Tinh cấp thiết của dé tàiCuộc cách mạng công nghệ đã bắt đầu từ đầu những năm 2000, nhưng đến năm 2011 mới được gọi chính thức là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “Cách mạng c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE - ĐHQGHNKHOA KINH TE VÀ KINH DOANH QUOC TE
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE TAI:
Giảng viên hướng dẫn Ẻ ThS Nguyễn Thị Phương Linh
Sinh viên : Doãn Bảo Long
Mã sinh viên : 18050512
Lớp khóa học : QH — 2018E KTQT CLC5
HÀ NỘI, 10/2021
Trang 2DANH MỤC TỪ VIET TẮTT -¿- 2£ £ E+EE£+EE£EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrerrkrred 3
IB.1i10i))18iììi10°AHHdliiiŨŨẶẦ 6
PHAN MỞ ĐẦU - 5-55-2522 2E 2EE21212121717111 7111111111111 1x xe 7
1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿5s St 2E 1211211211211 cxeC 7
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu - + + s+s+x+z++zxezxerxerxersered 9
3 Mục tiêu nghién CỨU - <6 + E9 91 911v vn ng re 13
4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu ¿2 2+s2+s££x£zx+zxezxerxd 14
a) Đối tượng nghiên CỨU 2 ¿SE +E#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrreee 14
b) Pham vi nghién CUU 1 ẢẦ 14
5 _ Phương pháp nghién CỨU - c2 +2 E**EESeEEeeEeeeeseeeerrerreere 14
6 Kết cau của bài nghiên cứu + 2 2+s£+E+E££EezEerkerkerkerkervees 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
DONG VON ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - +: 15
1.1 Co sở lý luận Công nghiệp 4.0.0 eee eeeesecseeceeesseeeseeeeeeseeesaeenes 15 1.1.1 Khái niệm Công nghiệp 4.0 và các thuật ngữ liên quan 15
1.1.2 Các công nghệ chính trong Công nghiệp 4.Ú -.-« «<+<+ 19 1.1.3 Tác động của Công nghiệp 4.0 vcccccccccccsccccssccsssecesnscesseceesseeesneessseeeeaees 25
1.2 Cở sở lý luận V6 FIDI ¿- ¿ ¿St +x+E££E£EE£EEtEEEEEEEEEEkerkerkerkerkees 27
1.2.1 Định nghĩ FDÌ . «+ xxx ngư 271.2.2 DG Gi€M CUA FDI 0NNNậNốậớ:ế ÔỎ 28
T.2.3 PRG LOL FDI weeccccccccccccsssccccccsesssccesccssesssseeeccsessseeeeeeeesssssseeeseesesssseeeeees 29
1.2.4 Các hình thức đâu tet FDI ceecceccessccsssessessssssessessesssessecsesssessecstsssessessesssees 31CHUONG 2: TAC DONG CUA CONG NGHIEP 4.0 TOI DONG VON DAU
TU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - ¿2 2+ 2+ +E£+E+EeEE+EEeEEerkerkerxees 33
Trang 32.1 Tác động của công nghệ tới FDI trước khi xuất hiện Công nghiệp 4.0
33
2.2 Tác động của Công nghiệp 4.0 tới dòng vốn EDI - - 37
2.2.1 Thực trạng cua dong von FDI giai đoạn 201 I-2020 372.2.2 Tác động của Công nghiệp 4.0 lên dòng vốn đâu tư trực tiếp nước
/1302IPEEESEE 42
CHUONG 3: HAM Y CHO DONG VON ĐẦU TƯ TRUC TIẾP NƯỚC
)I€ 9.)0V.)04i308)7.) 000 49
3.1 Thực trạng dòng vốn FDI vào Việt Nam - ¿2 ©s+x+e+Eererxzxzes 49
3.2 Hàm ý về tác động của Công nghiệp 4.0 tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại VIỆt NAM (G1 1S HH Hy 53
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và phát huy vốn EDI trong bối
Camh 0)) 2106.502 56
Tài liệu tham khảO - - - << 2 2331111183316 1 1811122111111 E251 11 eerrz 59
Trang 4DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
AI Artificial Intelligence Tri tué nhan tao
Doanh nghiệp với Doanh
GDP Gross Domestic Product | Tổng sản pham nội dia
Đầu tư mới / Đầu tu
GI Greenfield Investment
xanh
Trang 5GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu
Things công nghiệp
loT Internet of Things Internet vạn vật
KPI Key Point Index Chỉ số Hiệu suất chínhM&A Mergers & Acquisitions Mua ban va Sap nhap M2M Machine to Machine Tương tac máy với may
Multinational MNCs
Corporations Céng ty da quéc gia
MNEs
Multinational Enterprise
Trang 6Organization for
Tổ chức Hop tác và Phát
OECD Economic Cooperation ¬
triên Kinh tê
and Development
Outward Foreign Direct | Đầu tư trực tiếp ra nướcOFDI
Investment ngoài
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
PPP Purchasing Power Parity | Suc mua tương đương
Radio Frequenc Nhận dang qua tan số vô
Hội đồng Kinh tế cho
United Nation Economic ¬
UNECA châu Phi của Liên hiệp
Commission for Africa :
quôc
V4 Visegrad Nhóm nước Visegrad
World Trade Tổ chức Thương mại
WTO
Organization Thê giới
WEF World Economic Forum | Diễn đàn Kinh tế thé giới
Trang 7Danh mục hình
Hình 1 Biéu đồ Dòng FDI ra 1990- 2018
Hình 2 Biểu đồ Dòng FDI vào 1990- 2018
Hình 3 Biéu đồ Dòng FDI vào năm 2007-2020
Hình 4 Dòng FDI vào của thế giới, Trung Quốc và Hoa Kỳ
Hình 5 Dòng FDI ra của thế giới, Trung Quốc và Hoa Kỳ
Hình 6 Dòng FDI ra năm 2017-2018 của một số quốc gia nồi bật
Hình 7 Tốc độ tăng trưởng của Công nghiệp 4.0 và các trụ cột
Hình 8 Sơ đồ chuỗi giá trị kỹ thuật số
Hình 9 Biểu đồ số vốn và dự án FDI vào Việt Nam từ năm 2010 đến 2020
Hình 10 Tỷ trọng FDI vào Việt Nam chia theo địa phương
Hình 11 Ty trọng FDI vào Việt Nam chia theo ngành
Hình 12 Tỷ trọng FDI vào Việt Nam chia theo đối tác
33
34
36
37 38 39
42
44
49
50 51 52
Trang 8PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tàiCuộc cách mạng công nghệ đã bắt đầu từ đầu những năm 2000, nhưng đến năm
2011 mới được gọi chính thức là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay
“Cách mạng công nghiệp 4.0” , đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất,
không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thé, vạn vật kết nối Internet(IoT) và các hệ thông kết nối Internet (IoS) Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ
tư này dang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo Trong các “nhà máy thôngminh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống
có thé tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thédần các dây chuyền sản xuất trước đây Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ ngườitrên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ
sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột
phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy,
Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ 1n 3 chiều, công nghệ nano, công
nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử Tốc độphát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là không
có tiền lệ trong lịch sử Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn
ra với tốc độ theo cấp sô cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạngcông nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân Thời gian từ khi các ý tưởng vềcông nghệ và đôi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trongcác phòng thí nghiệm và thương mại hóa ở qui mô lớn các sản phẩm và qui trìnhmới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể Những đột phá công
Trang 9thúc đây nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở
nên hiệu quả và thông minh hơn.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đóng một phần rất quan trọngtrong nền kinh tế của mọi quốc gia Thậm chí có một số quốc gia đang phát triểncòn bị phụ thuộc vào dòng vốn nay FDI có thé đóng góp đáng ké vào sự phát triểnbền vững của cả trong nước và nước sở tại theo một số cách quan trọng: thông qua
mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, thu ngoại tệ, góp phần phát triển kỹ năng /tăng trưởng vốn nhân lực, chuyền giao công nghệ và gia tăng cạnh tranh trong Thịtrường địa phương Nó cũng có thể hỗ trợ nâng cấp ngành và tạo điều kiện thuậnlợi cho việc hội nhập chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các SMEs Do đó, cácchính phủ, trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA), có thể thúcđây và tạo điều kiện cho FDI nhằm vào các ưu tiên phát triển bền vững cụ thể củaquốc gia ho Vi dụ, các nước châu Phi coi FDI là một phương tiện dé tạo ra nhiều
cơ hội việc làm và chuyên vốn, trong khi các nước ở Trung Đông coi FDI nhiềuhơn như một phương tiện để tạo ra sự thay đổi trong cau trúc nền kinh tế của ho
thông qua khuyến khích đa dạng hóa và cạnh tranh và có khả năng khởi động cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong cuộc CMCN 4.0, sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và các nước
phát triển sẽ mờ dần đi Đặc biệt trong dòng chảy của vốn FDI, Công nghiệp 4.0
được cho là sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới Với sự phát triển của công nghệ, cáccông ty đa quốc gia sẽ phải thay đổi chiến lược đầu tư FDI, đồng thời, các quốcgia sẽ phải thay đổi cách thu hút FDI truyền thong Sự suy giảm quyền lực của cácquốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của cácquốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ gây nên một tac độngtiêu cực đến dòng chảy FDI hiện nay
Trang 10Dé kịp thời chuẩn bị và phát triển trong CMCN 4.0, dé tài “ Tác động của Côngnghiệp 4.0 tới đòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hàm ý cho Việt Nam” làcân thiét và ý nghĩa đê nghiên cứu.
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động nhiều đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt
là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bài báo “The Future of FDI: Reaping theBenefits of FDI 4.0” của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương(ESCAP) đã đưa ra thuật ngữ FDI 4.0 để có thể phân loại ra một loại hình thứcFDI mới, khác biệt so với truyền thống Bai báo đã chỉ ra rằng FDI 4.0 là một kháiniệm mà tat cả quốc gia cần phải biết dé có thé thu hút FDI cũng như phát triển dé
hội nhập, thích nghi với cuộc CMCN 4.0 Theo ESCAP, FDI 4.0 bao gồm 3 yếu
tố thứ nhất là công nghiệp 4.0, thứ hai là nền kinh tế số và thứ ba là các công cụxúc tiến đầu tư kỹ thuật số Đặc biệt bài báo còn chỉ ra khái quát cách dé xây dungchiến lược FDI 4.0 Đầu tiên cần trả lời những câu hỏi sau: Những bên liên quannào sẽ được tham vấn và tham gia vào việc thực hiện? Nhóm lập kế hoạch cốt lõi
là ai? Những bộ phận nao nên tham gia? Các sự kiện quan trọng va giao hangchính là gi? Bạn sẽ theo dõi và đánh giá sự thành công của chiến lược như thé nào
và khi nào? Sau khi trả lời được hết các câu hỏi và xác định được kế hoạch, thìbước quan trọng nhất là thực hiện Không có chiến lược nào là khả thi nếu không
có sự triển khai và thực hiện phù hợp Trong giai đoạn này, chiến lược FDI 4.0mới của nước bạn sẽ được thực hiện bởi nhóm dự án và các bên liên quan Ví dụ:
vai trò mới và các công cụ kỹ thuật số sẽ được Cục xúc tiễn đầu tư (IPA) của bạn
phát triển và triển khai Trong giai đoạn này, điều quan trọng là phải phát triển và
thực hiện các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) đề theo dõi kết quả của các hoạt động
Trang 11tư trực tiếp nước ngoài trong CMCN 4.0 — FDI 4.0 Tuy nhiên điểm thiếu sót củabài báo là chưa chỉ ra được các tác động của CMCN4.0 lên dong von đầu tư trựctiếp nước ngoài dé người đọc có thê hiéu rõ hơn và có cái nhìn xa hơn trong tương
la.
Bai nghiên cứu “Effects of Industry 4.0 on FDI in the Visegrad countries” đượctài trợ bởi Quỹ Visegrad với mục đích là thu hút sự chú ý của công chúng (truyềnthông và các công ty) và khơi dậy cuộc thảo luận về Công nghiệp 4.0 và đầu tưnước ngoài Bai nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sat từ các MNEs lớn vacác chuyên gia cùng các trường đại học trong khối nước Visegrad Mặc du cáchgiải thích chính xác có thé khác nhau, các chuyên gia được khảo sát và tài liệuđược trích dẫn đã chứng minh rằng 14.0 được cho là sẽ chuyên đổi các nền kinh tếkhu vực Tương tự như vậy, các chiến lược của FDL sau những thay đôi lớn trong
mô hình kinh doanh của các MNE, sẽ tác động đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư,cùng với phạm vi và mức độ tham gia vào các nền kinh tế địa phương Bằngphương thức này, bài nghiên cứu đã đưa ra được kết luận là CMCN 4.0 sẽ làm
giảm FDI và ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của các công ty đa quốc gia cũng
như đưa ra được các yêu tô thu hút FDI trong Công nghiệp 4.0 ở khối nướcVisegrad Nhưng việc tập trung vào khối nước Visegrad làm bài nghiên cứu khôngđưa ra được rõ ràng ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến FDI và cũng không phân tíchđược xu hướng FDI trên thế giới trong CMCN 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại khung cảnh kinh doanh củachúng ta ngày nay Công nghiệp 4.0 có khả năng tác động nghiêm trọng đến tươnglai của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Doanh nghiệp đa quốc gia (MNE).Bai báo “The Impact of Industry 4.0 on FDI, MNE, GVC, and developing countries: A conceptual note” nhăm mục đích cung cap đánh giá vê việc việc áp
Trang 12dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số mới, chăng hạn như Internet of Things,
dữ liệu lớn và phân tích, hệ thống robot và sản xuất phụ gia có thê ảnh hưởng nhưthé nào đến vị trí và tổ chức của các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).Đặc biệt, phân tích sẽ tập trung vào việc công nghệ mới này có thé ảnh hưởng nhưthế nào đến phạm vi địa lý và mật độ của các GVC Về tiềm năng, việc áp dụngrộng rãi hơn các công nghệ kỹ thuật số mới có khả năng đảo ngược một phần xuhướng chuyên môn hóa toàn cau của hệ thống sản xuất thành các yếu tô có théphân tán về mặt địa lý và gần gũi hơn với người dùng cuối Bài báo đã phát hiện
ra với sự phát triển của Công nghiệp 4.0, máy móc sẽ dần thay thế con người trongviệc sản xuất, từ đó làm giảm đi phần quan trọng của yêu tố nhân công giá rẻ trongviệc thu hút vốn đầu tư FDI Điểm thiếu sót là tuy bài báo này đã chỉ ra khái quáttác động của Công nghiệp 4.0 đến FDI, GVC nhưng lại chưa đưa ra hướng giảipháp cụ thê cho các tác động đó
Bài nghiên cứu “Digital FDI Policies, regulations and measures to attract FDI
in the digital economy” đã chi ra rang cách dé phat triển nền kinh tế kỹ thuật số
và tăng khả năng cạnh tranh kỹ thuật số là thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài Cũng giống như các công ty truyền thống, các công ty kỹ thuật số đầu tư ranước ngoài dé gần gũi với khách hàng, tiếp cận kiến thức địa phương, mở ra thịtrường mới và hơn thế nữa Trong khi một số nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật sốtheo hướng giảm sự hiện diện pháp nhân, có nghĩa là họ không yêu cầu FDI đáng
ké dé phục vụ thị trường, thì các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số khác thé hiệndấu ấn tài sản quốc tế tương tự như các doanh nghiệp đa quốc gia phi kỹ thuật só
Ví dụ, bằng chứng cho thấy rằng các công ty thương mại điện tử (ví dụ như các
nhà bán lẻ internet), các nhà cung cấp nội dung kỹ thuật số (ví dụ: các công ty
cung cấp phương tiện kỹ thuật số, trò chơi, thông tin và dữ liệu) và các công ty
Trang 13viễn thông hầu như có tỷ lệ tài sản nước ngoài trên doanh thu nước ngoài tươngđương khi so sánh với MNE truyền thống, phi kỹ thuật số, chỉ ra rằng FDI là cầnthiết cho các mô hình kinh doanh của họ Tuy nhiên, việc thu hút FDI trong nênkinh tế kỹ thuật số có thé đòi hỏi các chính sách, quy định và biện pháp cụ thể vicác công ty kỹ thuật số có mô hình kinh doanh khác với các doanh nghiệp truyềnthông Vì vậy, bài nghiên cứu này với phương pháp khảo sát đã phát hiện ra nhữngyếu tô thu hút FDI từ các tập đoàn lớn trên thế giới như: (1) tính khả dụng của cácdịch vụ thanh toán điện tử; (2) hỗ trợ để bắt đầu kinh doanh kỹ thuật số; và (3) hỗ
trợ đề phát triển kỹ năng kỹ thuật số tại địa phương.
Bài nghiên cứu “Digital FDI Policies, regulations and measures to attract FDI
in the digital economy” đã chi ra rang cách dé phát triển nền kinh tế kỹ thuật số
và tăng khả năng cạnh tranh kỹ thuật số là thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài Cũng giống như các công ty truyền thống, các công ty kỹ thuật số dau tư ranước ngoài để gần gũi với khách hàng, tiếp cận kiến thức địa phương, mở ra thịtrường mới và hơn thé nữa Trong khi một số nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số
theo hướng giảm sự hiện diện pháp nhân, có nghĩa là họ không yêu cầu FDI đáng
kê để phục vụ thị trường, thì các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số khác thể hiệndau ấn tài sản quốc tế tương tự như các doanh nghiệp đa quốc gia phi kỹ thuật số
Ví dụ, bằng chứng cho thấy rằng các công ty thương mại điện tử (ví dụ như cácnhà bán lẻ internet), các nhà cung cấp nội dung kỹ thuật số (ví dụ: các công ty
cung cấp phương tiện kỹ thuật số, trò chơi, thông tin và dữ liệu) và các công ty
viễn thông hầu như có tỷ lệ tài sản nước ngoài trên doanh thu nước ngoài tươngđương khi so sánh với MNE truyền thống, phi kỹ thuật số, chỉ ra rằng FDI là cầnthiết cho các mô hình kinh doanh của họ Tuy nhiên, việc thu hút FDI trong nênkinh tế kỹ thuật số có thê đòi hỏi các chính sách, quy định và biện pháp cụ thể vì
Trang 14các công ty kỹ thuật số có mô hình kinh doanh khác với các doanh nghiệp truyềnthống Vì vậy, bài nghiên cứu này với phương pháp khảo sát đã phát hiện ra nhữngyếu tô thu hút FDI từ các tập đoàn lớn trên thế giới như: (1) tính khả dụng của cácdịch vụ thanh toán điện tử; (2) hỗ trợ dé bắt đầu kinh doanh kỹ thuật số; và (3) hỗtrợ dé phát triển kỹ năng kỹ thuật số tại địa phương.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng Công nghiệp 4.0 có thể
có tác động tiêu cực tới sự phát triển của dòng vốn FDI trong thời gian sắp tới, tuy
nhiên việc làm rõ hàm ý cũng như những khía cạnh ảnh hưởng của xu hướng này
tới Việt Nam van còn hạn chế Đây cũng là đóng góp của Khóa luận cho van dénghiên cứu này.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- _ Mục tiêu chung: Đánh giá được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và rút ra hàm ý cho Việt Nam
- - Mục tiêu cụ thể:
e Dinh nghĩa được khái niệm, đặc điểm, xu hướng phát triển của CMCN 4.0
e Tim hiểu về cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
e anh giá tác động của CMCN 4.0 đến dòng vốn dau tư trực tiếp nước ngoài
trên thé giới
e Dua vào hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, đánh giá tác động của CMCN 4.0 tới dòng vốn FDI tại
Việt Nam.
Trang 154 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của CMCN 4.0 đếnđầu tư trực tiếp nước ngoài
b) Phạm vỉ nghiên cứu
Thời gian: 2000- 2020
Bài nghiên cứu có phạm vi thời gian từ năm 2000 đến năm 2020 vì đây là giai
đoạn doang vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều biến động, việc chuyênđổi số diễn ra mạnh mẽ Ngoài ra cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất hiệnnăm 2011 nên việc chọn thời gian như trên có thé cho ra cái nhìn tổng quan
vé trước và trong cuộc cách mang này.
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp tông hợp, so sánh và thu thập dữ liệu thứ cấp
từ các nguồn chính thống như tạp chí khoa học, sách báo khoa học và cácthông cáo trên báo chí, dữ liệu của Tổng cục thống kê, Cục đầu tư trực tiếp
nước ngoài — Bộ Kê hoạch và Đâu tư,
6 Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở dau và kết luận, bài nghiên cứu này được kết cau thành 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đếnchiến lược FDI
Chương 2: Tác động của công nghiệp 4.0 tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Chương 3: Hàm ý cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trang 16CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ DONG VON ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Cơ sở lý luận Công nghiệp 4.0
1.1.1 Khái niém Công nghiệp 4.0 và các thuật ngữ lién quan
Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” có nguồn gốc từ Đức, thường được sử dung déchỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4IR) Theo BDI, Công nghiệp 4.0 đềcập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Tổ chức Thương mại và Đầu tưĐức (định nghĩa ban dau) mong đợi một su thay đôi mô hình từ san xuất “tập
trung” sang sản xuất “phi tập trung” Theo MeKinsey, Industry 4.0 có nghĩa là số
hóa lĩnh vực sản xuất, trong khi theo SAP, nó là một thuật ngữ chung cho các côngnghệ và khái niệm về tô chức chuỗi giá tri Nghị viện Châu Âu coi 14.0 là một
nhóm chuyên đồi nhanh chóng trong thiết kế, sản xuất, vận hành và dịch vụ các
hệ thống sản xuất Wikipedia định nghĩa 14.0 là xu hướng tự động hóa và trao đôi
đữ liệu hiện nay trong công nghệ sản xuất Cuối cùng, Công nghiệp 4.0 (hay tiếngĐức gốc là Industrie 4.0') có thé được mô tả như một tầm nhìn do chính phủ Đứctài trợ về sản xuất tiên tiến (tất cả các định nghĩa - Công nghiệp 4.0: cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư - hướng dẫn về Industrie 4.0.
Mặc dù khái niệm này thiếu sự hiểu biết thấu đáo và định nghĩa phù hợp, tuynhiên, hầu hết các tầm nhìn và cách tiếp cận đều chỉ ra rằng Công nghiệp 4.0 xoayquanh việc tận dụng số hóa dé mang lại lợi ích cho việc tối ưu hóa và tích hợp cácquy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ Tương tự như các cuộc cách mạng côngnghiệp khác, nó là kết quả của sự đôi mới (đột phá), trong trường hợp cụ thé nàyđược thúc day bởi việc sử dụng công nghệ được trao quyên và kết nối hon trong
hệ sinh thái sản xuất Do đó, những tiến bộ và tiễn bộ hiện tại đang diễn ra trong
Trang 17cả ngành dịch vụ và sản xuất thường được gọi là 'cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4' hoặc 'Công nghiệp 4.0' (Schwab, 2016).
Bắt đầu vào cuối thé ky 18 với sự ra đời của năng lượng hơi nước va sự phátminh ra máy đệt điện, cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra cơ giới hóa
và thay đổi hoàn toàn cách sản xuất hàng hóa Vào cuối thé ky 19, điện và dâychuyền lắp ráp có thể sản xuất hàng loạt, làm nảy sinh cuộc cách mạng lần thứ hai.Nhiều người cho rằng cuộc cách mạng thứ ba bắt đầu vào những năm 1970 khinhững tiễn bộ trong máy tinh cho phép chúng ta lập trình máy móc và mạng, cungcấp năng lượng cho tự động hóa.Vậy nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần nhứnhất là phát triển trên trụ cột là động cơ đốt trong, cuộc cách mạng thứ hai đượcphát triển trên động cơ điện và thứ ba có trụ cột là máy tính và tự động hóa thì ta
có thé rút ra được định nghĩa về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bước tiến tiếp theo trong việc tận dụng 3trụ cột chính là kỹ thuật SỐ, công nghệ sinh học và vật lý nhằm số hóa lĩnh vực sảnxuất từ đó mang lại những lợi ích và tối ưu hóa quy trình sản xuất hàng hóa vàdịch vụ.
Gan liền với cuộc CMCN 4.0 là việc chuyên đổi số và nền kinh tế số ở cácquốc gia, để có thê phân tích rõ hơn về ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới FDI, ta cũngcần hiểu rõ hai khái niệm này
- _ Khái niệm nên kinh tế số
Kinh tế số (Digital economy) là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu trênnền công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch trên điện tử tiến hành thông quainternet Kinh tế số còn được gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tếmới (new economy) hoặc kinh tế mang (web economy) Hiện nay, kinh tế số xuất
hiện trên tât cả các lĩnh vực và nên kinh tê từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
Trang 18phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến logistics, tài chính ngân hang, Trong
nền kinh tế hiện tại, nền kinh tế kỹ thuật số dang phát triển nhanh chong đặc biệt
là ở các nước đang phát triển
Theo “Economist Intelligence Unit 2010: Digital Economy Rankings 2010” :
Không có định nghĩa rõ ràng nhưng xếp hang của nền kinh tế số dựa trên chatlượng công nghệ thông tin — truyền thông của một quốc gia, chất lượng cơ sở hạtầng cũng như người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ nước đó sử dụng CNTT-
TT cho lợi ích của chính họ” Điều này nói lên ảnh hưởng to lớn của công nghệ thông tin đến lợi ích và sự phát triển của một đất nước.
Theo G20 DETF 2016: G20 Digital Economy Developmentand Cooperation
Initiative: “Kinh tế số là một loạt các hoạt động bao gồm sử dụng số hóa thông tin
và kiến thức như yếu t6 quan trọng của sản xuất, mạng thông tin hiện đại như làmột không gian quan trọng và sử dụng công nghệ truyền thông (ICT) như mộtđộng lực quan trọng của năng suất trưởng và tôi ưu hóa cơ cấu nền kinh tế”
Trong Knickrehm et al 2016: Digital Disruption (Accenture): “ Nền kinh tế số
là phan của tong san lượng kinh tế bắt nguồn từ một số lượng lớn đầu vào “kỹthuật số” Các đầu vào kỹ thuật số này bao gồm kỹ năng kỹ thuật số, thiết bị kỹthuật số (phần cứng, phần mềm và thiết bị truyền thông) và thiết bị trung gian hànghóa và dịch vụ kỹ thuật số được sử dụng trong sản xuất Chỉ có từ các phân tích
đó mới có thé phản ánh đúng nền tang kỹ thuật công nghệ số”
- Khai niệm chuyên đôi sô
Chuyên đôi sô (Digital transformation) đang là cụm từ được sử dụng như xu hướng tat yêu, vân đê sông còn với các quôc gia, tô chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các quôc gia trên thê giới Sự xuât hiện của chuyên đôi sô đã làm nên
những thay đổi to lớn về năng suất lao động, mô hình kinh doanh, xu hướng phát
Trang 19triển của mọi ngành nghề từ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, kinh doanh
và dich vụ Ta có thé nhìn thấy rõ ràng vai trò và tác dộng to lớn của chuyên đôi
số đối với cuộc sống và sự phát triển của con người Vậy chúng ta biết chuyên đổi
số là gì?
Nhu chúng ta đã biết, chuyên đổi số mặc dù đã xuất hiện rat lâu trên thế giớinhưng mãi cho đến khi cuộc cách mang công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, chuyênđổi số mới bắt đầu được biết đến và trở nền phổ biến trong mọi nghành nghề.Không có một định nghĩa cố định về chuyên đổi số nhưng có rất nhiều cách déchúng ta có thé hiểu được về chuyên đổi số
Theo Công ty nghiên cứu va tư van công nghệ thông tin Gartner, chuyển đổi
số là việc ứng dụng công nghệ trong thay dối mô hình kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc
độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn
Theo Microsoft, chuyên đổi số chính là tái cau trúc tư duy trong phối hợp giữa
dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới
Theo FPT, chuyền đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ
mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mớinhư dir liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán dam mây (Cloud) thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.Chuyển đôi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được
nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng
và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời Qua đó, hiệu quả hoạtđộng và tính cạnh tranh của tô chức, doanh nghiệp được nâng cao
Trang 201.1.2 Các công nghệ chính trong Công nghiệp 4.0
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương, Công nghiệp 4.0được phát triển dựa trên 3 trụ cột chính và có 17 công nghệ làm nên cuộc cáchmang này bao gồm: Robotics, Bioinformatics, Nanotechonology, 6G
Communication, Autonomous Systems, Cybersecurity, Neurotechnology, Smart Automation, Quantum Computing, Future of Energy, Advanced Material, Augmented Reality, Advanced Analytic, 3D printing, Blockchain, Internet of
Things, Artificial Intelligence Trong cuộc cách mạng thứ tư này, các công nghệtrong 17 công nghệ kê trên có thể kết hợp với nhau hoặc làm việc đơn lẻ nhưngchúng đều có kết quả là làm thay đổi và tối ưu hóa quy trình sản xuất Một số côngnghệ nỗi bật đã làm thay đổi cả cuộc sống của chúng ta, không chỉ quy trình sản
xuất mà còn là cách con người sinh sống, làm việc Cụ thể như là:
- Internet van vat (oT) va Internet van vat công nghiệp (IloT)
Internet van vat (IoT) là một thuật ngữ kỹ thuật được sử dung đề cập về việc
mở rộng sức mạnh của internet vượt ra ngoài phạm vi của máy tính và điện thoạithông minh, kết nối tới mọi thứ xung quanh, các quy trình và môi trường khác;nhờ vào sự phát triển của các thiết bị kết nối Internet như cảm biến, đồng hồ đo,chip nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và những thiết bị được nhúng trong cácđối tượng khác nhau cho phép chúng gửi và nhận các loại dữ liệu khác nhau Hiệnđang có hang tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện đang được kết ni với internetvới mục đích chính là thu thập và chia sẻ dữ liệu Nhờ bộ xử lý bên trong cùng với
sự tiễn bộ của mạng không dây, người dùng IoT có thé khiến mọi thứ trở nên chủđộng và thông minh hơn Theo thống kê đến hết năm 2020, lượng thiết bị IoT trêntoàn thế giới tăng mạnh, ước tinh sẽ có hơn 75 tỷ thiết bị IoT sẽ được lắp đặt vàonăm 2025, gap 5 lần so với năm 2015 Theo báo cáo của Ericsson Mobility Report,
Trang 21dự kiến tới năm 2021, trên toàn thế giới sẽ có 28 tỷ thiết bị kết nối trong đó có 15
tỷ thiết bị kết nối IoT bao gồm thiết bi M2M (machine-to-machine) như đồng hồ
đo thông minh, cảm biến trên đường, địa điểm bán lẻ, các thiết bị điện tử tiêu dùngnhư TV, đầu DVR, thiết bị đeo; 13 tỷ còn lại là điện thoại di động, máy tính xách
tay, PC, máy tính bảng.
HoT (Industrial Internet of Things) hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 là việc ứng
dụng IoT trong ngành công nghiệp sản xuất IIoT có thé cách mạng hóa trong công
việc sản xuất; phần lớn là nhờ việc thu thập và truy cập vào nguồn đữ liệu không
lồ (Big data); với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây TheoBáo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cau Juniper Research công bố vàotháng 11 năm 2020, số lượng kết nối Internet vạn vật trong công nghiệp (IIoT)trên toàn cầu sẽ tăng từ 17.7 tỷ vào năm 2020 lên 36.8 tỷ vào năm 2025, đạt tốc
độ tăng trưởng chung là 107% Nghiên cứu dự báo rang, hơn 80% giá trị thị trườngIoT trong công nghiệp toàn cầu, trị giá khoảng 216 tỷ USD sẽ dùng cho phần mềm
vào năm 2025.
- Công nghệ chuỗi khối (Blockchain Technologies)
Công nghệ chuỗi khối là một dạng công nghệ số cái phân tán cho phép nhiềubên tham gia vào các giao dịch an toàn, đáng tin cậy mà không cần bất kỳ trunggian nào Blockchain được ví như một cuốn số kế toán chính (cuốn số cái) củamột công ty, nơi mà mọi hoạt động liên quan đến tiền của công ty được giám sátrất chặt chẽ Blockchain còn được biết đến như là công nghệ sau tiền điện tử, hơn
nữa, nó cũng có liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng khác đối với các nước
đang phát triển Những lĩnh vực đó bao gồm: nhận dạng kỹ thuật số; quyền tài sản;giải ngân viện trợ Tuy nhiên, blockchain cũng gặp phải một thách thức là: đối với
một sô ứng dụng, công nghệ blockchain cân nguôn cung cap điện bên bi và đáng
Trang 22tin cậy để xử lý Một số ứng dụng blockchain đã được sử dụng ở các nước đang
phát triển, ví dụ như trong các lĩnh vực fintech, quản lý đất đai, giao thông, y tế và
giáo dục ở Châu Phi (UNECA, 2017).
Cụ thê hơn, blockchain có thể có các ứng dụng liên quan đến các phạm vi hoặcđặc điểm sau trong ngành năng lượng (1): Hóa đơn tự động, Bán hàng và tiếp thị,
Thương mại và thị trường, Tự động hóa, Lưới điện thông minh và truyền tải dữ
liệu, Quản lý lưới điện, Quản lý bảo mật và nhận dạng, Chia sẻ tài nguyên, Tính
cạnh tranh, Tính minh bạch.
Theo dự báo giá trị kinh doanh blockchain của Gartner, sau giai đoạn đầu tiênđạt được một vài thành công trong năm 2018 - 2021, sẽ có những khoản đầu tưlớn hơn, tập trung hơn và nhiều mô hình thành công hơn vào năm 2022 - 2026
Dự kiến sẽ bùng nỗ vào năm 2027 - 2030, đạt hơn 3 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu(WTO, 2018) Hiện tại, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 50% trong số tất cảcác ứng dụng băng sáng chế cho các gia đình công nghệ liên quan đến blockchain
và cùng với Hoa Kỳ, họ đại điện cho hơn 75% tất cả các ứng dụng bằng sáng chế
đó (ACS, 2018).
- Dién toan dam may (Cloud Computting)
Điện toán đám mây, hay còn được gọi là Điện toán may chu ảo, là một giảipháp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin toàn diện “Cloud computing” là giảipháp điện toán trong môi trường Internet, trong đó, toàn bộ tai nguyên sẽ đượccung cấp và chia sẻ giống như dong điện phân phối trên hệ thống lưới điện Các
máy tính sử dụng dịch vụ này đều chạy trên một hệ thống duy nhất Điều này có
nghĩa là những máy tính này sẽ được cài đặt cau hình dé làm việc cùng nhau, cácứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp.
Trang 23Trong nhiều năm vừa qua, dịch vụ đám mây đã có sự tăng trưởng đáng kinhngạc và trở thành một trong những xu hướng công nghệ chính của năm 2020 Đốivới lĩnh vực kinh tế, điện toán đám mây hiện hữu bằng Serveless Computing, mộtdịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm cốt lõi mà không còn longại về việc quản lí và vận hành máy chủ Nhìn chung thì hệ thống điện toán đámmây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi mà tất cả những gi cầnthiết là thiết bị có kết nối với Internet Toàn bộ những dịch vụ lưu trữ và truyềntin như email, ngân hàng trực tuyến (Internet banking), mua sắm qua mạng haytrò chuyện qua Skype đều thuộc hệ thống điện toán đám mây.
Theo nghiên cứu về thị trường điện toán đám mây và lưu trữ web năm 2020trong VIO cho biết có khoảng:
° 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tinnhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây
° 8% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìmhiểu
° 39% thị trường đã dan thân và đang sử dụng Điện toán đám mây
° 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị “thu phục” bởi Điện toán đám mây
và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu đài trên thị trường Điện toán đám mây
Trang 24tâm đữ liệu đo 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được
kết nối đến cả nước.
Với những tiện ích trên thì điện toán đám mây trở nên vô cùng hữu ích cho các
quốc gia có chi phí phần mềm được cấp phép hạn hẹp Nhưng ở một số nước đangphát triển, chi phí của băng thông quốc tế bổ sung dé truy cập các máy chủ vfatrung tâm dữ liệu ở nước ngoài khá cao khiến sự phát triển của dịch vụ điện toánđám mây bị hạn chế
- Công nghệ in 3D (Three-dimensional printing)
In ba chiều (3D) hay còn được gọi là công nghệ sản xuất đắp dan, có khả năngphá vỡ các quy trình sản xuất bằng cách thúc day thương mại quốc tế trong cácthiết kế thay vì trong các sản phẩm hoàn chỉnh Nó cung cấp cơ hội cho các nướcđang phát triển dé nhảy vọt các quy trình sản xuất truyền thống Một số liên doanh
sử dụng in 3D đã có thé được tìm thấy ở các nước dang phát triển Ví du, ở Châu
Phi, những dự án như vậy ton tại cho doanh nhân địa phương ở Togo, cho các
nguồn cung cấp y tế ở Uganda, dé lap đầy khoảng trống nhập khẩu ở Nigeria, chocác dự án thương mại ở Nam Phi và cho năng lượng tái tạo ở Rwanda (AtlanticCouncil, 2018) Nhà sản xuất xe đạp và xe tay ga lớn nhất An Độ đã sử dụng in3D từ năm 2014, cho phép các sản phẩm tiếp cận thị trường với tốc độ nhanh hơn;
và máy in 3D đang được sử dụng để tạo ra chân tay giả ở các quốc gia nhưCampuchia, Sudan, Uganda và Cộng hòa Tanzania Trên thực tế, năm quốc giahàng đầu (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Vương quốc Anh) chiếm
khoảng 70% tổng số.
- Tu động hóa và Robot
Trang 25Công nghệ tự động hóa và Robot đang được sử dung rộng rãi và phổ biến trongsản xuất và có tác động đáng ké đến cơ hội việc làm Đã có nhiều những quan ngạicho rằng hai lọai công nghệ này có thé làm hạn chế đến phạm vi của các nướcđang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu như một con đường dẫn đến công nghiệphóa (UNCTAD, 2017), và các nước có nền kinh tế phát triển sẽ có xu hướng sửdụng robot dé cải thiện công việc sản xuất của mình Theo Liên đoàn Robot quốc
tế (2018), doanh số toàn cầu của robot công nghiệp tăng gấp đôi giữa năm
2013-2017 Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển với doanh số dự kiến sẽ tăng từ 381.300chiếc trong năm 2017 lên 630.000 chiếc vào năm 2021 Năm thị trường hàng đầu(Trung Quốc, tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Đức) chiếm 73% tổngdoanh số ban hàng của robot trong năm 2017 Trong đó, Trung Quốc đang théhiện nhu cầu mạnh nhất với thị phần là 36% Robot chủ yếu được sử dụng trongngành công nghiệp ô tô, điện tử và kim loại.
- Tri tuệ nhân tao
AI( Artidicial Intelligence) là tri tuệ nhân tao, đây là công nghệ mô phỏng
những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người đưa vào máy móc,các hệ thống máy tính hiện nay đều sử dụng hệ thống này Đinh nghĩa về côngnghệ AI lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1956 do John McCarthy đưa ra Côngnghệ AI đang là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và hầu hết ở tất cả các ngành.Trong (ITU,2018b), họ đã ước tính công nghệ này có tiềm năng tạo ra sản lượngkinh tế toàn cầu khoảng 13 nghìn tỉ USD vào năm 2030, đóng góp khoảng 1,2%
vào GDP hằng năm Công nghệ AI đã có những ứng dụng thiết thực vào trong
thực tế như dịch vụ chăm sóc sức khỏe với phầm mềm IBM Watson, trong dịch
vụ kinh doanh với kả năng áp dụng lặp đi lặp lại các nhiệm vụ tạo ra bởi con người,
chạy các thuật toán tích hợp nhăm tạo ra nền tảng phân tích và chăm sóc khách
Trang 26hàng tốt hơn Không chỉ vậy AI còn được tích hợp trong giáo dục giúp chấm điểm
của giáo viên dé dàng hơn hay trong tài chính với ứng dụng Intuits Mind và trong
nhiều ngành nghề khác Theo báo cáo năm 2017, các chuyên gia nhận định Mỹ,Trung Quốc và Ấn Độ là ba nước lớn thành công và gặt hái nhiều nhất trong lĩnh
vực robot,AI.
- Phân tích dữ liệu
Ngày nay, số đữ liệu ngày càng khủng lồ và cốt lõi của nền kinh tế số là phải
xử lí và phân tích và sử dụng trong thực tế Từ đó chúng ta có thể thấy được phântích đữ liệu là nguồn gốc tạo nên giá trị của kinh tế số cũng như CMCN 4.0
Trong nền kinh tế số đang phát triển không ngừng, số lượng dữ liệu được tạo racàng ngày càng trở nên không lồ Trong số liệu của IBM về Xu hướng tiếp thị năm
2017, đã nói rằng mỗi ngày chúng ta 2,5 triệu triệu byte được tạo ra Năm 1992,
lưu lượng truy cập internet toàn cầu là khoảng 100 gigabyte mỗi ngày Vào 2002,
số lượng lưu lượng là 100GB mỗi giây cho đến 2017 con số đã tăng lên hơn 46600
GB mỗi giây Theo dự kiến vào năm 2022 lưu lượng IP toàn cầu sẽ đạt 150700
GB mỗi giây Theo tập đoàn dữ liệu quốc tế ( IDC) đã dự đoán sau mỗi năm, vũtrụ sé ( digital universe - dung lượng dữ liệu được tao ra và sao chép) sé đạt 180zettabyte ( 180 nghìn tỉ tỉ byte) và dung lượng đữ liệu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai
năm trong thập kỷ tới.
1.1.3 Tác động của Công nghiệp 4.0
- Tac động tới nền kinh tế - sản xuất: Nhờ việc sử dụng các phần cứng, maymóc và những khả năng tính toán dữ liệu, dự báo phù hợp nhất Các công nghệ có
sự giao thoa và kết hợp, đặc biệt phát triển thêm nhiều công nghệ tiên tiến như: trítuệ nhân tạo, thực tế ảo, công nghệ lượng tử Sự phát triển của các công nghệ này
Trang 27mang đến tương lai hứa hẹn khi được áp dung rộng rãi trong tat cả các ngành nghề,
lĩnh vực Giúp tiết kiệm nhiều chi phí khác nhau và tăng năng suất sản xuất tối đa
- Tac động tới tài chính: Trong khi lĩnh vực tài chính, ngân hang, công nghệ van
luôn ở tình trạng cạnh tranh khốc liệt với nhau Công nghệ càng phát triển thì càng
có nhiều ngân hàng, doanh nghiệp tài chính được xây dựng, mở rộng và phát triểnhơn nữa 4.0 tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như cơ hội rộng mở và phát triển mạnh
mẽ cho các quốc gia trong quá trình tiếp cận với xu hướng toàn thé giới
- Tac động tới vấn đề việc làm và lao động: Trong sự phát triển mạnh mẽ của4.0 và sự chuyên minh của công nghệ trên toàn thế giới, điều này buộc con ngườiphải trau đồi thêm thật nhiều kiến thức cũng như kỹ năng phù hợp với xu hướngphát triển toàn cầu Tại Hội nghị WEF lần thứ 47, báo cáo phân tích có nhiều yêu
tố ảnh hưởng đến việc làm Báo cáo nhận định cho rằng thế giới đang ở giai đoạncao nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Các số liệu thực tế của các công ty
đi đầu về công nghệ cũng cho thấy rằng nhân sự có trình độ sẽ ảnh hướng đến 9%doanh thu, 26% về khả năng thu lợi và 12% về giá trị thị trường so với những
doanh nghiệp khác.
- Tac động đối với chiến lược phát triển của các quốc gia: Cùng với sự phát triểncủa công nghệ chuyền đổi kỹ thuật số ứng dụng và phủ sóng rộng rãi trên toàn bộcác lĩnh vực hoạt động, mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng để đảm bảokhông bi tụt lại phía sau Việc trung hoà các yếu tô truyền thống kết hợp với tiến
bộ của khoa học cũng đóng vai trò rất quan trọng Mỹ có “Chiến lược quốc gia vềsản xuất tiên tiễn”; Anh kỳ vọng việc số hóa các nhà máy Tất cả nhằm dé khôiphục nhiều ngành sản xuất truyền thông cũng như gia tăng năng suất sản xuất nhờvào sự phát triển của 4.0 Ở các nước Châu Á cũng có những chương trình tương
tự ở Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản
Trang 28- _ Cách mạng Công nghiệp 4.0 có thé gây ra sự bất bình đăng Đặc biệt là nó cóthể phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trongnên kinh tế, robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao độngtrên thế giới có thé rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là đối với người làm trong
lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải Đây sẽ là một
thách thức lớn với các lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật và lao độnggiá rẻ Chính vì vậy, dưới sự thay đôi vượt trội của khoa học công nghệ, con ngườicũng phải thay đổi liên tục nâng cấp kiến thức và cập nhật dé có thé bắt kip, hòanhập vào thời đại.
1.2 Cở sở lý luận về FDI
1.2.1 Định nghĩa FDI
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment có nghĩa là hình thức đầu
từ đài hạn của cá nhân hoặc tô chức thuộc về đất nước này vào nước khác bằngcách thiết lập xưởng sản xuất, cơ sở, chi nhánh kinh doanh Mục đích của hànhđộng này nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và năm quyền quản lý toàn bộ cơ sởkinh doanh này Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ
và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty
Theo Tổ chức Thuong mại Thế giới, Dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy rakhi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nướckhác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó Điểm đặc biệtcủa FDI là quyền quản lý, đó là thứ dé phân biệt FDI với các công cụ khác
Khái niệm của FDI theo OECD là “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loạihình đầu tư xuyên biên giới, trong đó một nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh tếthiệt lập một môi quan tâm lâu dài và mức độ ảnh hưởng đáng kê đôi với một
Trang 29doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác Quyền sở hữu từ 10% trở lên hoặc quyềnbiểu quyết trong một doanh nghiệp trong một nền kinh tế bởi một nhà đầu tư ởmột nên kinh tê khác là băng chứng của môi quan hệ như vay”.
1.2.2 Đặc điểm của FDI
FDI là một hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao Vì vậykhi đầu tư mục dich của các nhà đầu tư sẽ là mang lợi nhuận lớn nhất dành cho
mình.
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.Theo cách phân loại đầu tư nước ngoai của nhiều tài liệu và theo quy định củapháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một sốnước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thé có sựtham gia góp vốn nhà nước Dù chủ thé là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khangđịnh FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất
là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDLCác nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý
đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp ly dé hướng FDI vào phục vụ cho các
mục tiêu phát triển kinh tẾ, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục
vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn phápđịnh hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước dé giành quyềnkiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tu Cac nước thườngquy định không giống nhau về vấn đề này Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là
10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt
đầu tư trực tiếp và đàu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theoquy định của OECD (1996) thi tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền