1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Hàm ý và chính sách

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Hàm ý và chính sách
Tác giả Vương Thị Hương Giang, Đặng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Phạm Thi Nhân, Trần Nguyên Sa
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 715,42 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phạm vi và Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu (13)
      • 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN (15)
    • 2.1. Tỷ giá hối đoái và Biến động tỷ giá hối đoái (15)
    • 2.2. Các yếu tố tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái (16)
    • 2.3. Tác động đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái (19)
    • 2.4. Hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái (21)
      • 2.5.1. Hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (21)
      • 2.5.2. Chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam (22)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Giả thuyết nghiên cứu (24)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu (25)
      • 3.2.1. Phương pháp đo lường biến động tỷ giá hối đoái (25)
      • 3.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm (26)
    • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu (27)
    • 3.4. Trình tự nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (30)
    • 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (30)
    • 4.2. Phân tích kết quả từ mô hình hồi quy và thảo luận (35)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (40)
  • KẾT LUẬN (23)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LẦN THỨ 4 ĐẾN BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI USD/VND TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM: HÀM Ý VÀ CHÍNH SÁCH MÃ SỐ:

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tỷ giá hối đoái và Biến động tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một tỷ lệ được sử dụng để quy đổi của một đồng tiền cho một đồng tiền khác hay tỷ giá giữa hai loại tiền tệ khác nhau, hoặc là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ Theo Rose (2011), cơ chế xác định tỷ giá hối đoái được lựa chọn bởi chính phủ và duy trì bởi ngân hàng trương ương ở từng quốc gia Theo Luật NHNN Việt Nam (2010), tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài so với một đơn vị Việt Nam đồng (VND) Trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại hiện nay, mặc dù tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên mối quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, nhưng nó được đặt dưới sự giám sát và điều tiết của NHNN Việt Nam Về cơ bản, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam sử dụng chính sách tỷ giá để định hướng hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế theo những mục tiêu đã định NHNN Việt Nam lựa chọn đồng Dollar Mỹ (USD) là loại ngoại tệ trung tâm trong quản lý điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái thấp xu hướng giảm, giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, kết quả hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Ngược lại, tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, kích thích hoạt động xuất khẩu Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cai (2021) chỉ ra rằng tổng kim ngạch xuất khẩu biến động ngược chiều với tỷ giá hối đoái USD/VND tại Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu biến động cùng chiều với tỷ giá hối đoái USD/VND tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2020

Cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN được ban hành kể từ năm 2015 tới nay được thực hiện phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam với quốc tế, đề cao tính linh hoạt và chủ động hơn với các biến động từ thị trường (Nguyễn Đức Trung, 2016)

Chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại ở mức độ nhỏ, làm giảm xu hướng nắm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích đầu cơ NHNN Việt Nam đã mở rộng biên độ tỷ giá ở mức +/-3% vào năm 2015 (so với biên độ +/-1% trước đó) Đồng thời, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015 về việc công bố tỷ giá trung tâm (USD/VND) Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam được đánh giá chung là bắt kịp với những thay đổi thị trường ngoại hối tại Việt Nam cũng như thế giới, đồng thời được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN

Biến động tỷ giá hối đoái là rủi ro liên quan đến những chuyển động bất ngờ trong tỷ giá hối đoái (McKenzie, 1999) Như vậy, biến động tỷ giá hối đoái có thể được hiểu là sự thay đổi theo thời gian của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Sự biến động này có khả năng tạo ra rủi ro đối với các hoạt động kinh tế có liên quan tới nó Các tài liệu tài chính truyền thống chỉ ra rằng mức độ biến động của tỷ giá hối đoái có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định của hoạt động ngoại thương và môi trường kinh tế-xã hội tại các quốc gia Cụ thể, nghiên cứu của Byrne và Davis (2005), Devereux (2004) đã lần lượt chỉ ra rằng biến động tỷ giá hối đoái cao hơn làm tăng rủi ro trên thị trường tài chính, làm gia tăng sự không chắc chắn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và dẫn đến giảm phúc lợi xã hội Do đó, việc khám phá ra nhân tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái là hết sức cần thiết Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được chính xác nguyên nhân, chiều hướng tác động của nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái, thông qua đó dự báo được xu hướng biến động tỷ giá hối đoái Mặt khác, trong quá trình xây dựng và ban hành cơ chế xác định tỷ giá hối đoái, các nhà hoạch định chính sách căn cứ vào tác động của các nhân tố đã được xác định để xây dựng những kịch bản cho hoạt động quản lý và điều hành liên quan đến biến động cực đoan của tỷ giá hối đoái.

Các yếu tố tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái

Đa số các nghiên cứu tài chính truyền thống đã chỉ ra rằng mức độ biến động tỷ giá hối đoái có ý nghĩa to lớn đối với sự ổn định ngoại thương của một quốc gia (Chowdhury, 1993; Clark và cộng sự, 2004) Tỷ giá hối đoái biến động càng mạnh làm tăng rủi ro thị trường tài chính, tăng tính không chắc chắn của đầu tư nước ngoài và dẫn đến giảm phúc lợi xã hội (Byrne và Davis, 2005) Có rất nhiều tác nhân có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái Sự thay đổi của các tác nhân này sẽ dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Do đó, việc tìm nguyên nhân gây ra biến động tỷ giá hối đoái là rất cần thiết Bởi vì nó sẽ giúp trả lời câu hỏi biến động tỷ giá hối đoái là do tác nhân nào gây ra và làm thế nào để hạn chế những rủi ro do biến động tỷ giá (được gây ra bởi những tác nhân đó) đối với các hoạt động của nền kinh tế Theo nghiên cứu của Đào Thanh Bình và Trần Phương Ly (2021), hàng loạt các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể tác động đến tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam, gồm có:

- Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tích với tốc độ tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế kích thích nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế Bên cạnh việc xác định tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế), chỉ số PPP cũng có thể được sử dụng, chỉ số này dựa trên sức mua của nền kinh tế (Moroşan và Zubaş, 2015) Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cho thấy sức mua của người tiêu dùng trong nước tăng, theo đó, hoạt động nhập khẩu tăng lên, khiến giá trị đồng ngoại tệ cao hơn đồng nội tệ Kết quả là, tỷ giá hối đoái tăng trong trường hợp này và ngược lại

- Các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ phản ứng với các biến động về tiền tệ trong phạm vi mà chúng tác động đến, cụ thể là giá tiêu dùng hay lạm phát (Ha và cộng sự 2020) Do đó, lạm phát được xem là nhân tố tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ làm phát của các quốc gia khác, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, tức là giá đồng nội tệ của quốc gia đó giảm so với ngoại tệ của các quốc gia được xem xét Trong diễn biến ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn tỷ lệ lạm phát của các quốc gia khác, tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống

- Lãi suất được xem là nhân tố có khả năng tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái

Lãi suất cũng có tác động đáng kể đến các hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó tác động đến tỷ giá hối đoái (Agyeman và cộng sự., 2021) Lãi suất trong nước được sử dụng để biểu thị giá trị của đồng nội tệ Khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài, giá trị đồng nội tệ bị hạ thấp so với đồng ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ được nâng cao so với đồng ngoại tệ, làm giảm tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng bởi cung tiền Cung nội tệ quá mức sẽ dẫn đến giảm giá đồng nội tệ (Moroşan và Zubaş, 2015) Gia tăng mức cung tiền dẫn giảm lãi suất danh nghĩa (theo hiệu ứng Fisher) Hầu hết, chính phủ các quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế Thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng, chính phủ các nước bơm tiền vào nền kinh tế làm hạ lãi suất (tăng cung tiền), thông qua đó kiểm soát lạm phát Kết quả là tỷ giá hối đoái tăng

- Trao đổi thương mại và cán cân thanh toán có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

(Thirlwall, 2003) Trong trường hợp tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá của các sản phẩm nhập khẩu tức là tỷ lệ trao đổi thương mại có xu hướng gia tăng Điều này làm cho đồng nội tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại Cán cân thanh toán quốc tế, cao thì đồng nội tệ giảm, đồng ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế giảm sẽ làm cho đồng ngoại tệ giảm, đồng nội tệ tăng làm cho tỷ giá hối đoái giảm

- Kiều hối đóng một vai trò rất lớn trong thị trường ngoại tệ Việt Nam (Đỗ Thị

Kim Hảo, 2011) Dòng ngoại tệ từ nước ngoài chảy về Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm vị trí thứ hai sau dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam so với các dòng tài chính khác, do đó nó tạo thành một nguồn cung ngoại tệ rất lớn và tác động trực tiếp đến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Lượng ngoại tệ (USD) dồi dào tại thị trường Việt Nam dẫn đến kết quả tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm

- Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương (NHTW) vào thị trường ngoại hối,

Andrew và cộng sự (2007) cho rằng NHTW ở các quốc gia hoàn toàn có thể điều tiết thị trường ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách đưa ra NHTW các quốc gia thường tham gia trực tiếp với vị thế người bán, hoặc người mua để điều chỉnh tỷ giá Trong trường hợp tỷ giá trên thị trường cao hơn kỳ vọng của NHTW, NHTW sẽ đóng vai trò là một người cung ngoại tệ bằng cách bán ngoại tệ trong dự trữ ngoại hối Với vị thế này, NHTW sẽ khiến cung ngoại tệ tăng lên khiến tỷ giá giảm xuống về mức tỷ giá chính thức Tuy nhiên, việc bán dự trữ ngoại hối sẽ khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm xuống Trong tình huống ngược lại, NHTW sẽ tham gia thị trường với vai trò người mua vào ngoại tệ, nhằm tăng cầu ngoại tệ Hành động này sẽ khiến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối tăng lên

- Bên các yếu tố kể trên, các yếu tố khác cũng có thể tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái như: nợ công của chính phủ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường trong nước; thể chế chính trị, thâm hụt tài khoản vãng lai, chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng khinh tế, dịch bệnh, Rõ ràng, khi sự thay đổi của các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thay đổi, nó dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá theo thời gian, điều này trực tiếp hình thành nên sự biến động tỷ giá hối đoái Trong phần tiếp theo, đề tài sẽ tập trung phân tích cơ chế tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.

Tác động đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái

Các tin tức không dự đoán trước trước được ảnh hưởng đến tỷ giá giao ngay và sự xuất hiện của những thông tin này đại diện cho những sai lệch trong khả năng dự báo của thị trường ngoại hối về các cặp tỷ giá hối đoái (Edwards, 1989) Theo kết quả nghiên cứu của Galati và Ho (2003) về cặp tỷ giá EUR/USD, những luồng tin tức xấu sẽ dẫn đến sự đánh giá thấp của tiền tệ và ngược lại Narayan và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng các cuộc tấn công khủng bố có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái hai chiều giữa các quốc gia khác nhau Sau các cuộc tấn công khủng bố, một số đồng tiền quốc gia đã lên giá, trong khi một số đồng tiền quốc gia mất giá và liên tục bị tác động đáng kể Sharma và cộng sự (2019) khảo sát mối quan hệ giữa việc chính phủ Mỹ đóng cửa và biến động tỷ giá hối đoái, cho thấy kết quả cho thấy sự biến động tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng do ngừng hoạt động ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển

Nếu như chính sách tiền tệ được nhắc đến như “chính sách then chốt” để phản ứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thì hàng loạt các chính sách đi kèm với chính sách tiền tệ như phong tỏa, đóng cửa biên giới và chính sách y tế mới là những phản ứng quan trọng hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 (Beckmann and Czudaj, 2022) Iyke (2020) cung cấp những bằng chứng cho thấy dịch bệnh COVID-19 bùng phát có thể được sử dụng để dự đoán tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái Phan and Narayan (2020) đã khẳng định tác động của các chính sách can thiệp của chính phủ để hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 có tác động lên các hoạt động của nền kinh tế So với đại địch SARS, các hạn chế của chính phủ đối với sự di chuyển tự do của cá nhân do thực thi lệnh dãn cách xã hội trong COVID-19 đã gây ra sự biến động mạnh hơn trên thị trường chứng khoán (Baker và cộng sự, 2020, Mishra và cộng sự, 2020) Tuy nhiên, với hang loạt các chính sách can thiệp của chính phủ, tính thanh khoản của thị trường có thể được cải thiện một cách hiệu quả (Haroon và Rizvi, 2020; Sharma và cộng sự, 2021)

Bởi sự bùng phát toàn cầu của đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tiếp áp dụng các biện pháp hạn chế như kiểm soát giao thông vận tải và hạn chế di chuyển dân cư, điều này đã làm cho môi trường kinh tế và thương mại toàn cầu trở nên khắc nghiệt hơn Chính những hạn chế này đã mang lại nhiều tác động cho thương mại quốc tế Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khối lượng thương mại hàng hóa trong quý I của năm 2020 đã giảm 3% so với cuối năm

2019 3 Do khối lượng thương mại toàn cầu giảm mạnh dẫn đến dòng vốn quốc tế chắc chắn sẽ bị tác động (Qin và cộng sự, 2020), điều này sẽ làm tăng đáng kể sự biến động tỷ giá hối đoái Với việc giảm dòng vốn quốc tế, các tổ chức tài chính đang giả định một xu hướng tăng lên về rủi ro do nhu cầu tài sản tài chính quốc tế không cân bằng, khiến các nhà đầu tư thay phần bù cho việc nắm giữ tiền tệ và do đó tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái (Debelle, 2020)

Khi đại dịch COVID-19 trở thành mối bận tâm lớn của toàn nhân loại kể từ năm

2020, khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phân tích biến động tỷ giá hối đoái trên nhiều khía cạnh khác nhau Một số học giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và sự can thiệp của chính phủ các nước (Feng và cộng sự, 2021) với mục đích nhằm xem xét tác động của sự can thiệp chính phủ các nước đến biến động tỷ giá hối đoái khi đại dịch COVID-19 bùng nổ Một số nghiên cứu khám phá hiệu ứng biến động lan tỏa giữa tỷ giá hối đoái các nước (Wei và cộng sự, 2020) nhằm kiểm tra liệu rằng hiệu ứng lan tỏa biến động tỷ giá đồng USD và tiền tệ của một số quốc gia có xuất hiện hoặc gia tăng đáng kể trong đại dịch COVID-19 Benzid and Chebbi (2020) cũng chỉ ra tác động đại dịch COVID-19 đến sự biến động tỷ giá hối đoái của đồng USD với đồng tiền của một số quốc gia trên thế giới và khẳng định tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá USD đối với các loại tiền tệ khác

Các luồng tin tức bất ngờ nhằm kiểm soát dịch bệnh như các chính sách dãn cách xã hội, cách ly y tế, hay đóng cửa biên giới trong ngắn hạn của chính phủ các nước nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người có tác động và dự đoán được sự biến động của tỷ giá hối đoái (Sharma và cộng sự., 2019) Feng và công sự (2021) cũng cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự gia tăng số ca nhiễm do dịch bệnh COVID-19 làm gia tăng biến động tỷ giá hối đoái tại 20 quốc gia được nghiên cứu trên thế giới (không bao gồm

3 Số liệu được lấy từ nguồn: https://unctad.org/en/Pages/Home.aspx

Việt Nam) Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của Wei và cộng sự (2020) và Benzid and Chebbi (2020) cho thấy sự xuất hiện và gia tăng hiệu ứng lan tỏa biến động giữa các cặp tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế

Feng và cộng sự (2021) lập luận rằng các biện pháp ngăn chặn và đóng cửa biên giưới được chính phủ áp dụng có hiệu lực, chúng có khả năng hạn chế biến động tỷ giá hối đoái ở các mức độ khác nhau Mặc dù một số nghiên cứu tin rằng việc ngăn chặn và các biện pháp đóng cửa do chính phủ thực hiện có tác động rất lớn đến nền kinh tế, việc thực hiện các địa điểm khác nhau đóng cửa và hạn chế đi lại có thể làm giảm hiệu quả sự gia tăng các ca nhiễm bệnh (Prem và cộng sự, 2020), do đó làm giảm sự gia tăng của sự không chắc chắn về chính sách kinh tế, giảm bớt “sự hoảng loạn” của thị trường và ức chế trao đổi biến động tỷ giá Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều công ty ngừng hoạt động và sản xuất, tiền lương và thu nhập của đại bộ phận dân cư đã giảm đi đáng kể Chính sách hỗ trợ thu nhập được thực hiện bởi một chính phủ có thể giúp giảm khoảng cách thu nhập, thúc đẩy tiêu dùng và hạn chế biến động tỷ giá hối đoái (Jeanneney và Hua, 2001; Lima và Porcile, 2013).

Hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái

2.5.1 Hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Theo Tổng cục Thống kê (2021), trong quý I/2021, Mỹ được coi thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt khoảng 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020 Cũng theo số liệu được Tổng cục Hải quan (2021) công bố, kim ngạch xuất-nhập khẩu Việt Nam và Mỹ năm 2021 đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020 Theo đó, Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 96,29 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2020 Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng khoảng

250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021 Đặc biệt, kim ngạch hai chiều năm 2021 tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020 bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu Trên thực tế, bất chấp bùng phát đại dịch COVID-19 trong năm 2021, Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Việc tiếp tục thực hiện Hiệp định EU-Vietnam Free Trade Area (EVFTA) trong năm 2021 đem lại tín hiệu tích trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với khó khăn và trở ngại do đại dịch COVID-19 gây ra Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương (2021), kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2021 đã phục hồi và tăng khả quan so với năm 2020, kim ngạch 2 chiều đạt 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu đạt mức 28,85 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu đạt mức 12,4 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020 Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất siêu sang liên minh Châu Âu 16,41 tỷ USD Sự tăng hay giảm trong hoạt động xuất-nhập khẩu làm phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ cũng có khả năng gây ra biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái Do đó, chính sách thúc đẩy và tăng cường hoạt động xuất-nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cùng với chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến biến động tỷ giá trung tâm USD/VND

2.5.2 Chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19

NHNN Việt Nam khẳng định không can thiệp làm gia tăng tỷ giá USD/VND để nhằm gia tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần thứ tư Hàng loạt các động thái từ phía NHNN liên quan đến chính sách điều hành và quản lý tỷ giá hối đoái USD/VND trong năm 2021, nhằm chứng minh những cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc không can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm suy giảm giá đồng nội tệ (VND), được thể hiện qua các chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái USD/VND trong năm

2021, như sau Thứ nhất, NHNN ngừng yết giá mua USD giao ngay và ngừng mua ngoại tệ giao ngay Thứ hai, NHNN kéo dài thời gian mua USD kỳ hạn lên thành sáu tháng thay vì ba tháng như trước đây Thứ ba, giá mua USD kỳ hạn sáu tháng được điều chỉnh giảm liên tục Thứ tư, NHNN hủy bỏ điều khoản có thể hủy ngang đối với các hợp đồng kỳ hạn được ký từ tháng 06/2021 Thứ năm, ngày 11/08/2021, NHNN đã ra quyết định tiếp tục hạ giá mua USD và thay đổi phương thức mua kỳ hạn sang giao ngay, cho thấy những tín hiệu hồi phục của thị trường Thứ sáu, ngày 24/08/2021, NHNN quyết định giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại tại NHNN từ mức 0,05% xuống còn 0% từ ngày 01/09/2021 Những động thái này có thể đã hỗ trợ cho cung USD trên thị trường Thứ bảy, NHNN tiếp tục duy trì sự ổn định của “tỷ giá trung tâm” USD/VND Do đó, tính đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng xung quanh mức 0,06% so với cuối năm 2020

Việc điều hành và quản lý chính sách tỷ giá của NHNN tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát khốc liệt tại Việt Nam, không những nhằm tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, mà còn bảo đảm công bằng trong hoạt động cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia trong xu hướng hội nhập chung toàn cầu Nhìn chung trong năm 2021, thị trường xuất khẩu nước ta diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt tại Mỹ và các nước trong khối liên minh Châu Âu góp phần cải thiện đáng kể cán cân thanh toán của Việt Nam Tỷ giá USD/VND năm 2021 biến động khá mạnh so với năm 2020, giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm, cụ thể giảm 1,6% so với đầu năm 2021 Năm 2022, kinh tế nước ta cho thấy những tín hiệu phục hồi đáng kể Trái với những diễn biến trong năm 2021, tỷ giá USD/VND vào cuối tháng 2/2022 giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại có chung xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước, lần lượt ở mức 0,18% và 0,69% Một loạt các sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra liên tiếp như: lạm phát gia tăng tại Mỹ, xung đột Nga-Ukraine, và giá vàng trong nước đột ngột tăng mạnh đầu năm 2022 dẫn đến tỷ giá USD/VND được NHNN điều chỉnh tăng so với cuối năm 2021 Có thể nói trong hai năm 2020, 2021 và nửa đầu năm 2022, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, đáng chú ý nhất là nhân tố dịch bệnh COVID-19, tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối có những biến động không hề nhỏ Đó chính là bối cảnh hấp dẫn thôi thúc các tác giả thực hiện đề tài này

Trong Chương 2, đề tài tổng quan lý thuyết liên quan đến tỷ giá hối đoái, và biến động tỷ giá hối đoái Thêm vào đó, đề tài chỉ ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái Thêm vào đó, đề tài chỉ ra cơ chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cũng như của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái Ngoài ra, trong chương còn đề cập đến hoạt động xuất nhập khẩu và chính sách điều hành, quản lý tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-

19 bùng phát Chương 2 góp phần xây dựng lý thuyết nền tảng, bối cảnh thực tiễn thị trường Việt Nam, làm tiền đề cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong Chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu

Các cú sốc kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trị tiền tệ Sự biến động về tỷ giá hối đoái là cách thị trường tiền tệ phản ứng lại với các cú sốc kinh tế vĩ mô So với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế vĩ mô được coi như tác động của một nhân tố ngoại sinh thay vì nội sinh Chính bởi lẽ đó nó có một hiệu ứng độ trễ nhất định lên các nhân tố của nền kinh tế vĩ mô Tác động đại dịch COVID-19 được chỉ ra rõ rệt đến sự biến động trên thị trường chứng khoán (Chang và cộng sự., 2021), sự biến động thị trường tài chính (Lan và cộng sự., 2020) và sự biến động giá dầu (Bakas và Triantafyllou, 2020) trên thế giới

Mặc dù đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hãn (Trung Quốc), nhưng Mỹ lại là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong suốt thời gian đại dịch này diễn ra (Vuong và cộng sự., 2022) Tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái được phân tích trong nghiên cứu của Benzid và Chebbi (2020) bằng mô hình GARCH Nghiên cứu của Aslam và cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng có sự suy giảm hiệu quả của các thị trường ngoại hối trong thời kỳ bùng phát dịch COVID-19 và tác động của đại dịch tới lợi nhuận tỷ giá hối đoái là không đồng nhất Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm của Feng và cộng sự (2021) chỉ ra rằng sự gia tăng các ca nhiễm được công bố sẽ làm tăng đáng kể biến động tỷ giá hối đoái Các chính sách được các chính phủ thông qua để đối phó với đại dịch cũng giúp giảm biến động tỷ giá hối đoái

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của COVID-19 đã làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chạy chậm lại trong vòng 10 tháng đầu năm 2020 Giải ngân vốn FDI giảm xấp xỉ 2,5% so với cuối năm 2019 (giảm tương đương 15,8 tỷ USD) Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng ước tính khoảng

560 triệu USD giá trị cổ phiếu trong cùng thời điểm, cho thấy tâm lý hoang mang, lo sợ của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán trước những hậu quả không thể lường trước gây ra bởi đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và thị trường tài chính

Lại (2021) và Dang và cộng sự (2021) sử dụng mô hình hồi quy và chỉ ra đại dịch COVID-19 tác động đáng kể đối với lợi nhuận bất thường của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam (2021), tác giả chỉ ra tác động của đại dịch COVID-19 đến nhiều khía cạnh của kinh tế Việt

Nam trong năm 2021 Thông qua các phân tích định lượng về tác động của đại dịch COVID-19 đến hàng loạt các chỉ số giá như: giá vàng, giá bạc, giá đồng, giá dầu, chỉ số VN-index và tỷ giá USD/VND, tác giả chỉ ra đại dịch COVID-19 làm gia tăng tỷ giá hối đoái USD/VND Nghiên cứu của tác giả tập trung vào tác động của đại dịch COVID-

19 đến các chỉ số giá và sự gia tăng (giảm) tỷ giá hối đoái USD/VND thay vì khám phá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến biến động của tỷ giá này

Nghiên cứu của Đặng Thị Nhàn và Bùi Thị Quỳnh (2022) tập trung phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động của 12 cặp tỷ giá hối đoái (trên 16 quốc gia được khảo sát bao gồm cả Việt Nam) Mục đích chính của nghiên cứu là chỉ ra tác động không đồng nhất của đại dịch COVID-19 đến biến động của các cặp tỷ giá khác nhau được quan sát tại các quốc gia khác nhau, trong đó có cả Việt Nam Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa đưa ra những phân tích sâu về kết quả thực nghiệm đạt được về tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá USD/VND dựa trên bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam Do đó, nghiên cứu này của chúng tôi sẽ sử dụng mô hình định lượng để đo lường tác động và phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá USD/VND tại Việt Nam, nhằm tập trung lấp đầy những lỗ hổng của các nghiên cứu hiện tại có liên quan đến chủ đề nghiên cứu này tại Việt Nam

Như đã phân tích ở Phần Mở đầu, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của đại bộ phận dân cư sinh sống trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cũng như các mặt kinh tế-xã hội tại Việt Nam so với ba làn sóng dịch bệnh COVID-19 bùng phát trước đó Tuy nhiên, tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đến tỷ giá hối đoaí USD/VND vẫn là một câu hỏi chưa được trả lời Do đó, nghiên cứu này tập trung vào kiểm định giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết nghiên cứu: Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam ảnh hưởng đáng kể đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp đo lường biến động tỷ giá hối đoái

Các phương pháp đo lường sự biến động phát triển theo thời gian để phản ánh những tiến bộ mới trong kỹ thuật kinh tế lượng Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để đo lường biến động tỷ giá hối đoái đó là phương sai Tuy nhiên, cấu trúc chính xác của phương phương đo lường này phụ thuộc vào từng nghiên cứu với các mục đích nghiên cứu khác nhau (Bahmani‐Oskooee và Hegerty, 2007)

Bahmani‐Oskooee và Hegerty (2007) đã tổng hợp và chỉ ra các phương pháp phổ biến được sử dụng để đo lường biến động tỷ giá hối đoái trong các nghiên cứu thực nghiệm về biến động tỷ giá hối đoái, gồm: độ lệch chuẩn của thay đổi tỷ giá hối đoái; độ lệch chuẩn động trong một khoảng thời gian; sai số chuỗi thời gian (mô hình ARCH, mô hình ARCH-based; mô hình GARCH; và phương pháp Stochastic) Akhtar and Hilton (1984) đo lường biến động tỷ giá trong từng giai đoạn ba tháng bằng cách sử dụng phương pháp độ lệch chuẩn của thay đổi tỷ giá hối đoái hàng ngày trong khoảng thời gian ba tháng tại Mỹ và Đức Pattichis (2003) sử dụng mô hình kết hợp AR-GARCH để đo lường biến động tỷ giá hối đoái tại 15 quốc gia nhằm mục đích khái quát hóa sự biến động theo thời gian của các chuỗi tỷ giá Phương pháp Stochastic được sử dụng trong nghiên cứu của Devereux và Engel (2002) để đo lường biến động của tỷ giá hối đoái ngang bằng lãi suất có đảm bảo Có thể nhận thấy, tùy vào mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng, các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái sẽ lựa chọn cách thức đo lường biến động tỷ giá hối đoái khác nhau

3.2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Cách tiếp cận theo mô hình GARCH nhận được sự chú ý và quan tâm đặc biệt trong phần lớn các nghiên cứu trước đây trong việc phân tích biến động của chuỗi thời gian (Arouri và cộng sự, 2011) Theo nghiên cứu của Benzid và Chebbi (2020) và Iyke (2020), nghiên cứu của chúng tôi sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng AR(1)- GARCH (1,1) để mô hình hóa biến động tỷ giá hối đoái USD/VND với mục đích kiểm định giả thuyết đại dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam tác động đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam Mô hình thực nghiệm được xây dựng như sau:

- 𝐸𝑋𝑅 𝑡 là tỷ giá hối đoái liên ngân hàng USD/VND tại ngày thứ t Biến 𝑅(𝐸𝑋𝑅 𝑡 ) là tỷ suất lợi nhuận của tỷ giá hối đoái USD/VND tại ngày thứ t, được xác định theo công thức R(EXR t ) = ln(EXR t /EXR t−1 )

- 𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 là số ca nhiễm COVID-19 mới trên lãnh thổ Việt Nam được công bố tại ngày thứ t 𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 là tổng số ca nhiễm COVID-19 mới trên lãnh thổ Việt Nam, tính lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày thứ (t) Biến 𝑙𝑛(𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 ) được tính bằng logarithm tự nhiên giá trị của biến 𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 Việc sử dụng biến 𝑙𝑛 (𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 ) thay 𝑙𝑛 (𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 ) giúp đảm bảo tính liên tục của chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình nghiên cứu

- 𝜎 𝑡 2 là phương sai có điều kiện Trong đó, các hệ số 𝛽 0 , 𝛽 1 và 𝛽 2 > 0, 𝛽 1 + 𝛽 2 < 1 nhằm đảm bảo tính ổn định của phương sai có điều kiện dương

Hệ số 𝛼 2 có ý nghĩa thống kê cho thấy dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Việt Nam có tác động đáng kể đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND Hệ số 𝛼 2 dương, cho thấy đại dịch COVID-19 làm gia tăng sự biến động tỷ giá hối đoái USD/VND Ngược lại, hệ số 𝛼 2 , cho thấy đại dịch COVID-19 làm giảm sự biến động tỷ giá hối đoái USD/VND Để tập trung làm sáng tỏ tác động đại dịch COVID-19 lần thứ tư đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND tại Việt Nam, chúng tôi phân chia toàn bộ mẫu thành 03 mẫu phụ Mẫu phụ thứ nhất bao gồm các quan sát từ ngày 23/01/2020 tới ngày 26/04/2022 Mẫu phụ thứ hai bao gồm các quan sát từ ngày 27/04/2021 đến ngày 30/09/2021 Mẫu phụ thứ ba gồm các quan sát từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/06/2022.

Dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện việc kiểm tra tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá USD/NVD trên thị trường ngoại hối Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu đáng tin cậy Refinitiv Datatstream (Thomson Reuterns Eikon)

Số ca nhiễm bệnh COVID-19 mới tính theo ngày trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam được thu thập từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hang USD/VND được thu thập từ ngày từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022.

Trình tự nghiên cứu

Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất trong Phần mở đầu, đề tài nghiên cứu của chúng tôi thực hiện theo trình tự sau (xem Hình 3.1):

Bước 1: Thu thập dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng hai loại dữ liệu để đo lường các biến sử dụng trong nghiên cứu: tỷ giá hối đóai liên ngân hàng USD/VND, số ca nhiễm bệnh COVID-19 mới trên lãnh thổ Việt Nam (tính lũy kế theo ngày từ ngày 23/01/2020) từ dữ liệu nghiên cứu từ cơ sở dữ liệu Refinitiv Datatstream (Thomson Reuterns Eikon) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022

Hình 3.1 Trình tự thực hiện nghiên cứu

Bước 2: Đo lường các biến sử dụng trong mô hình thực nghiệm Sau khi thu thập được dữ liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lường các biến cần sử dụng trong mô hình thực nghiệm (1) từ dữ liệu thu thập được ở Bước 1, cụ thể là hai biến: 𝑅(𝐸𝑋𝑅 𝑡 ) và 𝑙𝑛(𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 )

Bước 3: Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Các kiểm định ADF (Augmented Dickey–Fuller) and PP (Phillips–Perron) được sử dụng trong đề tài để kiểm tra tính dừng của các chuỗi thời gian (R(𝐸𝑋𝑅 𝑡 ), ln(𝐶𝐴𝑆𝐸𝑆 𝑡 )) trước khi sử dụng mô hình hồi quy AR (1)-GARCH (1,1) để kiểm tra tác động của đại dịch COVID-19 lên biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam Trong trường hợp, các biến 𝑅(𝐸𝑋𝑅 𝑡 ) và 𝑙𝑛(𝑇𝐶𝐴𝑆𝐸 𝑡 ) không dừng, nghiên cứu sử dụng sai phân cấp 1 hoặc cấp 2 của các biến này để khắc phục hiện tượng không dừng

Bước 1: Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bước 2: Đo lường các biến sử dụng trong mô hình thực nghiệm

Bước 3: Kiểm định tính dừng các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Bước 4: Hồi quy mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Bước 4: Hồi quy mô hình nghiên cứu thực nghiệm Đề tài sử dụng mô hình AR (1) – GARCH (1,1) để ước lượng tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND cho toàn bộ mẫu nghiên cứu và ba mẫu phụ tương ứng với ba giai đoạn: trước khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát (giai đoạn thứ nhất), khi đại dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát (giai đoạn thứ hai), sau khi đại dịch lần thứ tư bùng phát (giai đoạn thứ ba) Kiểm định hiệu ứng ARCH bậc 1 trong mô hình AR (1) được thực hiện, kết quả từ kiểm định này là cơ sở xác định bậc trong phương trình phương sai – GARCH (1,1)

Dựa trên kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy, đề tài sẽ phân tích tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND Thêm vào đó, chúng tôi so sánh tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND, so với tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn trước và sau khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề tỷ giá hối đoái, tác động của đại đại dịch COVID-19 đến với hoạt động kinh tế nói chung và tỷ giá nói riêng trong Chương 2 Chương 3 xây dựng giả thuyết nghiên cứu của đề tài, mô tả nguồn dữ liệu, mẫu nghiên cứu và khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài Thêm vào đó, các tác giả cũng trình bày mô hình nghiên cứu định lượng và các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu định lượng nhằm đo lường và chứng minh tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND Cuối cùng, Chương 3 giới thiệu trình tự nghiên cứu sẽ được thực hiện để đưa ra các kết quả thực nghiệm trong Chương 4 Tiếp theo, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ được phân tích và thảo luận sâu hơn trong Chương 4.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Hình 4.1 mô tả xu hướng của hai biến tỷ giá hối đoái USD/VND (EXR), và số ca nhiễm mới COVID-19 (CASES) được thống kê theo ngày trên lãnh thổ Việt Nam được thu thập từ cơ sở dữ liệu từ ngày 23/01/2021 tới ngày 30/06/2022 Nhìn chung, Hình 4.1 cho thấy số ca nhiễm bệnh COVID-19 trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu có xu hướng tăng trong giai đoạn quan sát Ngược lại, tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng giảm trong khoảng thời gian khảo sát

I II III IV I II III IV I II

I II III IV I II III IV I II

Hình 4.1: Xu hướng của hai biến EXR và CASES (23/01/2020-30/06/2022)

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu

Biến EXR thể hiện trong Hình 4.1 (a) đại diện cho tỷ giá hối đoái USD/VND liên ngân hàng được xác định theo ngày Tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2020 Sau đó, tỷ giá này có xu hướng giảm Biến CASES đại diện cho ca nhiễm vì COVID-19 được phát hiện mới theo ngày trong Hình 4.1 (b), có thể thấy số ca nhiễm vì COVID-19 tại nước ta bắt đầu được phát hiện vào tháng 01/2020 và gia tăng nhanh chóng sau đó, và đạt đỉnh ở những tháng đầu năm 2022 Số ca nhiễm COVID-19 tăng cao trên phạm vi cả nước và đặc biệt là các tỉnh thành ở phía Bắc sau dịp Tết nguyên đán năm 2022 do một số nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất, chiến lược tiêm chủng vacxin COVID-19 được thực hiện mở rộng trên toàn quốc từ tháng 07/2021, đại đa số người dân đều được tiêm ít nhất một mũi Vacxin, chiến lược này góp phần tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng, thay vì sử dụng các biện pháp giãn cách xã hội và cách ly y tế nhằm giảm thiểu số ca nhiễm COVID-19 trước đó Chiến dịch này nhanh chóng đã gia tăng mức độ bao phủ vacxin COVID-19 trên phạm vi cả nước, giảm đáng kể số ca tử vong vì COVID-19 Việc tiêm chủng vacxin cũng khiến người dân giảm đi sự lo lắng và sợ hãi về khả năng tử vong cao do nhiễm virut COVID-19

- Thứ hai, kể từ ngày 01/10/2021, thành phố HCM – thành phố lớn nhất trên cả nước thực hiện giai đoạn “bình thường mới” sau thời gian tuân thủ giãn cách xã hội nghiêm ngặt Luồng dân cư di chuyển từ thành phố HCM tới các tỉnh thành khác trên cả nước làm khuếch tán sự lây lan của dịch bệnh COVID-19

- Thứ ba, Tết nguyên đán 2022 được coi là dịp lễ truyền thống lớn nhất tại Việt Nam, thời điểm này đại bộ phận dân cư sẽ gia tăng sự di chuyển và tham gia vào hoạt động tập thể sau khoảng thời gian dãn cách xã hội dài trong năm 2021

Bảng 4.1: Thống kê mô tả hai biến EXR và CASES từ cơ sở dữ liệu

EXR Toàn bộ mẫu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Giá trị trung bình 23.170,80 23.200,00 23.156,81 23.128,69 Giá trị cao nhất 23.272,00 23.272,00 23.218,00 23.237,00 Giá trị thấp nhất 23.057,00 23.117,00 23.099,00 23.057,00

Giá trị trung bình 11.814,46 6,34 4.956,78 35.650,25 Giá trị cao nhất 353.965,00 98,00 17.428,00 353.965,00

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu

Bảng 4.1 báo cáo kết quả thống kê mô tả ngắn gọn của hai biến EXR và CASES được thu thập từ cơ sở dữ liệu cho toàn bộ mẫu và cho ba giai đoạn phụ Dữ liệu toàn bộ mẫu được thu thập từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022, bao gồm 636 quan sát Giai đoạn thứ nhất được quan sát từ ngày 23/01/2020 đến 26/04/2021 bao gồm 328 quan sát Giai đoạn thứ hai bao gồm 113 quan sát tính từ ngày 27/04/2021 đến 30/09/2021 Giai đoạn thứ ba kéo dài từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/06/2022 gồm 195 quan sát

Số liệu thống kê mô tả trong Bảng 4.1 chỉ ra có khoảng trung bình 4.956,78 ca nhiễm bệnh COVID-19 mỗi ngày khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát Trước khi đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, trung bình mỗi ngày trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 6,34 ca nhiễm mới vì COVID-19 được phát hiện Trong khi đó trung bình mỗi ngày có khoảng 35.650,25 ca nhiễm vì dịch COVID-19 trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát Kết quả này cho thấy tín hiệu tích cực từ chương trình triển khai tiêm chủng vacxin COVID-19 mở rộng trên phạm vi toàn quốc được Chính phủ Việt Nam và Bộ y Tế triển khai thần tốc

Bảng 4.2: Thống kê mô tả hai biến R(EXR) và ln(TCASES) sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm R(EXR) Toàn bộ mẫu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Giá trị thấp nhất -0,1766 -0,0905 -0,1380 -0,1766 ln(TCASES)

Chú ý: Giá trị biến R(EXR) được thể hiện trong Bảng 4.2 tính theo đơn vị (%)

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu

Bảng 4.2 báo cáo kết quả thống kê cơ bản của các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy (1) Biến R(EXR) đại diện cho lợi nhuận của tỷ giá hối doái USD/VND Giá trị cao nhất và thấp nhất của biến R(EXR) xuất hiện trong giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát Điều này hàm ý, tỷ giá hối đoái USD/VND biến động mạnh trong giai đoạn sau làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát Biến ln(TCASES) được xác định bằng logarithm tổng số ca nhiễm COVID-19 mới tính lũy kế theo ngày từ ngày 23/01/2020 (thời điểm phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam) Biến ln (TCASES) có giá trị trung bình khoảng 9,7541 Biến ln(TCASES) có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn quan sát

Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng biến R(EXR) và ln(TCASES)

A – Kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF)

Giả thuyết H0: R(EXR) là chuỗi không dừng

Thống kê kiểm định ADF -18,77014 0,0000

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440435

Giả thuyết H0: ln (TCASES) là chuỗi không dừng

Thống kê kiểm định ADF -1,070018 0,7291

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440634

B- Kiểm định Phillips-Perron (PP)

Giả thuyết H0: R(EXR) là chuỗi không dừng

Thống kê – t (điều chỉnh) Giá trị P

Thống kê kiểm định PP -21,47522 0,0000

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440419

Giả thuyết H0: ln (TCASES) là chuỗi không dừng

Thống kê – t (điều chỉnh) Giá trị P

Thống kê kiểm định PP -1,909591 0,3279

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440419

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Bảng 4.3 chỉ ra kết quả kiểm định tính dừng của hai biến (R(EXR) và ln(TCASES) trong mô hình thực nghiệm bằng cách sử dụng hai kiểm định ADF và PP Kết quả từ hai kiểm định cho thấy biến R(EXR) có tính dừng, trong khi đó biến ln(TCASES) không có tính dừng Biến ln(TCASES) không có tính dừng, để khắc phục hiện tượng này, chúng tôi tính sai phân bậc 1 của biến ln(TCASES) và kiểm định lại tính dừng Biến sai phân bậc 1 của biến ln(TCASES) được đặt tên là D(ln(TCASES)) Kết quả kiểm định tính dừng của biến D(ln(TCASES)) được trình bày trong Bảng 4.4 Cả hai kiểm định ADF và PP đều chỉ ra rằng biến D(ln(TCASES)) có tính dừng Do đó, chúng tôi sử dụng biến D(ln(TCASES)) thay thế biến cho biến ln(TCASES) trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm (1) Các ước lượng từ mô hình thực nghiệm (1) được chỉ ra trong Bảng 4.5

Bảng 4.4: Kiểm định tính dừng biến D(ln(TCASES))

A - Kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF)

Giả thuyết H0: D(ln(TCASES)) là chuỗi không dừng

Thống kê kiểm định ADF -5,271590 0,0000

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440617

B - Kiểm định Phillips-Perron (PP)

Giả thuyết H0: D(ln(TCASES)) là chuỗi không dừng

Thống kê – t (điều chỉnh) Giá trị P

Thống kê kiểm định PP -26,78972 0,0000

Các giá trị tới hạn kiểm định: Mức 1% -3,440435

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Phân tích kết quả từ mô hình hồi quy và thảo luận

Bảng 4.5 báo cáo các kết quả thực nghiệm từ mô hình (1) cho toàn bộ mẫu nghiên cứu (trong Cột 1) và ba mẫu phụ (trong Cột 2, 3 và 4) Trong cột số (1) và (4) của Bảng 4.5, hệ số biến D(ln(TCASES)) dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa lần lượt là 10% và 5% Kết quả thực nghiệm trong Cột (1) và Cột (4) cho thấy, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 làm gia tăng biến động tỷ giá hối đoái USD/VND tại Việt Nam, đặc biệt là sau làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 Những kết quả này phù hợp với phát hiện của Iyke (2020); Feng và cộng sự (2021) Theo Vidya và Prabheesh (2020); Qin và cộng sự (2020), đại dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng khiến khối lượng thương mại toàn cầu giảm mạnh, dòng vốn quốc tế chắc chắn sẽ bị tác động bởi dịch bệnh

COVID-19, làm tăng đáng kể sự biến động của tỷ giá hối đoái của các đơn vị tiền tệ của các quốc gia trên thế giới

Với việc giảm dòng vốn toàn cầu, rủi ro có xu hướng gia tăng do nhu cầu đối với tài sản tài chính quốc tế không cân bằng giữa các quốc gia, khiến các nhà đầu tư thay đổi quan điểm về phần bù cho việc nắm giữ tiền tệ, do đó tác động đến biến động tỷ giá hối đoái (Debelle, 2020) Hung và cộng sự (2022) tìm thấy các bằng chứng rằng biến động các tỷ giá hối đoái USD với các loại tiền tệ khác có mối tương quan dương và xu hướng này đã rõ ràng hơn trong cuộc khủng hoảng gây ra bởi dịch bệnh COVID-19

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy sự tồn tại của các hiệu ứng lây lan biến động (rủi ro) trên thị trường tiền tệ thế giới khi COVID-19 bùng nổ Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, sự liên kết về hoạt động thương mại, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối giữa các quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát làm gia tăng biến động tỷ giá hối đoái và khuếch đại đại sự lan tỏa này trên thị trường tiền tệ thế giới Thị trường ngoại hối Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự lây lan biến động tỷ giá hối đoái từ thị trường quốc tế

Hệ số biến D(ln(TCASES)) không có ý nghĩa thống kê trong Cột (2) của Bảng 4.5, cho thấy dịch COVID-19 không có tác động đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn trước khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát Trái ngược với kết quả trong Cột (1) và (4), hệ số của biến D(ln(TCASES)) âm và có ý ngĩa thống kê ở mức 1% trong Cột (3) của Bảng 4.5 Kết quả trong Cột (3) chỉ ra rằng làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 bùng phát làm giảm biến động tỷ giá hối đoái USD/VND tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với phát hiện của Đặng Thị Nhàn và Bùi Thị Quỳnh (2022) Mức độ tác động của đại dịch COVID-

19 đến biến động tỷ giá của các cặp tiền tệ khác nhau ở các quốc gia khác nhau là không đồng nhất, nó phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại các quốc gia theo các giai đoạn khác nhau và các biện pháp can thiệp của chính phủ các nước theo từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh (Đặng Thị Nhàn và Bùi Thị Quỳnh, 2022) Theo Feng và cộng sự (2021), các biện pháp can thiệp mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ như: mở rộng chiến dịch tiêm chủng vacxin COVID-19 thần tốc, các chiến dịch truyền thông cộng đồng cũng có thể làm giảm hiệu quả sự không chắc chắn và sự hoảng loạn quá mức do đại dịch COVID-19 gây ra Kết quả của những biện pháp này có thể phát tín hiệu tích cực đến thị trường tài chính và nhận thức của các nhà đầu tư, qua đó phần nào kiềm chế biến động tỷ giá hối đoái

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ y tế (tháng 12/2021), có khoảng gần 82% dân số trên lãnh thổ Việt Nam trên 18 tuổi tiêm đầy đủ hai mũi vacxin COVID-19, con số này đạt được chỉ tròng vòng 05 tháng kể từ chiến dịch tiêm chủng mở rộng vacxin COVID-19 được phát động trên cả nước (từ tháng 07/2021) Bên cạnh đó, hàng loạt các chiến lược truyền thông về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến sức khỏe con người, các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 cũng được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, như khuyến cáo “5K” của Bộ y tế Có thể nói, tiêm chủng vacxin COVID-19 và đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng là những biện pháp mang tính chất chiến lược, phát tín hiệu tích cực đến tâm lý của người dân và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính Việt Nam Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế được Nhà Nước và Chính phủ ban hành, chẳng hạn như hỗ trợ thu nhập, sản xuất; chính sách tài khóa nhằm kích thích tiêu dùng cá nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh giúp kiềm chế lại những thay đổi trong dòng vốn của nền kinh tế, kết quả là giảm thiểu biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Việt Nam

Năm 2021 là năm mà Việt Nam phải đối mặt với sự bùng phát dữ dội của đại dịch COVID-19, hàng loạt các thách thức về kinh tế- xã hội đặt ra đối với người dân, Nhà Nước và Chính phủ Việt Nam Sự thay đổi trong dòng lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, và biến động tỷ giá được tạo ra do sự thay đổi trong hoạt động thương mại toàn cầu gây ra bởi đại dịch COVID-19 Kết quả thực nghiệm từ đề tài đã góp phần củng cố giả thuyết nghiên cứu về tác động dịch bệnh COVID-19 đối với biến động tỷ giá USD/VND tại Việt Nam Đồng thời, các kết quả từ nghiên cứu gắn với bối cảnh Việt Nam cũng khẳng định tác động tích cực của hàng loạt các chính sách vĩ mô của Chính phủ và Nhà Nước Việt Nam trong việc vừa ứng phó với dịch bệnh vừa ổn định và phát triển kinh tế-xã hội Những chính sách này đã góp phần giảm tâm lý hoang mang và sợ hãi của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kết quả là làm giảm biến động tỷ giá hối đoái USD/VND là khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát

Bảng 4.5: Mô hình hóa tác động đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND

Các giai đoạn Toàn bộ mẫu

Phương trình trung bình – AR(1)

Biến Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value

ARCH bậc 1 trong mô hình AR(1)

Thống kê F 0,0000 Thống kê F 0,3615 Thống kê F 0,0425 Thống kê F 0,0001

Số quan sát*R2 0,0000 Số quan sát*R2 0,3599 Số quan sát*R2 0,0422 Số quan sát*R2 0,0002

Phương trình phương sai – GARCH(1,1)

Biến Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value Hệ số Giá trị P-value

Chú thích: * P < 0,1; ** P < 0,05; *** P < 0,01 Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH bậc 1 trong mô hình AR (1) là cơ sở xác định bậc trong Phương trình phương sai – GARCH (1,1)

Nguồn: Tổng hợp từ các tác giả

Chương 4 của đề tài trình bày các kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu thực nghiệm đã xây dựng trong Chương 3 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt được đã góp phần làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu đặt ra Thứ nhất, phân tích dữ liệu thống kê của các biến số từ cơ sở dữ liệu cho thấy diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái USD/VND liên ngân hàng khi đại dịch COVID-

19 bùng phát tại Việt Nam Thứ hai, kết quả thực nghiệm làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá USD/VND tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định, đại dịch COVID-19 không chỉ tác động đến mọi đời sống kinh tế-xã hội, mà còn làm gia tăng biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Thứ ba, ảnh hưởng đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái có thể khác nhau giữa các quốc gia, hoặc trong các giai đoạn khác nhau trên cùng một lãnh thổ Có thể thấy, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, biến động tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng giảm Kết quả này cho thấy những nỗ lực của Chính Phủ và Nhà Nước Việt Nam trong việc thực hiện và ban hành hàng loạt các chính sách vĩ mô vừa ứng phó với dịch bệnh COVID-19 vừa ổn định và phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.1 mô tả xu hướng của hai biến tỷ giá hối đoái USD/VND (EXR), và số ca  nhiễm mới COVID-19 (CASES) được thống kê theo ngày trên lãnh thổ Việt Nam được  thu thập từ cơ sở dữ liệu từ ngày 23/01/2021 tới ngày 30/06/2022 - Tác động đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Hàm ý và chính sách
Hình 4.1 mô tả xu hướng của hai biến tỷ giá hối đoái USD/VND (EXR), và số ca nhiễm mới COVID-19 (CASES) được thống kê theo ngày trên lãnh thổ Việt Nam được thu thập từ cơ sở dữ liệu từ ngày 23/01/2021 tới ngày 30/06/2022 (Trang 30)
Bảng 4.1 báo cáo kết quả thống kê mô tả ngắn gọn của hai biến EXR và CASES  được thu thập từ cơ sở dữ liệu cho toàn bộ mẫu và cho ba giai đoạn phụ - Tác động đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Hàm ý và chính sách
Bảng 4.1 báo cáo kết quả thống kê mô tả ngắn gọn của hai biến EXR và CASES được thu thập từ cơ sở dữ liệu cho toàn bộ mẫu và cho ba giai đoạn phụ (Trang 32)
Bảng 4.5: Mô hình hóa tác động đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND - Tác động đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Hàm ý và chính sách
Bảng 4.5 Mô hình hóa tác động đại dịch COVID-19 đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w