra các phán đoán và thiết lập các giả định

1.3 Các rào cản của tư duy biện luận

Nhằm đảm bảo năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng và có quyết định sáng suốttrong mọi trường hợp, bạn cần nhận thức và loại bỏ những tác nhân gây ra cácrào cản hạn chế năng lực tư duy phân tích Bao gồm:

- Tính bảo thủ: Đây được xem là một trong những tác nhân nguy hiểm

nhất gây khó khăn cho việc phát triển tư duy lập luận phản biện Ngườibảo thủ thường có xu hướng từ chối lắng nghe, và khăng khăng giữnguyên ý kiến cùng những định kiến ban đầu của bản thân Việc nàykhiến họ khó tiếp cận được hết những khía cạnh khác nhau của một vấn

đề và cũng khó thích nghi trong môi trường mới

- Tự tin thái quá: Để tư duy phản biện, một người cần sẵn sàng đi ngược

lại với những niềm tin vốn có của bản thân và suy xét vấn đề theo nhiềugóc nhìn khác Song, việc quá tự tin ngăn cản họ khỏi việc đánh giá đầy

đủ các mặt của vấn đề và dễ mắc phải sai lầm không đáng

Trang 13

- Thiếu trung thực: Thiếu trung thực với bản thân và những người xung

quanh tác động xấu lên quá trình tư duy biện chứng Khi cố tình nói dốihoặc lảng tránh sự thật, đồng nghĩa người đó đang tự giới hạn chính bảnthân trong việc tiếp cận vấn đề toàn diện Từ đó họ sẽ không thể đủsáng suốt để phân tích, đánh giá và đưa ra hướng giải quyết hiệu quả

- Sự lười biếng: Lười biếng là trạng thái ngại vận động, không muốn nỗ

lực cố gắng và ngại hy sinh trước khó khăn thử thách sự lười biếng làmột trong những trở ngại lớn trong việc hình thành tư duy phản biện vàtiếp cận đến nhiều mặt trái của vấn đề

- Nỗi sợ hãi: Sợ hãi là một cảm xúc tiêu cực không nên có trong quá

trình rèn luyện tư duy lập luận phản biện Khi sợ hãi, ta thường không

có đủ dũng cảm để nhìn nhận vấn đề thấu đáo, rõ ràng và khó đưa raquyết định bởi lo sợ cách giải quyết đó sẽ ảnh hưởng đến bản thân vàngười xung quanh

1.4 Rèn luyện và phát triển tư duy biện luận

1.4.1 Mối quan hệ giữa tư duy biện luận và giáo dục hiện tại.

Nếu bàn về lĩnh vực giáo dục thì đây là một quá trình truyền thụ, chuyển giaokiến thức và kinh nghiệm một cách có ý thức có mục đích và có kế hoạch củamột người hay một nhóm người gọi là giáo viên hay giảng viên nhằm tạo ramột số nhận thức, một số kĩ năng hoạt động và phát triển chúng bằng cách rènluyện Công việc này giúp hoạt động trí não, có thể là hoạt động chân tay.Nhưng để quá trình hoạt động truyền đạt ấy được dễ dàng và đúng đắn thìphải kể đến vai trò của tư duy biện luận (tư duy phản biện) Vì nó là quá trình

tư duy chủ động bao gồm phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin để đưa ramột nhận định của cá nhân về một vấn đề nào đó Các thông tin được thu thậptrong quá trình tư duy biện luận được tổng hợp qua tìm kiếm, quan sát, kiếnthức có trước và kinh nghiệm của người đó Sau đó các thông tin sẽ đượcđánh giá trên cơ sở lập luận khách quan, logic để đưa ra kết luận Từ đó tathấy rằng tư duy phản biện và lĩnh vực dạy học có mối quan hệ chặt chẽ và

Ngày đăng: 18/01/2025, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN